1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điệp viên hoàn hảo: Phạm Xuân Ẩn _ trích đăng ( theo báo tuổi trẻ)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi thuydo82, 03/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo: Phạm Xuân Ẩn _ trích đăng ( theo báo tuổi trẻ)

    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 1)


    Thiếu tướng tình báo - anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn nói về cái nghiệp tình báo đã vận vào mình: "Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh".

    Dưới ngòi bút của giáo sư - nhà sử học Mỹ Larry Berman, trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo ra mắt độc giả Việt Nam hôm nay, nhà báo trong vỏ bọc mà Phạm Xuân Ẩn tạo ra thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao đã nhập vai một cách hoàn hảo. Hai cuộc đời hoàn hảo trong một cuộc đời hoàn hảo.

    Dưới đây là các trích đoạn trong sách:

    Tháng 8/1970. Chuyến bay 90 phút từ Singapore đến Sài Gòn đối với cô Diane Anson dường như dài bất tận. Vài ngày trước đó, cô nhận được thông báo chính thức rằng chồng cô, nhà báo Robert Sam Anson, làm việc cho tạp chí Time, đã mất tích ở Campuchia. Ngày mất tích là 3/8/1970. Ngoài ra không có một thông tin nào khác.

    Rời phi trường, Diane đi thẳng tới trụ sở văn phòng tạp chí Time-Life đặt tại khách sạn Continental. Một tay bế con trai Sam mới 15 tháng tuổi, còn tay kia dắt đứa con gái Christian hai tuổi rưỡi, cô vào hết phòng này đến phòng khác để hỏi các phóng viên tại đây thông tin về chồng mình. Diane sợ điều xấu nhất đã xảy ra đối với người phóng viên trẻ nhất của tạp chí Time, đồng thời là người chồng 25 tuổi của mình.

    Quan điểm chung

    Khi nhận nhiệm vụ sang Việt Nam, cũng như hầu hết các phóng viên trẻ đến đây, Bob Anson kỳ vọng rằng chuyến công tác này là cơ hội để anh tạo dựng danh tiếng của mình giống như các đồng nghiệp David Halberstam, Malcolm Browne và Neil Sheehan đã từng làm những năm đầu thập kỷ 1960.

    Nhưng sau vài tháng ở Việt Nam, các bài viết của Anson không được đăng trên tạp chí Time. Hai phóng viên cao cấp thường trú tại Sài Gòn là Clark và Burt Pines dường như cũng gặp ít nhiều rắc rối khi các bài viết của họ không được trưởng ban biên tập tạp chí ở New York duyệt.

    Trong mắt của Anson, cuộc chiến tranh này là giết chóc và vô đạo đức. Đây cũng chính là quan điểm chung về cuộc chiến tranh tồi tệ được cảm nhận ở mọi nơi, trừ bên trong bốn bức tường của văn phòng tạp chí Time ở Sài Gòn cũng như tại tổng hành dinh tờ tạp chí này ở New York.

    Khi Anson nêu vấn đề với ban biên tập tạp chí Time về sự tự quyết của người Việt Nam, anh liền bị gán cho nhãn hiệu là kẻ phản chiến nhụt chí và ấm đầu.

    Trong một bữa tiệc tối tại văn phòng tạp chí Time do John Scott - một ủy viên biên tập - chủ tiệc, cuộc nói chuyện xoay quanh vấn đề Mỹ đang giành được những tiến bộ lớn trong chiến tranh, người ta lảng tránh thực tế bằng cách đưa ra những thành tích bằng con số lấp lánh.

    Anson không thể chịu được nữa, anh xổ ra một tràng: "Các bạn đã bỏ qua một điểm chính rồi. Người Việt Nam đã từng đánh bại Nhật, đánh bại Pháp và họ đang đánh bại chúng ta, bất kể chúng ta đã dùng đến vũ khí gì để đánh họ. Người Việt Nam kiên trì lắm, họ rất quyết tâm, và lịch sử đang đứng về phía họ. Có lẽ các người không nhận ra điều đó?.

    Anson không hề cảm thấy hối tiếc những điều anh đã nói. Nhưng chính những lời anh nói ra đã mang lại tai họa cho anh. Marsh Clark bí mật gửi một lá thư báo cáo các sếp ở New York.

    Nhận được thư của Clark, lãnh đạo tạp chí Time ở New York liền gửi một lá thư cho tất cả các phóng viên và biên tập viên của tạp chí Time đang làm việc trên khắp thế giới rằng: "Trước khi đến Việt Nam, Bob đã từng cảm thấy rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là vô đạo đức; và rằng Việt Nam hóa chiến tranh chỉ đơn giản là kéo dài cuộc chiến tranh vô đạo đức mà thôi. Chẳng có điều gì ở Việt Nam khiến Bob thay đổi được cách nhìn cũ của anh ta".

    Bob Anson muốn từ chức sau khi đọc được những điều mà anh hiểu rằng Clark đã công khai muốn đuổi anh đi. Đó là lý do tại sao anh đi tìm gặp một người bạn thân nhất của mình ở Việt Nam: Phạm Xuân Ẩn. Giống như hầu hết các phóng viên ở Sài Gòn, Anson khâm phục Phạm Xuân Ẩn vì các mối quan hệ của ông trong phủ tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

    Phạm Xuân Ẩn dường như biết tất cả mọi người và mọi điều xảy ra ở Sài Gòn, đồng thời luôn sẵn sàng giúp đỡ các phóng viên Mỹ tìm hiểu về đất nước ông. Tại phân xã các tòa báo nước ngoài, người ta đồn rằng Phạm Xuân Ẩn là cựu nhân viên mật vụ dưới thời Ngô Đình Diệm, một điệp viên của Pháp, một nhân viên CIA, một điệp viên của Chính quyền Sài Gòn, hoặc là cùng lúc làm điệp viên cho tất cả các cơ quan nói trên.

    Trách nhiệm nặng nề

    Diane khóc nức nở khi cô tới văn phòng Phạm Xuân Ẩn. Suốt cuộc gặp, Phạm Xuân Ẩn cứ nhìn chằm chằm vào hai đứa trẻ. Phạm Xuân Ẩn lắng nghe lời của Diane cầu xin giúp đỡ tìm kiếm chồng mình. Trong đầu ông bỗng nhớ lại cách đó vài tuần, Bob Anson đã hẹn gặp ông ở tiệm cà phê Givral để nhờ ông đọc qua lá thư xin từ chức mà Bob định sẽ gửi cho Marsh Clark. Ông đã bảo Anson xé lá đơn xin từ chức đó đi.

    Nếu ông không khuyên Anson như vậy, rất có thể hôm nay biết đâu gia đình Anson lại chẳng đang cùng nhau đi nghỉ ở Singapore hay Bali. Nếu Anson trước đó từ chức thì anh đã không phải sang Campuchia. Bởi vì vài tuần sau khi Anson gặp ông ở tiệm cà phê Givral, Marsh Clark gọi Anson tới văn phòng của ông ta - nơi có treo trên tường một tấm bản đồ Đông Dương khổ lớn.

