1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều đáng đọc :Nhật Bản khác ta những gì ?

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi hiepkhachxua, 20/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiepkhachxua

    hiepkhachxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Điều đáng đọc :Nhật Bản khác ta những gì ?

    Sự khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam !!!

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thấy nước người ta vậy mà thèm




    Nhật Bản khác ta những gì ?



    Nước ta có 83 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 87 triệu người. Theo tài liệu thì vào tháng 7-2006 dự kiến nước ta có 84 403 000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.

    Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD (!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)

    Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?

    Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích (!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% .Chúng ta không nghèo vì đất.

    Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới ). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương, năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy .

    Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán (!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật , chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ !

    Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới , vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô , khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.

    Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...

    Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới? Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.

    Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.)năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.)năm 2005 là 32,23 tỷ USD . Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực , thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm Công nghệ sinh học cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN...mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm Công nghệ sinh học dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều (!)

    Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân của người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm ...30 tuổi (!).Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006) .

    Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II- gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III- gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.

    Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin'ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken'Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...

    Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều . Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.

    Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp .Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại . Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).

    Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ (!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học (!), bộ Y tế- Phúc lợi, bộ Nông- lâm- ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ-Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Uy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học -Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế -Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.

    Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua (!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người (!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người (!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.

    Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).

    Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương , chịu khó...chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ , biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc ?

    Mong sao có một cuộc thảo luận hết sức dân chủ và thẳng thắn: Chúng ta thua kém Nhật Bản ở những mặt nào và vì lý do gì?
    Nguyễn Lân Dũng
    ~~~~~~~~~~~~~~
    hy vọng các bạn ! nêu các nguyên nhân vì sao nhật bản đạt được thế !

    Thấy nước người ta vậy mà thèm
    trịnh thế thao- vĩnh lộc -thanh hoá -nick :hiepkhachxua- chongthamnhung.com
  2. aoi_hoshi

    aoi_hoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Có bài để dịch rồi, thanks vì đã post lên đây
  3. Black_Bear

    Black_Bear Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất hay. Nhưng tóm lại chỉ có 1 lý do, theo tôi, con người. Họ, với lịch sử các Samurai sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung mới có thể làm nên những điều thần kỳ. Còn chúng ta, tôi chẳng cần nói nhiều, các bác online cả ngày chắc biết hết. Nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, thu lợi cá nhân, từ cao xuống thấp, đố mà yên lành làm giàu chân chính được
  4. Thainam11

