1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐIỂN TÍCH TRUYỆN KIỀU

Chủ đề trong 'Văn học' bởi falling-rain, 04/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chán quá!!Cứ như cái đà này, bạn bê cả cái trang web của người ta vào đây rùi còn gì, Ăn cắp thì cũng vừa vừa thôi chứ!
    http://www.hue.vnn.vn/vanhocvn/dientich_truyenkieu/index.htm
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Xích Bích Hoài Cổ Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu Tư tương ma tẩy nhận tiền triều Đông phong bất dữ Chu Lang tiện Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều .
    ( Đỗ Mục )
    ---------0--------
    Chìm sông , kích sắt chưa tiêu Rửa mài nhận dấu tiền triều ở trong Chàng Chu mà thiếu gió Đông Hai Kiều đã khóa đền Đồng vui xuân .
    (Ngô Tất Tố dịch)
    ------0-----
    Mũi giáo gãy còn vùi dưới cát Mài rửa đi nhận vết tiền triều Gió Ddông chẳng giúp thuận chiều Trong đền Ddồng Tước , hai Kiều khóa xuân .
    (Trần Trọng Kim dịch)
    -----0----
    Kích gãy chìm sâu cát mấy lần Rửa đi nhận rõ dấu tam phân Gió Ddông nếu chẳng vì Công Cẩn Ddồng Tước hai Kiều đã khóa xuân .
    (Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản dịch)
    -------0------
    Kích chìm trong cát chưa tiêu Mài ra còn dấu của triều Hán bang Gió Đông chẳng giúp Chu Lang Đài Đồng Tước khóa hai nàng Kiều xinh .
    ( Tư Mã Thy Minh dịch thoát) .
    ------0-----
    Đây là bài hoài cổ tuyệt tác của thi sĩ Đỗ Mục đời Vãn Đường . Ông đã nhắc lại trận hoả công tại Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc giữa hai nước Bắc Ngụy và Đông Ngô .
    Vào thời Hán mạt , Tào Tháo , Thừa Tướng của Bắc Ngụy , cũng là tay văn nhã , cho xây đài có tên là Đồng Tước , mượn tiếng là để thưởng nhàn nhưng thật ra là muốn biểu lộ uy quyền . Tháo lại truyền cho con mình là Tào Thực , nức tiếng thi phú , làm bài phú về Ddồng Tước Ddài ( bài phú này cũng rất nổi tiếng trong văn học sử TH. ) .
    Sau này Tháo vừa muốn chiếm Tây Thục lại vưà muốn răn đe Đông Ngô nên kéo 80 vạn binh đóng dọc theo bờ sông Trường Giang . Khổng Minh , quân sư của Tây Thục , bèn sang Ngô hiến kế liên hiệp để chống lại binh Tào . Vì hầu hết đám văn quan của Đông Ngô đều khiếp nhược muốn hòa hơn là chiến , Khổng Minh mới trổ tài " Thiệt chiến quần nho " . Hay hơn cả là Khổng Minh lại khích tướng được cả Chúa Đông Ngô là Tôn Quyền và Thủy sư Đô Đốc Chu Du bằng cách cố ý sửa chữ " kiều " trong câu " Lãm nhị kiều ư Đông Tây hề " ( Nối hai cầu từ Đông sang Tây ) trong bài phú đài Đồng Tước ra thành chữ " Kiều " ám chỉ 2 người đẹp Đại Kiều và Tiểu Kiều , vợ của Tôn Quyền và Chu Du . Khổng Minh lại cho rằng ý của Tào Tháo muốn ( diệt Ngô ) bắt 2 nàng Kiều đem về đài Đồng Tước . Thế là chúa Đông Ngô và Chu Du đều nổi giận chịu đánh Tào . Sau những trận chiến về gián điệp và mưu kế thần sầu , Khổng Minh đã giúp cho Chu Du đánh trận hỏa công nơi Xích Bích tiêu diệt gần hết 80 vạn quân Tào Tháo .
    Các bạn đọc Tam Quốc Chí của La Quán Trung qua lời bàn của nhà phê bình nổi tiếng của TH. Kim Thánh Thán thì sẽ hiểu rõ hơn về trận chiến này .
    Trong truyện Kiều có câu : " Vẫn nghe sực nức hương lân  Một lầu Đồng Tước khóa xuân hai Kiều "
    là lấy ý trong bài Xích Bích Hoài Cổ này .
    ( Sưu Tầm by TMTM, chép lại by HTy )
    -----------------------------------------
    ấy có bạn nào không vui mà nói chi thế ?!?  [​IMG] [​IMG]
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  3. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Ơ bạn này lạ thế? Không đọc tất cả những gì tớ viết sao? Tớ nói là tớ đang đọc Điển tích truyện Kiều nên post lên đây chia sẻ với các bạn quan tâm, tớ cũng ghi rõ dưới mỗi bài là Điển tích truyện Kiều - Nhà xuất bản Đồng tháp kia mà. Sao lại gọi là "ăn cắp"??? Có ai ăn cắp mà lại hô lên như tớ không bạn ơi?
    Sao bạn nặng lời thế? Tớ muốn chia sẻ cũng không được sao?
    FR
  4. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Bài tựa Thanh Tâm Tài Nhân (câu 11 chữ)
    Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài,
    Ngã diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận.
    Nghĩa: Nàng thực hiểu rõ, nên biết trời xanh vẫn thương
    tài; ta cũng bảo rằng chớ oán má hồng không có phận.