    Clark chỉ vào Việt Nam, nói với Anson: "Tôi phụ trách đưa tin khu vực này". Sau đó ông ta chỉ sang vị trí nước Lào và Campuchia nói: "Còn hai nước này thuộc về anh phụ trách". Kết thúc buổi làm việc hôm ấy, Clark bảo Anson đóng gói đồ đạc để ra sân bay: "Tôi không muốn thấy mặt anh ở đây nữa".

    Phạm Xuân Ẩn cố tìm lời an ủi Diane bằng cách nói rằng ông sẽ làm tất cả mọi điều có thể để giúp đỡ, nhưng trong lòng thì cũng nghĩ rằng bạn mình có thể không còn nữa. Chính vì thế mà ông thấy mình càng phải có trách nhiệm hơn. Phạm Xuân Ẩn hứa với Diane rằng ông sẽ tiếp tục kiểm tra các nguồn tin.

    Sau khi Diane và hai đứa nhỏ rời văn phòng, Phạm Xuân Ẩn suy nghĩ mông lung về người bạn Bob Anson của mình. Ông biết rõ những điều cần làm, nếu không cẩn thận có thể làm hỏng sứ mệnh của mình.

    Nhà tình báo hàng đầu của Hà Nội ở Sài Gòn chấp nhận rủi ro bị lộ để cứu mạng sống cho một phóng viên người Mỹ. Ông biết rằng nếu Bob Anson chết, người Việt Nam cũng mất đi một người bạn chân chính. Trong lòng ngập tràn trách nhiệm nặng nề về sự mất tích của Anson, Phạm Xuân Ẩn quyết tâm tìm bằng được câu trả lời về việc Anson còn sống hay đã chết.

    (Theo Tuổi Trẻ)
  2. traitimnuoc

    traitimnuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Nếu các bạn muốn mua sách có thể vào ngay trang bansach.net đặt mua và sẽ giao tận nhà cho bạn
  3. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 2)

    Chỉ một tháng sau cuộc đảo chính quân sự, Lon Nol tổ chức một cuộc thanh trừng sắc tộc đối với những người dân tộc thiểu số Việt Nam sinh sống tại Campuchia.
    Theo đó, một trong những chiến dịch của Lon Nol diễn ra tại thị xã Takeo - nơi nổi tiếng là một căn cứ của cộng sản. Anson khi đó được phái sang Campuchia để viết bài về sự kiện này.
    Những vụ thảm sát
    Cứ mỗi sáng Anson cùng với người cộng tác viên của anh là Tim Allman lái xe hơi từ Phnom Penh đi Takeo để kiểm số lượng người Việt bị giam giữ. Vào một đêm, lính Campuchia xả súng vào tất cả những người Việt Nam này. Sáng hôm sau, khi Anson và Allman đến nơi đã thấy những thi thể, người nọ nằm đè lên người kia giữa một vũng máu lớn.
    Nhưng khi bước lại gần hơn, họ nhìn thấy một vài người cử động, đồng thời nghe thấy những tiếng kêu rên. Một ông già bị bắn gãy chân cố gắng nói: "Chúng tôi chỉ là những người bán hàng. Các ông hãy đưa chúng tôi ra khỏi đây ngay, nếu không đêm nay chúng quay lại sẽ giết chết hết những người còn sống sót".
    Anson quì xuống gần một bé trai chừng 8 tuổi. Anson và Allman quyết định chở chú bé tới bệnh viện ở Phnom Penh, đồng thời gọi thêm các phóng viên khác tới đưa những người bị thương đi, nếu không lính Campuchia trở lại sẽ giết hết những người còn sống sót. Anson và Allman xếp những người bị thương càng nhiều càng tốt vào xe hơi rồi chở họ về Phnom Penh. Anson chạy thẳng về khách sạn để gặp đoàn phóng viên mới tới. Anh hét to: "Xuống Takeo ngay. Người ta đang bắn giết người Việt Nam. Gọi cả những nhà báo khác nữa".
    Trời tối dần. Allman lái xe chở đầy các nhà báo trở lại để viết bài về vụ thảm sát. Đêm đến, đám lính Campuchia chuẩn bị cuộc thảm sát cuối cùng của chúng. Anson bắt đầu sợ, đúng lúc đó có tiếng xe hơi đang đến gần. Thì ra đó là xe của Bernard Kalb, phóng viên của Hãng CBS, cùng cả nhóm làm phim từ Phnom Penh lên để chở vài người bạn ra khỏi Takeo. Nhận ra hai đồng nghiệp, Bernard Kalb nói: "Các cậu cho rằng đứng đây là có thể ngăn chặn được đám lính Campuchia hành quyết những người đó sao? Nếu chúng đã có ý định giết những người Việt này thì chúng sẽ giết họ thôi. Và khi đó cả các cậu cũng không thoát".
    Anson không muốn đi, nói rằng anh không nỡ bỏ mặc những đứa trẻ Việt Nam ở lại. Bernard Kalb liền đặt bàn tay hộ pháp lên vai Anson có vẻ như để an ủi động viên đồng nghiệp. Nhưng không, bàn tay người khổng lồ đã túm chặt lấy cổ Anson rồi cùng với các phóng viên truyền hình khiêng Anson ấn vào xe hơi.
    Henry Kamm - người sau này được nhận giải thưởng Pulitzer - sau đó đã có bài đăng trên trang nhất báo New York Times về vụ thảm sát người Việt Nam ở Campuchia. Trong đó, anh nêu rõ nhà báo Anson đứng đầu một nhóm người tìm cách cứu *********. Những bài báo viết về vụ thảm sát đã làm dấy lên sự căm phẫn ở Sài Gòn, đặc biệt là trong đám phi công quân lực Việt Nam Cộng hòa tổ chức những đợt tấn công vào các vị trí của Bắc Việt ở Campuchia.
