1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐIỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU

Chủ đề trong 'Văn học' bởi falling-rain, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    .. MưaRơi, đó là bìa của quyển Truyền Kỳ Mạn Lục, 1986 Paris-Taipei xuất bản ( MR có thấy hình không hay bị X)é***é par CHAN Hing-ho, CNRS, Paris - avec la collaboration de WANG San-ching, Universite' de la Culture Chinoise, TaiPei.
    Thanh Hiên Thi Tập thì HTy có đọc và thấy nhiều người dịch thơ và luận bàn còn TKML không mấy được nhắc tới ? Bên MR có biết về Truyện này của Nguyễn Du không?
    Merry Xmas 2002 [​IMG]  [​IMG]
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  2. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Truyền Kỳ Mạn Lục không phải là của Nguyễn Du mà là của Nguyễn Dữ. Ông sống vào thế kỷ XVI thời vua Lê chúa Trịnh, cách Nguyễn Du (sống thời Nguyễn Gia Long) hơn cả 100 năm. Truyền Kỳ Mạn Lục có thể coi là một trong những tập "truyện ngắn" đầu tiên của người Việt viết bằng chữ "vuông", theo cách hiểu chủ quan của tôi. Truyện này kể lại những truyện thần kỳ, quái lạ cùng một chủ điểm với chuyện của Bồ Tùng Linh.
    Đọc truyền Kỳ Mạn Lục người ta có thể tìm thấy "không khí tín ngưỡng, nhận thức" của người Việt vào thế kỷ XVI, rất thú vị.
    Câu "15 năm ấy biết bao nhiêu tình" liên quan tới chuyện Kiều chứ không có liên quan tới đời tư của Nguyễn Du. Không rõ Nguyễn Du có đi sứ TQ không, hình như là không, nên ông chưa bao giờ đi TQ cả. Nếu giả dụ ông có đi sứ, thì môt chuyến đi chỉ kéo dài 1,2 năm, không đến 15 năm. Người đi TQ lâu thế ở Vn có thể là Nguyễn Trãi (khoảng 10 năm). Còn tại sao lại 15 năm thì tôi chịu.
  3. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    To HTy: nói thật là mình chẳng am hiểu gì đâu. Hồi nhỏ thì ai cũng học truyện Kiều cả, mà có mấy ai hiểu Nguyễn Du viết gì. Cho đến giờ mình cũng chắc chắn rằng rất nhiều người, nếu nhắc đến Nguyễn Du là biết tới Truyện Kiều của ông, nhưng không mấy ai hiểu rõ ngọn ngành cả, chỉ là đọc cho biết, đọc thơ mà thôi.
    Mình cũng vậy, lúc trước không để ý lắm và không thích truyện Kiều. Nhân đang đọc Điển thích Truyện Kiều, bỗng phát hiện ra nhiều điều thật lý thú nên post lên đây chia sẻ với những bạn nào quan tâm.
    HTy quan tâm đến topic này làm mình thấy vui lắm. Cám ơn bạn nhiều . Dù sao thì độc thoại một mình cũng...buồn
    FR
  4. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ðêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu
    Mã Giám Sinh mua Kiều đem về Lâm tri, giao cho mụ Tú Bà ở lầu xanh. Mụ bắt Kiều quỳ lạy trước bàn thờ thần Mày Trắng:
    Kiều còn ngơ ngẩn biết gì
    Cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay:
    Cửa hàng buôn bán cho may

    Ðêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu
    Muôn nghìn người thấy cũng yêu
    Xôn xao oanh yến dập dìu trúc mai

    (câu 939 đến 944)
    "Hàn thực" có nghĩa là ăn thức nguội. Sau tiết Ðông chí 105 ngày là tiết Hàn thực, nhằm vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch.
    Ðời Xuân Thu, công tử Trùng Nhĩ là con của Hiến công nước Tấn, tránh loạn triều đình phải lưu vong nhiều nước khác. Trên đường đi có nhiều lúc phải chịu đói khát. Một hôm Trùng Nhĩ không ăn rau cỏ được, người đói lả. Bấy giờ, trong đám tòng vong có Giới Tử Thôi bưng một bát cháo thịt dâng lên. Trùng Nhĩ cả mừng vội ăn ngay, lấy làm ngon lắm. ¡n xong, hỏi:
    - Nhà ngươi tìm đâu được thế?
