1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐIỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU

Chủ đề trong 'Văn học' bởi falling-rain, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Vậy bạn post tiếp luôn vào đây, quan trọng đâu phải ai là người nêu chủ đề, mà là chủ đề cung cấp được những gì cho người đọc, phải không?
    Chắc là TTVN bị lỗi đó, nhiều người phàn nàn vậy lắm rồi. Chắc mình hên hơn bạn, hihihi...
    FR
  2. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Dập dìu lá gió cành chim
    Sa vào lầu xanh, Kiều bị mụ Tú Bà cưỡng bách tiếp khách. Không còn cách nào thoát được, Kiều đành:
    Lầu xanh mới rủ trướng đào
    Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người
    Biết bao **** lả ong lơi
    Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
    Dập dìu lá gió cành chim
    Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh

    (câu 1227 đến 1232)
    Về đời vua Ðại Tông (763- 766) nhà Ðường, có huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây có nhà nho tên Tiết Trịnh làm quan ở Thành đô, tỉnh Tứ Xuyên, sinh một gái tên Tiết Ðào. Nàng học giỏi, tư chất thông minh, vừa lên sáu đã biết làm thơ. Lời thơ tuy có phần diễm lệ, nhưng ý tứ thiếu vẻ trang nhã, thanh đạm.
    Năm Tiết Ðào lên tám, một hôm vào mùa Thu, Tiết Ðào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già nhưng cành lá sum sê, đứng sừng sững trước nhà, trông như sát từng mây. Tiết Trịnh ngắm cảnh, buột miệng ngâm:
    Ðình trừ nhứt cổ đồng
    Tủng cán nhập vân trung
    Nghĩa:
    Trước sân cây đồng già
    Chót vót vào mây xa
    Tiết Ðào liền ngâm tiếp:
    Chi nghênh nam bắc điểu
    Diệp tống vãng lai phong
    Tạm dịch:
    Cành đón chim nam bắc
    Lá đưa gió lại qua
    Nghe lời thơ có ý lả lơi, Tiết Trịnh thở dài nghĩ: "Nghiệp chướng đã vướng vào mình rồi. Cứ như lời thơ này, con gái ta về sau ắt là một đứa lãng mạn, bất hạnh"
    Mấy năm sau, Tiết Trịnh bị bạo bệnh qua đời. Vì làm quan thanh liêm nên sau khi chết, đời sống gia đình họ Tiết rất chật vật. Tiết Ðào bấy giờ đã khôn lớn phải xin gia nhập phường ca kỹ, ngày ngày đàn hát ngâm thơ đón kẻ tao nhân mặc khách, lấy tiền nuôi mẹ già.
    Ở chốn ca lâu, mang tấm thân ngà ngọc, tài học uyên thâm ra để mua vui cho những kẻ có tiền, Tiết Ðào lấy làm buồn rầu, thường sáng tác những bài hát phổ vào nhạc điệu để dạy đoàn ca nữ múa hát hay chính nàng nhịp phách ca ngâm. Những bài hát của nàng được truyền tụng trong phường, nên nàng được nhiều người trọng vọng, thường gọi là Tiết tú tài. Những văn nhân tài tử bốn phương nghe danh, đổ đến để cùng nàng đề xướng thơ hoạ, mong được Tiết Ðào lưu ý đến mình. Nhưng mắt xanh chẳng lọt vào ai, nàng vẫn làm nghề ca kỹ.
    Nhờ danh tiếng, Tiết Ðào kiếm được chút vốn liếng bèn dựng một ngôi nhà bên cầu Vạn Lý. Nàng lại chế ra một thứ giấy ngũ sắc có vẻ cây tùng, cây bá, cây liễu, hoa sen rất đẹp, đặt tên là "Hoa tiên tùng giang". Giấy này dùng để viết thư thơ, vì do Tiết Ðào sáng chế nên về sau gọi là "Hoa tiên Tiết Ðào".
    Quan Tư Mã Thiển Châu là Vương Kiến mến tài năng nên đến cầu Vạn lý thăm, và tặng nàng một bài thơ:
    Vạn lý Kiều biên nữ Hiệu thư
    Tỳ bà hoa hạ bế môn cư
    Tảo mi tài tử tri ba thiểu
    Quản lĩnh đông phong tổng bất như
    Nghĩa:
    Nàng Hiệu thư lang ở bến sông
    Tỳ bà tươi thắm rũ bên sông
    Ngày xuân cửa đóng hoa ngăn gió
    Bao kẻ tôi mày đã uổng công
    (bản dịch của Bùi Khánh Ðản)
    Ðến đời vua Hiến Tông (806- 820) có quan Tả thập di tên Nguyên Chẩn, một danh nho đương thời, vâng chiếu chỉ thanh tra đất Thục, nghe danh Tiết Ðào mong gặp mặt nên nhờ bạn giới thiệu. Ðôi bên gặp nhau đối ẩm, xướng họa thơ văn xem chừng tương đắc. Thế là từ đấy cả hai quyến luyến không rời.
    Nhưng rồi vì công vụ, Nguyên Chẩn phải trở về Trường An (kinh đô nhà Ðường) phục mạng. Kẻ lên ngựa chẳng yên lòng dứt áo, người ở lại ngậm ngùi ôm nặng nỗi nhớ nhung. Lại một điều chẳng may, tướng trấn thủ Tây Xuyên là Lưu Tích tạo phản, đốt phá Thành đô, Nguyên Chẩn nóng lòng sốt ruột, nhờ người đi vào đất Thục tìm nàng Tiết Ðào. Nhưng lần nào cũng hoàn toàn thất vọng vì đường bị nghẽn, tin tức vắng bặt. Nguyên Chẩn buồn bã thương nhớ giai nhân. Tuy quan san cách trở, thời gian qua mau, nhưng mối tình kỳ ngộ sâu xa đối với Tiết Ðào, vẫn canh cánh bên lòng.
    Riêng về Tiết Ðào, từ ngày chia tay cùng ý trung nhân thì vẫn mỏi mắt đón chờ tin tức, nhưng vẫn vắng bặt bóng chim tăm cá. Ngày tháng trôi qua, tuổi càng chồng chất, nghĩ buồn thương cho thân phận vô duyên nên lui về ở đầm Bạch Hoa, cất am, mặc áo cà sa, lần chuỗi bồ đề... Thực là "nhứt phiến tài tình thiên cổ luỵ"!
    "Lá gió cành chim" xuất xứ ở hai câu thơ của nàng Tiết Ðào. Tác giả "Truyện Kiều" đúc ý tứ của hai câu thơ đó là từ tổ "lá gió cành chim" để chỉ cảnh gái ở thanh lâu tiếp khách bốn phương.
    "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh", Tống Ngọc là người nước Sở đời Xuân Thu, Trường Khanh là tên tự của Tư Mã Tương Như đời nhà Hán. Cả hai nhà đều văn hay chữ tốt, người đẹp trai nhưng rất đa tình. Mượn hai nhân vật này có ý nói: sớm chiều, Kiều đều phải tiếp khách mà toàn là khách phong lưu tài tử (như Tống Ngọc, Trường Khanh), chớ không phải là kẻ tầm thường.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
    FR
  3. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Duyên đằng thuận nẻo gió đưa
    Vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư (tức cô họ Hoạn hoặc tiểu thư họ Hoạn) vốn dòng danh giá, con của một quan Thượng thư bộ Lại. Ðoạn giới thiệu Hoạn Thư, "Truyện Kiều" có câu:
    Vốn dòng họ Hoạn danh gia
    Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư
    Duyên Ðằng thuận nẻo gió đưa
    Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
    Ở ăn thì nết cũng hay
    Nói điều ràng buộc thì tay cũng già