    Bài tựa Thanh Tâm Tài Nhân (câu 12 chữ)
    Duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang, Biến khởi mại ty, Lôi Châu tức biện oan dân chi án.
    Nghĩa:
    Duyên trao quạt được vuông tròn, đất Liêu Dương không về hộ tang chú;
    việc bán tơ gây tai vạ, phủ Lôi Châu đà sớm xét tình oan.
    Bài tựa Thanh Tâm Tài Nhân (câu 13 chữ)
    Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu Hoa Nghiêm chi kiếp,
    Hưu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi.
    Nghĩa:
    Vì xưa nay trai tài gái sắc vẫn sống theo luật nhân
    quả như đã nói trong kinh Hoa Nghiêm,
    nên chớ lạ rằng non xanh đất vàng tự nghìn xưa cùng đau
    thương về nỗi chìm đắm.
    chuyện bán tơ bi tù tội ở Liêu Dương - trong Thanh Tâm Tài Nhân; Ng Du đã vận dụng rất gần từ Kim Vân Kiều vào DTTT
    ấy Hoa Rơi đừng có buồn nhé 999
    ..hoa gạo rưng rưng dòng sữa
    buổi trưa hè nghe chó sủa cuối thôn
  5. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Anh HO MO à,theo em anh em mình nên cổ động cho Rên một tẹo,em đánh giá cô ấy rất nghiêm túc và tâm huyết trong chủ đề cô ấy tạo ra,riêng điểm ấy làm em rất tôn trọng.
    Em Rên khi đăng tải nguyên văn nên kèm theo nhận xét hay bình phẩm của mình thì hấp dẫn hơn em ạ.Cám ơn mọi người đã tham gia box Văn học,hy vọng chúng ta sẽ đóng góp nhiều bài bổ ích
  6. HTYCG