    Bob Anson còn sống. Theo lời kể của Anson thì anh bị quân đội Bắc Việt Nam bắt sống tại địa điểm bên kia một con sông trên đất Campuchia cách thị trấn Skoun vài kilômet do anh không để ý đến hai hoặc ba trạm gác trên đường. Sau khi bị bắt, Anson bị dẫn giải đi. Khi thì phải đi bộ, lúc thì chạy xuyên qua những địa hình rừng già dọc đường mòn Hồ Chí Minh trong tư thế tay bị trói. Cuộc đi bộ bắt buộc đã dẫn Anson đến một ngôi làng nhỏ. Tại đây, Anson được một người sĩ quan nói được tiếng Anh thẩm vấn.
    Cứu mạng một người bạn
    Tại Sài Gòn, sau cuộc gặp đầy xúc động với Diane Anson, Phạm Xuân Ẩn trở về nhà. Đêm hôm đó, chờ cho đến khi các con đã đi ngủ, Phạm Xuân Ẩn đặt mấy hạt gạo và đổ một ít nước lên chiếc thìa rồi đưa lên lửa nấu cho đến khi gạo trở thành một chất hồ sền sệt. Bên cạnh ông, con chó Đức và bà Thu Nhàn - vợ ông - đứng nhìn. Phạm Xuân Ẩn nhúng ngòi bút vào thìa cháo đặc, rồi bắt đầu viết lên một tờ giấy gói thông thường. Vài phút sau mực bay hơi biến mất nhưng ông vẫn tiếp tục viết, giống như ông đã từng làm cứ vài tuần một lần như vậy trong suốt một thập kỷ qua.
    Sáng hôm sau, ông Ẩn có hẹn gặp với bà Nguyễn Thị Ba, một người liên lạc lâu năm của ông (năm 1976, bà Nguyễn Thị Ba được tuyên dương Anh hùng các lực lượng vũ trang). Bà Ba lớn hơn ông Ẩn 12 tuổi, miệng luôn bỏm bẻm nhai trầu nên không hề gây ra sự chú ý nào đối với người khác. Phạm Xuân Ẩn quyết định chỉ gửi một bức điện với vài cuộn phim.
    Ông nêu yêu cầu cấp trên cung cấp cụ thể những thông tin về một nhà báo Mỹ, đồng nghiệp của ông làm việc cho tạp chí Time, một người bạn của Việt Nam vừa bị bắt sống. Ông đề nghị nếu Bob Anson chưa chết, cần phải trả lại tự do ngay cho anh ta, không cần hỏi lại. Ông giải thích rằng người Mỹ này đã cứu nhiều mạng sống của trẻ em Việt Nam ở Takeo. Phạm Xuân Ẩn làm điều này là rất mạo hiểm vì nếu chẳng may bà Ba hoặc bất kỳ thành viên nào trong tổ tình báo khi đang vận chuyển báo cáo của ông mà bị bắt, thì vỏ bọc của ông bị lộ tẩy ngay tức khắc.
    Ngày hôm sau Phạm Xuân Ẩn đi chợ chim, thú cùng với con chó Đức của ông luôn ở bên. Chợ chim, thú lúc nào cũng đông nghẹt người. Vài phút sau, bà Ba tới và ông Phạm Xuân Ẩn bắt chuyện. Sau đó, họ chia tay mỗi người đi một ngả. Phạm Xuân Ẩn trở về văn phòng tạp chí Time còn bà Ba đi về hướng Củ Chi ngoại ô Sài Gòn. Tại đây, một mạng lưới hỗ trợ tinh vi đang chờ bà Ba chuyển giao những gói nem cuốn. Trong gói đó có cả những yêu cầu của ông Phạm Xuân Ẩn về thời gian, địa điểm cho những cuộc gặp gỡ tiếp theo. Sau khi gửi các báo cáo đi, Phạm Xuân Ẩn không biết phải làm gì nữa ngoài chờ đợi tin tức về số phận của Bob Anson.
    Sau nhiều tuần bị bắt giữ, một hôm vào lúc nửa đêm, Bob Anson được một trong những sĩ quan thẩm vấn đánh thức dậy, thông báo rằng việc anh là phóng viên của tạp chí Time đang được xác minh, có thể có kết quả trong vài ngày tới nhưng anh sẽ sớm được trả lại tự do. Người sĩ quan nói: "Ở Việt Nam chúng tôi có truyền thống người nào chỉ cần cứu mạng sống của một trong số con em chúng tôi thôi thì đã được chúng tôi ghi nhận. Mặt trận xin cảm ơn anh. Anh được tự do. Từ nay anh là người của phía chúng tôi. Một người chiến sĩ cách mạng". Chín ngày sau, Anson được rời nơi tạm giam.
    17 năm sau, Bob Anson trở lại Việt Nam vì lý do cá nhân. Nửa đêm Anson đến thăm nhà Phạm Xuân Ẩn. Ông ra chào khách trong một bộ quân phục với hàm đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, trên ngực đeo huân chương. "Lúc nào anh cũng mặc thế này à?", Anson hỏi. "Phải. Lúc nào cũng thế này", ông Ẩn đáp và mỉm cười.
    Khi gặp lại Anson, câu đầu tiên Phạm Xuân Ẩn hỏi là: "Thế nào, các cháu Christian và Sam có khỏe không? Diane có khỏe không?". Anson nghĩ: "17 năm đã trôi qua, thế mà ông Ẩn vẫn chưa quên một chi tiết nào. 17 năm đã trôi qua, ông vẫn còn biết cách làm vui lòng tôi. Kỹ năng này chắc đã khiến ông rất giỏi trong nghề của mình".
    (Theo Tuổi Trẻ)
  4. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 3)

