1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điệp viên hoàn hảo

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi yenkhanh, 29/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenkhanh

    yenkhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Điệp viên hoàn hảo

    Nhân Vật Lịch sử

    Điệp Viên Hoàn Hảo

    Dịch giả: Nguyễn Đại Phượng
    LỜI TỰA
    Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: PERFECT SPY


    [​IMG]


    LỜI TỰA
    Tháng 4/2007, giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt độc giả cuốn sách viết về nhà tình báo Việt Nam Phạm Xuân Ẩn với tựa đề Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc hoạ chân dung Phạm Xuân Ẩn - một nhà tình báo nổi tiếng của chúng ta.
    Ngay sau khi phát hành, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam.
    Về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn, cho đến nay đã có khá nhiều tư liệu, tác phẩm, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Tuy nhiên, còn nhiều điều "bí ẩn" trong con người Phạm Xuân Ẩn mà bạn đọc muốn biết. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman đã phần nào đáp ứng mong muốn đó của độc giả.
    Nếu có thể nói một điều gì chung nhất về Phạm Xuân Ẩn thì đó chính là lòng yêu nước vô bờ bến, lòng trung thành với Đảng, với ngành tình báo của một đảng viên cộng sản trung kiên, một cán bộ tình báo mẫu mực, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Larry Berman đã viết: "Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tình yêu dành cho đất nước đã giúp ông tin tưởng vào con đường cách mạng mình đã chọn - con đường mà ông có thể cống hiến tốt nhất cho đất nước.
    "Tôi đã hứa trước Đảng? Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi. và ông đã không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân. Những tin tức tình báo quan trọng kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương có cơ sở tin cậy để đề ra quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo của Phạm Xuân Ẩn chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhận xét rằng, "dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ".
    Là một nhà tình báo có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng hoạt động trong "vỏ bọc" một nhà báo làm việc cho Tạp chí Time của Mỹ tại Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn không mưu cầu lợi ích cho riêng mình, mà ông hoạt động vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Với nghề tình báo thầm lặng và đơn tuyến, chỉ một sai lầm nhỏ là có thể nguy hiểm tới sự an toàn của tổ chức, tính mạng của bản thân và đồng đội Phạm Xuân Ẩn quả không chút phóng đại khi nói về cái nghiệp đã "vận vào mình": "Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh.
    Để chiến thắng đối phương phải hiểu rõ đối phương. Phạm Xuân Ẩn đã được cơ quan tình báo quân sự của chúng ta cử sang Mỹ học báo chí cũng nhằm mục đích đó. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn thầm lặng hoạt động trong lòng đối phương. Với nghiệp tình báo mà ranh giới giữa thực và giả thật mong manh, thật khó phân định, thì Phạm Xuân Ẩn - "một con người bị xẻ đôi" như một nhà báo Mỹ từng gọi ông, sẽ luôn là ẩn số đối với chúng ta. Đó chính là thành công của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.
    Năm 1975 khi hoà bình lập lại, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ "vỏ bọc" trờ về với cuộc sống đời thường của một công dân ở đất nước bao năm oằn mình trong chiến tranh với vô vàn khó khăn. Vì vậy, sự "trở về" ấy không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở ông sự thấu hiểu và cảm thông. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi trong con mắt của nhà sử học Mỹ Larry Berman, cuộc đời của nhà cựu tình báo và cuộc đời của một con người bình thường luôn có những mâu thuẫn giằng xé những suy tư trăn trở.
    Trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, con người trong "vỏ bọc" mà Phạm Xuân Ẩn "tạo ra" thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao và con người Phạm Xuân Ẩn trong cuộc sống đời thường đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Xuyên suốt trong cuốn sách là sự vĩ đại gắn liền với những chiến công to lớn và sự dung dị, gần gũi rất con người trong các mối quan hệ, suy nghĩ, cảm xúc của một nhà tình báo; là tính chất anh hùng, vinh quang đi liền với gian khổ, khó khăn, hy sinh âm thầm của nghề tình báo, những day dứt, thậm chí bi kịch của đời riêng không thể chia xẻ của con người tình báo. Dưới ngòi bút của Larry Berman, tất cả những điều dường như là mâu thuẫn đó đã được thể hiện sống động, thống nhất trong cùng một con người Phạm Xuân Ẩn.
    Phải chặng đó chính là sự "hoàn hảo" của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và cũng chính là thành công của tác giả.
    Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, đó chưa phải là toàn bộ thông tin liên quan đến con người và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn. Lý do rất đơn giản, gắn liền với một nguyên tắc sống còn của nghề tình báo - nguyên tắc bí mật.
    Cần nhớ rằng, khi tiếp xúc với Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một nhà tình báo chuyên nghiệp. Ông đồng ý tiếp xúc với Larry Berman để "mở" cho thế giới thấy rõ hơn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng trong ông cũng luôn thường trực ý thức "đóng" để giữ bí mật cho ngành tình báo, cho những đồng đội của ông đang còn đứng trong bóng tối. Chắc chắn có nhiều thông tin Phạm Xuân Ẩn biết nhưng sẽ không bao giờ nói ra. Bời vậy đối với nhiều người, Phạm Xuân Ẩn sẽ vẫn tiếp tức là một "bí ẩn".
    Giáo sư Larry Berman là một nhà sử học nổi tiếng ở Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam như: Không hoà bình, không danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam, Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo và những cuốn sách nói trên của ông có giá trị lịch sử giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam và nguyên nhân thất bại của Mỹ.
    Tuy nhiên, là một nhà nghiên cứu nước ngoài, chưa thể hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả trong cuốn sách còn có chỗ khác biệt với chúng ta. Đó cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có thể chia sẻ và cảm thông với tác giả.
    Trân trọng công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, đồng thời mong muốn cung cấp thêm một nguồn tư liệu để bạn đọc và các nhà nghiên cứu hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cữu nước của nhân dân ta, qua đó thấy được thắng lợi vĩ đại của dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự hy sinh to lớn của nhân dân, chúng tôi xuất bản cuốn sách này.
    Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một ấn phẩm rất đáng tham khảo.
    NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN
  2. yenkhanh

    yenkhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Nhân Vật Lịch sử
    Điệp Viên Hoàn Hảo
    Dịch giả: Nguyễn Đại Phượng
    MỞ ĐẦU
    "GIỜ THÌ TÔI CÓ THỂ THANH THẢN RA ĐI ĐƯỢC RỒI"
    Lần đầu tiên tôi gặp Phạm Xuân Ẩn là vào tháng 7/2001 tại Nhà hàng hải sản Song Ngư nằm trên con phố nhộn nhịp Sương Nguyệt Ánh. Hôm đó bạn tôi là Giáo sư James Reckner, Giám đốc Trung tâm Việt Nam tại Đại học Texas, mời tôi dùng bữa tối. Cùng dự có khoảng 20 người ngồi quanh một chiếc bàn dài và khá hẹp. Cách bố trí chỗ ngồi khiến tôi chỉ có thể trò chuyện được với hai người ngồi kề hai bên hoặc với người ngồi đối diện. Nhưng tôi, một từ tiếng Việt bẻ đôi cũng không biết. Cả đám người dự tiệc chỉ có hai học giả người Việt Nam thì lại ngồi hai đầu bàn và đều không nói được tiếng Anh. Các ghế quanh bàn đều có người ngồi cả trừ mỗi chiếc ghế đối diện với tôi là để trống.
    Tôi ngán ngẩm vừa bắt đầu nghĩ rằng bữa tối nay lại là một cuộc tra tấn dài dằng dặc đây. Cùng lúc đó, tôi thấy mọi người đang ngồi quanh bàn đều đứng cả dậy để chào một người đàn ông Việt Nam dáng thanh mảnh đến dự chung bữa tối với chúng tôi. Tôi đoán người này trạc gần 70 tuổi. Ở ông toát lên một phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn. Tôi nghe Jim (tên gọi tắt của James Reckner - ND) nói: "Xin chào tướng Ẩn, chúng tôi rất hân hạnh có ông cùng tham dự". Ngay sau đó, ông Phạm Xuân Ẩn ngồi xuống ghế đối diện tôi. Thấy vị tướng này trả lời Jim bằng tiếng Anh, tôi bèn giới thiệu nhanh về mình là một giáo sư dạy Đại học California - Davis. Ông Phạm Xuân Ẩn nghe tôi tự giới thiệu như vậy thì mắt ông bỗng sáng lên. Vị tướng này nói: "Ông từ California đến! Tôi đã từng có thời sống ở đó và học đại học ở Costa Mesa đấy. Đó là thời kỳ hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi".
    Trong suốt hai tiếng đồng hồ sau đó, Phạm Xuân Ẩn và tôi đã nói chuyện với nhau về rất nhiều chủ đề, từ chuyện ông học hai năm ở Trường Đại học Orange Coast, chuyên ngành báo chí đến chuyện ông đi khắp nước Mỹ; những điều ông học được; và chuyện ông khâm phục nhân dân Mỹ. Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng ông đã từng đến Davis thời kỳ thực tập tại báo Sacramento Bee. Phạm Xuân Ẩn kể lại lòng tốt của chủ bút Elenor McClatchy. Ông khoe đã được gặp Thống đốc California Edmund G. "Pat" Brown tại một hội nghị dành cho các biên tập viên những tờ báo của các trường đại học ở Sacramento. Phạm Xuân Ẩn rạng lên một niềm tự hào khi ông kể với tôi về người con trai cả của ông tên là Phạm Xuân Hoàng Ân, gọi theo tiếng Anh là Ân Phạm, cũng đã từng học ngành báo chí Đại học North Carolina ở Chapel Hill, Hoa Kỳ. Vừa qua, Phạm Ân đã lấy thêm một bằng cử nhân luật tại Đại học Luật Duke.
    Chỉ chạm đũa một chút xíu vào các món ăn, trong suất bữa tiệc ông luôn hút thuốc lá. Phạm Xuân Ẩn hỏi về công việc nghiên cứu hiện nay của tôi. Vào thời điểm đó, tôi đang viết một cuốn sách về những cuộc đàm phán bí mật tại Paris giữa Henry Kissinger và đối thủ Cộng sản Bắc Việt Nam của ông ta là Lê Đức Thọ. Đó là thời kỳ Nixon còn làm Tổng thống. Ông Phạm Xuân Ẩn liền hào hứng đưa ra những phân tích tinh tế và chi tiết về các cuộc đàm phán đó, cung cấp cho tôi những thông tin mới và cách nhìn mới mẻ.