    HTYCG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Ấy Hoa Rơi ạ, bạn đọc muốn mình làm người sáng tác hơn là người sưu tầm ấy ...thôi thì mình sáng tác nhé Mưa Rơi [​IMG]trong mắt ai .." Đầm đầm châu sa "
    Em đi hạnh phúc hồng tươi,Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao ?Sắc hương muôn nẻo tuôn trào,Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình.Anh về viết lại thơ anh,Để cho bến mát cây xanh đôi bờ.Cho sông cho nước tự giờ,Chẳng còn lỡ chuyến con đò sang ngang.Lứa đôi những bức thư vàng,Chẳng còn chữ chữ hàng hàng lệ rơi.Chim hồng, chim nhạn, em ơi,Trên nền gối cưới đời đời yêu nhau. ( Nguyễn Bính)
    và trong ánh mắt đó có lúc như cợt, như mời - trong vắtbên Núi Vu Sơn ..." làn thu thủy, nét xuân sơn ";  có lúc long lanh sáng" đôi mắt em là hành tinh lóng lánh " ( Nguyên Sa)và những lúc là những sợi tơ trời giăng giăng - châu sagiọt lệ thầm ... và thì mưa lại rơiHoa Tình yêu  Có ghi...mưa từ đâu mưa về ?hạt mưa nhớ thương mang niềm riêngmưa .. ngoài hiên mưa nhiềulàm hoa lá kia ... rơi tả tơimưa chiều nay mưa hoài!hỏi ai có thương thân Kiều chăng ?phải chăng mưa nhiều vì chạnh lòngnữ nhân - bao tài danhcùng mang kiếp duyên Hoa Đào Xuâncớ chi nhiều Đoạn Trường cho duyên kiếp như mây...đêm gió ... mưa rơi ngoài khung cửamưa làm .. rơi rụng Hoa Tình y  [​IMG]
    thế thì bạn đọc sẽ nghĩ Hoa Rơi là người ST chứ không phải người st .. hihihi [​IMG]
    ***************************************************************
    Sau đây là những bài Đường thi tuyệt tác khác được những người yêu thích thơ cổ đều biết đến . Những bài này đã ít nhiều có ảnh hưởng đến phần nào trong thi ca của Việt Nam . Vì có rất nhiều các bậc túc Nho ,dịch giả tiền bối đã ... lấy hết ý , hết chữ khi dịch các bài thơ này rồi nên TMTM . chỉ góp phần chú thích để cho các bạn chưa biết đến thơ cổ được dễ hiểu và nắm vững được chút ít những sự việc có liên quan đến các bài thơ . Mời các bạn thưởng lãm .
    --------0-------- Đề tích sở kiến xứ Khứ niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu Đông phong . ( Thôi Hộ ) Chốn này năm trước
    Năm ngoái , nơi đây , tại chốn này Hoa đào , kiều nữ , ánh hồng say Giờ đây kiều nữ ... nơi đâu tá ? Chỉ thấy hoa đào ngọn gió lay . ( Chi Điền dịch ) ----------
    Năm ngoái , ngày này , dưới cánh song Hoa đào ánh má , mặt ai hồng Mặt ai nay biết tìm đâu thấy Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông . ( Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản dịch ) ------------------------
    Ngày này , năm ngoái đến đây Hoa đào phản ánh hây hây má hồng Người xưa đâ tá mà trông Hoa đào lả ngọn gió Đông vẫn cười . ( Đào Hữu Dương dịch )
    -------0------
    Đây là bài thất ngôn tứ tuyệt tuyệt tác . TM xin kể lại cho các bạn nghe về giai thoại văn chương về bài thơ này .
    Thôi Hộ khi trên đường ra kinh ứng thí có đi ngang qua một vườn hoa đào đầy hoa đẹp . Chàng thi nhân tao nhã , tuấn tú này nổi tính yêu hoa nên mới ghé vào gõ cửa chủ nhà xin để thưởng thức hoa đào nở và xin nước uống . Chợt một cô gái , con của chủ nhà , xinh như hoa bứớc ra vui vẻ rót nước mời chàng . Khi đã thưởng hoa đào nở và uống nước xong , chàng thi nhân mới cảm tạ xin cáo từ để lên kinh ứng thí . Khi đã xong việc thi cử , trên đường về, chàng ghé lại chốn cũ mong gặp lại cô gái đã cho mình nước uống lúc trước . Tiếc thay , cảnh cũ còn đây mà người xưa đâu chẳng thấy , người đẹp năm trước giờ chẳng biết phương nào , bêb cạnh nhà chỉ thấy hoa đào lung lay hé nụ cười trước gió Đông . Vưà nhớ người , vừa tức cảnh , chàng thi sĩ lãng mạn Thôi Hộ liền lấy bút viết lên tường bài thơ trên .