    Phạm Xuân Ẩn gia nhập ********************** tháng 2/1953 ở vùng đất Mũi Cà Mau. Nhà lãnh đạo ********* cấp cao nhất ở miền Nam Việt Nam lúc đó là ông Lê Đức Thọ đã chủ trì buổi lễ kết nạp Đảng cho ông Ẩn.
    Sau đó, ông Lê Đức Thọ đã đưa Phạm Xuân Ẩn ra ngoài để nói chuyện riêng. Ông Lê Đức Thọ tiên đoán với Phạm Xuân Ẩn rằng khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Mỹ sẽ không để cho người Việt Nam tự quyết định tương lai của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ đến một ngày có chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Phạm Xuân Ẩn được chuẩn bị sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng giao cho để bảo vệ đất nước mình.
    Điệp viên duy nhất sang Mỹ
    Edward Lansdale - giám đốc phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn - coi Phạm Xuân Ẩn (khi đó là thư ký tổng hợp của Cục Chiến tranh tâm lý thuộc Lực lượng dự bị liên quân) là một tiềm năng để có thể tuyển mộ phục vụ cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, Lansdale đã đề nghị được bảo trợ cho Phạm Xuân Ẩn sang Mỹ học ở trường hạ sĩ quan về tình báo và tâm lý chiến.
    Phạm Xuân Ẩn báo cáo cho cấp trên trực tiếp của mình là ông Mười Hương về đề nghị này của Lansdale. Ông Mười Hương đã khuyên Phạm Xuân Ẩn nên tránh việc này, thay vào đó là học nghề báo chí. Khi Phạm Xuân Ẩn nói với Lansdale rằng ông muốn được học báo chí, Lansdale lập tức đề nghị được đứng ra bảo trợ cho ông, đồng thời liên hệ ngay với Quỹ Á châu.
    Ông Mai Chí Thọ - khi đó đứng đầu bộ phận tình báo ở miền Nam - nói: "Ông Phạm Xuân Ẩn là điệp viên duy nhất mà chúng tôi cử sang Mỹ?. Ông Mai Chí Thọ đã tham gia một cách tích cực vào việc chuẩn bị cho chuyến đi của ông Ẩn. Ông Mai Chí Thọ kể với tôi: "Khi đó chúng tôi vẫn còn hoạt động trong bí mật. Tôi phải kín đáo gom góp tiền bằng cách một phần sử dụng quỹ hoạt động tình báo, số còn lại đi vay mượn thêm".
    Tôi hỏi ông Mai Chí Thọ vì sao ông Phạm Xuân Ẩn lại được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này? Ông Mai Chí Thọ đáp: "Vì ông ấy nói được tiếng Anh tốt hơn những người khác, đồng thời ông có năng khiếu nghề nghiệp. Một trong những sức mạnh lớn nhất của người điệp viên là luôn bình tĩnh và có nhiều bạn bè, phải luôn chơi được với mọi người để không gây sự chú ý nào. Phạm Xuân Ẩn là người làm được điều ấy đối với mọi người và đó chính là lý do vì sao tôi coi ông Ẩn là một trong những nhà tình báo vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước tôi".
    Sứ mạng của Phạm Xuân Ẩn ở Mỹ là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về người Mỹ và văn hóa của họ, để khi về Việt Nam làm việc dưới vỏ bọc là một nhà báo; phải luôn cố gắng làm cho mình hòa nhập được vào cách viết, cách nghĩ của người Mỹ. Ông Mười Hương nói: "Nếu không làm được như vậy, anh sẽ không thành công".
    Hồ sơ của Phạm Xuân Ẩn khi đó được chuyển tới bác sĩ Trần Kim Tuyến với chỉ thị phải kiểm tra với phía Mỹ về tính cách và lòng trung thành của Phạm Xuân Ẩn. Chỉ riêng lời giới thiệu của Lansdale thôi cũng đủ hiệu quả cho Trần Kim Tuyến duyệt ngay mọi giấy tờ thủ tục của Phạm Xuân Ẩn, giúp ông kịp thực hiện được chuyến đi Mỹ. Từ đó, cuộc đời của điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn và cuộc đời của kẻ chống cộng khét tiếng Trần Kim Tuyến có nhiều liên hệ với nhau. Tối thứ bảy ngày 12/10/1957, chàng trai 30 tuổi Phạm Xuân Ẩn đặt chân xuống California.
    Thấm vào nền văn hóa Mỹ
    Phạm Xuân Ẩn nhanh chóng ổn định học tập và làm quen với cuộc sống sinh viên ở trường Đại học Orange Coast. Một trong những khía cạnh nổi bật trong thời kỳ Phạm Xuân Ẩn ở California là mức độ ông học được tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống ở trường. Nói một cách nôm na là ông đã thấm được nền văn hóa Mỹ.
    Trong khi nhiều điệp viên phải chấp nhận mình luôn ở một vị trí không nổi bật, Phạm Xuân Ẩn lại chọn cách thâm nhập vào cuộc sống để tạo thêm vỏ bọc cho mình. Ông thường xuyên tham gia các trận đấu bóng đá và các bữa tiệc trên bãi biển, trở nên nổi tiếng là người thích đùa.
    Phần lý thú nhất trong thời gian Phạm Xuân Ẩn sống ở đây là những lúc làm việc trong ban thời sự tờ báo Barnacle của trường.