    (câu 1529 đến 1534)
    "Duyên Ðằng" có nghĩa là duyên may mắn, do câu thơ cổ: "Thời lai phong tống Ðằng Vương các", nghĩa là lúc thời vận đến thì gió đưa đến gác Ðằng Vương.
    Ðời nhà Ðường, Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn, sáu tuổi đã biết làm văn; lên mười lăm mười sáu, nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi thức dậy, cầm ngay lấy bút viết một loạt. Vương nổi tiếng là một nhà thơ cao danh thời Sơ Ðường (618- 712).
    Con của vua Can Tông nhà Ðường bấy giờ làm Thứ sử Hồng đô, được phong là Ðằng Vương, có dựng một cái lầu (gác) bên sông Tầm Dương gọi là "Ðằng Vương các". Khi Diêm Bá Dư ra giữ chức Ðô đốc Hàng Châu, bày tiệc ở gác Ðằng Vương để thết đãi tân khách. Muốn khoe tài thêm danh chàng rể, họ Diêm bảo làm trước một bài thơ rồi mời tất cả nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân gần xa đến dự, và yêu cầu mỗi người làm cho một bài tại ngay bữa tiệc.
    Vương Bột lúc bấy giờ tuổi khoảng mười lăm mười sáu. Hay được tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có hàng mấy trăm dặm, không đến được, lấy làm tiếc. Có một cụ già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên, đêm đó có gió lớn, Vương cho thuyền khởi hành; và hôm sau tới Ðằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc. Có tích chép: Vương Bột đi thuyền thăm cha làm Thứ sử ở Giao Châu, nửa đường bị một trận gió thổi lạc đến Ðằng Vương các, được dự tiệc và làm thơ.
    Thấy Vương Bột, viên Ðô đốc họ Diêm khinh là trẻ con, miễn cưỡng cấp giấy bút. Nhưng cho người đứng bên cạnh Vương, hễ Vương viết được câu nào thì lén chép lại cho ông xem.
    Mới đọc hàng đầu, họ Diêm đã ngạc nhiên vì lời già dặn. Ðến câu:
    Lạc hà dữ cô vụ tề phi
    Thu thuỷ cộng tràng thiên nhất sắc
    Tạm dịch:
    Ráng chiều với cò lẻ cùng bay
    Nước thu cùng trời dài một sắc
    thì Ðô đốc họ Diêm vô cùng khâm phục.
    Bài phú "Ðằng Vương các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì cực đẹp nên rất khó dịch. Hình như từ trước đến nay chưa ai dịch ra quốc văn. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật Quận Hồng đô, nơi xây gác Ðằng Vương rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra; sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.
    Tả cảnh thu thì có câu:
    Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh
    Yên quang ngưng nhi mộ sư tử
    (Nước lụt đã cạn mà đầm lạnh trong veo
    ánh khói ngưng kết mà núi chiều sắc tía)
    Cảnh trời nước thì:
    Lạc hà dữ cô vụ tề phi
    Thu thuỷ cộng tràng thiên nhất sắc
    (Ráng chiều với cò lẻ cùng bay
    Nước thu cùng trời dài một sắc)
    Cảnh vật, nhà cửa, ghe thuyền thì:
    Lư diêm phác địa chung minh đỉnh thực chi gia
    Kha hạm mê tân thanh trước hoàng long chi trục
    (Xóm làng đầy đất nhà nào cũng vào hàng chung đỉnh
    Ghe thuyền chật bến đều vẽ tước xanh rồng vàng)
    Tác giả nhìn cảnh sinh tình:
    Thiên cao địa quýnh giác vũ trụ chỉ vô cùng
    Hứng tận bi lai thức doanh hư chi hữu số
    (Trời cao đất xa thấy vũ trụ là vô cùng
    Vui hết buồn lại biết đầy vơi là có số)
    Rồi cảm khoái triền miên:
    Quan san nan việt thuỳ bi thất lộ chi nhân
    Bình thuỷ tương phùng tận thị tha hương chi khách
    ........
    Quân tử an bần đạt nhân tri mạng
    Lão đương ích tráng ninh tri bạch thủ chi tâm
    Cùng thả ích kiên bất truỵ thanh vân chi chi
    (Quan san khó vượt ai thương người lỡ bước
    Bèo nước gặp nhau đều là khách tha hương
    ........
    Quân tử an phận nghèo hiểu rõ số mạng
    Già càng nên mạnh lòng không biết bạc đầu.
    Khổ càng nên kiên tâm đừng mất chí khí mây xanh)
    Cuối bài có 8 câu thơ tuyệt diệu, đặc biệt 4 câu cuối:
    .......
    Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
    Vật hoán tinh di không độ thu
    Các trung đế sử kim hà tại
    Hạm ngoại trường giang không tự lưu
    (Ðầm chiếu mây bay trời lửng lơ
    Sao dời vật đổi mấy thu rồi
    Con vua trong gác nào đâu nhỉ
    Dòng nước ngoài hiên vẫn tự trôi
    Bài phú "Ðằng Vương các" của Vương hay hơn tất cả. Từ đó danh tiếng càng vang dậy khắp nơi.
    Nhưng thảm thay, người có tài như thế mà mạng yểu. Nhân đi thăm cha làm quan ở Giao Châu, Vương bị đắm thuyền chết ở giữa biển trong lúc 29 xuân xanh.
    Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Ðằng Vương các, tạo dịp cho Vương trổ tài danh nên cổ thi có câu: "Thời lai phong tống Ðằng Vương các" để chỉ sự may mắn của kẻ gặp thời. "Duyên Ðằng thuận nẻo gió đưa" chỉ Thúc Sinh may mắn làm rể danh gia họ Hoạn, một cha vợ quan Thượng thư bộ Lại, để rồi thương buôn với quan lại cấu kết nhau làm giàu hơn nữa. Tác giả "Truyện Kiều" chỉ mượn nửa ý của điển tích về sự may mắn gặp thời làm ăn giàu sang thêm có tiền có thế tất càng thêm có tiền của Thúc Sinh; chớ không phải áp dụng toàn bộ gặp thời để trổ tài danh của một thi hào trẻ tuổi như Vương Bột.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
    FR
  4. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ðã cho vào bực bố Kinh
    Ðoạn Kiều khuyên Kim Trọng, khi chàng nầy "xem trong âu yếm có chiều lả lơi" có câu:
    Ðã cho vào bực bố Kinh
    Ðạo tùng phu lấy chữ trinh làm đầu
    Ra tuồng trên Bộc trong dâu
    Thì con người ấy ai cầu làm chi