    Thôi thưa:
    - ẤY LÀ THỊT ĐÙI CỦA TÔI. TÔI NGHE RẰNG KẺ HIẾU TỬ bỏ thân để thờ cha mẹ, bề tôi trung bỏ thân để thờ vua. Nay công tử không có gì ăn, vậy nên tôi phải cắt đùi tôi mà dâng công tử.
    Trùng Nhĩ sa nước mắt, nói:
    - Ơn này, biết bao giờ ta đền đáp được.
    Sau Trùng Nhĩ phục quốc, trở về nước lên ngôi là Tấn Văn công, ban thưởng cho những người có công, chia làm ba hạng. Một là những người tòng vong (những người theo đi trốn); hai là những người tống khoản (những người giúp tiền bạc); ba là những người nghinh hàng (những người xin làm nội ứng, đón rước về làm vua). Trong ba hạng này lại tuỳ những người nào có công nhiều hay ít mà phân hơn kém. Ban thưởng công thần xong, lại yết một tờ chiếu ở cửa thành rằng: "Nếu người nào có công lao mà chưa được thưởng thì cho phép tự nói ra"
    Bấy giờ có tên Hồ Thúc nói với Tấn Văn công:
    - Tôi theo chúa công từ khi còn ở đất Bồ, cho đến khi lưu vong khắp nước, lúc nào tôi cũng hầu hạ bên cạnh. Nay chúa công thưởng công cho những người tòng vong mà không nghĩ đến tôi, chẳng hay tôi có tội gì?
    Tấn Văn công nói:
    - Trong số tòng vong, người nào lấy điều nhân nghĩa mà khuyên ta là công đầu; người nào vì ta mà bàn mưu lập kế là công thứ hai, người nào xông pha tên đạn để giữ gìn cho ta là công thứ ba. Còn những người nào chỉ có công theo hầu khó nhọc mà thôi thì lại ở dưới nữa. Vậy ta thưởng cho ba hạng trên trước rồi sẽ đến nhà ngươi.
    Hồ Thúc lấy làm hổ thẹn. Tấn Văn Công truyền đem vàng lụa trong kho ban thưởng cho tất cả người theo hầu. Trong số bọn tòng vong trước có Nguỵ Thù và Ðiên Hiệt cậy mình võ dõng, thấy Triệu Thôi và Hồ Yển đều là văn thần mà lại được trọng thưởng hơn mình có ý không bằng lòng, thường kêu ca tỏ vẻ bất mãn. Tấn Văn Công biết ý nhưng nể là người có công lao nên bỏ qua.
    Giới Tử Thôi tính tình điềm đạm, thấy nhiều kẻ đổ xô nhau kể công còn so bì công lớn công nhỏ, lấy làm khinh bỉ, không muốn ở lẫn với bọn này. Ðến lúc Tấn Văn Công lên ngôi, Tử Thôi chỉ vào chúc mừng một lần rồi cáo bệnh về nhà, yên phận nghèo nàn, ngày ngày khâu giày mướn nuôi mẹ già. Khi Tấn Văn Công ban thưởng công thần, không có mặt Giới Tử Thôi nên nhà vua quên lửng.
    Có người láng giềng thấy Giới Tử Thôi không được ban thưởng, phải sống tình cảnh như thế nên không bằng lòng. Nhân thấy có chiếu kêu gọi người báo công yết trên cửa thành, nên vội vàng đến nhà Thôi báo tin. Thôi chỉ mỉm cười, không nói gì. Bà mẹ nghe được, bảo:
    - Mày khó nhọc trong 19 năm trời, lại cắt thịt đùi làm cháo dâng chúa công ăn, sao bây giờ mày không nói ra để được thưởng? Mong được vài chung thóc, chẳng còn hơn đi khâu giày mướn hay sao?
    Giới Tử Thôi thưa:
    - Con của Hiến công cả thảy 9 người, chỉ có chúa công hiền hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời truất ngôi mà để cho chúa công. Những người theo hầu không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chẳng thà đi khâu giày mà ăn còn hơn.
    Bà mẹ nói:
    - Con làm được người liêm sỉ, còn ta không làm được mẹ của người liêm sỉ hay sao? Vậy mẹ con ta tìm nơi rừng núi mà ẩn thân, chớ nên ở lẫn chỗ thành thị này.
    Thôi rất bằng lòng, liền cùng mẹ vào Miên Thượng, một vùng núi cao rừng sâu, làm nhà trong hang mà ở.
