1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐIỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU

Chủ đề trong 'Văn học' bởi falling-rain, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    7.
    ồÔọằSỗ.ộĂồ.đốZôọáố-"ồ'ẵỗ.ộĂố-"ồ'ẵồ.đốZôọáổ-ãố.á
    ổ^'ổoơổ?ăọồ.đọạfỗ,ổ?ăổ>ốzổưÔổ?ăổ>ồ.đốZôọáổ,ồ,ã
    Cỏằ. kim hỏằ"ng nhan hỏằ mỏĂc bỏƠt bỏĂc mỏằ?nh
    Hỏằ"ng nhan bỏĂc mỏằ?nh hỏằ mỏĂc bỏƠt 'oỏĂn trặỏằng
    NgÊ bỏÊn oĂn nhÂn hỏằ nÊi vi oĂn khúc
    Vfn thỏằư oĂn khúc hỏằ mỏĂc bỏƠt bi thặặĂng ( Sặu KhỏÊo )
    ngàn 'ỏằi bỏĂc mênh hỏằ"ng nhan
    mỏƠy ai không cỏÊnh 'oỏĂn trặỏằng trÊi qua
    tỏằ tơnh 1 khúc bi ca
    mỏƠy ai chỏng xót 'ỏằi hoa dỏưp vại
    9. CỏÊnh bên tơnh trong 'oỏĂn 'ỏĐu bài Trặỏằng TặặĂng
    Tặ cỏằĐa LặặĂng Ý NặặĂng 'ỏằi Ngâ 'ỏĂi:

    Hoa hoa diỏằ?p diỏằ?p lỏĂc phÂn phÂn
    Chung nhỏưt tặ quÂn bỏƠt kiỏn quÂn
    Trặỏằng dỏằƠc 'oỏĂn hỏằ trặỏằng dỏằƠc 'oỏĂn
    Lỏằ? chÂu ngÂn thặỏằÊng cĂnh thiêm ngÂn

    Hoa lĂ lơa cành rặĂi lỏÊ chỏÊ
    'êm ngày vỏng ai .. bao nhỏằ> thặặĂng
    TÂn Thanh - lỏĂi 1 ĐoỏĂn Trặỏằng
    Anh hạng qua Êi mỏằạ nhÂn lỏằƠy mơnh
    Mặa RặĂi ỏĂ, 'ỏằf HTy sỏẵ tơm cho 'ặỏằÊc cĂi Điỏằfn Tưch rỏằ"i hỏằ"i Âm nhâ
    ... còn nói là biỏt vỏằ ... thơ HTy K0 nghâ cao tỏằ>i 'ó 'Âu
    mặỏằÊn ẵ Hỏằ"ng Nhan bỏĂc phỏưn dỏằQuà Noel nhâ ...
    ,, Mặa RặĂi .. trưch 'oỏĂn Kim Trỏằng vỏằ tơm nhà VặặĂng viên ngoỏĂi -
    " trặỏằ>c sau nay vỏng bóng ngặỏằi
    Hoa 'ào nfm trặỏằ>c còn cặỏằi gió 'ông .. "
    mà Viỏằ.n KhĂch Thôi HỏằT 'Ê - " Đỏằ Tưch SỏằY Kiỏn Sỏằâ " .. cĂm ặĂn trặỏằ>c MR nhâ ...
    ĐặỏằÊc HTyCG sỏằưa chỏằa / chuyỏằfn vào 09:37 ngày 24/12/2002
  2. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Chưa có thời gian để kiếm cho HTy điển tích đó, nhưng thấy cái này có liên quan nên post cho HTy coi đỡ nha, quà Noel đó, hì hì...
    Hoa Ðào năm ngoái
    Ninh Thượng
    "Trước sau nào thấy bóng người,
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông."

    Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều. Người xưa vắng bóng, chỉ thấy cảnh cũ hoa đào cười trước gió đông ngày xuân. Ðó cũng chính là cảnh của Thôi Hộ trong bài thơ dưới đây.