    Một thời gian sau nhân dịp tiết Thanh Minh , chàng lại bồi hồi nhớ đến người đẹp năm xưa , trở lại chỗ cũ lần nữa . Đến nơi thì chỉ nghe tiếng than khóc văng vẳng trong nhà . Nhà thơ mới đánh liều gõ cửa xin vào rồi hiểu rõ sự tình . Thì ra đó là tiếng của song thân nàng kiều nữ đang khóc than bên giường bệnh con gái mình . Hỏi đầu đuôi thì Lão ông cho biết là từ khi có chàng thanh niên ghé qua xin nước uống và quay trở lại đề thơ trên tường , thì , cô gái sinh ra bệnh nặng , thân xác tiều tụy , nằm chờ đón tử thần như hiện tại .
    Nghe xong câu chuyện , chàng thi nhân lãng mạn đã biết chính mình là ... thủ phạm đã gây ra sự việc nầy . Chàng chạy lại giường mà ôm khóc . Thật lạ lùng ! Nàng kiều nữ đang nằm thiêm thiếp chờ đợi tử thần đến rước , mắt chợt mở ra , đôi má xanh nhợt chợt thấy ửng hồng , mắt phượng long lanh , tràn đầy sinh khí nhìn chàng thi sĩ âu yếm như là cặp nhân tình đã yêu nhau từ lâu giờ này gặp lại .
    Khỏi nói là hai vị thân sinh của nàng kiều nữ mừng rỡ đến bực nào . Họ vội lạy tạ trời đất rồi làm lễ thành hôn cho cặp uyên ương nầy . Và người đời sau khi đọc thơ lại nhớ đến mối tình duyên khá ly kỳ , đầy thi vị này .
    --------0------
    Phụ lục;
    Cụ túc Nho Phan Mạnh Doanh đã có " dịch " bài thơ nầy bằng một lối hết sức độc đáo . Thay vì dịch như các học giả khác dịch từ nguyên tác , cụ Doanh đã lấy 4 câu thơ từ 4 tác phẩm khác nhau đem kết lại thành bài dịch đúng ý như nguyên tác .
    Đây là bài " dịch " của cụ Doanh
    Nét trông cửa tía mấy trùng ( Ngọc Hoa ) Vẻ hồng kia với má hồng xinh tươi ( Ngọc _ Kiều _ Lê ) Trông theo nay chẳng thấy người ( Chinh Phụ Ngâm ) Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông ( Kiều ) . (TMTM Chú dịch & Mạn bàn; HTy ghi chép )
    .. tiếp nhé Hoa Rơi ...
    Được HTyCG sửa chữa / chuyển vào 06:47 ngày 28/12/2002
  7. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    Đố Kiều - Đối Kiều
    Vào những ngày đầu xuân, các làng quê đồng bằng Bắc Bộ thuở xưa và ngày nay vẫn thường mở lễ hội. Xưa kia chỉ vào dịp đó trai gái mới có cái cớ để gặp nhau công khai trong hội lễ hoặc hội hát. Trong các hội hát, dù hát quan họ, hát chèo, ví, ngâm thơ? người ta đều rất hay dùng Kiều, vận Kiều, thách đối, thách đố, thách giải nghĩa các câu Kiều. Những phần mở đầu cuộc đối Kiều tưởng cứ như vô tình, nhưng thực ra là một sự chuẩn bị lỹ lưỡng:
    Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
    Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
    .
    Truyện Kiều đã ngấm rất sâu vào tâm hồn người dân quê, từ lúc bé thơ, nghe mẹ ru bằng câu lục bát Truyện Kiều. Vận Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều là một thú chơi tao nhã và văn chương, vì bản thân truyện Kiều đã tao nhã và đầy chất thơ vừa bác học, vừa dân gian. Nhưng người đố vẫn cố tình giả đò lầm lẫn để đố Kiều và vận Kiều cho vui, tỏ rõ khả năng sử dụng câu Kiều thông minh, đúng chỗ. Phía các cô gái ?ora quân? thách phái các ?ochàng trai?:
    Truyện Kiều anh đã thuộc lầu,
    Đố anh kể được một câu hết Kiều.