    Người láng giềng liền tìm cách báo đến Tấn Văn Công.
    Tấn Văn Công bấy giờ mới nhớ ra, hết sức ân hận, cho người đi triệu thì Thôi đã dọn nhà đi mất rồi. Tấn Văn Công truyền người láng giềng của Thôi dẫn đường và đích thân đến Miên Thượng. Ðến nơi, nhà vua để xe dưới chân núi, sai người đi dò tìm khắp nơi, chỉ thấy núi non rừng rậm, nước chảy lá trôi, chim hót véo von, mây che mờ mịt mà bóng Thôi không thấy đâu cả. Tấn Văn Công có ý không bằng lòng, nói với người láng giềng:
    - Sao Giới Tử Thôi giận ta quá như vậy? Ta nghe nói Giới Tử Thôi là người con chí hiếu, nếu ta đốt rừng tất Giới Tử Thôi cõng mẹ chạy ra.
    Ðoạn, truyền cho quân phóng lửa đốt rừng. Lửa to gió mạnh làm cháy lan đến mấy dặm, trong ba hôm mới tắt, nhưng không thấy Giới Tử Thôi. Bấy giờ họ đi tìm thì thấy mẹ con Thôi ôm nhau chết cháy bên gốc cây liễu.
    Tấn Văn Công nhìn thấy sa nước mắt, ân hận vô cùng.
    Ngày đốt rừng nhằm tiết Thanh minh mùng 3 tháng 3. Người trong nước cảm thương Giới Tử Thôi vì lửa cháy chết, nên hằng năm đến ngày đó không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn thực phẩm để dành ăn, gọi là tiết Hàn thực tức là ăn toàn độ nguội. Vào ngày này, nhà nào cũng cắm một cành liễu ở ngoài cửa nhà để chiêu hồn Giới Tử Thôi. Cũng có nhà bày cỗ bàn (đồ nguội) ra cúng tế.
    "Nguyên tiêu" là đêm đầu năm và có trăng đầu năm tức rằng tháng Giêng. Tục Trung Hoa, nhứt là đời nhà Ðường (618- 907) đêm Nguyên tiêu tại Kinh đô Trường An mở hội Hoa đăng, người người rộn rịp vui chơi suốt đêm. Cách xa Trường An 10 dặm vẫn còn nghe tiếng huyên náo ồn ào vẳng lại.
    "Ðêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu" dùng để chỉ sự tấp nập vui vẻ từ đêm nầy sang đêm khác, ngày nầy sang ngày khác, khách làng chơi vào ra ra vào cửa hàng (lầu xanh) của mụ Tú bà. Mụ khấn vái trước thần Bạch Mi phò hộ cửa hàng của mụ được đắt khách như thế.
    Tiết Hàn thực không ăn ban đêm mà ăn vào ban ngày. Ngược lại, Nguyên tiêu không tổ chức các cuộc hội hè lễ bái ban ngày mà vào ban đêm. Lẽ ra phải viết: "Ðêm đêm Nguyên tiêu, ngày ngày Hàn thực" hoặc ngược lại mới đúng. Có thể vì hạn vận, tác giả "Truyện Kiều" phải viết: Ðêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu để chỉ sự náo nhiệt, tấp nập ngày và đêm mà thôi.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
    FR
  5. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Mưa Rơi và PhoThuongDan thân mến ...
    trước tiên xin cám ơn PTD về Ng DỮ và TKML nhé ... cám ơn< mình có coi lại đúng ra Ng DỮ & Tố Như Thanh Điền cách nhau cả 200 năm
    After the collapse of the Tay Son, Nguyen-Du halfheartedly rallied Emperor Gia-Long - some historians believe that he was "drafted"- and started a brilliant mandarinal career, first as a provincial administrator, then at the Court. 1n 1813 - he was then 48 - he was appointed Can-Chanh (Grand Chancellor of the Empire) and went as Special Envoy to China.
    It was during that diplomatic mission that he noticed a Chinese novel entitled "The story of Kim-Van-Kieu ", written by an author under the pen-name of "Thanh-Tam Tai-Nhan" in the 16th or the early 17th century, which he later adapted into his own poem.
    On his return to Viet-Nam, Nguyen-Du was promoted Le-Bo huu tam-tri (Vice-Minister of Rites) and in 1820, the first year of the reign of Emperor Minh Mang, on the point of leaving on another Embassy to China, he fell suddenly ill and died at the age of 56.