    (câu 505 đến 508)
    Và, sau 15 năm lưu lạc "ong qua **** lại", Kiều được sum họp gia đình. Kim Trọng xin Kiều được cùng nàng kết duyên chồng vợ để bù lại mối tình xưa đã thề nguyền bị dang dở. Kiều từ chối, có câu:
    Thiếp từ ngộ biến đến giờ
    Ong qua **** lại đã thừa xấu xa
    Bấy chầy gió táp mưa sa
    Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
    Còn chi là cái hồng nhan
    Ðã xong thân thế còn toan nỗi nào?
    Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
    Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!
    (câu 3097 đến 3104)
    "Bố Kinh" do chữ "bố quần kinh thoa" là quần bằng vải và cái thoa cài đầu bằng gai, chỉ người vợ hiền.
    Ðời Hậu Hán (25- 219) ở đất Giang Nam có một hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo. Lương ở túp lều tranh vách đất, Lương chăm học, trọng liêm sỉ, giữ khí tiết. Ðức hạnh của Lương được người kính trọng, nổi tiếng khắp nơi.
    Có nhà hào phú mến tài đức của Lương, một hôm đem tặng Lương hai bao trà hái ở núi Vũ Di, một ngọn núi chuyên mọc giống trà ngon nhứt ở Trung Hoa. Mặc dù người tặng hết sức nài nỉ nhưng Lương vẫn một mực từ chối.
    Lần thứ hai, nhà hào phú lại đến viếng. Lần này tỏ ra là người giữ lễ đãi sĩ trọng hiền hơn, nên buộc ngựa từ ngoài xa, đi giày cỏ vào nhà. Gặp giữa lúc Lương đương ngồi trong nhà đọc sách, nhà hào phú không dám kinh động, đứng ngoài từ giờ Ngọ đến giờ Mùi, chờ Lương đọc sách xong bấy giờ mới vào nhà. Ðoạn kính cẩn biếu Lương, cũng một gói trà nữa. Lương Hồng niềm nở đón tiếp nhưng vẫn từ chối nhận trà. Lương nói:
    - Tôi nhà nghèo được Ngài đến thăm là quý, lựa còn phải tặng trà. Vả, chỗ thanh khí yêu nhau vì tình, trọng nhau vì đức, nếu đem lễ vật tặng nhau e rằng làm cách tình thân nhau mà thôi. Vậy, xin ngài vui lòng giữ lại vật tặng.
    Nhà hào phú không biết làm cách nào cho Lương Hồng nhận lấy, lòng càng kính phục, đành phải đem trà về. Thực ra, vì mến tài trọng đức của Lương, nhà phú hào mượn tiếng biếu trà nhưng đã cho vàng nén để vào trong, bí mật giúp đỡ.
    ở cùng địa phương có họ Mạnh vốn dòng danh giá lại giàu có nhứt vùng. Gia đình chỉ có một người con gái trên Mạnh Quang, tính nết đoan trang đương độ kén chồng. Nhiều nơi dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Nàng lại cho biết, chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
    Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng thuận cùng Mạnh Quang gá nghĩa vợ chồng. Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc cốt làm tăng vẻ đẹp để làm vừa ý chồng. Lương Hồng thấy vợ như thế, lấy làm không bằng lòng nhưng không nói gì. Chỉ đến bảy ngày đêm mà chàng chưa chịu làm lễ giao bôi hợp cẩn.
    Minh Quang lấy làm lạ, xét lại cử chỉ, lời nói của mình không có vẻ gì là khinh bạc, thất lễ với chồng mà vẫn giữ nề nếp luôn luôn khép nép, kính cẩn. Nghĩ mãi, bấy giờ nàng mới hiểu vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không hài lòng chăng? Nàng liền thay đổi cách trang phục, mặc quần áo bằng bô vải, cài thoa gai hầu chồng. Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
    - Ðây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham tiền của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ trọn khí tiết, đức hạnh, vợ lúc nào cũng kính trọng chồng, và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
    Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui. Ðối với chồng, nàng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm dọn ăn, nàng nâng mâm cơm ngang mày để tỏ lòng trọng chồng. Cổ ngữ Trung Hoa, nhân đó có câu: "Cử án tề mi, Lương Hồng đắc Mạnh Quang chi hiền" (nâng mâm ngang mày, Lương Hồng được vợ hiền Mạnh Quang). Trên cửa phòng của nhà trai buổi tân hôn, người ta thường dán câu liễn đỏ 4 chữ "Cử án tề mi" để chúc chàng có vợ hiền đức như nàng Mạnh Quang. Cũng như dùng chữ "Bố Kinh" (quần bố thoa gai) chỉ người vợ hiền đức, thì đối với Kiều, nàng cho là phải lấy chữ trinh làm đầu đối với chồng; nhưng vì 15 năm lưu lạc "ong qua **** lại" nàng đâu còn là vợ hiền nữa mà chiều theo ý chàng Kim Trọng để làm vợ chàng cho phải hổ thẹn cho nàng và cả chàng. Bởi thế, ra tuồng "trên Bộc trong dâu" thì ai cầu đến hạng người này.
    "Trên Bộc trong dâu" do chữ "Tang giang Bộc thượng" tức là bãi trồng dâu bên sông Bộc. "Hậu Hán thư địa dư chí" cho rằng: đất nước Vệ có bãi trồng dâu bên sông Bộc là nơi kín đáo nên trai gái thường đến đấy tư tình. Nguyên đời Xuân Thu, trai và gái ở nước Trịnh và nước Vệ thường hẹn nhau đến nơi đó để trao đổi tâm sự ân ái. Kinh Thi có câu: "Ký ngã vu tang trung" (hẹn ta ở trong bãi dâu). "Trên Bộc trong dâu" đã trở nên thành ngữ, chỉ thói dâm ô, phóng đãng của trai gái.
    Truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Ðình Chiểu, đoạn Kiều Nguyệt Nga trả lời Bùi Kiệm khi tên này ve vãn, có câu:
    Phải tuồng Trịnh, Vệ chi đâu
    Mà toan trên Bộc dưới dâu với tình
    Kiều đã khuyên Kim Trọng "Ðã cho vào bực Bố kinh" (vợ hiền) thì đâu thể "ra tuồng trên Bộc trong dâu", mà "con người (như thế) ấy cầu làm chi" thực là một lời khuyên khéo léo; vừa nói mình, vừa nói người; mà cũng vừa khuyên vừa mắng yêu rất... bóng bẩy, văn vẻ.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
    FR
  5. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ðã nên quốc sắc thiên hương
    Ðoạn miêu tả tên Mã Giám Sinh đến gặp Kiều, để mua Kiều về lầu xanh, nhìn sắc đẹp của Kiều, Mã say đắm, toan tính:
    Mừng thầm: Cờ đã đến tay
    Càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng
    Ðã nên quốc sắc thiên hương
    Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa

    (câu 823 đến 826)
    "Quốc sắc thiên hương" tức sắc nước hương trời
    Sắc nước là sắc đẹp nhất nước, hương trời là hương thơm chỉ có trên trời (thế gian không có); ý nói sắc đẹp hiếm có về thể chất lẫn tinh thần. "Quốc sắc thiên hương" trong văn chương cổ điển Trung Hoa chỉ về cái đẹp của hoa Mẫu đơn, lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.
    Sách "Tùng song tạp lục" chép:
    Vua Ðường Minh Hoàng ngự thưởng hoa Mẫu đơn trong nội điện, hỏi thị thần: thơ vịnh hoa Mẫu đơn của ai hay nhất? Thị thần tâu: có thơ của Lý Chính Phong có câu rằng:
    Quốc sắc triều hàm tửu
    Thiên hương dạ nhiễm y
    Nghĩa là:
    Người quốc sắc ban mai hay say rượu (ý nói hoa đỏ)
    Mùi thiên hương đêm nhuốm áo khăn (nói về hương thơm)
    Mẫu đơn là một thứ hoa thơm, đẹp quý nhất trong các loại hoa, được gọi là Vương hoa. Cho nên có thể cho rằng khi nói "Quốc sắc thiên hương" để chỉ một tuyệt sắc giai nhân với hoa Mẫu đơn.
    Lưu Vũ Tích, một thi hào đời nhà Ðường có làm bài "Am tửu khán Mẫu đơn" (Uống rượu xem hoa Mẫu đơn) để diễn tả cái tâm lý tự trị của một người già trước sắc đẹp:
    Kim nhật hoa tiền ấm
    Cam tâm tuý sổ bôi
    Ðàn sầu hoa hữu ngữ
    "Bất vị lão nhân khai"
    Ngô Tất Tố dịch:
    Ngày nay uống rượu trước hoa
    Có say mấy chén cũng là khó coi
    Chỉ e hoa biết mỉm cười:
    "Nở ra đâu có vì người tuổi cao?"
    Nhà Ðường gặp thời suy mạt, vua Cao Tông nhu nhược, đắm say Võ hậu (Võ Tài Nhơn). Vua chết, Võ hậu tiếm quyền, đoạt ngôi lên làm vua, đổi nhà Ðường ra nhà Châu (690- 678), xưng hiệu Tắc Thiên Hoàng đế.
    Bà Hoàng đế này rất thông minh nhưng cũng rất ác bạo. Ðể củng cố địa vị, Võ Tắc Thiên thẳng tay triệt hạ phe đối lập. Họ Tiết vốn dòng dõi công thần nhà Ðường đều bị tru di ba họ. Nhưng bà cũng biết thích yêu hoa. Truyện "Kim cổ kỳ quan" có chép:
    Một chiều đông lạnh lẽo, Võ Tắc Thiên đến chơi vườn Thượng uyển, thấy cảnh vật quạnh quẽ, liễu đào ủ rũ, liền nổi giận lấy viết đề 4 câu thơ:
    Lai triều du Thượng uyển
    Hoả tốc báo Xuân tri
    Bá hoa liên dạ phát
    Mạc đãi hiếu phong xuy
    Tạm dịch:
    Bái triều du Thượng uyển
    Khẩn cấp báo xuân hay
    Hoa nở hết đêm nay
    Ðừng chờ cơn gió sớm
    (Bản dịch của Vô Danh)
    Thế là trăm hoa không dám trái lệnh. Chỉ trong một đêm, hoa bừng nở khắp vườn, ngào ngạt mùi hương. Hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn, thấy muôn hồng ngàn tía rực rỡ như những vầng mây sắc phủ cả vòm trời xanh nên lấy làm hớn hở vui tươi... nhưng đột nhiên cau mày lại. Vì chỉ có hoa Mẫu đơn bướng bỉnh, không chịu phụng mạng bạo chúa, nên trên cành khẳng khiu, không một lá non.
    Cuồng giận kẻ cứng đầu, rồi để trả thù một cách ti tiện, Tắc Thiên giáng chiếu đày hoa Mẫu đơn xuống Giang Nam. Người đương thời có bài "Ngọc lâu xuân tứ", thương hại và tán dương vẻ diễm lệ của những đoá Mẫu đơn phong trần phiêu bạt, bị đày ải khỏi mảnh vườn hoa vương giả đế đô:
    Danh hoa sước ước đông phong lý
    Chiếm đoạn thiều hoa đô tại thử
    Lao tâm nhứt phiến khả nhân lâu
    Xuân sắc tam phân sầu vũ tẩy
    Ngọc nhân tận nhựt yêm yêm địa
    Khước bị sinh ca kinh phá thuỵ
    Sạ lâm trang kính tự kiều tu
    Cận nhựt thương xuân thâu dữ nhỉ
    Phỏng dịch:
    Mẫu đơn mơn mởn cánh hồng
    Ðẹp tươi say cả đông phong thuở giờ
    Yêu hoa một tấm lòng tơ
    Gió mưa xuân đã gầy ba bốn phần
    Sớm hôm nét ngọc tần ngần
    Sinh ra tỉnh giấc mộng trần bâng khuâng
    Dáng Kiều e ấp đài trang
    Thương xuân hồ ngã bóng vàng như hoa
    (Bản dịch của Trần Thanh Ðạm và Nguyễn Tố Nguyên)
    Khẳng khái, Mẫu đơn bị đày. Nhưng đây là một dịp, Mẫu đơn đã tự giải thoát mình ra khỏi vườn hoa ô nhục, đàng điếm của bạo chúa. Tuy dấn thân vào bước phong trần nhưng "dự được phần thanh cao" là đem sắc đẹp và hương thơm cống hiến cho đời.
    "Quốc sắc thiên hương", lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu
    Tác giả "Truyện Kiều" mớm miệng cho Mã Giám Sinh, một tên chuyên mua gái ******* đánh giá con người Kiều một cách so sánh bóng bẩy, văn vẻ như thế càng cho ta cảm thấy nỗi đau đớn thấm thía của một kiếp người có sắc đẹp "Quốc sắc thiên hương" như Kiều, mà hắn cho là "cờ đã đến tay"...
    Ðoạn nói về Kiều khi ở lầu xanh lần thứ nhất tại Lâm Tri, gặp Thúc Sinh định làm vợ lẽ, nhưng bị Thúc Ông (cha của Thúc Sinh) đến thưa quan sở tại, bắt Kiều đóng gông (mộc già) vừa đánh đòn, có câu:
    Dạy rằng cứ phép gia hình
    Ba cây chập lại một cành Mẫu đơn