    Bài thơ viết theo lối hành đá thảo:
    [​IMG]
    In theo lối chân phương:
    [​IMG]
    Nguyên âm:
    Ðề tích sở kiến xứ
    Khứ niên kim nhật thử môn trung,
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong.*
    (Thôi Hộ)
    * Có bản chép là:
    "Nhân diện chí kim hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu xuân phong"
    Dịch:
    Ðề nơi trước gặp gỡ
    Cửa đây năm ngoái ngày này
    Hoa đào cùng với mặt ai ửng hồng.
    Mặt người giờ biết đâu không
    Hoa đào còn đó gió đông vẫn cười.
    (Ninh Thượng)
    Ðề nơi trưóc đã thấy
    Năm ngoái, ngày này, dưới cánh song,
    Hoa đào ánh má, mặt ai hồng.
    Mặt ai nay biết tìm đâu thấy,
    Chỉ thấy hoa cười trước gió đông.
    (Ðỗ Bằng Ðoàn & Bùi Khánh Ðản)
    Hoa cười gió đông, một ngữ cảnh soi tỏ vũ trụ tâm linh, phản chiếu toàn vẹn nội tâm chủ thể, một tâm tư hụt hẫng của Thôi Hộ không gặp lại được người đẹp nơi Ðào viên chốn cũ năm ngoái.
    Ðào viên đây chính là đào nguyên dành riêng cho Thôi Hộ. Hoa đào cười cợt cái tính nhút nhát của người thơ và cũng là cười chế nhạo sự bẽ bàng của người thơ không gặp được giai nhân. Hoa đào tưởng chừng không tàn, vẫn tồn tại từ năm ngoái đến nay để cười cợt cùng gió đông. Ðó chính là cái tâm ảnh của một bóng hình giai nhân vĩnh cửu trong hồn kẻ đang yêu và không gian tâm lý ở đây khác hẳn với không gian đào nguyên chốn Thiên thai khi Lưu Nguyễn lạc lối:
    Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
    Yên hà bất tự vãng niên xuân
    (Tái đáo Thiên thai-Tào Ðường)
    (Cỏ cây hoàn toàn không có sắc mầu độ trước,
    Mây khói chẳng giống mùa xuân cũ)
    Cảnh xuân phảng phất hồn người không lãnh đạm thờ ơ như trong thơ Sầm Tham:
    Ðình thụ bất tri nhân khứ tận,
    Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa
    (Sơn phòng xuân sự)
    (Cây trong sân không biết là mọi người đã ra đi,
    Xuân sang vẫn nở những đóa hoa ngày cũ)
    Bài thơ là một tuyệt bút của Thôi Hộ, và được hình thành ghi đậm nét mối lương duyên tuyệt vời của nhà thơ. Vậy Thôi Hộ là ai?
    Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác lăng, nay là Ðịnh huyện, tỉnh Trực lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Ðường Ðức tông. Thôi Hộ vốn lận đận khoa cử lại là người tuấn nhã, phong lưu nhưng sống khép kín, ít giao du. Một bữa trong tiết Thanh minh chàng dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Thấy một khuôn viên trồng đào, hoa tươi thắm nở rộ, rất ngoạn mục. Chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau một thiếu nữ cực kỳ diễm lệ đem nước ra và hỏi tên họ chàng. Nhìn nhau "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Uống xong, chàng bỏ đi. Năm sau cũng trong tiết Thanh minh chàng trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Ít bữa sau trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại. Chàng xin cưới làm vợ.
    Ðến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Bài thơ ghi lại mối lương duyên bất hủ của người thơ.