    Tài năng báo chí của Phạm Xuân Ẩn nở rộ với sự hướng dẫn của Lee Meyer. Dưới sự lãnh đạo của Lee, tờ báo nhà trường Barnacle đã được Hiệp hội Báo chí học đường xếp hạng nhất trong số các tờ báo của các trường đại học, cao đẳng.
    Phạm Xuân Ẩn là một sinh viên giỏi, thường được nhận giấy khen mỗi học kỳ. Ông dự các lớp về lịch sử, khoa học chính trị, kinh tế học, triết học và khoa học xã hội. Phạm Xuân Ẩn còn tham dự hội nghị báo chí tại trường Đại học Redlands. Ngoài ra, ông còn tham gia đoàn đại biểu báo Barnacle đi dự đại hội các nhà xuất bản quốc gia bang California tổ chức tại thành phố San Francisco.
    Phạm Xuân Ẩn rất lo ngại đến những sự kiện diễn ra ở quê hương. Ông tự hỏi chẳng biết có ai trong gia đình, bạn bè bị bắt trong những cuộc càn quét của chính quyền Ngô Đình Diệm hay không? Điều Phạm Xuân Ẩn sợ nhất là có ai đó đã tiết lộ ông là một đảng viên cộng sản.
    Nếu điều đó xảy ra, ông có thể sẽ không bao giờ được trở về nước và gia đình ông sẽ phải chịu đựng những điều tồi tệ nhất do cảnh sát của chế độ Diệm mang lại. Tháng 1/1958, em trai của Phạm Xuân Ẩn bị bắt. Sau này ông nhớ lại: "Được tin đó tôi rất buồn. Tôi đã mất liên lạc với những người cộng sản, tất cả những người lãnh đạo trực tiếp của tôi đều đã bị bắt; em trai tôi cũng bị bắt".
    Quỹ Á châu đã dàn xếp một học bổng cho Phạm Xuân Ẩn và ông chuẩn bị một thời kỳ thực tập tại báo Sacramento Bee gần như ngay sau khi tốt nghiệp. Chuyến đi thực tập này sẽ tạo cho Phạm Xuân Ẩn không chỉ kinh nghiệm làm việc, mà còn tạo uy tín cho ông để làm công việc đó sau này. Sau đó, Phạm Xuân Ẩn đi thực tập ở Liên Hiệp Quốc cũng do Quỹ Á châu dàn xếp.
    Đến Liên Hiệp Quốc, Phạm Xuân Ẩn đã kịp được dự nghe nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Khi Phạm Xuân Ẩn đang mải mê thực tập thì nhận được tin Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (khóa III) họp tại Hà Nội đã ra nghị quyết về việc bắt đầu cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. "Khi tôi được tin về những người cộng sản trở lại chiến tranh, tôi đã biết tôi phải trở về quê hương", ông nói.
    Phạm Xuân Ẩn quyết định rằng chỉ có về nước ông mới cống hiến được tốt nhất cho Tổ quốc Việt Nam của ông: "Tôi lo cho gia đình tôi, cho những người lãnh đạo của tôi, và nhiệm vụ của tôi. Tôi đã hứa trước Đảng. Nay tôi đã ba mươi hai tuổi rồi. Tôi biết sớm muộn gì thì tôi cũng phải trở về nước. Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi".
    (Theo Tuổi Trẻ)
  5. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 4)
    Trở lại Sài Gòn vào một ngày cuối tháng 9/1959 sau hai năm ở Mỹ, điều mà Phạm Xuân Ẩn sợ nhất là vừa ra khỏi máy bay đã bị bắt giải đi mất tiêu.
    Phạm Xuân Ẩn đã bố trí cho cả gia đình ra đón ở sân bay để nếu chẳng may ông bị bắt thì còn có người chứng kiến. Lúc đó, rất nhiều đồng đội của ông đã bị bắt. Ông Mười Hương, chỉ huy trực tiếp của Phạm Xuân Ẩn, cũng đã bị bắt năm 1958 và khi đó đang bị giam giữ ở nhà lao Chín Hầm.
    Vào phủ tổng thống
    Do đi vắng lâu không nắm được tình hình ở nhà, nên suốt một tháng đầu kể từ khi về nước, Phạm Xuân Ẩn cứ ở lỳ trong nhà. Ông gửi một lá thư cho bác sĩ Trần Kim Tuyến. Trần Kim Tuyến vẫn còn quan hệ rất thân với Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm. Trong thư, Phạm Xuân Ẩn viết: ?oTôi mới học xong lớp báo chí ở Mỹ và đã về nước, hiện đang cần một việc làm. Ông có thể bố trí cho tôi vào đâu được không??.
    Trần Kim Tuyến nhận thấy ngay giá trị của việc có một người tốt nghiệp ở Mỹ như Phạm Xuân Ẩn làm việc cho chính quyền Diệm. Ông ta liền bố trí cho Phạm Xuân Ẩn vào làm nhân viên trong văn phòng phủ tổng thống. Với vị trí này, Phạm Xuân Ẩn tiếp cận được các hồ sơ về quân đội, quốc hội, và nói chung là các loại hồ sơ về tất cả các tổ chức ở miền Nam Việt Nam.
    Tuy nhiên, ngay sau đó Trần Kim Tuyến lại nhận thấy một điều quan trọng hơn trong việc sử dụng kỹ năng báo chí của Phạm Xuân Ẩn. Trần Kim Tuyến bảo Phạm Xuân Ẩn đến gặp Nguyễn Thái, tổng giám đốc Việt Tấn xã (Vietnam Press). Việt Tấn xã là cơ quan báo chí chính thức của chế độ Ngô Đình Diệm. Từ hàng ngàn tin tức do các hãng thông tấn lớn quốc tế cung cấp mỗi ngày, Việt Tấn xã có nhiệm vụ lựa chọn ra những tin nào phù hợp về mặt chính trị để cho dịch sang tiếng Việt rồi xuất bản, coi đó như là quan điểm chính thức của chính quyền Ngô Đình Diệm.

