1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

điều chỉnh tốc độ động cơ một chiêu công suất nhỏ

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi mrcuongcon, 13/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrcuongcon

    mrcuongcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    điều chỉnh tốc độ động cơ một chiêu công suất nhỏ

    nho cac bac giup do
    làm sao để giảm tốc độ của động cơ một chiều mà vần giữ đươc mô men khởi động lớn của động cơ(DCmột chiều công suất nhỏ)
    đối với các bác trong ngành điện tử thhì chắc là dề thôi mà,em chỉ la dan đenkhông phải la người trong nghành điên tử
    hinh như có một cách là đưa xung chứ không phải là điện một chiều vào đông cơ
    chả là em cũng khoái cái món robot dò đương theo vạch đã đinh sẵn nhưng chưa kịp dò đương thì đã lao rakhỏi đường rồi ma cái giống bánh răng thì thật là rối rắm
  2. Cloud_Wander

    Cloud_Wander Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Hic hic
    Nó lại nằm giữa hai vấn đề nan giải rùi
    Tốc độ quay >< lực quay
    Hai cái này nó tỉ lệ thuận với nhau cho nên điều chế là hơi khó.
    Nếu bác đã làm Rôbốt thì hãy lập trình cho nó đi, chẳng hạn như thế này nhé: Nếu xung của 1 vòng quay( được đọc bởi sensor) trong 1 giây là nhỏ hơn 5(tức là đo số vòng của mô tơ trong 1 giây) thì số thời gian trễ giữa các xung cấp ra cho môtơ là 2xxxMicro giây. Ngược lại thì xxx Micro giây. Đấy cứ như thế thì sau khi khởi động thì nó sẽ giữ một tốc độ cố định.
    nhớ lắp tụ nắn nguồn cho mô tơ cho dòng đỡ gồ gề.
    Theo tui nếu không cần tốc độ cao thì dùng mô tơ bước là hay nhất đấy.
    Không thì dùng "Mô tơ trục lệch" gọi như thế là bởi vì nó có bộ truyền lực bên trong mô tơ rùi, cực khoẻ luôn!
  3. freebird_vn

    freebird_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghe nói vấn đề này về mặt lý thuyết có thể dùng một vòng điều khiển dòng kích từ cho động cơ một chiều đó thì ta có thể ổn định mômen của động cơ.
    Nhưng thực tế thì tôi cũng chưa thử bao giờ.
    Bạn hãy tìm hiểu theo hướng đó xem nhé.
  4. ddkhang

    ddkhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Phải hiểu và nắm chắc các vấn đề về động cơ ,các phương pháp điều khiển bạn mới làm sáng tỏ vấn đề này.Ở đây tôi đưa ra một giải pháp như sau:
    Công thức tính moment:
    M=K[sub]m[/sub] .?.Iu
    Vấn đề đặt ra cho câu hỏi của bạn : M=const thì tích số ?.Iu
    =const .Tôi đưa ra ý tượng về vấn đề này : ta cho ?=const
    lúc đó ta chỉ cần Iu = const ,
    -?=const ta chọn động cơ kích từ đọc lập(vì điều khiển từ thông là vấn đề rất khó)
    -Iu=const : Iu=(Ud-E)/R=(Ud-K[sub]m[/sub] .W)=const.(E= K[sub]m[/sub] .W).Vậy bây giờ ta chỉ còn điều khiển điện áp đầu vào là điều khiển được tốc độ động cơ. Tới đây bạn có thể chọn một phương pháp điều khiển điện áp một chiều nào đó để đk (đối với vấn đề đk tốc độ xe như bạn nói thi cần tìm hiểu thêm ít vấn đề nửa sẽ giải quyết được nhưng để đk cách tay robot năng một khối lượng luôn thay đổi thì phải tìm hiểu thêm rất rất nhiều)
  5. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    làm sao để giảm tốc độ của động cơ một chiều mà vần giữ đươc mô men khởi động lớn của động cơ(DCmột chiều công suất nhỏ)
    Có thể có nhiều cách. Cách thứ nhất là cần người giám sát và điều chỉnh. Khi khởi động, động cơ cần một lực đủ lớn thắng được ma sát tĩnh. Người giám sát bắt đầu bằng cách tăng dòng điện qua động cơ, tăng đến mức động cơ bắt đầu xoay và lúc này lực ma sát giảm đi (ma sát tĩnh lớn hơn ma sát động). Nếu người giám sát vẫn giữ nguyên mức dòng điện ban đầu thì động cơ bắt đầu tăng tốc, và có thể đạt vận tốc khá nhanh. Để động cơ quay chậm lại, người giám sát cần giảm dòng điện qua động cơ tới khi vận tốc đạt theo ý muốn. Cách hoạt động tương tự này có thể áp dụng trong một ứng dụng cần sự giám sát của người ví dụ như điều khiển cần trục, máy ủi đất, một số robot điều khiển từ xa, xe đồ chơi điều khiển từ xa...trong một số ứng dụng khác đòi hỏi động cơ chuyển động ở một vận tốc hay đến một vị trí chính xác nào đó, thì lúc này sức người không đáp ứng được yêu cầu.
    Do đó cách thứ hai là dùng máy để điều khiển. Thay vì dùng mắt người để quan sát tốc độ, vị trí động cơ thì máy sẽ dùng các bộ cảm ứng để biết khi đó tốc độc của động cơ là bao nhiêu, vị trí của động cơ ở chỗ nào và gởi về trung tâm xử lý. Trung tâm xử lý sẽ phân tích tín hiệu từ các cảm ứng và sau đó sẽ gởi ra tín hiệu thích hợp đến bộ công suất động cơ, làm động cơ quay nhanh chậm hay dừng ở một vị trí đã định. Các bộ cảm ứng liên tục giám sát quá trình động của động cơ và đưa về bộ xử lý. Bộ xử lý liên tục gởi tín hiệu ra bộ công suất động cơ, và do đó hình thành một vòng điều khiển kín. Và đây là cơ bản của các hệ thống điều khiển. (ví dụ như máy điều hòa nhiệt độ thì cần bộ cảm ứng nhiệt đo nhiệt độ môi trường và gởi về bộ xử lý, và bộ xử lý biết là sẽ cần giữ cho máy làm lạnh tiếp tục chạy khi chưa đạt nhiệt độ yêu cầu hay dừng khi đã yêu cầu đã thoả. Tương tự ta có các bộ ổn áp, ổn tốc, ổn dòng)
    đối với các bác trong ngành điện tử thhì chắc là dề thôi mà,em chỉ la dan đenkhông phải la người trong nghành điên tử
    hinh như có một cách là đưa xung chứ không phải là điện một chiều vào đông cơ