    Cả truyện Kiều có 3254 câu (tính câu 6-8 là hai câu), làm sao trả lời bằng một câu thơ lục bát mà lại phải lấy ra bằng chính câu của Truyện Kiều. Vậy mà chàng trai vẫn đáp được:
    Truyện Kiều anh đã thuộc lầu,
    Anh xin được kể một câu hết Kiều:
    Trăm năm trong cõi người ta,
    Mua vui cũng được một và trống canh
    .
    Thế là câu lục (6) của đầu truyện Kiều được nối liền với câu bát (8) ?" câu cuối số 3254 của Truyện Kiều. Thật là tài tình, vừa hết Truyện Kiều. Và phía chàng trai đố lại:
    Nghe đồn em thuộc Kiều lầu,
    Xin em kể hết một câu năm người

    Ở đây một câu nghĩa là cả dòng 6 chữ và dòng 8 chữ.
    Các cô gái hội ý nhanh chóng để tìm ra lời đáp. Lập tức họ trả lời:
    Này chồng, này mẹ, này cha
    Này là em ruột, này là em dâu

    (Câu 2981-2982)
    Cái hay và cái tài ở các cô gái là đã tìm ra đúng một câu lục bát trong Kiều, đúng chỉ một câu! Vì nếu các chàng trai không đố ?ochỉ một câu 5 người? hẳn trong Kiều còn có chỗ khác, có 2 câu cũng chỉ ra 5 người:
    Trông xem đủ mặt một nhà,
    Xuân già còn trẻ, huyên già còn tươi.
    Hai em phương trưởng hòa hai,
    Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa
    .
    (Câu 3009-3012)
    Cứ thế hết gái đố lại đến trai đố nhưng chỉ xoay quanh truyện Kiều. Những câu đố Kiều liên tưởng nhiều khi là sự suy đoán cố tình sai bằng cách ?orâu ông nọ cắm cằm bà kia? để gây cười, như câu đố tìm ra động thái Kiều đau bụng ở những câu nào. Và bên giải đố đã trả lời:
    Khi tựa gối, khi cúi đầu,
    Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

    (Câu 487-488)
    Tách rời câu trên ra khỏi đoạn văn, thì động thái trên giống như người đang quằn quại đau bụng thật, đúng vào lúc Kiều đánh đàn cho Kim Trọng thì hẳn phải là Kiều! Nhưng đấy chỉ là tâm trạng biểu hiện của Kim Trọng trước tiếng đàn tuyệt diệu đang thổ lộ tâm can của nàng. Vì thế, trước câu ?oKhi tựa gối?? kia đã nói rõ động thái ấy là của người nghe (Kim Trọng) chứ không phải của người đánh đàn (Thuý Kiều):
    Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
    Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu
    .
    *
    * *
    Để kết thúc phần đố và đối Kiều, xin dẫn ra đây đôi câu ?ođối Kiều? mà đến nay vẫn được xếp vào hàng vế đối hay, khó có câu đối nào vượt lên được nó. Ở mỗi vế ?ođối Kiều? chỉ là một câu 7 chữ nhưng lại vận dụng hai câu thơ 6-8 liền nhau trong chính Truyện Kiều. Để có 7 chữ, phải cắt bớt chữ câu bát (8) cho hợp lý và hợp nghĩa. Chưa hết, vế đối Kiều này còn dùng niêm luật thơ Đường chặt chẽ của thể thơ Tiệt Hạ, nghĩa là câu nào cũng bỏ lửng ở cuối, nhưng người đọc vẫn hiểu được, đồng thời phải tôn trọng luật đối chữ - nghĩa từ của đối. Vế đối:
    Dám đem trần cấu dự vào bố
    Vế đáp:
    Mượn màu son phấn đánh lừa con.
    Còn nguyên văn cả vế đối và vế đáp như sau:
    Chẳng hổ mình sao, dám đem trần cấu dự vào bố.
    Tuồng gì hoa thải, mượn màu son phấn đánh lừa con.