    Thainam11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đang nghiên cứu các vấn đề Nhật bản, và tôi cũng luôn tự hỏi rằng "Sau 30 năm, Nhật bản từ chỗ bị tàn phá sau chiến tranh, là nưóc chiến bại sau Thế chiến II, chấp nhận chịu thua thiệt do Đồng minh áp đặt đã đứng dậy trở thành cường quốc nhất nhì thế giới. Việt nam sau 30 năm chiến tranh vẫn ỳ ạch. Tại sao? tại sao?" - chúng ta phải làm sao đây để VN đưọc như Nhật bản. Cám ơn người đã lập ra topic này. Tôi rất muốn được trao đổi với bạn nhiều hơn nữa trong vấn đề này
  5. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ muốn công bằng thì sung công toàn bộ Tài sản cá nhân, chia đều cho mọi người, sau đó áp dụng các chế độ thiết quân luật, thật chặt chẽ Hiiiiiii
  6. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Nếu các bạn xem qua những tư liệu về Nhật Bản mà hiepkhachxua cung cấp, cùng một số hướng so sánh, hoặc phân tích cái khó khăn của VN ta mà mình đã mạo muội gợi ý ở trên thì chắc chắn khi tìm hiểu kỹ hơn các bạn sẽ thấy những khó khăn của người Nhật chỉ là tô vẻ cho sự thành công về phát triển kinh tế của họ. Nếu nói về mức độ khó khăn, chúng ta khó hơn Nhật Bản nhiều, nếu nói về lợi thế xuất phát điểm chúng ta thua xa Nhật Bản nhiều... Nếu người Việt chúng ta không phấn đấu hết sức mình qua các thế hệ cha anh thì có lẽ hiện nay quê hương chúng ta cũng chỉ phát triển như Bắc Hàn thôi. Nhưng các bạn thấy đấy, hiện tại VN đang được đáng giá là một quốc gia năng động (thâm chí, vào giai đoạn cuối 2006 được đánh giá còn hơn cả Trung Quốc, sự cải cách ở VN tạo ra sự đặc biệt quan tâm của một số nhà hoạch định chiến lược của TQ...thậm chí gây ra làn sóng mới về "tư duy VN" trong giới nghiên cứu chiến lược TQ)...
    Cuối năm 2006, VN trải qua hàng loạt các mốc quan trọng nâng lên tầm cao trên trường quốc tế (Xây dựng nhà máy chế tạo lắp ráp linh kiện Intel nâng mức vốn đầu tư lên $100B,Gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC, hàng loạt các nguyên thủ các cường quốc lớn đến thăm VN....). Vì vậy đây là thời khắc để thế hệ những người trẻ tuổi chúng ta được thử thách, chiêm nghiệm bản thân... Thiết nghĩ, chúng ta không nên mất thời gian nói về cái đã qua, mà nên tập vào làm thế nào để chúng ta không đánh mất cơ hội quý báu này, cái đó bắt buộc thế hệ trẻ chúng ta phải có tư duy đúng đắn trong giai đoạn phát triển mới...
    Được www.truongsinh.vn sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 23/02/2007
  7. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    OH, mình reply mà click nhầm vào sửa bài nên mất mất bài viết trên rồi Bây giờ mình viết lại:
    Chúng ta chỉ được biết đến nước Nhật với nguồn tài nguyên khan hiếm và bị tàn phá trong thế chiến thứ II nhưng lại không để ý đến một điều mấu chốt, trước chiến tranh, Nhật Bản cũng đã là một cường quốc công nghiệp tương đối phát triển. Sau khi bại trận ngoài sự tàn phá hai thành phố Hirosima và Nagasaki mang dấu ấn kinh hoàng của vũ khí nguyên tử huỷ diệt mà không để ý đến nguồn tài trợ khổng lồ từ chính phủ Mỹ cho sự tái thiết kinh tế Nhật sau chiến tranh, ngoài ra với điều kiện ràng buộc Nhật bản không được xây dựng hệ thống quốc phòng riêng mà phải cho hạm đội Mỹ đóng cứ vùng biển... Đây cũng là một lợi thế rất lớn cho Nhật Bản vì nguồn kinh phí đầu tư hàng năm cho quốc phòng ở tất cả các quốc gia là tương đối lớn, nhưng với điều k iện này Nhật Bản chỉ việc tập trung phát triển kinh tế... Nếu không có những yếu tố đó thì người Nhật dù cần cù, kỷ luật, có tinh thần SAMURAI bất khuất ...