    (câu 1425 và 1426)
    "Mẫu đơn" chỉ về Kiều.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp
    FR
  6. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ðã thẹn nàng Oanh, đâu thua ả Lý
    Nhờ hối lộ quan trên, Vương ông- cha của Kiều được tạm tha về nhà. Hay rõ Kiều đã bán mình để lấy tiền lo, Vương ông lấy làm đau đớn, toan đập đầu vào tường tự tử, Kiều tìm lời khuyên:
    Vẻ chi một mảnh hồng nhan
    Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành

    Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
    Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

    Cỗi xuân tuổi hạc càng cao
    Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành

    (câu 669 đến 674)
    "Nàng Oanh" là nàng Ðề Oanh, người đời nhà Hán
    CHA ĐỀ OANH LÀ THUẦN VU Ý LÀM QUAN ĐẤT TỀ TRONG TRIỀU HÁN VĂN ĐẾ, CHẲNG may phạm phải tội oan bị bắt giải về kinh đô Trường An, sắp bị tử hình. Ông không có con trai, chỉ sinh đến năm gái, nên than thở:
    - Sinh con không có con trai, những khi nguy cấp không ai đỡ đần được việc.
    Ðề Oanh là gái út thương cha, khóc lóc theo cha đến Trường An. Nàng dâng thư lên nhà vua, kêu oan cho cha, đại ý nói: "Cha tôi làm quan, cả miền Tề trung ai cũng ca tụng là thanh liêm chính trực, nay bất hạnh phải tội rất oan ức. Vả, tôi trộm nghĩ người đã chết thì không sống lại được, đã chém thì không liền lại được. Vậy, dầu có muốn sửa lỗi, theo điều phải trở nên hay, tốt cũng không còn cách nào nữa, thế là lỡ mất hết rồi. Nay tôi xin bán mình làm tên nô lệ chỗ quan phủ, mong chuộc tội cha, để cha được sống..."
    Hán Văn Ðế xem thư thấy tình lý uẩn khúc, lấy làm cảm động, xét lại án TRUYỀN THA THUẦN VU Ý. LẠI XUỐNG CHIẾU TỪ ĐÓ BÃI BỎ NHỤC HÌNH.
    Vương ông bị kẻ vu khống (tên bán tơ) mắc phải tội oan, quan trên không nghiêm minh cho bọn sai nha đến nhà bốn bề xôn xao:
    Người nách thước, kẻ tay dao
    Ðầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi
    Già giang một lão một trai
    Một dây vô loại buộc hai thâm tình
    Ðầy nhà vang tiếng nhặng xanh
    Rụng rời khung dệt, tan thành gói may
    Ðồ tế nhuyễn, của riêng tây
    Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham

    (câu 577 đến 584)
    và:
    Một ngày, lạ thói sai nha
    Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