    Khẩu khí và cách nói năng của cả 2 vế là cùng hạng, giống nhau.
    Vế đối lấy câu thơ 6-8 trong Truyện Kiều:
    Nghĩ mình chẳng hổ mình sao,
    Dám đem trần cấu dự vào bố kinh
    .
    (Câu 3103-3104)
    Vế đáp cũng lấy câu thơ 6-8 trong Truyện Kiều:
    Tuồng chi hoa thải hương thừa,
    Mượn màu son phấn đánh lừa con đen
    .
    (Câu 1413-1414)
    Trần cấu có nghĩa là bụi bẩn, thứ cáu ghét. Ở đây Kiều tự cho thân mình là nhơ nhuốc (vì đã là gái thanh lâu), nên khi gặp lại Kim Trọng và Kim Trọng muốn nàng trở thành vợ, nàng đã trả lời không dám ?odự vào bố kinh?. Bố kinh chỉ người vợ hiền thảo, bởi điển tích ?oKinh thoa bố quần? có nghĩa là ?ocái thoa bằng gai, cái quần bằng vải thường? của nàng vợ hiền thảo Mạnh Quang (đời Hậu Hán). Vế đáp dùng thành ngữ ?ohoa thải hương thừa? cũng ý chỉ người con gái đã thất tiết không còn trong trắng, ví như bông hoa đã vứt bỏ, hương đó đã có người dùng. Câu thơ tiệt hạ Bố - Con đã trở thành đối chữ và nghĩa rất chỉnh.
    *
    * *
    Nhưng hơn tất cả vẫn là những ?onàng Kiều?, những ?oKim Trọng?, trong lúc vận Kiều đã tạo ra rất nhiều làn điệu hay, rất nhiều các câu đối đáp tài tình và tế nhị làm quyến rũ người nghe và quyến rũ cả mùa xuân.
    (st) , không biết ST, cũng không biết bình luận !!!
    Nhưng vẫn muốn được chia sẻ .
    FR
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sorry,Mình cũng hơi nóng tính và nặng lời. Mong mọi người bỏ qua.Dù sao Falling post bài cũng dày công thật, rất là đẹp mắt.
    Hôm sau mình cũng xin được đóng góp với mọi người cho vui nhé
    Còn cái Trang web mình nói, nó hay bị lỗi về phông chữ, ai thích đọc, thì copy và paste về Micrôrd exêl mà đọc nhé
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Mình thực sự vui lắm khi đọc những dòng của Home . Tụi mình cùng góp vui nhé. Cám ơn Home và HTy
    Thực ra copy bài trên trang web đó cũng phải ngồi sửa lại khá nhiều các lỗi, và những câu trích Kiều thường mình phải kiểm tra lại bằng Từ điển truyện Kiều của Đào Duy Anh. Cũng khá mất công, nhưng vui vì bản thân học thêm được nhiều điều, biết thêm được nhiều tích hay, càng thấy khâm phục Nguyễn Du. Và điều mình vui nhất là chia sẻ được với các bạn
    FR
  10. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    "Trước sau nào thấy bóng người,
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông."

    Cứ mỗi lần đọc câu thơ này và nhớ đến tích Thôi Hộ, mình lại liên tưởng tới bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực Tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua.
    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    "Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa rồng bay".
    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu...
    Ông đồ vẫn ngồi đấy,
    Qua đường không ai hay,
    Lá vàng rơi trên giấy;
    Ngoài trời mưa bụi bay.
    Năm nay hoa đào nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?

    Cảnh sắc luôn luôn là những cánh hoa đào nở rực rỡ trong những ngày đông lạnh buốt. Sắc đào tươi vui như đang cười, như báo hiệu mùa xuân sắp tới, như xua đi cái giá lạnh của mùa đông. Cảnh vui là thế, những tưởng lòng người cũng vui mới phải. Nhưng không, chẳng chút niềm vui, chỉ mình ta bồi hồi trong hoài niệm, day dứt, nhớ mong, chỉ mình ta với cô đơn lạnh lẽo "Không có ai để chia tay chiều nay. Mình tôi đưa tiễn tôi này..". Thảng thốt tìm một hình bóng cũ, lặng thầm gọi tên ai...
    "... người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?"

    để rồi nhận ra rằng "...con người rồi ai cũng như ai, phải đi hết buồn vui của cuộc đời, chỉ khác nhau một chữ thôi, chữ Hoài" (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
    FR

Chia sẻ trang này