    FR
  3. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Kim Trọng về hộ tang chú ở Liêu Dương thì nửa năm sau, chàng trở về đến chốn cũ tìm Kiều, nhìn thấy cảnh đã khác xưa:
    Ðầy vườn cỏ mọc lau thưa
    Song trăng quạnh quẽ vách mưa rả rời
    Trước sau nào thấy bóng người

    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Xập xè én liệng lầu không
    Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày

    (câu 2745 đến 2750)
    Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Ðường trẻ tuổi đẹp trai, nhân dự hội Ðạp Thanh đến một xóm trồng toàn hoa đào (Ðào hoa trang), gõ cửa một nhà xin giải khát. Bên cửa cổng, một thiếu nữ thập thò đưa nước cho chàng. Nàng đẹp, duyên dáng, e lệ. Chàng đưa tay tiếp lấy bát nước. Hai bàn tay trai gái chạm nhau. Nàng ngượng ngùng, cúi mặt xuống. Ðôi má hây hây đỏ như đoá hoa đào. Chàng rụt rè, ngượng nghịu đoạn từ giã ra đi.
    Nhưng rồi đèn sách và mộng công hầu không xoá mờ hình bóng giai nhân. Xóm hoa đào và con người đẹp vẫn gợi lên một hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến nhà thơ lãng mạn chan chứa biết bao tình cảm lưu luyến mặn nồng. Rồi năm sau, ngày hội du xuân đến, Thôi Hộ tìm đến xóm hoa đào. Cảnh cũ còn đó nhưng người xưa lại vắng bóng. Cửa đóng then cài. Chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ, phe phẩy theo gió xuân như mỉm cười chào đón khách du xuân.
    Ngẩn ngơ, thờ thẩn trước cảnh cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi:
    - Hay là nàng đã về nhà chồng?
    Từng bước một, chàng quay gót trở ra. Lòng cảm xúc vô hạn, rồi muốn ghi lại mấy dòng tâm tư của mình, Thôi Hộ lấy bút mực trong bị ra, đề mấy câu thơ trên cửa cổng.
    Chiều đến, nàng thiếu nữ họ Ðào cùng thân phụ viếng người thân trở về. Nàng theo sau cha, chợt nhìn trên cổng thấy bốn câu thơ:
    Khứ niên kim nhựt thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
    Nghĩa:
    Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong
    Hoa đào mặt ngọc gợn ánh hồng
    Mặt người nay biết đi đâu vắng
    Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông
    Nét chữ tinh xảo, ý tứ dồi dào chan chứa một tình cảm đậm đà khiến nàng thiếu nữ họ Ðào cảm thấy lòng xao xuyến và quả tim tình bắt đầu vỗ đập theo một nhịp yêu đương. Nàng ngậm ngùi thở dài, luyến tiếc duyên vừa gặp gỡ lại khéo bẽ bàng.
    Rồi ngày này sang ngày khác, nàng vẫn tựa mình bên cửa cổng mong đợi và hy vọng gặp lại người khách tài hoa xin nước năm xưa. Nhưng ngày lại ngày qua, mấy lần bóng chiều tắt lịm sau dãy đồi xa mà bóng người xưa chẳng thấy, chỉ thấy vài cánh chim chiều lẻ bạn, bạt gió từ ngàn phương kêu bạn đổ về với một giọng não nùng.
    Rồi từ đó, nàng bỏ ăn bỏ ngủ, thân hình tiều tuỵ, dung nhan võ vàng. Thân phụ nàng ngày đêm lo lắng, tìm thầy thuốc thang nhưng vô hiệu.
    Biết không sống được, nàng đành thuật lại tâm sự của mình cho cha già và xin tha tội bất hiếu. Nhìn đứa con thiêm thiếp trên giường bệnh như chờ đợi tử thần, ông lão thương con, nóng lòng chạy tìm người đề thơ trên cổng. Nhưng hạc nội mây ngàn, tìm đâu cho thấy.
    Người cha đau khổ ấy bối rối, cứ chạy ra chạy vào, lòng mang một mong mỏi yếu đuối. Trong giờ phút cuối cùng, mong gặp chàng thi sĩ trẻ tuổi xa lạ đã gây sóng gió, bão tố trong gia đình ông, thì giờ phút này, ông cho là một vị cứu tinh của gia đình, nên ông lại chạy tìm nữa. Ông chạy tìm một cách cầu may!