    Chẳng dễ chút nào! Nhiều người trong ngành điện - điện tử lâu năm cũng chưa chắt rành về phần điều khiển động cơ. Nó có thể là một môn học một ngành chuyên khác liên quan đến cả cơ, cơ điện, điện tử, lập trình. Một người làm trong ngành này, hiểu về nhiều lĩnh vực cơ điện và như một cầu nối, nối các chuyên ngành lại với nhau hình hành một ngành là hệ thống điều khiển (động cơ).
    Đúng như cách bác nói một phương pháp điều khiển động cơ là dùng xung. Cách này cho hiệu suất làm việc cao nhiều điểm lợi trong thiết kế. Từ chuyên cho kỹ thuật xung này là PWM (Pulse Width Modulator) tức là điều xung. (sóng AM: Amplitude Moudulator: điều biên: biên độ tín hiệu thay đổi theo độ mạnh tín hiệu. Sóng FM: Frequency Modulalor: Điều tần: tần số tín hiệu biến độ theo độ mạnh tín hiệu). Trong điều xung PWM, tần số và biên độ tín hiệu xung không đổi chỉ có tỉ lệ thời gian bật tắt của xung thay đổi. Trong điều khiển động cơ, tỉ lệ giữa thời gian bật/tắt của xung quyết định dòng qua động cơ, và do đó quyết định lực của động cơ. Nhớ là lực của động cơ tỉ lệ thuận với dòng điện qua động cơ.
    Có nhiều cách để giám sát và xử lý trong điều khiển động cơ và sẽ trở lại nói tiếp lần sau. Bây giờ phải đi công chuyện đây.
  6. v-loc2002