đi chăng nữa cũng khó mà tạo ra sự phát triển "thần kỳ" đến như vậy được. Còn các bạn, những người Việt Nam, các bạn không chú ý đến hoàn cảnh đất nước ta như thế nào? do có vị trí chiến lược quan trọng tại vùng đông nam á, là cửa ngõ đông dương... gần như từ ngàn xưa nước ta luôn bị các nước lớn dòm ngó xâm lăng. Với một quốc gia mà lịch sử là các chiến tích oai hùng triền miên thì sự khốc liệt tàn phá của nó cũng là ghê gớm, thử hỏi dân tộc ta đã chính thức được tập trung cho việc phát triển kinh tế mà không phải lo đến chiến tranh chống giặc ngoại xâm bao giờ chưa? có người chê dân Việt chúng ta chỉ thích đấu đá.. vâng có lẽ đúng vậy, nhưng thử hỏi một dân tộc trải qua bao cuộc chiến mà vẫn đứng vững và đè bẹp tất cả các cuộc xâm lăng của những đế quốc hùng mạnh nhất thì đương nhiên những công dân của dân tộc đó không thể nhu nhược được. Các bạn cứ khen người nước khác kỷ luật, vâng, điều đó hoàn toàn đúng khi mà họ đã trải qua hàng thế kỷ phát triển công nghiệp, đó chẳng qua là thói quen của môi trường công nghiệp đưa lại, nhưng các bạn có tự hỏi một đất nước nhỏ bé quân đội vốn không được trang bị tối tân hiện đại (nếu so sánh thì bất cứ cuộc chiến nào đều có vẻ không cân sức) thì tại sao vẫn chiến thắng, điều đó hẳn phải chứng tỏ một sự kỷ luật vô cùng mới tạo ra một đoàn quân vững mạnh như vậy, vậy ai còn dám bảo người Việt ta không kỷ luật, không đoàn kết? còn về sự cần cù, siêng năng, sáng tạo cái này chắc mình không cần nói vì dân Việt vốn có tiếng là như vậy. Người Nhật đã từng có câu nói:Người VN là những viên ngọc quý... Và tất nhiên, có người sẽ hỏi thế tại sao nước ta vẫn nghèo? oh, quả là một dấu hỏi lớn, nhưng các bạn lại không để ý, chỉ cần lấy mốc lịch sử từ năm 45 trở lại đây, người nhật có cả nửa thế kỷ để phát triển kinh tế, và không phải đầu tư cho quốc phòng còn chúng ta thì sao? sau năm 45 là công cuộc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống pháp, 20 năm gian khổ ác liệt chống mỹ nguỵ, và hàng chục năm chiến tranh biên giới phía bắc và tây nam... nếu nói chính xác, chúng ta chỉ đến những năm 90 mới bắt đầu có thời gian để tập trung vào phát triển kinh tế, trong 15 năm đó nền kinh tế VN đã có những phát triển ngoạn mục, điều đó được cả thế giới biết đến, về cơ chế chính xách, nhà nước ta đã có những cải cách triệt để và hiệu quả, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại được gia nhập WTO, cũng không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ lại dỡ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với VN, và cũng không phải ngẫu nhiên mà VN lại đang trở thành tâm điểm của các nguồn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới....
    Vậy tại sao chúng ta, những người Việt trẻ không tập trung đóng góp trí lực vào công cuộc phát triển của nước nhà? mình tin tưởng rằng, những người VN yêu nước sẽ có cái nhìn đúng đắn và cùng đóng góp một phần sức lực cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà!
    Được www.truongsinh.vn sửa chữa / chuyển vào 03:40 ngày 24/02/2007
  8. Jules