    PTD ... Tố Như Ng Du .. di phụng sứ TQ rất lâu đó bạn ạ; câu hỏi trước đúng ra mình định hỏi là Ng Du đi năm nào ? hơn là đi bao lâu vì bài U Cư có nói
    Thập tải phong trần khứ quốc xa
    Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia
    **********************************************
    Mưa Rơi ạ Nguyễn Du, khi ở Trung Hoa, lòng hướng về quê nhà, thì tâm trạng đó chung với những ai Lưu Đày & Quê Nhà ... MR ở tại HN mà cũng có tâm sư như Kiều ấy à ????
    ( chỉ đùa thôi nhé !! Smile )
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  6. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Mưa Rơi ạ ,,,
    cái điển tích Mẹ Xiếu, HTy thích nhất trong Kiều mà cả như trong LỘC ĐĨNH KÝ vẫn có nói - ơn ăn một bát cơm nhớ ngàn ngày ..
    Ngàn Vàng gọi chút lễ thường
    mà lòng Xiếu mẫu mấy vàng cho cân

    MR coi phần này trích cho HTy đọc vơi nhé ...
    mà MR thức sớm đơi Santa ấy à ???
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  7. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Có ngay, có ngay, hì hì...
    (nhưng mà là Phiếu mẫu HTy ạ [:)
    Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân
    Khi Từ Hải đã lập nên một phần sự nghiệp lớn, chiếm cứ cả miền Giang Nam liền truyền lệnh cho bắt bọn người trước kia làm hại Kiều như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Bạc bà, Bạc Hạnh, Khuyển, Ưng... và những người đã giúp đỡ Kiều như vãi Giác Duyên và mụ quản gia, ngay cả Thúc Sinh để Kiều phân xử ơn đền oán trả.
    Ðối với mụ quản gia nhà mẹ của Hoạn Thư và vãi Giác Duyên, Kiều bảo:
    Nhớ khi lỡ bước sẩy vời
    Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương
    Nghìn vàng gọi chút lễ thường

    Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân
    (Câu 2345 đến 2348)
    "Lòng Phiếu mẫu" là lòng của bà lão giặt quần áo (phiếu mẫu), chỉ lòng tốt của kẻ giúp người lúc hàn vi, hoạn nạn.
    Nhà Tần mất (221- 206 trước DL), Trung Hoa lại trở thành một bãi chiến trường cho cuộc Hán, Sở tranh hùng giữa Lưu Bang (Hán) và Hạng Võ (Sở).
    Hàn Tín người đất Hoài Âm vốn có tài thao lược. Lúc còn hàn vi phải ăn gởi nằm nhờ vào người khác, nên bị nhiều kẻ khinh thường. Nhiều lần, Hàn từng sống nhờ ăn bám vào viên đình trưởng Nam Xương ở Hạ Hương. Có lần đến mấy tháng, vợ viên đình trưởng phát chán bèn nấu cơm sớm ăn luôn ở nhà sau. Hàn Mặc Tín đi vắng, không dành cho phần cơm. Hàn biết ý nên bỏ đi, có lúc phải nhịn đói đến lả người.
    Hàn Tín thường ngồi câu bên chân thành. Có bà lão giặt vải thấy Hàn Tín đói lấy làm thương tình, nên chia phần cơm của mình cho Hàn ăn cả mấy mươi ngày liền. Hàn Tín cả mừng, nói với bà:
    - Thế nào tôi cũng có dịp đền ơn bà thật xứng đáng!
    Bà lão giận, bảo:
    - Làm tài trai kiếm miếng ăn không xong, tôi thương cho cậu ăn, chớ có mong gì báo với bổ.
    Trong bọn làm nghề mổ thịt có một tên nhỏ tuổi, thấy Hàn Tín thường đeo thanh gươm lủng lẳng bên hông, bĩu môi bảo:
    - Mầy ngoài tuy lớn con nhưng trong lòng thì nhát lại lên mặt đeo gươm...
    Rồi trước mặt mọi người, muốn làm nhục Hàn Tín, hắn bảo:
    - Thằng Tín, mầy có gan thì đâm tao đi; bằng không thì chun qua trôn tao đây mà đi, tao tha cho.
    Hàn Tín chăm chú nhìn tên này, suy nghĩ một lúc rồi cúi mình lom khom lòn qua trôn hắn mà đi. Cả chợ đều cười ồ, cho là Hàn quá hèn nhát.