    (câu 597 và 598)
    Thế rồi, chúng ra giá "có ba trăm lạng việc này mới xuôi"! Như vậy, Kiều muốn cứu cha bằng cách dâng thư như nàng Oanh cũng không kịp nữa, và bọn quan lại này có mấy kẻ được nghiêm minh như Hán Văn Ðế. Kiều thẹn mình không bằng nàng Oanh, không làm được như nàng Oanh mà nói nhún mình, nói khiêm tốn. Sự thực xét ra, hoàn cảnh tuy có giống nhau nhưng đối tượng khách quan- tức là hạng quan lại khác nhau thì cách dâng thư kêu oan cho cha không thể làm được, vậy có gì phải thẹn? Ðặt chữ "thẹn" ở hoàn cảnh này- mới nghe qua- e không đúng chỗ. Tuy nhiên, khi suy xét kỹ- không biết vô tình hay cố ý- tác giả Truyện Kiều đặt chữ "thẹn" ở chỗ này, phải thực nhận là hay tuyệt, hàm súc, nhiều ý nghĩa thâm thuý.
    Kiều thẹn là phải.
    Kiều thẹn cho cái xã hội có hạng quan lại, sai nha như thế.
    Kiều thẹn với Oanh vì nàng còn có phúc gặp được người như Hán Văn Ðế.
    Kiều lại thẹn mình vì không giữ được lời vàng đá với ý trung nhân, và tơ duyên từ đây đành đứt đoạn. Hạnh phúc gia đình bắt đầu tan vỡ.
    Vậy là gương nàng Oanh dâng thư cứu cha, Kiều không làm được, mà chỉ còn cách bán mình như ả Lý, vì phải "có ba trăm lạng việc nầy mới xuôi"
    "Ả LÝ" LÀ NÀNG LÝ KÝ ĐỜI NHÀ ĐƯỜNG
    Gia đình Lý Ký nghèo quá, chỉ có nàng là con một. Nàng vẫn cày cục, lam lũ mà không đủ nuôi sống cha mẹ. Bấy giờ trong làng có một cái miếu hoang có con rắn to, đêm đêm vào làng bắt gà vịt, lại còn đón người đi đường mổ chết. Người làng khủng khiếp, tôn thờ là thần Rắn. Quá mê tín, họ lại bày ra cúng lễ hàng năm cho thần Rắn một người con gái đồng trinh, để thần đừng quấy phá, cắn người. Họ tìm mua gái nhà nghèo để làm lễ vật tế thần.
    Nàng Lý thấy mình không nuôi sống nổi cha mẹ lấy làm buồn khổ. Tương lai đen tối, nàng thấy cần có một số tiền để cho cha mẹ an dưỡng lúc tuổi già, nên nàng lén cha mẹ, bằng lòng xin bán mình làm vật hy sinh
    Ðến ngày lễ, người làng dẫn Lý Ký đến gần miếu, trói quách nàng vào một cội cây rồi hối hả bỏ chạy về. Lý Ký vốn con nhà nghèo, hằng ngày phải vào rừng đốn củi đổi gạo về nuôi cha mẹ nên có sức mạnh, tinh thần cứng cỏi, không sợ gì. Nàng liền tự cởi trói mình, bẻ cây làm gậy quyết sống chết với thần Rắn.
    Rắn quen thói gặp người là cất cao đầu mổ. Lý Ký cố gắng vừa tránh né vừa lia gậy nhắm vào đầu rắn mà quật. Hụt ngọn đòn này thì tiếp ngọn đòn khác, cuối cùng Lý Ký giết được rắn. Người trong làng rất hoan nghinh nàng, chẳng những là người con có hiếu mà còn là vị cứu tinh của dân. Vì từ đó không còn phải lo sợ nạn rắn dữ gieo rắc tai họa, làm hao tổn mạng người vô lý nữa. Tiếng đồn vang đến vua Việt Vương, nhà Vua truyền vời nàng về triều phong làm thứ hậu.
    Muốn cứu cha thoát khỏi cảnh tra khảo tội tù oan ức, Kiều không dâng thư kêu oan được, vậy chỉ còn có cách bán mình lấy vàng hối lộ mới cứu được:
    Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
    Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

    Khẳng định nhưng chua xót biết bao!.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
    FR
  7. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    đàn gấm 50 sợi tơ đồngtừng phím dây loan tợ hoa xuânTrang Chu tĩnh giấc điệp nồnghay hồn Thục Đế  Đổ Quyên gởi mình
    châu sa trăng sáng biển xanhNúi Lam nắng ấm ngọc sinh khói nồngtình này như tạo nhớ nhung hướng về nơi ấy vấn vương chút tình
    .. Mưa-Rơi  HTy góp chút nhé .. và công phu sưu tầm quá
    vỗ tay .. ca ngợi
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  8. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn, rất vui vì có người chia sẻ
    Ðào nguyên lạc lối đâu mà đến đây
    Sau khi du Thanh minh về Kiều nằm mộng:
    " Thoắt đâu thấy một tiểu kiều
    Có chiều phong vận có chiều thanh tân
    Sương in mặt tuyết pha thân
    Sen vàng lững thững như gần như xa.
    Rước nàng đón hỏi dò la:

    Ðào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
    Và, nhân lúc cha mẹ vắng nhà Kiều sang phòng văn của Kim Trọng:
    "Lần theo núi giả đi vòng,
    Cuối tường dường có nẻo thông mới vào.
    Xắn tay mở khoá động Ðào,
    Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai".