    Jules Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy kỹ thuật cao nhờ thông minh và kỷ luật v.v không hoàn toàn đúng lắm, vì nói cho cùng những kỹ thuật, công nghệ làm cho nước Nhật hùng mạnh tới bây giờ hầu hết xuất phát từ các phát minh của người Âu Châu, mãi sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật mới bắt đầu phát triển các ngành khoa học.
    Người Nhật cũng chăm chỉ cần cù hay thông minh và có kỷ luật như người Đức (nơi tôi sống) và như người Việt (những người Việt làm cho cty ở Đức) tại sao? Nếu anh đến muộn, anh sẽ bị đuổi việc, bởi vậy, nếu rút từ đó ra kết luận, người Nhật có kỷ luật cao thì quả là rất khách quan. Chúng ta cần gì đi đâu xa, so sánh v ới Nhật làm gì cho NHỤC. Quốc gia Việt Nam cạnh tranh với Thai Lan cũng chưa xong, nói gì tới Nhật
    Để có một nền kinh tế mạnh và đạt được tới một mức sống tương đối của một quốc gia công nghiệp hạng vừa, người Việt không thể giữ một chế độ Độc Đảng. Trong vòng hơn 10 năm đổi mới, chúng ta có những bước đi rất thuận lợi, những để mà nhảy vọt chơi hạng Premier League thì, không thể không từ bỏ hệ thống chinh trị bây giờ. Tại sao? Tại vì nó làm cho tất cả những thành tựu, nổ lực của người dân thành vô hiệu hóa, mợi sự phát triển ưu tứu không được thúc đấy, bởi một số quan chức vô ý thức, thiếu trình độ chuyên môn. Nhiều ý tưởng đổi mới cơ chế v.d Giao Dục, Luật Pháp sẽ không bao giờ được đưa vào hiện thực, huống chi là đề bạt tới. Mọi người vừa xem TT Việt Nam ông ***************, chỉ thị cấm báo trí tư nhân!!
    Một đất nước mà dư luận của xã hội, cứ cho là 40 triệu người dân biết đọc biết viết, không được ĐẾM XỈA thì, thử hỏi làm sao mà phát triển, mà phát triển cái gì? Khi Đảng với bộ chính trị 12 ông, vô trình độ chuyên môn, thiển cận về mọi thứ, giữ khắng khăng cái ghế của mình? Tôi có thể đảm bảo, rằng sau nhiệm kỳ của ông Dũng, kinh tế Việt Nam cũng không tăng trưởng là mấy! Bộ mặt xã hội sẽ không có gì thay đổi. Trong hơn 10 năm nay ngoài bước nhảy vọt Mở Cửa, hướng tới nền kinh tế thị trường thì gương mắt Việt Nam không có gì thay đổi. Bộ máy vẫn cũ rích. Tôi thử hỏi, chúng ta làm sao có thể ngu ngốc, hay cố tình làm ngơ khi khăng khăng: hưóng tới chủ nghĩa xã hội??
    Tôi thấy cải cách Giáo Dục là một điều không thể chánh khói. Sinh Viên Việt Nam ở nước nhà học hành thế nào tôi không lắm vững, nhưng sang đây họ học rất chăm chỉ và quyết liệt, nhiều đêm mất ăn mất ngủ vì ôn bài học bài. Học hành ở đây là chuyện hết sức nghiêm túc, giữa tuần sẽ không có ai lượn ra phố, đi học sẽ là sáng 8h sáng đến trường và thường 20h mới bước ra thư viện!! Nói cho cùng, cái Kiến Thức mà sv ở Việt Nam được giảng dạy vẫn còn rất kém, một số môn còn không được giảng dạy. Ở Việt Nam bạn có thể trở thành một luật sư khi vừa tròn 25t (nếu xong ĐH và được phép) nhưng ở Đức chả hạn, trung bình là 33t! Tấm bằng Việt Nam nó không có giá trị!
    Kiến thức học để đối phó, và niềm tin vào chính phủ, chính sách nhà nước coi như không có, dư luận xã hội với phe đối lập bị cách ly, mọi tư tưởng không hài lòng với chế độ bị đè bẹp, mặc dù có rất nhiều tư tưởng yêu nước và có ích cho xã hội, người dân. Chúng ta cứ thử xem cái thằng Nam Triều Tiên, 1945, Hàn Quốc và Việt Nam không hơn nhau là mấy, 1970 nhưng năm mà miền Nam Việt Nam còn phát triển hơn họ gấp bội, mặc dù hai quốc gia đều đuợc Mỹ đầu tư là như nhau. Sau một thế hệ, chỉ một thế hệ thôi, họ có, những gì chúng ta đều thấy. Tôi không tin rằng, người Hàn Quốc họ cần cù chăm chi hơn, hay thông minh hơn, điều chúng ta thiếu là một niềm tin vào chính sách, những nhà lãnh đạo sáng suốt, một cơ chế chính trị mà cả những người đối lập, hay nói cách khác là phe thiểu số cũng có quyền tham gia làm chính trị, làm kinh tế, làm văn học, làm các ngành nghề mình muốn. Tại so cứ phải là đảng viên mới được phép giữ chức vụ cao chả hạn??