    Hạng Võ và Lưu Bang hợp lực diệt được bạo Tần, lại trở nên hai lực lượng đối địch nhau. Hạng Võ xưng Sở Bá Vương; Lưu Bang tức Hán vương. Sở Hạng Võ thế mạnh, chiếm giữ đất Quan Trung, bức chế Hán Lưu Bang vào Hán Trung đất Thục. Trước kia Hạng Lương- chú của Hạng Võ- vượt sông Hoài, khởi binh đánh Tần, Hàn Tín xách gươm theo dưới cờ, không được ai biết tiếng. Hạng Lương chết tiếp đến Hạng Võ, Hàn Tín theo Sở Hạng Võ được phong làm chức Chấp kích lang trung (lính hầu cầm kích ở giữa dinh). Nhiều lần hiến kế nhưng vua Hạng không nghe, khinh là một kẻ hèn nhát "lòn trôn một thằng bé giữa chợ" thì có tài cán gì mà lạm bàn việc binh cơ, an định thiên hạ.
    Sự tranh chấp giữa Hạng Võ và Lưu Bang đến lúc căng thẳng, quyết liệt. Chuẩn bị lực lượng, nhưng Hán Lưu Bang thiếu người làm tướng soái. Mưu sĩ là Trương Lương vâng lệnh đi tìm người, biết tài Hàn Tín nên tìm đến. Trương yêu cầu Hàn và viết thư tiến cử gởi về Hán Lưu Bang, cho Hàn Tín xứng đáng Ðại tướng. Thế là Hàn bỏ Hạng Võ, lén trốn vào Hán Trung phò Lưu Bang.
    Hàn vào quán Chiêu Hiền, xưng danh tánh nhưng vì tính tự trọng không đưa bức thư tiến cử của Trương Lương, nên chỉ được dùng làm một nhân viên chiêu đãi. Can tội xử trảm, 13 người trong bọn đã bị hành quyết, đến lượt Hàn Tín. Nhìn, thấy Bằng công Hạ Hầu Anh, người chưởng quản quán Chiêu Hiền, Hàn Tín hỏi:
    - Nhà vua không muốn thành tựu việc thiên hạ à? Sao lại giết tráng sĩ?
    Ðằng công nghe hỏi lấy làm lạ, nhìn diện mạo Hàn Tín thấy khôi ngô, bèn tha lại tiếp chuyện. Biết là người có tài liền tâu lên Hán Vương Lưu Bang. Nhưng Hán Vương cho kẻ tầm thường, phong cho chức quản lý lương thực. Ðằng công lấy làm buồn, lại giới thiệu Hàn Tín đến Thừa tướng Tiêu Hà. Trong cuộc tiếp xúc bàn bạc, Hàn Tín ứng đối lưu loát. Tiêu Hà nhận Hàn là người có chân tài tâu với Hán Vương, nhưng Hán Vương vẫn cho Hàn chỉ là một kẻ tầm thường trước đi ăn xin, lòn trôn người. Sở Hạng Võ đã không dùng thì Hán dùng làm gì để nhẹ thể thống.
    Bấy giờ trên đường đi Nam Trịnh, tướng tá bỏ trốn có mấy mươi người. Hàn Tín biết nhà vua không dùng mình nên cũng bỏ trốn đi. Hay tin, Thừa tướng Tiêu Hà không kịp báo với Hán Vương, đang đêm tức tốc một ngựa đuổi theo, xin Hàn Tín trở lại. Có người tâu với vua:
    - Quan Thừa tướng Tiêu Hà đã trốn.
    Hán Vương cả giận, lấy làm lo, coi như mình mất phải một cánh tay. Nhưng hôm sau, Tiêu Hà vào yết kiến. Nhà vua vừa giận vừa mừng, quở:
    - Tại sao nhà ngươi trốn?
    Tiêu Hà thưa:
    -Thần đâu dám trốn. Thần đuổi theo người trốn đấy chớ!
    Hán Vương hỏi đuổi theo ai trốn, thì Tiêu Hà đáp:
    - Bẩm, Hàn Tín.
    Hán Vương quở:
    - Tướng bỏ trốn hàng chục mà Thừa tướng không đuổi theo, lại đuổi theo Hàn Tín.