    Trong lúc nghe ông nói, tôi bỗng nhớ lại mình đã từng đọc về một phóng viên của Tạp chí Time rất được kính nể - người mà sau này trở thành một điệp viên của miền Bắc Việt Nam. Tôi ngờ ngợ rằng người đang ngồi ăn tối với tôi đây chính là nhà báo đó.
    Suốt cả buổi tối hôm ấy, Phạm Xuân Ẩn không hề nói một lời nào về nghề tình báo của ông mà chỉ nói nhiều về một nghề khác, nghề phóng viên cho Hãng tin Reuters và Tạp chí Time. Ông nói say sưa về nghề nghiệp với những tình cảm yêu quí dành cho nhiều người bạn đồng nghiệp Mỹ. Phạm Xuân Ẩn nhắc tới tên của những nhà báo nổi tiếng nhất thời đại như Robert Shaplen, Stanley Karnow, Frances Fitzgerald, Robert Sam Anson, Frank McCulloch, David Halberstam, Henry Kamm, và Neil Sheehan. Ông nói với tôi rằng bạn bè của ông không chỉ là những người làm báo mà bao gồm cả người của CIA như Lou Conein, đại tá Edward Lansdale, cựu Giám đốc CIA William Colby - người từng là chỉ huy trưởng CIA ở Sài Gòn. Phạm Xuân Ẩn cũng nhắc tới tên nhiều nhà chính trị và tướng lĩnh của chính quyền Sài Gòn như Trần Văn Đôn, Bùi Diễm, Dương Văn Minh hay còn gọi là Minh "Lớn" - người sau này trở thành Tổng thống cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn, và cựu Thủ tướng, phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ - người thường tìm đến ông Phạm Xuân Ẩn để nhận được những lời khuyên về cách huấn luyện chó và gà chọi như thế nào.
    Dường như Phạm Xuân Ẩn biết tất cả những nhân vật tai to mặt lớn trong thời kỳ chiến tranh. Khi chia tay nhau tối hôm đó, Phạm Xuân Ẩn trao cho tôi tấm danh thiếp của ông trên đó in hình một con chó chăn cừu Đức tại một góc, còn góc kia in hình một con gà trống.- ông bảo tôi ngày mai gọi điện thoại cho ông để tiếp tục câu chuyện về các cuộc đàm phán Paris. Sau bữa tối hôm đó, một người bạn của tôi tên là Lê Khanh làm việc cho Trung tâm Việt Nam tại Trường Đại học Công nghệ Texas Tech cho biết người mà tôi vừa nói chuyện đúng 8 tiếng đồng hồ tại bữa tiệc chính là Phạm Xuân Ẩn, thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn từng được nhận bốn Huân chương Giải phóng, sáu Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, và được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam.
  3. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Phạm Xuân Ẩn thiếu tướng anh hùng sau 1975 từng đưa vợ con đi ....vượt biên đấy!
    huân chương nào cũng có mặt trái, bớm biếc lên làm gì.
  4. anhnh20

    anhnh20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    1.055
    Đã được thích:
    0
    Sao ngắn vậy bác? E tưởng phải còn nữa chứ
  5. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Quyển này hay!
    Ẩn đi vượt biên thì càng hay.
  6. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnmnvnvn31n343tq83a3q3m3237nvn

Chia sẻ trang này