    Cứ phải xem lý lịch mới được đề bạt vào chức vụ quan trọng, then chốt. Đấy là một sự bất công trong xã hội. Mà trong xã hội Việt nam có rất nhiều sự bất công!! Ai cũng thấy, nhưng ai cũng câm không (dám) nên tiếng. Ở đây có nhiều sv phải học cái môn gì xã hội chủ nghĩa, hay triết lý đảng gì đó, có vô nghĩa không? Chả ai cần, thế mà vẫn phải học. Luật Pháp thì lỏng lẻo, có Luật rồi mà bên thi hành vẫn không chịu thi hành!!!!!!
    Thế là sao?? HỌ không chịu thi hành có nghĩa là phạm luật, thường ở những nước phát triển, trong vòng 24h là đầu của cái tay đó bay ngay!! Cái vụ PMU18 gì đó, bộ trưởng giao thông từ chức mà không hề bị truy cứu trách nhiệm!! Ở các nước khác, một chức vụ quan trọng như vậy, các phe đối lập sẽ không tha thay nhau mà mổ sẻ tan xác. Đấy, cái Thưởng, chức vụ, tước lộc, quyền lợi nó phải đi kèm với cái Phạt!! Nếu các ông muốn làm gì thì làm (gặp nhau đầu xuân, Táo Quan Chức) Chả cái gì tao không dám, thế thì tất cả những luật Pháp của chúng ta lập ra là vô nghĩa!!
    Ở những nước phát triển không hề có những sự vô lý như vậy!
    Tôi muôn nhắc tới một vấn đề mà chính phủ Việt Nam đang cân nhắc: Mức lương tối thiểu!
    Đấy là một sự thay đổi không nhỏ cho một nền kinh tế như Việt Nam, nơi mà người lao động có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào.
    Thế mà báo trí trong nước, các diễn đàn, các nhà "trí thức" chả thấy đâu, chúng ta chưa thành lập cho mình một dư luận xã hội tạo bởi thông tin đại chúng(do nhà nước quản lý, tôi viết cái gì không vừa lòng các vị là cũng bị xoá cho mà xem), lobbys (lobby ở Việt Nam hầu như không được phép Hoạt Động) thế thử hỏi những gì Chính Phủ giáng vào đầu người dân, còn đâu là một sự phản đổi, nếu 50 triệu người đân khác không hài lòng với chỉ thị, với một thay đối không phù hợp!
    Tôi chả so sánh xa, cứ xem mấy cái thằng Malaysia hay Indonesia. Hổ, Rồng quái gì cái thằng Việt Nam, xin lỗi, tại sao chúng ta PHẢI đưa khách lao động sang các nước đó làm?
    Chúng ta có nghe cái chuyện là Việt Nam tuyển dụng lao động chưa?? Tôi không nói xấu ai hết, đừng nghe CS nói, hãy xem CS làm, hãy xem các quan chức Việt Nam, xin lỗi, *** ra đâu vào đâu. Suốt ngày mị dân, cái vụ trực tuyến của ông Dũng là rõ ràng nhất, các câu trả lời không được soạn trước, ông trả lời chung chung, sao không trả lời trực tiếp đi nhỉ? Một TT chính phủ, đứng dầu một quốc gia với 87 triệu, mà gần 40 triệu ai cũng thích so sánh mình với Nhật, mà lại không đủ bản lĩnh đứng trước các nhà báo trong nước và nước ngoài hỏi đáp.
    Nhà cầm quyền Việt Nam rất sợ sự thực!! Phát triển mỗi năm 8% thì được gì khi mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, nhà nước không dám thống kê con số!! Người Nghèo thì mãi cũng chả ngách đầu lên! Làm việ cmỗi gnày cũng 10-12 tiếng!!
    hehê thôi để khi khác nói chuyện tiếp, tôi vùa mơi thi đỗ mấy môn, nên hứng viết
  9. www.truongsinh.vn