    Tiêu Hà thưa:
    - Các tướng thì dễ kiếm, chớ Hàn Tín là "quốc sĩ vô song". Ðại vương chỉ muốn làm vua ở Hán Trung thôi thì không có chỗ dùng tài của Hàn Tín; chớ muốn tranh cả thiên hạ thì trừ Tín ra, không có ai trù hoạch giúp Ðại vương được. Có điều là không biết Ðại vương muốn chọn đường nào.
    Hán Vương nói:
    - Ta vẫn muốn tiến về Ðông, lẽ nào lại chịu ru rú ở cái xó này.
    Tiêu Hà thưa:
    - Quả Ðại vương muốn Ðông tiến thì có chỗ dùng tài Hàn Tín đấy. Nếu dùng nổi Tín thì Tín ở. Không dùng nổi thì thế nào Tín cũng bỏ đi.
    - Ta nể Thừa tướng, cử hắn làm Tướng quân
    - Chỉ làm Tướng quân chắc Tín không ở.
    - Thì làm Ðại tướng vậy
    - Thế thì hay lắm.
    Liền đó, Hán Vương muốn triệu Hàn Tín, phong làm Ðại tướng. Tiêu Hà nói:
    - Ðại vương vốn tính kiêu mạn, phong làm Ðại tướng mà triệu người như gọi thằng con nít. Hàn Tín sở dĩ bỏ đi là chỉ vì cái lối xử sự kiêu mạn ấy. Nếu quả Ðại vương muốn phong hắn làm Ðại tướng thì phải chọn ngày lành tháng tốt, ăn chay giữ giới, thiết lập đàn tràng, đủ lễ nghi mới được.
    Hán Vương nhận lời, truyền lập đàn bái tướng, trao ấn kiếm lệnh phong Hàn Tín làm Phá Sở Ðại Nguyên, cất binh Ðông tiến đánh Sở Bá Vương Hạng Võ.
    Hàn Tín được biệt vào hàng "Tam Kiệt" (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà), người có tài thao lược, góp phần trí lực rất lớn trong công cuộc chiến thắng, diệt được Sở Hạng Võ, xây dựng sự nghiệp nhà Hán.
    Trong khi Hàn Tín được phong làm Sở Tề Vương ở đất Sở, liền cho mời bà lão giặt vải ngày xưa đến và tặng bà ngàn vàng. Lại cho viên đình trưởng Nam Xương ở Hạ Hương 100 đồng tiền, bảo:
    - Ông tiểu nhân, làm phúc mà không làm cho trót.
    Hàn Tín lại cho đòi gã thiếu niên xưa đã làm nhục mình, bắt mình chui qua trôn, cho làm chức Trung uý. Hàn nói với văn võ bá quan:
    - Ðây cũng là một dũng sĩ. Xưa, lúc hắn làm nhục ta, ta há không giết nổi hắn sao? Nhưng giết như thế tầm thường quá, nên ta nhịn và do đó mới có ngày nay.
    "Nhớ khi lỡ bước sẩy vời" và tiếp thêm 3 câu dưới, ý Kiều tự nhắc lại cái ơn của người đối với Kiều. "Sẩy vời" là ngã khỏi địa vị mình. "Vời" tức "vì" đọc trại ra. "Vì" dịch chữ "vị" là địa vị, ngôi bậc té nhào, ngã xuống, ý nghĩa cũng gần như sa cơ thất thế. Vì Kiều đương ở cảnh thong dong hạnh phúc, bị bọn Khuyển, Ưng vâng lệnh Hoạn Thư đến đánh thuốc mê, đốt nhà bắt về giao cho mẹ Hoạn Thư, để bà này đánh đập tàn nhẫn "trúc côn ra sức đập vào", rồi bắt làm tôi tớ; may gặp bà quản gia lén lo chăm sóc thuốc thang và khuyên nhủ nên đề phòng tâm địa độc ác của con người. "Lỡ bước" là khi Kiều trốn khỏi Quan âm các của Hoạn Thư chưa biết đâu là nhà, may được vãi Giác Duyên cho nương náu ở Chiêu ẩn am... Kiều nói một câu 6 tiếng, riêng 4 tiếng "lở bước sẩy vời" mà hàm súc hai sự kiện để cho hai bà cùng nghe một lúc.
    Tấm lòng thương xót của hai bà đối với Kiều giá có núi vàng đền đáp cũng chưa xứng đáng. Kiều cho rằng ơn nghĩa của hai bà to lớn quý báu hơn vàng. Và, đi đến cụ thể, Kiều tặng mỗi người ngàn lượng vàng lại cho đó là chút lễ thường. Cũng như đã "lòng Phiếu mẫu" thì dẫu bao nhiêu vàng cũng chưa đủ, chưa cân xứng.