    Vừa ra khỏi cổng nhà một quãng, bỗng chạm phải một người, ông ngẩng mặt nhìn. Ðó là một thư sinh tuấn tú. Thấy ông mặt mày ràn rụa nước mắt, cử chỉ hốt hoảng, chàng thư sinh lấy làm lạ hỏi. Ông vừa bươn bả đi vừa kể lể thành thực sự tình. Nghe kể chưa hết câu chuyện, chàng thư sinh bỗng bưng mặt khóc. Ông lão bấy giờ lấy làm ngạc nhiên, chưa kịp hỏi rõ thì chàng thư sinh nói:
    - Tôi là Thôi Hộ, người đã đề thơ trên cổng...
    Ông lão mừng rú lên, rồi lôi xềnh xệch chàng vào nhà, đưa thẳng đến phòng.
    Nhưng người thiếu nữ vừa trút hơi thở cuối cùng.
    Nhìn người mang nặng tình yêu đã vì chàng mà phải vóc liễu tiều tuỵ, chết một cách đau đớn, chàng quá cảm động, quỳ bên giường, cầm lấy tay nàng. Chàng áp mặt chàng vào mặt nàng, khóc nức nở... không ngờ nước mắt và hơi ấm của chàng thi sĩ rỏ trên mặt và ủ ấp người nàng có mãnh lực kỳ diệu thế nào, khiến nàng từ từ mở mắt ra, đăm đăm tha thiết nhìn chàng. Nàng thiếu nữ Ðào Hoa trang sống lại, và kết duyên với chàng thi sĩ tài danh Thôi Hộ.
    "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"
    Năm năm trước có người có hoa đào
    Năm nay vắng người chỉ còn có hoa đào
    Hoa đào còn đó phe phẩy trước gió như cười với gió. Cảnh cũ nhưng lại vắng người xưa, nhà thơ Thôi Hộ đã ghi lại xúc cảm của mình bằng bốn câu thơ. Liêu Dương cách trở nửa năm, Kim Trọng quay lại tìm người yêu thì người yêu vắng bóng, trước cảnh đìu hiu, quạnh quẽ, hoa đào vẫn mơn mởn tươi cười
    Sao lại có hoa đào cười?
    Sao lại có nụ cười ở đây?
    Nhìn người đương buồn bã đau khổ mà lại cười, phải chăng là nụ cười vô duyên đến quái dị!
    Trước cảnh bất công của xã hội, giữa lúc nơi lầu son gác tía lại rượu thịt ê hề, thừa thải đến hôi thối thì ngoài đường xương kẻ chết vì đói lạnh chất chồng phơi trắng ra, Ðỗ Phủ, một thi hào đời nhà Ðường cực tả bằng hai câu:
    Chu môn tửu nhục xú
    Lộ hữu đống tử cốt
    Hai cảnh tượng tương phản.
    Tình cảm thương nhớ, hy vọng của Kim Trọng mong gặp lại Kiều ở một nơi mà ngày xưa được gọi là "thiên thai", "động Ðào"... thực hạnh phúc biết mấy; thế mà nay "vách mưa rã rời", "rêu phong mặt đất"... thì cái tình cảm hy vọng đột nhiên trở thành tuyệt vọng. Cực tả trạng thái tình cảm tuyệt vọng này, tác giả dùng lối nhân hình hoá với thế tương phản "hoa đào cười" thì không còn gì tuyệt diệu hơn là làm tăng nỗi đau đớn, tuyệt vọng thêm lên.
    Tác giả Truyện Kiều dùng điển tích bằng hai câu thơ cuối của Thôi Hộ, nhưng không phải làm một việc "nhai lại" mà vốn chuyển hoá điển tích này một cách có khác hơn để phù hợp với hoàn cảnh, tâm tình của Kim Trọng có một ý tình khá sâu sắc.