    www.truongsinh.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn Jules có nội dung xấu vì vậy mong bạn thay đổi lại nội dung hoặc quản trị của box Thanh Hoá nên xoá đi
  10. putin_ru_vn

    putin_ru_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bạn có tự hào là người Việt?Có, và sứ mệnh của chúng ta là làm những người bình thường của thế giới hiểu và để trọng người Việt Nam hơn...
    Nhiều bạn hỏi tôi: người Việt Nam mình có gì để giới thiệu bởi nói đến Việt Nam, có chăng là chỉ cảnh quan thiên nhiên mà thôi. Một vài bạn khác nhẹ nhàng hơn: người Việt Nam mình còn nhiều điểm hạn chế lắm... Dĩ nhiên, đa phần các bạn vẫn đồng thuận với niềm tự hào mình là người Việt Nam... Thế nhưng, tôi thật sự áy náy khi vẫn còn nhiều bạn vẫn chưa có đủ thông tin để khẳng định cho mình một niềm tin. Có vẻ như là môn lịch sử của chúng ta trong nhà trường chưa thực sự làm tốt đủ các yêu cầu?
    Có hai cách để chứng minh: (1) bằng nghiên cứu trên những đặc tính của dân tộc trên một số lượng khổng lồ những mẫu - việc này rất khó, và (2) bằng những con người thật của lịch sử. Chúng ta thử điểm qua một vài nhân vật lịch sử của chúng ta để rồi so sánh với các dân tộc khác xem chúng ta có thua họ nhiều quá hay không nhé?
    Nước Pháp có hai vị anh hùng nổi tiếng mà họ rất tự hào: Napoleon và Jeanne d?TArc. Thế nhưng khi họ được biết về Quang Trung - Nguyễn Huệ, họ đã phải ngã mũ kính phục. Trong suốt cuộc đời của mình, Quang Trung chưa từng thất bại trong bất cứ trận đánh nào, kể cả những trận đánh nhỏ nhất lúc mới dấy binh. Và chưa một chiến dịch, một trận đánh nào kéo dài quá 7 ngày. Napoleon, xét về mặt lý lịch quân sự, không có được sự trọn vẹn đẹp như vậy. Và liệu khi được biết về Hai Bà Trưng hay Bà Triệu, người Pháp có thấy được sự tương đồng và có bị thuyết phục bởi tính bi hùng diễm tuyệt từ một dân tộc mà "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" hay không?
    Người Nhật luôn tự hào về một người anh hùng đã mở ra cho mình một thời đại mới: Meiji - Minh Trị Thiên Hoàng. Đó là người có cái tầm của tương lai, và đã liên tục cải cách, cầu hiền và không những tránh cho nước Nhật thoát khỏi ách thống trị của phương Tây mà còn đưa nước Nhật trở thành một cường quốc. Vậy thì, khi người Nhật tìm hiểu về Việt Nam, và ngỡ ngàng phát hiện ra rằng trước Meiji hơn một thế kỷ, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng đã có tư tưởng cải cách, trọng dụng nhân tài, đào tạo hiền sĩ... thì họ sẽ nghĩ ra sao nhỉ? Điểm khác nhau lớn nhất chỉ là ở chỗ Meiji tại vị được 45 năm trong hòa bình, còn Nguyễn Huệ của chúng ta chỉ ngắn ngủi trong 4 năm vỏn vẹn mà lại phải lo thù trong giặc ngoài. Nếu Nguyễn Huệ còn sống được thêm 10 hay 20 năm nữa thì nước Việt ngày nay sẽ ra sao nhỉ?
    Châu Âu nổi tiếng là cái nôi của chủ nghĩa tư bản qua những cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, Anh, Pháp... Thế nhưng, Việt Nam chúng ta có một Hồ Quý Ly (1400s - có nghĩa là trước đó hơn 300 năm) đã nghĩ đến chuyện khuếch trương thương mại, khoa học kỹ thuật, sử dụng tiền giấy, sử dụng thuốc súng, quản lý nhà nước bằng pháp quyền hiện đại... Vậy thì người Châu Âu có đủ để "nể" chúng ta không?