    Trong ba câu có 3 chữ "vàng", chúng tôi nghĩ rằng: tác giả có dụng ý nhắc lại tiếng "vàng" để gây cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về ý nghĩa và giá trị của vàng. Tiếng "non vàng" ở trên (non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương) và tiếng "mấy vàng" ở dưới (mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân) để chỉ cái giá trị của vàng với một ý nghĩa trừu tượng: tim vàng, lòng vàng, chùa rách Phật vàng... Còn "nghìn vàng" (nghìn vàng gọi chút lễ thường) là từ xác định cụ thể với một lượng số chỉ định từ (nghìn, ngàn). Từ một khái niệm trừu tượng dẫn đến một hình tượng cụ thể, rồi quay lại khái niệm trừu tượng để chỉ cái giá trị của sự ơn nghĩa hơn vàng qua điển tích (lòng Phiếu mẫu), phải chăng văn đạt được ý tình một cách tuyệt diệu.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
    FR
  8. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    ấy ấy ... cám ơn nhiều MR, HTy lâu không đọc chỉ nhớ qua ký ức ...
    nhưng mà đâu lại có cả Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu - Phật Vàng trong ấy vậy ???
    - Trích đoạn Vân Tiên, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm & Chủ Quán
    "
    ... Trực rằng chùa rách Phật vàng
    ai hay trong quán ẩn tàng kinh luân ...

    .. dù rằng Bùi Kiệm, Trinh Hâm có cao ngạo nói
    Kiệm rằng chủ quán nói nhăng
    dẩu cho trãi việc cũng thằng bán cơm .. ! "

    ... thế MR có định dự vào .. chuyện Kinh Luân, bàn cờ trên trời không cơ? (máy trời, con tạo) .. hihi chỉ đùa tí cho VUI ...

    Merry Xmas again!
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ họ (nghĩa là các tác giả trong Điển tích Truyện Kiều - NXB DT) nhắc đến "Phật vàng" là để giải thích chữ "vàng" ở đây thôi, chứ họ không "nhầm" Lục Vân Tiên với truyện Kiều đâu.
    BÁI PHỤC HTy thật, thế thuộc làu mấy cái chuyện đó à?
    Giải thích cho mình KINH LUÂN đi nào. Đã bảo mình mù tịt mà, có biết gì đâu , biết mỗi Kim Luân ...Pháp vương trong Thần điêu Đại hiệp (đọc nghe hơi giống Kinh Luân)
    Noël vui vẻ
    FR
    Được falling-rain sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 23/12/2002
  10. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ðêm thu khắc lậu canh tàn
    Kiều ở lầu Ngưng Bích, gặp Sở Khanh. Tên họ Sở khoác lác hứa đưa Kiều đi trốn. Kiều không tin lắm, nhưng vì muốn thoát thân chốn lầu xanh ô trọc nên đành nghe theo.
    Cũng liều nhắm mắt đưa chân
    Thử xem con tạo xoay vần đến đâu
    Cùng nhau lẻn bước xuống lầu
    Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn

    Ðêm thu khắc lậu canh tàn
    Gió cây trút lá trăng tàn ngậm gương
    Lối mòn cỏ lợt màu sương
    Hồn quê đi một bước đường một đau

    (câu 1115 đến 1122)
    "Ðêm thu khắc lậu canh tàn"
    "Khắc lậu" là đồng hồ nước ngày xưa dùng để đo thời gian (chỉ giờ), thân đồng hồ có khắc độ để tính.
    Ðoạn diễn tả cảnh Hoạn Thư đánh ghen Kiều bằng cách bắt Kiều đánh đàn hầu tiệc cho vợ chồng mụ, có câu:
    Giọt rồng canh đã điểm ba
    Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm

    (câu 1865 và 1866)
    "Giọt rồng" tức giọt nước trong hồ chạm hình rồng.
    "Giọt rồng", "khắc lậu" đều là vật để đo lường thời gian (ấn định thì giờ) ngày xưa.
    Thời kỳ khoa học chưa phát minh, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là "đồng hồ thái dương" (mặt trời) được coi như xuất hiện trước nhất do tinh thần sáng tạo mộc mạc của con người lúc bấy giờ.