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
    (Mặt người nay biết đi đâu vắng
    Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông)
    Với Thôi Hộ, thì "người không biết đi đâu" tức tác giả nhận định tình trạng dĩ nhiên như thế một cách khách quan. Và, "hoa đào như cũ, cười với gió đông" tức tả cái cảnh thấy đó, chớ thiếu hẳn một ý tình chứa chan sâu sắc.
    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

    Ðối với Nguyễn Du, qua những từ "trước, sau, nào" đã cho ta thấy một hình ảnh của một con người đương chăm chú, để ý nhìn trước nhìn sau tìm kiếm, cuối cùng hoàn toàn tuyệt vọng... nào thấy bóng người xưa. Và, những từ "năm ngoái", "còn" khiến cho người đọc có thể nhận thức được chàng Kim nhìn hoa đào cười mà chỉ thấy hoa đào năm ngoái là cái hoa đào có Kiều đứng ở bên còn đó, và nụ cười của người yêu xưa cùng với hoa đào xưa, sao nay chỉ còn có hoa phe phẩy nụ cười với gió... Trong một thời gian ngắn ngủi xa cách mà hoa vẫn còn đó nhưng người xưa lại đâu rồi!
    Có khác hơn nhà thơ Thôi Hộ, tác giả Truyện Kiều tả cảnh phối hợp tình, nhưng đi sâu vào tâm tình của đối tượng với tính chủ quan hơn. Tuy cùng mong nhớ một giai nhân, nhưng mối tình của nhà thơ Thôi Hộ đối với cô gái vườn đào không giống mối tình giữa chàng Kim và nàng Kiều. Tình cảm mong nhớ một giai nhân không giống được tình cảm mong nhớ một tình nhân. Mối tình đầu giữa chàng Kim và nàng Kiều đã gắn bó, đương gắn bó.... mà điều này Thôi Hộ chưa có- nên đã tạo được một tình cảm sâu sắc biến động trong tâm tư trước cảnh vật, tất nhiên chất liệu của thơ đã được phát huy- hay tiếng lòng của đương sự đã được rung động với một nhịp độ dồn dập lên cao. Tác giả cực tả cái trạng thái tình cảm và tâm lý chủ quan này.
    Bài thơ của Thôi Hộ cũng như của bao nhiêu bài thơ trữ tình khác. Nhưng sở dĩ còn được người đời nhắc nhở, truyền tụng phải chăng một phần lớn quyết định là do bút pháp điêu luyện, sáng tạo của tác giả Truyện Kiều tạo nên. Cũng như không có tác phẩm Ðoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều của Nguyễn Du thì quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Hoa, hẳn không ai tìm biết làm gì?
    Mượn của người xưa mà không làm nô lệ của người xưa, trái lại làm sáng danh cho người xưa mới thực là tuyệt diệu.
    Tuy nhiên, ở đoạn miêu tả này có điểm đem lại nhiều thắc mắc. Tác giả Truyện Kiều đã xác định:
    Từ ngày muôn dặm phù tang
    Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà
    Vội sang vường Thuý dò la
    Nhìn phong cảnh cũ nay đà khác xưa

    (câu 2741 đến 2744)
    Như vậy, chỉ thời gian trong vòng nửa năm mà gia đình của Vương ông (đã vắng Kiều) lại tàn lụi đến thế sao? Phải chăng đây là một kẽ hở còn có thể phê bình được.
    "Ðiển tích Truyện Kiều" chỉ chú trọng về điển tích và chỉ phát triển hay giải thích ý nghĩa sự việc có liên hệ đến phần điển tích, chớ không phê phán đi sâu vào những sự kiện do tác giả Truyện Kiều sắp xếp trong truyện. Những điểm trên được trích lại, xin làm tư liệu cho phần tham khảo được phong phú, ngoài phạm vi của quyển biên khảo này. Hay nhà thơ giàu cảm nhìn cảnh vật bằng tâm hồn, và đây mới là cái thực chất đặc biệt của nhà thơ?