    "Ðào nguyên", "động đào" hay "động Bích" chỉ nơi tiên ở cũng như "Thiên thai".
    Theo "Ðào hoa nguyên ký" của Ðào Tiềm (365 -427), một nhà thơ văn đời Ðồng Tấn, có một ngư phủ huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy càng có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Ðến một quãng bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa, thích thú. Ðịnh có người ở gần đấy nên bỏ thuyền lên bờ. Vượt qua rừng đào đến một ngọn núi, dưới chân núi có một cái hang nhỏ hẹp vừa một người chui được, bên trong thấy thoáng có ánh sáng.
    Gợi tính tò mò, ngư phủ lách mình vào cửa hang. Lúc đầu cửa hang còn hẹp, sau rộng dần. Rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, thôn ấp, nhà cửa liên tiếp nhau. Gà gáy, chó sủa nghe rõ mồn một. Trai gái đều say sưa công việc đồng áng . Trên mặt mọi người hiện vẻ vui tươi, chất phát, hồn nhiên. Người già, trẻ con đều có vẻ ung dung, thanh thản. Họ thấy ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thật. Các phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu thịnh soạn đãi đằng. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường. Các phụ lão lại nói: "Ðây là động Ðào nguyên. Tổ tiên chúng tôi tránh học đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài..."
    Cuối cùng họ dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây. Lão ngư phủ ở chơi một hôm rồi cáo biệt. Ngư phủ cho mình may mắn gặp được tiên. Khi trở về nhiều người đến thăm hỏi, trước đó còn tìm cách giấu quanh. Chuyện thấu đến quan Thái thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại. Có tính hiếu kỳ, viên Thái thú sai người đi theo ngư phủ tìm lại động Ðào nguyên nhưng bị lạc đường đành phải trở về.
    Nước ta có chuyện "Ðộng Bích Ðào"
    Ðộng ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, bên mặt núi Trần Phù thuộc tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền đời nhà Trần, niên hiệu Quang Thái (1388 - 1398) có ông Từ Thức làm quan Tể huyện Tiên du ( tỉnh Bắc Ninh). Bên cạnh huyện có một ngôi chùa có trồng một cây mẫu đơn. Mỗi khi nở hoa thì người các nơi đổ đến, xe ngựa dập dìu.
    Trong khi mọi người nhìn ngắm hoa đẹp, bỗng có một thiếu nữ dung nhan diễm lệ bước đến, đưa tay ve vuốt lấy hoa. Nhưng chẳng may khi vịn lấy một cành mẫu đơn thì cành giòn bị gãy. Người giữ hoa giữ nàng lại, bắt đền. Nàng không có vật gì đền. Và, mãi đến tối cũng không có người quen đến nhận. Nàng khóc. Từ Thức thấy thế động lòng thương xót, liền cởi áo bạch cẩm cừu đưa cho nàng chuộc tội, để được thả về.
    Một thời gian sau vì không muốn ràng buộc bởi lợi danh, Từ Thức trả ấn từ quan về ở huyện Tống Sơn. Rồi ngày ngày, Từ với một con thuyền, một bầu rượu, túi thơ chu du khắp danh lam thắng cảnh. Một hôm nhìn thấy cửa biển Thần Phù có đám mây năm sắc kết tụ hình hoa sen, Từ vội chèo thuyền đến, thấy một hòn núi rất đẹp, lòng sinh cảm khái, nhân đề một bài thơ. Từ đề thơ xong nhưng bỡ ngỡ chưa biết đường nào đi, thoạt thấy vách đá tách mở ra một chỗ tròn khoảng trên một thước. Từ đi bộ chen mình vào, nhưng được vài bước thì vách đá khép kín lại. Ði được vài dặm thấy sườn đá đứng thẳng như bức tường. Từ lần leo lên, mỗi bước thấy đường càng rộng. Ðến chót núi thì thấy có ánh mặt trời chiếu xuống. Nhìn quanh bốn phía thấy một dãy lâu đài cực kỳ lộng lẫy như tranh vẽ. Từ đương lấy làm ngạc nhiên, bỗng thấy có một đồng nữ áo xanh đến bảo:
    - Phu nhân tôi xin mời tướng công vào!
    Từ mừng rỡ vâng lời. Thẳng vào thì thấy một phu nhân đương ngồi trên giừơng chạm thất bảo, bên cạnh có đặt một cái tháp nhỏ bằng đàn hương. Phu nhân mời Từ ngồi ung dung bảo:
    - Ðây là hang động thứ sáu trong số 36 động ở Phù Lai. Ta đây là Ngụy phu nhân địa tiên Nam nhạc , nghe nhà ngươi có cao nghĩa hay cứu trợ người khốn đốn nên mới cho rước đến đây.
    Ðoạn, phu nhân gọi một cô gái đến.
    Từ liếc nhìn, nhận ra là thiếu nữ làm gãy hoa ngày trước. Phu nhân chỉ cô gái, bảo Từ:
    - Ðó là con ta tên Giáng Hương. Khi truớc nhờ ngươi cứu việc làm gãy hoa, ơn ấy không quên nên ta muốn kết làm giai ngẫu để trả.
    Từ rất vui mừng. Ngay trong đêm ấy, phu nhân truyền thắp đèn mở phụng, trải phụng, trải chiếu vũ rồng, cho Từ cùng Giáng Hương làm lễ giao bôi.
    Thấm thoát đã được một năm. Nhưng cảnh tiên không khuây khoả được lòng trần, Từ bỗng dưng động lòng nhớ cố hương nên ngỏ ý với Giáng Hương cho về thăm. Biết không giữ được, nàng đành thưa với mẹ. Phu nhân biết Từ còn nặng lòng trần nên bằng lòng, cho Từ một chiếc xe bằng mây "Cẩm xa vân" để đưa về. Riêng Giáng Hương giao cho Từ một phong thư, dặn về đến nhà hãy mở ra xem.
    Ðến nhà, nhìn quanh cảnh cũ không còn như xưa, thành quách nhân dân không còn như trước, duy cảnh núi sông thì còn như độ nào. Từ đem tên họ mình mà hỏi thăm người già, thì có người bảo:
    - Thuở tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng tên họ như ồng, đi vào núi mất đến nay có gần trăm năm rồi.
    Từ Thức bấy giờ mới bỡ ngỡ, bùi ngùi, muốn lên xe mây để về chốn cũ thì xe đã hoá thành con trường loan bay mất. Buồn tủi, Từ mở thư của Giáng Hương xem, chỉ có câu ngắn ngủi: "Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; phỏng trên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân". (Kết bạn loan trong mây, duyên trước đã dứt, tìm núi tiên ở trên biển, hội sau khôn cẩu). ý nói, duyên trước kết đôi loan phụng cùng nhau nay đã đoạn tuyệt rồi; ngày sau muốn tìm lại núi tiên cũng không được nữa.
    Tuyệt vọng hoàn toàn. Từ đó, Từ Thức mặc áo Khinh cừu, đội nón lá vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá) rồi biệt tích.
    Ðào nguyên, Ðộng Ðào, Thiên Thai, động Bích là tiên cảnh, nơi tiên ở...dùng lối thậm xưng để chỉ chỗ ở xinh đẹp, thanh cao.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều
    NXB Ðồng Tháp)-
    FR
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ðầm đầm châu sa - làm ma không chồng
    Ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan đi du xuân nhân tiết Thanh minh, khi trở về giữa đường gặp một nấm mồ không nhan khói, không ai đắp điếm. Kiều cảm động, lấy làm lạ hỏi. Vương Quan cho biết: có một ca nhi tên Ðạm Tiên đã từng "nổi danh tài sắc một thì", đến khi chết vì không có chồng, phải nhờ người khách phương xa nghe tiếng tìm chơi, lỡ cơ nên xuất tiền sắm sanh lễ vật chôn cất. Nay là mồ vô chủ, không ai viếng thăm. Nghe kể, Kiều xót xa thương cảm người bạt mạng:
    " Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm
    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
    Ðau đớn thay phận đàn bà,
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung...