    Một trong những tấm thẻ nhà báo của Phạm Xuân Ẩn. Ảnh:Larrybermanperfectspy.
    Nguyễn Thái nhớ lại: ?oPhạm Xuân Ẩn là nhân viên đầu tiên của Việt Tấn xã được đào tạo báo chí ở Mỹ và là người nói trôi chảy tiếng Anh. Hơn nữa, tôi đang cần một phóng viên giỏi như vậy để đưa tin từ văn phòng tổng thống, vì đây là một nhiệm vụ rất nhạy cảm. Tôi nhận thấy Phạm Xuân Ẩn rất thạo tin và quan hệ rộng. Dường như ông ấy quen biết tất cả những nhân vật quan trọng ở Nam Việt Nam, nhưng không bao giờ thấy ông khoe khoang điều đó. Đầu óc dí dỏm và khiếu hài hước khiến ông trở thành một người mà ai cũng thích?. Phạm Xuân Ẩn được các nhà báo quốc tế ở Sài Gòn yêu quý đến mức phóng viên nào cũng đánh giá rất cao về ông.
    Phạm Xuân Ẩn làm việc cho Việt Tấn xã không lâu bởi vì ông được các tờ báo lớn và các hãng thông tấn nước ngoài mời chào vào làm việc ở vị trí cao. Tất cả các cơ quan báo chí nước ngoài ở Sài Gòn đều đánh giá cao Phạm Xuân Ẩn bởi sự hiểu biết sâu sắc về chính trị Việt Nam và việc ông có quan hệ rộng với các quan chức Sài Gòn. Phạm Xuân Ẩn chuyển sang làm cộng tác viên cho Hãng thông tấn xã Anh Reuters. Phạm Xuân Ẩn cộng tác với phóng viên Reuters Peter Smark, người Australia. Văn phòng của Reuters đặt ngay trong khuôn viên của Việt Tấn xã.
    Con sói cô đơn
    Trên thực tế, khi đó công việc của Phạm Xuân Ẩn với tư cách một nhà tình báo chiến lược mới chuẩn bị bắt đầu. Ông có thể sử dụng tất cả những mối quan hệ của mình với các nhân vật chống cộng sản khét tiếng. Đồng thời, Phạm Xuân Ẩn có thể phát huy tất cả những kỹ năng xã hội mà ông học được ở Mỹ để tiếp cận các tài liệu, các buổi thông báo tin tức giúp ông hiểu được những mấu chốt để chống lại những chiến thuật mới của Mỹ ở Việt Nam.
    Phạm Xuân Ẩn luôn tự ví mình như một con sói cô đơn, bởi vì chẳng ai giám sát hoạt động hằng ngày của ông. Tất cả mọi việc liên quan đến hoạt động tình báo đều tùy thuộc ở sự sáng tạo của Phạm Xuân Ẩn. Mỗi khi Trung ương Cục miền Nam có yêu cầu đặc biệt, Phạm Xuân Ẩn sẽ nhận được chỉ thị thông qua những thông tin được mã hóa do bà Ba chuyển tới, hoặc người nữ liên lạc này tìm cách gây chú ý với Phạm Xuân Ẩn khi ông đến đón các con giờ tan trường.
    Phạm Xuân Ẩn đôi khi cũng đến căn cứ ********* để trình bày các báo cáo của mình, cũng như để được giao thêm nhiệm vụ mới. Để thực hiện những chuyến đi về Củ Chi, Phạm Xuân Ẩn để ria mép và nuôi tóc dài hơn một chút nhằm che giấu khuôn mặt thật của mình. Mỗi khi thực hiện chuyến đi như vậy, Phạm Xuân Ẩn đều tạo ra một lý do cho sự vắng mặt của mình. Ông thường nói với các đồng nghiệp làm việc ở tạp chí Time rằng ?oGiáo sư ******** học đi nghỉ ba ngày ở Huế để tìm kiếm các em xinh tươi nhìn có vẻ nghệ sĩ và hippy?.
    Khi chuyển sang làm việc cho tạp chí Time, Phạm Xuân Ẩn sử dụng những tư liệu mà các phóng viên khác đã tiếp cận trước. Đó là những tài liệu của phía bên kia mà cảnh sát Sài Gòn thu được, những tin bài do các hãng thông tấn lớn phát phổ biến, những bài viết trên các báo chí, và cộng thêm thông tin từ các nguồn cao cấp của ông. Điều này chứng tỏ rằng Phạm Xuân Ẩn đã giữ lại một số thông tin, không viết hết cho tạp chí Time những điều ông biết. Mặt khác, trong công việc của một nhà tình báo chiến lược, Phạm Xuân Ẩn phụ thuộc vào những tài liệu thu được từ nhiều mối quan hệ của ông trong tổ chức tình báo trung ương Việt Nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa, Quốc hội, và các mối quan hệ tiếp xúc của ông trong các cộng đồng tình báo Mỹ, Pháp, Trung Quốc.
    Phong trào nổi dậy ở miền Nam Việt Nam đang càng ngày càng phát triển rầm rộ. Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh xây dựng một kế hoạch toàn diện chống nổi dậy. Chẳng bao lâu sau, Mỹ cho ra đời sản phẩm ?oNhững chiến thuật và kỹ thuật hoạt động chống nổi dậy ?(CIP). Sản phẩm CIP được mang đến Sài Gòn đầu năm 1961. Ngay lập tức, một bản copy của tài liệu này được chuyển cho bác sĩ Trần Kim Tuyến.
    Ông Trần Kim Tuyến liền đưa cho Phạm Xuân Ẩn yêu cầu phân tích tài liệu đó để giúp ông ta có thể nắm được hết các ý tứ trong chiến lược mới. Tham mưu trưởng lục quân, tướng Trần Văn Đôn, cũng trao cho Phạm Xuân Ẩn một bản tài liệu đúng như vậy. Đây là những tài liệu được xuất bản tháng 5/1961 gồm 47 trang, trong đó có cả những sơ đồ xác định mục tiêu nhằm tiêu diệt các lực lượng của *********. Phạm Xuân Ẩn còn thường xuyên giữ liên lạc với các tướng lĩnh quân đội Việt Nam Cộng hòa sau khi họ kết thúc khóa huấn luyện đặc biệt về chiến lược chống nổi dậy được tổ chức tại Trung tâm chiến tranh đặc biệt quân đội Mỹ ở Fort Bragg, Mỹ, trở về.
    Nhiệm vụ của Phạm Xuân Ẩn là phân tích các chiến thuật mới để những nhà vạch kế hoạch quân sự cộng sản đưa ra được những chiến thuật đối phó. Phạm Xuân Ẩn nói: ?oTôi được phía Việt Nam Cộng hòa tin cậy nên trao cho nhiều tài liệu, thậm chí cả ông Trần Kim Tuyến cũng vậy. Tôi đã đọc tất cả những tài liệu ấy, trao đổi với các cố vấn quân sự Mỹ và những người bạn Việt Nam của tôi vừa từ khóa huấn luyện ở Mỹ trở về. Sau đó tôi viết báo cáo tình báo gửi đi?.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  6. hung3x9

