1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

điều chỉnh tốc độ động cơ một chiêu công suất nhỏ

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi mrcuongcon, 13/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Ở những phương pháp trước thì bị vấn đề hiệu suất và khó điều khiển. Muốn động cơ chạy chậm lại thì cần một mạch sụt thế (như điện trở) và mạch này tiêu phí năng lượng. Bây giờ dùng thử một công tắc đơn giản, nối thẳng từ nguồn đến động cơ. Công tắc này được điều khiển bằng tay đóng mở nhanh chậm, để làm cho tốc độ động cơ xoay theo vận tốc mình muốn.
    [​IMG]
    Khi đóng công tắc, động cơ bắt đầu tăng tốc, khi thấy đạt vận tốc mình cần thì mở công tắc ra. Do có quán tính động cơ không dừng hẵn mà từ từ giảm tốc, khi chậm hơn vật tốc dự định thì mình lại đóng công tắc lại. Và cứ thế ta có thể điều khiển tốc độ động cơ mà chẳng phải tiêu phí năng lượng như trong các cách trước. Khi công tắc được mở ra đóng vô một cách chậm chạp thì động cơ sẽ sốc giựt, nhưng nếu đóng mở đủ nhanh động sẽ quay rất êm, rất mượt mà. Cách dùng công tắc đóng mở chính là khái niệm điều khiển động cơ hiện được ứng dụng và sử dụng rộng rải trong công nghệ điều khiển chuyển động.
    Dưới là ví dụ vẽ lại biểu đồ mô tả điện áp theo thời gian trong khoảng 3 giây đo được trên 2 cực của động cơ. Khi công tắc hở, mạch ngắt, điện thế đo được trên 2 cực động cơ là 0V và khi công tắc đóng 12V từ bình điện qua động cơ, điện thế đo được 12V. Những tín hiệu điện như vẽ trong hình gọi là tín hiệu xung. Những nguồn phát ra điện như trong hình gọi là nguồn xung.
    [​IMG]
  2. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Tỉ lệ giữa quảng thời gian mà công tắc đóng (ON time) và quảng thời gian mở (OFF time) quyết định vận tốc động cơ. Động cơ chạy nhanh khi quảng thời gian đóng dài hơn quảng mở, động cơ chạy vận tốc trung bình thì quảng đóng và quảng mở bằng nhau, và đông cơ chạy chậm khi quảng đóng ngắn hơn quảng mở.
    Giá trị trung bình của điện thế đóng/mở được tính bằng:
    Giá trị trung bình = biên độ xung x quảng đóng/(quảng đóng + quảng mở)
    Ví dụ với một nguồn điện là 12 V cấp điện cho một động cơ. Công tắc đóng trong 0.01 giây và mở trong 0.09 giây thì mức điện thế trung bình áp lên động cơ là (12V x 0.01giây/0.1giây) = 1.2V. Nếu công tắc đóng 0.05 giây và mở 0.05 giây thì giá trị trung bình của điện áp lên động cơ là 6V.
    Giá trị điện thế trung bình làm cho động cơ quay với vận tốc tương đương vận tốc do một nguồn điện 1 chiều bình thường làm ra. Ví dụ công tắc đóng 0.05 giây, mở 0.05 giây thì động cơ quay với vận tốc chừng 2500vòng/phút, tương đương với vận tốc khi nối một nguồn điện 6V thẳng vào động cơ.
    Hình dưới làm rõ thêm về giá trị trung bình của nguồn đóng mở.
    [​IMG]
    Đến đây ta đã biết 2 phương pháp điều khiển tốc động cơ một chiều: một là tìm cách thay đổi mức điện áp lên động cơ và hai là dùng công tắc đóng mở với tỉ lệ thay đổi giữa quảng đóng (ON time) và quảng mở (OFF time).
    Ở cách thứ hai, thay đổi quảng đóng và quảng mở tức thay đổi độ rộng của xung. Trong kỹ thuật điều khiển động cơ, để thay đổi tốc độ, người ta giữ biên độ xung và tần số xung không đổi, và chỉ đổi động rộng của xung, từ chuyên là điều xung hay PWM (Pulse Width Modulation).
    Nhớ lại các từ ta hay nghe như FM (Frequency Modulation) dịch là điều tần. Sóng mang radio FM là sóng tần số thay đổi theo tín hiệu âm và biên độ sóng cố định. AM (Amplitude Modulation) dịch là điều biên, và sóng mang radio AM là sóng có biên độ thay đổi theo tín hiệu âm và tần số không đổi. Trong kỹ thuật điều khiển động cơ thì PWM (điều xung) có tần số và biên độ không đổi, nhưng động rộng xung thay đổi theo vận tốc nhanh chậm.
    PWM được dùng nhiều cho các ứng dụng khác, nhất là vấn đề thay đổi độ sáng của đèn thường cũng như đèn LED. Trong các bảng điện hiện thị LED để đổi màu hay đổi độ sáng do LED phát ra, người ta dùng PWM.
  3. Pham_Gia_Vinh

    Pham_Gia_Vinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    http://www.clbmohinh.com/diendan/topic.asp?TOPIC_ID=210
    http://www.clbmohinh.com/diendan/topic.asp?TOPIC_ID=182
  4. thaithutrang

    thaithutrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Một luồng hữu ích vậy mà ít người thảo luận quá. Hi vọng đượ gặp anh txnghia tại www.dientuvietnam.net . Em sẽ có nhiều câu hỏi khó dành cho anh, hi hi..........
  5. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    Chào các bác, giúp em với.
    Chả là em cũng đang định ráp 1 mạch điện điều chỉnh tốc độ động cơ DC (cái loại động cơ gắn trong mấy cáy xe đồ chơi con nít ấy) bằng biến trở (VR). Nhưng mà em chả hiểu tí gì về ĐKTĐ cả, thế nên khi em đấu trực tiếp cái động cơ vào cục pin thì nó chạy vù vù, nhưng khi em chen vào con VR thì dù cho có chỉnh về 0 ohm nó cũng chả thèm chạy tẹo nào. Em thử hoài vẫn vậy, chả biết phải làm sao, không biết cái nguyên tắc mà em đang áp dụng có đúng không nữa. Bác nào biết xin giải thích giùm em với. Và xin các bác chỉ giáo cho em biết cách điều chỉnh cái động cơ này với nhé. Em không quan tâm đến việc nó chạy nhanh hay chậm có đúng không.
    Cảm ơn các bác trước.
  6. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Động cơ nhỏ một chiều là gì
    Em chỉ nghe động cơ 4 thì , 2 thì, 1 thì, động cơ phản lực chứ em chưa nghe động cơ một chiều
    có ai biết hệ thống phun xăng điện tử trang bị cho ôtô như thế nào không, hệ thống chia lửa cơ khí nữa
    có thì chỉ em với em đang rất cần những taì liệu liên quan

Chia sẻ trang này