    (theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
    FR
  4. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Không phải điển tích truyện Kiều , nhưng ý tứ thì cũng buồn như vậy
    M.TAOX AMRUS (1906 - 1962)
    Angiêri
    Em Chờ Anh
    Như năm ngoái, đào trên cây lại chín.
    Ðang đu đưa trên cành.
    Như năm ngoái, đào trên cây lại chín
    Em vẫn chờ, chờ anh...
    Ðào lại chín trên cây như năm ngoái.
    Trong vườn sai trĩu cành,
    Tháng và năm trôi qua không trở lại.
    Nhưng em chờ, chờ anh...
    Thái Bá Tân dịch
    FR
  5. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Đào Hoa Thi1
    Một đoá đào hoa khá tốt tươi
    Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười
    Ðông phong ắt có tình hay nữa
    Kín tiễn mùi hương dễ động người
    2
    Ðộng người hoa khéo tỏ tinh thần
    Ít bởi vì hoa, ít bởi xuân
    Dẽ sử chim xanh đừng chuốc lối
    Bù trì đã có khí hồng quân
    không phải điển tích Nguyễn Du dùng trong Kiều, miễn cứ Đào với Hồng, đông với phong, xuân với hoa (người đàn bà) là tiểu luận được rồi
    không chừng FR nên đổi bút danh là Hoa Rơi .. đi
    古?-賢s?,z Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
    fYo?飲?..T.名 Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  6. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Hay đổi thành Hoa gạo rơi
    Người người đón Noel, ta ngồi đây ngắm Hoa đào, vậy là đón xuân trước tất cả mọi người
    FR
  7. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Đào hồng[​IMG]  quân mạc hồng nhan, HoaĐông phong hồng đào điểm bạch tuyếtÁi sương Việt nữ nhan như ngọc Dạ nguyệt Hoang trì tự hoán saĐào, hồng hoa hay nữ nhân ...Gió lay hoa  rụng điểm hồng tuyết bôngSương khuya gái việt giai nhânĐêm trăng giặt lụa ao hoang tự mình
     [​IMG]         [​IMG][​IMG]
    .. thế thì sẽ chào tiễn biệt con ngựa hoang trong chiều Sương lạnhnhé Hoa ..G Rơi  ới ời .. [​IMG] & đón chào Dương Nữ Quí Phi
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  8. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Người Trung Quốc gọi Đằng Vương Các, Hoàng Hạc Lâu và Nhạc Dương Lâu là "Giang Nam tam đại danh lâu".  Nhiều người biết đến Hoàng Hạc Lâu qua bài thơ của Thôi Hiê.u. Đỗ Phủ có bài "Đăng Nhạc Dương Lâu",  Nhưng khi nhắc đến lầu này, người ta có khuynh hướng nhớ đến bài "Nhạc Dương Lâu Ký" của Phạm Trọng Yêm đời Tống.  Còn Đằng Vương Các đã nôỉ tiếng từ thời Sơ Đường qua bài phú của Vương Bột. Bài phú này kết thúc bằng một bài thơ thất ngôn : 
    -- Bản Dịch Trần Trọng San----------------------------------------------------------------
    Bên sông đây gác Đằng VươngMúa ca đã hết, ngọc vàng nào ai ?Cột rồng Nam phố mây bayRèm châu mưa cuốn ngàn Tây sớm chiềuIn đầm, mây vẩn vơ trôiTang thương vật đổi, sao dời mấy thâuĐằng vương trong gác giờ đâu ?Trường giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.