    hung3x9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Mình mới mua quyển này cho thầy ở nhà châm cứu. Nhưng mà hơi đắt
  7. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    dẫu sao cũng cảm ơn bạn! Cuối tuần này bên NXB TT sẽ ra cuốn bìa mềm : 90.000đ, có mặt tại các cửa hàng ở Đinh Lễ, mời các bạn đón đọc nhé!
  8. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 5)

    Chế độ Ngô Đình Diệm đang tiến gần đến bờ phá sản. Sự hiếu chiến của bà Trần Lệ Xuân, thường gọi là madame Nhu, đã trở thành biểu tượng của chế độ Diệm.
    Tình báo Mỹ đã ít nhất hai lần tìm cách tuyển mộ Phạm Xuân Ẩn làm việc cho CIA mà không thành. Trong khi đó, tình báo cộng sản đã thâm nhập mọi tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, kể cả thâm nhập vào chính các cơ quan tình báo của miền Nam là những đơn vị có nhiệm vụ phải loại trừ *********. Một "bộ ba" điệp viên cộng sản len vào sào huyệt chính quyền Sài Gòn lúc đó là Phạm Xuân Ẩn, Ba Quốc (Thiếu tướng tình báo - Anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức) và Phạm Ngọc Thảo.
    Cứu mạng Trần Kim Tuyến
    Năm 1962, bác sĩ Trần Kim Tuyến và nhiều nhân vật tai to mặt lớn khác không còn nghe lời madame Nhu trong các vấn đề chính trị nữa. Trong một lá thư gửi cho Ngô Đình Diệm, Trần Kim Tuyến thúc giục Diệm phải gạt bỏ bà Nhu ra khỏi trung tâm sân khấu chính trị. Khi Ngô Đình Nhu - em trai tổng thống Diệm và cũng là chồng của bà Trần Lệ Xuân - biết chuyện lá thư của Trần Kim Tuyến, liền cho khai tử số phận chính trị của Trần Kim Tuyến.
    Ngay lập tức, Trần Kim Tuyến bị cử đi làm việc tại tổng lãnh sự quán ở Cairo (Ai Cập). Trước khi rời Sài Gòn đi nhận nhiệm vụ mới, Trần Kim Tuyến vạch ra một kế hoạch đảo chính, rồi mang ra thảo luận các chi tiết của kế hoạch đó với Phạm Xuân Ẩn và một số người khác. Sau đó, Trần Kim Tuyến rời Sài Gòn nhưng không đi Cairo, mà đến Hong Kong và dừng lại ở đó.
    Ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết ở phía sau chiếc xe bọc thép do Mỹ sản xuất. Sau cuộc đảo chính, Trần Kim Tuyến từ Hong Kong trở về Sài Gòn, nhưng lập tức bị chính quyền bắt giam vì bị tình nghi là kẻ âm mưu đảo chính. Trần Kim Tuyến bị giam hai tháng trong nhà tù biệt lập, bị tra tấn, bỏ đói và bị lột hết quần áo sống trần truồng giữa bầy chuột. Phạm Xuân Ẩn cho biết chính Phạm Ngọc Thảo đã sử dụng ảnh hưởng của mình để Trần Kim Tuyến được phóng thích khỏi nhà tù.
    Tại một trong những cuộc nói chuyện cuối cùng của tôi với Phạm Xuân Ẩn, tôi đã nói đùa rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến hóa ra là người thế nào mà cả Ba Quốc, Phạm Xuân Ẩn và Phạm Ngọc Thảo đều bắt đầu sự nghiệp từ tổ chức của ông Tuyến, Phạm Xuân Ẩn nói: "Bác sĩ Trần Kim Tuyến là bạn của tôi, cũng là bạn của ông Phạm Ngọc Thảo nữa. Tôi không phải là người duy nhất cứu mạng sống của ông Trần Kim Tuyến. Ông Phạm Ngọc Thảo cũng tham gia cứu Trần Kim Tuyến vì ông Tuyến đã giúp thả rất nhiều người của chúng tôi bị cầm tù sau khi ông ấy không còn được anh em Diệm - Nhu tin cậy".
    Một người rời vị trí
    Ba Quốc là một trong những trợ lý "trung thành" của Trần Kim Tuyến. Ba Quốc hoạt động trong cơ sở tình báo số H.67 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, điệp viên Ba Quốc đã hoạt động hơn 20 năm ở miền Nam Việt Nam. Sau khi vượt qua được các cuộc sát hạch bằng máy kiểm tra nói dối, Ba Quốc được chuyển sang làm việc tại một đơn vị mới được lập ra là bộ phận tình báo trong nước thuộc Tổ chức Tình báo trung ương miền Nam Việt Nam (CIO) của Trần Kim Tuyến, Ba Quốc làm trợ lý cho lãnh đạo bộ phận tình báo trong nước này. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo miền Nam Việt Nam.
    Ba Quốc bị lộ trong một trường hợp hoàn toàn bất ngờ. Hôm đó, Ba Quốc đã gặp người liên lạc lâu năm của mình là Bảy Ánh tại một chợ đông người, trao cho Bảy Ánh hàng chục cuộn phim. Bảy Ánh phải chuyển tiếp tài liệu và phim cho một nữ liên lạc trẻ tuổi để mang tới căn cứ ở Củ Chi. Thật không may cho người nữ liên lạc trẻ tuổi này, cảnh sát bất ngờ chặn chiếc xe buýt đi Củ Chi để tìm kiếm một người nào đó. Toàn bộ hành khách trên xe buýt bị tạm giữ để khám xét nhằm khẳng định có ********* nào trên xe không. Tình cờ, khi khám đồ của hành khách, cảnh sát đã tìm thấy những tài liệu tình báo trong túi xách của người nữ liên lạc. Rất nhanh chóng, chỉ trong vòng vài ngày cơ quan phản gián đã lần ra được điệp viên Ba Quốc. Nhưng Ba Quốc đã kịp trốn thoát vào rừng trước khi cảnh sát ập đến nhà để bắt ông.
    Chỉ còn một người
    Nhiệm vụ của Phạm Ngọc Thảo là làm mất ổn định chính quyền Sài Gòn. Phạm Ngọc Thảo trở thành một chuyên gia lật đổ nổi tiếng, thường cấu kết với bác sĩ Trần Kim Tuyến và các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam cộng hòa để làm tất cả mọi điều, miễn là có thể làm mất uy tín của chính phủ Sài Gòn. Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn là chỗ bạn bè.
    Phạm Ngọc Thảo đã hoạt động như là một trong những trợ lý được tin cậy nhất của Ngô Đình Diệm. Ông đã làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm tin rằng ông thật sự tin tưởng vào sự nghiệp chống cộng sản, đồng thời muốn giúp đỡ Ngô Đình Diệm làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình. Nhiệm vụ bí mật của Phạm Ngọc Thảo được cấp cao nhất là Bộ Chính trị Trung ương Đảng chấp thuận. Sau đó, Phạm Ngọc Thảo được cử sang học ở Trường chỉ huy và tham mưu của Mỹ tại Kansas. Ông từng được đề bạt lên quân hàm đại tá, làm chỉ huy trưởng các lực lượng vùng tỉnh Vĩnh Long, sau chuyển sang làm chỉ huy trưởng các lực lượng vùng tỉnh Bình Dương, rồi tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre.
    Phạm Ngọc Thảo trở thành một trong những nhân vật thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho dự án đô thị nông nghiệp, thôn ấp hiện đại tự quản. Phạm Ngọc Thảo biết rõ chương trình này sẽ vấp phải sự phản đối của nông dân, đó chính là lý do tại sao Phạm Ngọc Thảo đưa ra đề nghị về dự án này mạnh mẽ nhất. Chương trình này đã gây ra sự phản đối và cô lập chính quyền Ngô Đình Diệm. Khi dự án này bị hủy bỏ, Phạm Ngọc Thảo tập trung vào vấn đề xây dựng ấp chiến lược. Ông thuyết phục Diệm cho xây dựng ấp chiến lược thật nhanh chóng, và cũng là để chính quyền bị chỉ trích trong chính sách này. Phạm Ngọc Thảo đã giúp làm suy yếu Diệm và Nhu bằng cách giúp cho chương trình bình định nông thôn nhanh chóng thất bại. Phạm Ngọc Thảo là một nhân vật lớn trong cơn xoáy lốc của các âm mưu phá hoại ngầm, rồi cuối cùng là hủy hoại các chương trình đó.
    Phạm Xuân Ẩn cho biết: "Nhiệm vụ được giao cho Phạm Ngọc Thảo khác với nhiệm vụ của tôi. Ông ấy có nhiệm vụ làm mất ổn định của chế độ Diệm và vạch âm mưu đảo chính, còn tôi là một nhà tình báo chiến lược. Nhiệm vụ của ông Phạm Ngọc Thảo nguy hiểm hơn nhiệm vụ của tôi rất nhiều". Tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn rằng vì sao rất nhiều người khâm phục Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn - một người bạn chơi với Phạm Ngọc Thảo từ bé - nói: "Phạm Ngọc Thảo là người mà suốt cuộc đời đã một mình đơn độc chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam".
    Phạm Ngọc Thảo bị giết chết ngày 17/7/1965. Người ta tin rằng chính tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh hành quyết Phạm Ngọc Thảo. Phạm Xuân Ẩn nói: "Đó là điều mà lúc nào tôi cũng sợ. Có thể một ngày nào đó tôi bị lộ, cảnh sát liền ập đến văn phòng tạp chí Time để bắt tôi, và thậm chí còn có thể tồi tệ hơn nữa là tôi bị bắt trong trường hợp không có người chứng kiến. Sau đó, tôi sẽ bị tra tấn trước khi bị giết". "Con sói" Phạm Xuân Ẩn bây giờ thật sự cô đơn.
    (Theo Tuổi Trẻ)