    "Châu sa" là hột ngọc (châu) rơi xuống (sa), nghĩa bóng chỉ nước mắt rơi. Trong " Truyện Kiều" còn có những câu:
    " Lại cùng ủ dột nét hoa
    Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài".
    " Ngại ngùng một bước một xa
    Một lời trân trọng châu sa mấy hàng"

    Trong " Thần thoại ký" của Trung Hoa có chép: đời Thượng cổ có loài giao long hoá người gọi là giao nhân. Ðầu và mình giao nhân giống như người, nhưng đuôi giống đuôi cá. Giống này cũng có đực, cái từ dưới nước lên ở thế gian, buôn bán giao thiệp lẫn lộn với người thường. Giao nhân rất xinh đẹp và thông minh, lại giàu tình cảm luyến ái nên được người ở mặt đất thương mến.
    Giao nhân ở trên đất thời gian chỉ được một năm là phải về thuỷ cung chầu Long vương theo luật định. Khi trở về, vì quyến luyến cõi trần thế, nhứt là tình đối xử giữa người với giao nhân nên lúc từ giã, giao nhân khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt rơi xuống lại hoá thành hột ngọc (châu).
    Truyện thần thoại chép như vậy.
    Có điều cụ thể, giọt nước mắt hình giống hột châu nên mới gọi giọt châu hay giọt ngọc. Từ Hán Việt gọi là "lệ châu". Có câu:
    " Nàng càng giọt ngọc như chan,
    Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây".
    " Sợ quen dám hở ra lời
    Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa"

    " Ma không chồng":
    " Sống làm vợ khắp người ta,
    Khéo thay chết xuống làm ma không chồng".

    Hai câu này thoát dịch rất tài do hai câu thơ cổ:
    "Sinh vi vạn nhân thể,
    Tử vi vô phu quỷ".
    Nghĩa là:
    "Sống làm vợ muôn người
    "Khéo thay mà không chồng"
    "Khéo thay" có bản chép là "Hại thay"
    Bản dịch của Ðào Duy Anh và của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chép là "Khéo thay" dựa theo bản Liễu văn đường ( chữ Nôm khắc năm 1871) và bản của Kiều oánh chú thích là "tình cờ như có bàn tay khéo léo xếp đặt, nói mỉa" và cho rằng "nhiều bản Nôm khác cho là "hại là lầm chữ..". Bản của Vân Hạc - Lê Văn Hoè chép "hại thay", chú thích là: "Thương hại thay cũng như ta nói tội nghiệp thay".
    Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - thực thảm thay, thương hại thay - làm ma không chồng. Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - ôi, khéo thay ( do bàn tay nào xếp đặt) để phải - làm ma không chồng. Hai từ " khéo thay", " hại thay" đều diễn tả tình cảm. Tất cả đều có ý nghĩa sâu sắc.
    " Hại thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót, thương hại.
    " Khéo thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót nhưng hàm súc một ý nghĩa mỉa mai, trách móc số kiếp của một con người hồng nhan bạc mệnh, bị đời ruồng rẫy, phũ phàng...
    Tác giả "Truyện Kiều" còn dùng nhiều từ "khéo".
    ...."Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau".
    ..."Khéo vô duyên bấy là mình với ta"...để tỏ tình thương xót, mỉa mai cay đắng ấy.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều - Nxb Ðồng Tháp)
    FR
  10. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Lưu Đày & Quê Nhà
    10 năm sương gió xa nhà
    xứ người tóc đã bạc phơ đô. rày
    bạn đâu ? ... đêm tới đường dài
    thềm xuân hoang lạnh xứ người thêm đau ( nhớ nhà)
    vách loang, trăng dọi bóng thằn lằn
    Ao hoang nước cạn đâu ra ếch
    " Đăng lâu " (*) xin chớ lòng ghi tạc
    hơn nưã đời ta nơi xứ người
    HTy
    (*) Đăng lâu phú" là bài phú của Vương Xán, một trong bảy nhà văn nổi tiếng thời Kiến An . Vương Xán tránh nạn đến ở nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, lên lầu thành Giang Lăng, nhớ nhà, quê mà làm bài phú này ...
    U Cư II
    Thập tải phong trần khứ quốc xa
    Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia
    Trường đồ nhật mộ tân du thiểu
    Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa
    Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch
    Hoang trì thủy hạc xuất hà ma
    Hành nhân mạc tụng " Đăng lâu phú "
    Cường bán xuân phong tại hải nha
    Nguyễn Du, Thanh Hiên thi tập - Âm Hán Việt
    chào Mưa Rơi, xin cám ơn lời chào của MR,
    .. tiện đây HTy hỏi xem MR biết không nhé ?
    trong Kiều có nói : " mười lăm năm ấy thân Kiều ", sao lại là 15 năm không ngắn hơn hay dài hơn? Nguyễn Du đi nước ngoài, Trung Quốc, bao năm? HTy không nhớ! Riêng HTy co quyển
    Truyền Kỳ Mạn Lục - do đại học Taipei xuất bản
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn

Chia sẻ trang này