    -- Translated by H.A. Giles-----------------------------------------------------------
    Near these islands a palace was built by a prince,But its music and song have departed long since;The hill mists of morning sweep down on the halls,At night the red curtains lie furled on the walls.The clouds óer the water their shadows still cast,Things change like the stars: how few autumns have passed.And yet where is that prince ? Where is he ? - No reply,Save the splash of the stream rolling ceaselessly by.Chinese poetry in English verse, London, 1898
    -- Translated by P. Demiéville
    Le haut pavillon du prince de T'eng se dresse près de l'ilôt du fleuve;Les jades de ceinture et les grelots de char se sont tus.Autour des piliers peints volent, à l'aube, les vapeurs des rives du Sud;Le store de perles roule en ses plis, le soir, la pluie des monts de l'Ouest.Les nuages oisifs, au fond de l'eau, se reflètent comme autrefois.Tout change, les astres mêmes évoluent; combien d'automnes ont passé ?Le fils de l'Empereur, hôte de ce pavilon, où est-il aujourd'hui ?Et le Grand Fleuve coule tout seul, en vain, de l'autre côté des clôtures...Anthologie de la poésie chinoise classique, Gallimard, Paris, 1962 Bài phú này còn có vài câu nữa rất xuất sắc mà người đời sau thường hay nhắc đến:
    Lạc hà dữ cô vụ tề phiThu thủy cộng tràng thiên nhất sắc.Ngư chu xướng vãn,Hưởng cùng Bành Lãi chi tân;Nhạn trận kinh hàn,Thanh đoạn Hành Dương chi phố.
    Đây là mấy câu dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục: Cò bay ráng lượn đua nhau,Long lanh đáy nước in màu trời xaTrằm Bành Lãi gần xa tai lắng,Giọng ngư chu văng vẳng chiều hôm;Tiếng đâu Hành phố nổi chìm,Phải chăng trận nhạn bắc nam kinh hàn.
    Tương truyền Vương Bột làm trọn bài phú này tại buổi tiệc Diêm Bá Chư, đô đốc Hồng Châu, đặt ở Đằng Vương Các. Vương Bột lúc đó mới có 19 tuổi, nhờ cơn gió thổi mạnh thuyền chàng mới đến được Đằng Vương Các đúng giờ. [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Nguyễn Du có dùng điển tích này cho câu Kiều: Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngàỵ   [​IMG]
    Khoảng 675-676, lúc mới 27-28 tuổi, Vương Bột bị đắm thuyền, chết đuối ở biển Nam Hải trên đường sang Giao Chỉ thăm cha.
    Happy New Year 2003
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  9. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    -- Nguyên tác Vương Bột
    Đằng Vương Các Tự
    Đằng vương cao các lâm giang chử
    Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
    Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
    Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
    Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
    Vật hoán tinh di kỷ độ thu .
    Các trung đế tử kim hà tại ?
    Hạm ngoại Trường giang không tự lưu
    Ý quên chép bản gốc âm Hán Việt
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  10. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Thanks so much !!!
    Định post tiếp Điển tích truyện Kiều, nhưng thấy tích nào cũng buồn cả. Còn có vài ngày là sang năm mới, thôi lại Hoa đào tiếp vậy:
    Khi hoa đào nở

    Sáng nay trời khép chân mây trắng,
    Thuyền bến sông ba đậu khít bờ.
    Chim về xóm lạ mong sương mới,
    Tháng chạp hoa đào nở lẳng lơ,
    Gió đẩy bờ lau chạy với lau,
    Núi chàm thu hẹp núp trong sâu.
    Bên cầu trúc đổ, phơi đầu bạc
    Ông lão quên về, đứng thả câu.
    Và có hơi may thấm lạnh lùng,
    Có từng loạt lá trút trên sông.
    Có người thiếu phụ gầy như trúc,
    Đi khắp vườn cau tước gió đông.
    Nàng mơ sống lại thu hôm trước,
    Đã rụng bao nhiêu ánh mặt trời.
    Mùa đông buồn quá, chìm lâu quá,
    Chìm cả trong lòng nét thắm tươi./.

    Yến La
    Happy new year to All
    FR

Chia sẻ trang này