    Với người Anh, quân sự là cái họ rất quan tâm. Có lẽ là vì nhờ nó mà họ đã có được một đế quốc rộng lớn nhất thế giới, và góp phần giúp tiếng Anh trở thành ngôn ngữ Quốc tế. Thế nhưng, bản thân người Anh, khi đề cử ra 10 vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại, họ đã đề cử 2 người: Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo. Vậy thì nếu như những người bình dân Anh họ biết về Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo, họ có nể cái dân tộc đã có thể sản sinh ra 20% những vị tướng kiệt xuất nhất hay không?
    Người Nga coi Lênin như một vị anh hùng (cho dù vẫn có nhiều người không thích, vì lịch sử còn quá gần, và với chính trị thì lúc nào cũng có 2 bên cả). Người Nga biết nhiều về Việt Nam, và họ coi Hồ Chí Minh như là Lênin của Việt Nam. Người Ấn Độ thì trọng Nehru. Và đối với họ, Hồ Chí Minh cũng là một Nehru. Vậy thì người Nga, người Ấn có coi trọng người Việt Nam chúng ta hay không?
    Thế kỷ 12-13, cả thế giới chìm dưới vó ngựa Mông Cổ. Chỉ có 3 quốc gia mà Mông Cổ không thể đánh được: đó là Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam (các quốc gia còn lại thì Mông Cổ chưa tiến đánh). Không như Ấn Độ (bị cái nóng và dịch tả hoành hành) hay Nhật Bản (hạm đội "vô tình" bị bão đánh tan), Việt Nam đánh tan quân Mông Cổ bằng sức và trí của con người. Mà không chỉ là một lần, mà là ba lần. Chẳng hiểu thế giới có thấy lạnh xương sống không nhỉ?
    Nhưng đó là từ thời chiến, đó là của quá khứ. Thế còn hiện tại thì sao?
    Hôm thứ hai vừa rồi, mình có nói chuyện với cô Tôn Nữ Thị Ninh. Cô có kể 2 câu chuyện. (1) Một câu chuyện từ ông giám đốc quỹ nhi đồng Mỹ: ổng thăm Việt Nam, rồi thăm Bangladesh. Và ông ấy nói rằng: làng quê nghèo nhất của Việt Nam cũng nghèo như làng quê nghèo nhất của Bangladesh hay nhiều nước khác trên thế giới, thế nhưng điều quan trọng nhất là ông ấy không thấy thương hại đám trẻ con Việt Nam ở làng quê ấy. Đơn giản bởi vì: tôi thấy được sự cầu tiến của người Việt và sự năng động của đám trẻ ấy. Đám con nít ấy chắc chắn không chịu an phận và sẽ không phải chịu đựng số phận (2) Câu chuyện thứ hai được kể bởi McNamara trong một buổi tiệc chiêu đãi của CEO của hãng HP: ông ấy nói rằng, người Việt Nam, ở mỗi thời kỳ, đều có một sứ mệnh nào đó, không phải là chỉ với chính họ, mà còn là đối với thế giới. Và người Việt có một cái "sense of direction" rất đặc biệt để thực hiện sứ mệnh ấy, và đừng có ai dại mà đứng giữa người Việt Nam và cái direction ấy. (Kể đến đây thì cử tọa cười òa bởi vì họ biết McNamara đang nói về thất bại của chính ông ấy).
    Hai câu chuyện ấy có nói lên được điều gì không nhỉ?
    Và có thực là trong cả quá khứ lẫn trong hiện tại, người Việt Nam chưa có thể để lại dấu ấn nào trong lịch sử?
    Có bạn lại sẽ hỏi tôi: thế bài viết của bạn bữa trước mâu thuẫn với bài hôm nay à?
    Câu trả lời sẽ là không: những người mà chúng ta nói đến hôm nay đã biết, đã hiểu và thậm chí là quá hiểu về Việt Nam, bởi vậy, họ có một đánh giá hoàn toàn khác.
    Sứ mệnh của chúng ta là làm cho những người còn lại, những người bình thường của thế giới cũng có được những thông tin như vậy và hơn vậy; để hiểu và để trọng Việt Nam hơn...
    Việc đó có khó không? Không khó sao lại đến tay chúng ta?
    Việc đó có thể làm được không? Còn có việc gì mà người Việt Nam
    không thể làm được nếu như họ thực sự muốn?

    ( Theo blog Dr. Neo)
    Bài này mình cóp nhặt được trên mạng thấy hay nên post lên cho mọi người cùng đọc.

Chia sẻ trang này