    Vật này gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung bán nguyệt bằng phẳng gọi là nhựt quỹ, có chia từng gạch. Mỗi gạch là một giờ. Mặt trời chiếu xuống trụ và bóng trụ ấy rọi xuống nhựt quỹ, rồi người ta căn cứ vào đó mà định giờ. Cố nhiên, cái "đồng hồ thái dương" này chỉ có thể dùng ban ngày và khi trời tốt, có bóng mặt trời. Tuy nhiên, vì nhu cầu đời sống bắt buộc, con người vốn luôn luôn có óc sáng tạo nên phải tìm một vật khác- có tiến bộ hơn- để tiện lợi trong việc đo thời gian, phân định giờ lẫn ngày và đêm. Ðó là cái "khắc lậu" hay cũng gọi là "thuỷ lậu".
    "Thuỷ lậu" là nước rỏ xuống từng giọt. "Khắc lậu" là giọt nước rỏ thành khắc.
    Ðồng hồ là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước rỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua thì nước trong hồ vơi đi một ít. Muốn cho có vẻ mỹ thuật, người ta chạm hình đồng hồ này thành một con rồng, hoặc chạm chỗ vòi rỏ nước xuống. Do đó mới gọi là "giọt rồng" hay "giọt đồng" vì cái hồ bằng đồng.
    Cũng dựa trên cách làm này, người ta sáng chế thêm là làm một quả tròn và bộng bằng đồng có xoi một lỗ nhỏ. Qủa này được thả nổi trong một chậu nước. Nước chui vào quả tròn bộng này, và khi quả tròn đầy nước tất chìm xuống chậu. Khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng kêu thì người ta vội vớt trút nước ra, rồi đặt lại trên mặt nước như cũ. Cứ mỗi lần như vậy là một giờ hay một thì.
    Ðồng hồ nước này (khắc lậu hay thuỷ lậu) cũng có nhiều bất tiện. Vì ở miền hàn đới, trời quá lạnh, nước đọng thành giá tất đồng hồ nước này mất hiệu lực. Do đó, người ta phải nghĩ tìm cách khác là không dùng nước mà dùng cát.
    Ðồng hồ này gọi là "sa lậu"
    "Sa lậu" hình giống như hai con vụ giao đầu nhọn lại nhau. Cát chảy từ phần trên xuống phần dưới thông qua một cái lỗ nhỏ. Mỗi khi hết thì có cách lật ngược trở lên. Tuy vậy cũng có điều bất tiện là không có tiếng kêu, phải có người tốn công trông chừng.
    Việt Nam ngày xưa, ban đêm đại khái phân làm 5 canh. Mỗi canh là 2 giờ, dựa theo tên 12 chi:
    - Canh một từ 8 giờ đến 10 giờ đêm (giờ Tuất)
    - Canh hai từ 10 giờ đến 12 giờ đêm (giờ Hợi)
    - Canh ba từ 12 giờ đến 2 giờ khuya (giờ Tý)
    - Canh từ từ 2 giờ khuya đến 4 giờ sáng (giờ Sửu)
    - Canh năm từ 4 giờ đến 6 giờ sáng (giờ Dần)
    Ban ngày phân làm 6 khắc tức 1/6 của ngày. Một khắc là 1/4 giờ= 15 phút.
    Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
    Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
    Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
    Lạnh lùng thay giấc cô miên
    Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u
    "Ðêm thu khắc lậu canh tàn" tức là thời giờ từ từ trôi qua, canh này sang canh khác, canh tàn dần, ý nói trời dần dần SÁNG. Ở ĐÂY CÓ THỂ CHO TA BIẾT KIỀU VÀ SỞ KHANH ĐI SUỐT đêm, con đường khá dài.
    "Giọt rồng canh đã điểm ba" tức là thời giờ trôi qua, tiệc kéo dài đến nửa đêm tức canh ba. Hoạn Thư kéo dài tiệc rượu tức là kéo dài cuộc hành phạt Kiều.
    "Truyện Kiều" lấy bối cảnh lịch sử đời nhà Minh (1368- 1628) năm Gia Tĩnh triều Minh Thế Tông (1522- 1567) về khoa học kỹ thuật ở Châu Âu đã có. Nhưng ở Trung Hoa về đời nhà Minh, đồng hồ bằng máy móc gần như ngày nay chưa có, nên còn dùng "khắc lậu" để ấn định thời giờ chăng?.
    (Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
    FR

Chia sẻ trang này