    v-loc2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Bác Nghĩa thật đa tài- CLB Ý tưởng sáng tạo_ Nhóm Miền Nam(TPHCM) muốn giao lưu với bác Email : clb_viet_idea_tphcm@yahoo.com.vn
    DT liên lạc 0983.081.962 ( Việt )
    Nhóm sắp họp ngày 25 /9 lúc 9giờ sáng tại số 81 TQThảo Q3 TP HCM
    Bác có ở TP HCM ko? Có thể đến tham gia với bọn mình không?
    Hoặc bác gửi email của bác cho CLB Vì có nhiều fan hâm mộ Bác.
    ( Cuối tháng 10 nhóm sẽ chính thức ra mắt tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên TP HCM )
    Thân mến
    Ông già thứ 2 của CLB Ý tưởng Sáng tạo_TTVNOL_Nhóm Miền Nam
    Được v-loc2002 sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 23/09/2005
  7. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Đâu có đa tài gì đâu.. đa tình thì có
    Rất vui được các bạn ngõ ý mời tham dự CLB nhưng mình ở xa không biết có đóng góp gì được không. Mình rất hâm mộ các bạn và chúc CLB mọi sự tốt đẹp
    Thân chào,
    Nghĩa
    email: txnghia@sbcglobal.net
  8. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Có tự bao giờ hàng me xanh ngắt
    Mà nay đứng đó cho em làm thơ?
    Nhớ những buổi tan trường hò hẹn, cùng dắt xe đạp dưới những hàng me rụng lá vàng, lá rơi lên tóc, lá rớt trên vai, và đến một ngày bạn tôi phải đi xa. Hôm đó những hàng me ướt buồn sau một cơn mưa, những giọt nước đọng trên lá thỉnh thoảng rơi xuống mặt đưòng vỡ tan. Có một điều bây giờ tôi vẫn hỏi, có những giọt nước lăn trên má buồn có phải là cho tôi hay chỉ là những giọt nước mưa vô tình đấy thôi...
    Nhớ những ngày mang chân không rà rà xe đạp ở các khu lạc xoong chợ trời dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh, đường Hùng Vương, đường Nguyễn Duy Dương gần chợ An Đông. Những lá me vàng, những cánh hoa dầu rơi đáp nhẹ lên trên những tấm trải nhựa, rơi cạnh những món đồ lạc xoong, đủ thứ đồ đạc thu lượm tận các phương trời góc bể. Cảnh kẻ mua người bán, lum khum, cúi cúi, lựa lựa trong có vẻ rất an bình, song trở nên náo động hốt hoảng khi có sự xuất hiện của các chú công an hay những cơn mưa rào bất chợt. Các anh bán hàng túm vội 4 góc làm thành một túi nhỏ chạy tứ phía, để những những người mua đồ đứng ngẫn ngơ.
    Một phần nhỏ đời tôi dính liền với những con đường này, mân mê mấy con đi-ốt, tụ điện, tran-zi-to rã ra từ các mạch điện hư cũ, mấy cái CV (Variable Capcitor) trong các radio đèn, mấy cái ống nghe trong điện thoại, rồi loa, biến thế, a đáp tơ, đèn led và có lẽ thích nhất là mấy cái mô-tơ nhỏ nhỏ.
    Tôi làm cánh quạt nhỏ gắn vào mô-tơ làm quạt mát lúc nóng nực. Tôi làm những chiếc tàu chạy pin làm từ thiết lấy từ lon nước ngọt bỏ đi, gắn thêm cái mô-tơ với cái chong chóng nhỏ, chơi khi những cơn mưa lớn nưóc ngập đường phố? không làm gì, nối điện vào mô-tơ, nhìn nó xoay tít cũng mê rồi.
    Tôi có một mô-tơ vuông vuông nhỏ nhỏ có lẽ được tháo từ trong đồ chơi chạy pin. Cái mô-to hở 2 mặt cho thấy bên trong của nó. Có 2 miếng nam châm đặt ở 2 bên, trên cái trục xoay ở giữa có 3 cuộn dây được quấn trên 3 cánh của một lõi sắt. Có 2 thanh dẫn điện nối từ 2 cực bên ngoài động cơ chạm các vành góp điện nằm gần phía đầu trục xoay. Các đầu dây của 3 cuộn dây được hàn nối vào các vành góp điện này. Khi lấy tay xoay trục, cảm thấy khựng khựng vì trục bị hít lại bởi 2 miếng nam châm. Khi nối điện chừng 3 vôn từ một a-đáp-tơ vào 2 cực, mô-tơ xoay tít, ở chỗ tiếp giữa thanh dẫn điện với vành góp điện, thấy có những tia lửa xanh xanh, nghe rít rít.
    Những cái mô-tơ nhỏ của tôi cũng còn là những cái máy phát điện tí hon đấy. Khi dùng 2 ngón tay xoay trục, chạm nhẹ 2 cực điện của mô-tơ lên lưởi thấy tê tê, và đây là một trong những cách thử mô-tơ khi mua đồ chợ trời vì ?o khi xưa ta bé ta ngu?. Chính đặt điểm phát điện này của mô-tơ này mà nhiều người nghĩ đến một động cơ vĩnh cữu, dùng điện phát ra từ mô-tơ này (làm máy phát) cấp điện cho một mô-tơ khác chạy. Khi mô-tơ kia chạy trục máy phát được kéo quay theo, và khi quay máy phát sẽ phát ra điện, rồi điện phát ra làm chạy động cơ? và được một động cơ vĩnh cữu, chạy mãi...

    ... truyện chỉ mới bắt đầu...
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chậc chậc... Em thấy bác txnghia chẳng những có khả năng chuyên môn xuất sắc mà văn chương cũng lại rất lai láng nữa ! Em vẫn thường nghe: "Người đa tài thì thường cũng cũng đa tình", nay gặp bác mới thấy là nghiệm đúng !
    Chúc bác khỏe
    NVL
  10. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác NVL, bác quá khen.

Chia sẻ trang này