  9. tykhtn

    tykhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    anh ơi cho iem file toàn tập về bộ sách này được không? iem muốn tìm hiểu quá nhưng mà không có xiền để mua ạh.
    anh gửi file cho iem qua địa chỉ tykhtn@yahoo.com
    Thank!
  10. thuydo82

    thuydo82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo (kỳ 6)

    Từ năm 1960, lực lượng giải phóng ở chiến trường miền Nam phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang mà cao trào là phong trào Đồng khởi.
    Đứng trước tình hình trên, tướng Maxwell D. Taylor được phái sang Việt Nam để hành động giúp chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy lùi phía Cộng sản. Tổng thống Kennedy cũng cử sang Sài Gòn một phái đoàn khảo sát kinh tế do tiến sĩ Eugene Stanley thuộc Viện Nghiên cứu Stanford dẫn đầu. Kế hoạch Stanley-Taylor (hay "chiến tranh đặc biệt") ra đời. Như lời tổng thống Kennedy thì "để thắng được trong cuộc chiến tranh này, các sĩ quan và binh lính của chúng ta phải hiểu và biết kết hợp các biện pháp chính trị, kinh tế và dân sự với nhau trong khi thực hiện các nỗ lực quân sự".
    24 cuộn phim của nhà tình báo
    Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tôi rằng lúc đó tướng Võ Nguyên Giáp đã cử hai phái đoàn ra nước ngoài. Một đoàn sang Matxcơva để trao đổi với các nhà vạch kế hoạch quân sự Liên Xô về cách chống lại "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Nhưng người Nga chỉ biết mỗi chiến tranh thông thường. Tướng Võ Nguyên Giáp sau đó cử phái đoàn thứ hai sang gặp các tướng lĩnh Trung Quốc từng có kinh nghiệm chống lại các lực lượng của liên quân trong cuộc chiến Triều Tiên. Nhưng người Trung Quốc cũng chẳng giúp được gì nhiều.
    Phạm Xuân Ẩn nói: "Đến lúc đó tôi mới lập ra chương trình giúp đối phó lại. Chính tôi là người đã giúp mọi người hiểu về cuộc chiến tranh kiểu mới của Mỹ. Vì thế mà tướng Võ Nguyên Giáp vô cùng phấn khởi".
    Ngày 28/12/1962, sư đoàn 7 quân đội Việt Nam cộng hòa đóng quân tại đồng bằng sông Cửu Long nhận được chỉ thị phải bắt giữ được một điện đài của các lực lượng vũ trang quân giải phóng đang hoạt động gần làng Ấp Bắc (Tiền Giang). Thế nhưng cuộc càn quét vào Ấp Bắc đã bị lực lượng cộng sản đánh tan. Với trận thắng Ấp Bắc ngày 2/1/1963, Trung ương Cục miền Nam đã phát động một phong trào thi đua với Ấp Bắc trên toàn miền Nam Việt Nam.
    Tài liệu dự báo tình báo đặc biệt của CIA ngày 17/4/1963 đã đưa ra kết luận rằng: "Một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của ********* là hệ thống tình báo hiệu quả của họ, chứng tỏ rằng ********* đã có khả năng duy trì được sự bao quát tình báo đối với mọi cấp cả quân sự lẫn dân sự của chế độ miền Nam Việt Nam".
    Trong trận Ấp Bắc, có hai huân chương quân công được trao. Một huân chương được trao cho chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang giải phóng Nguyễn Bảy. Tấm huân chương kia được trao cho Phạm Xuân Ẩn vì đã gửi kịp thời những báo cáo giúp làm thay đổi bản chất của cuộc chiến tranh. Sau này, Phạm Xuân Ẩn kể lại: "Tôi không bao giờ dám đeo tấm huân chương đó cho đến khi nào cuộc chơi kết thúc. Tôi sẽ chỉ vui lòng đeo tấm huân chương ấy vào ngày miền Nam được giải phóng".
    Ông Mười Nho, một chỉ huy của Phạm Xuân Ẩn thời gian đó, nhớ lại: "Năm 1962, ông Hai Trung (bí danh của Phạm Xuân Ẩn) đã gửi cho chúng tôi 24 cuộn phim về toàn bộ các kế hoạch liên quan đến chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Có đến cả một tỉ USD chúng tôi cũng không thể mua được những tài liệu như vậy. Sự hiểu biết về kẻ thù mà những tài liệu này cung cấp đã giúp chúng tôi chuẩn bị các kế hoạch đối phó với chiến lược của kẻ thù. Sự thất bại hoàn toàn của địch trong trận Ấp Bắc đã buộc Mỹ phải từ bỏ "chiến tranh đặc biệt" để tìm kiếm một chiến lược mới".
    Chiếc chìa khóa bí mật
    Ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm và em trai của ông bị giết. Phạm Xuân Ẩn kể: "Nhiều người là cấp trên của tôi đã nhận định sai rằng sau khi loại bỏ Diệm, Mỹ sẽ tìm cách rút khỏi Việt Nam". Ngày 28/7/1965, Mỹ mới đưa ra cam kết quy mô lớn cho miền Nam Việt Nam. Thế mà từ năm 1964, Phạm Xuân Ẩn đã bắt đầu gửi đi những báo cáo về điều này trong thời kỳ Nguyễn Khánh làm quốc trưởng Việt Nam cộng hòa.
    Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng CIA đã biết về những đề nghị bí mật của Nguyễn Khánh muốn bắt tay với Mặt trận Dân tộc giải phóng. Nguyễn Khánh sau đó bị phế truất. Phạm Xuân Ẩn nói: "Đó là lý do vì sao tôi biết rằng Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ miền Nam Việt Nam. Sau này tôi mới biết rằng một số người ở Hà Nội đã nghĩ khác, nhưng lúc ấy tôi không biết họ đã nghĩ như thế nào. Tôi chỉ gửi cho họ sự phân tích trung thực của tôi và sau này mới biết là tôi được thưởng huân chương".
    Cuối năm 1967, thiếu tá Tư Cang, 40 tuổi, tổ trưởng mạng lưới tình báo quân sự cụm H.63, đặt chân đến Sài Gòn. Trước đó vài tháng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ở Hà Nội đã thông qua nghị quyết về tổ chức một cuộc tổng tiến công và nổi dậy mới đánh vào "trung ương thần kinh của chính phủ bù nhìn miền Nam". Mục tiêu chính là Sài Gòn! Ngày hành động được ấn định vào Tết Mậu Thân, tức ngày 31/1/1968. Nghị quyết này chỉ dành cho chưa đầy ba tháng để thu thập tin tức tình báo và lên kế hoạch chiến lược cho trận tấn công.
    Tướng Trần Văn Trà, chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam từ năm 1963, lãnh trách nhiệm về các hoạt động chiến thuật và chiến lược trong cuộc tổng tiến công. Ông Trần Văn Trà phụ thuộc nhiều vào các mạng lưới tình báo ở Sài Gòn. Tư Cang hiểu rằng ông cần phải dành càng nhiều thời gian với điệp viên thượng hạng của mình là Phạm Xuân Ẩn thì càng tốt. Phạm Xuân Ẩn đã giúp đỡ Tư Cang vạch kế hoạch cho trận tấn công vào dinh tổng thống.
    Phạm Xuân Ẩn gặp may vì tướng Westmoreland - tư lệnh Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam VN - đã tạo ra một hội đồng hợp tác bao gồm sự phối hợp toàn diện của các cơ quan dân sự và quân sự. Nhiều tổ chức cử đại diện vào tham gia hội đồng. Trong số những đại diện này có cả các nguồn tin của Phạm Xuân Ẩn đang làm việc ở các cơ quan như Bộ Nội vụ, Cảnh sát Quốc gia, và cả Tổ chức Tình báo trung ương miền Nam Việt Nam. Nhờ đó mà Phạm Xuân Ẩn có thể giúp Hà Nội cập nhật mọi thông tin.
    Ông Tư Cang nói với tôi rằng: "Phạm Xuân Ẩn đã thật sự đóng góp vào những thay đổi lớn lao bắt nguồn từ kết quả của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân. Chẳng bao lâu sau, tướng Westmoreland bị thay thế, tổng thống Lyndon Johnson phải về vườn và Mỹ phải bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Phạm Xuân Ẩn đã góp phần vào việc lần ra manh mối về toàn bộ kế hoạch chiến tranh của Mỹ. Những báo cáo của Phạm Xuân Ẩn là một chìa khóa để hiểu việc Johnson phải đi tới Paris tìm kiếm hòa bình".
    Phạm Xuân Ẩn được thưởng tấm huân chương thứ ba vì những đóng góp trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Một sứ mạng cuối cùng của ông vẫn còn ở phía trước, đó là tham gia đánh bại chế độ Sài Gòn.
    (Theo Tuổi Trẻ)

Chia sẻ trang này