1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều gì ở Nam Định làm tôi ngạc nhiên?

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi hastalavista, 16/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Điều ngạc nhiên ở Nam Định (mấy năm trước) là dọc đường phố không một bóng người nước ngoài nào. Không biết mấy năm gần đây có thay đổi không nhỉ?
  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Đấy là năm bao nhiêu hả Bác?? Thời Em rong rong ở nhà(''98-2000) thấy cũng có vài chú Tây đi Du Lich bụi thì phải chú ngồi bệt ở ngay vỉ hè chỗ đường Nguyễn Du ra công viên Vị Xuyên uống nước dừa thì phải. Không biết bây giờ thì thế nào?? Lúc đấy nhìn thấy Chú thì cứ cười ngất thôi à !! Mà Tây không có chắc chú Khách thì nhiều lắm nhẩy?? Mấy Anh khựa, xì, ô chắc đủ cả ??
  3. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thông tin về xuất xứ cũng như tác giả của bài thơ này không?
    Đợi
    Anh đứng trên cầu đợi em
    Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
    Ngày xưa đă chảy, sau c̣n chảy
    Nước chảy bên ḷng, anh đợi em
    Anh đứng trên cầu nắng hạ
    Nắng soi bên ấy lại bên này
    Đợi em. Em đến ? Em không đến?
    Nắng tắt, c̣n anh đứng măi đây!
    Anh đứng trên cầu đợi em
    Đứng một ngày đất lạ thành quen
    Đứng một đời đất quen thành lạ
    Nước chảy... ḱa em, anh đợi em
    Vũ Quần Phương
    http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/Amnhac/cakhuctrutinh/trangd.htm
    http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/langque/khucnhacque/bai01.html
  4. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Đứng một ngày đất lạ thành quenĐứng một đời em quen thành lạĐây là hai câu thơ hay nhất trong bài Đợi của Vũ Quần Phương khá nổi tiếng, được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc. Làm nền cho câu thơ có những điều trông thấy của 20 năm đất nước cắt chia, đợi chờ. Đó là chất thơ kết tinh từ việc đời, từ sự từng trải thấm thía của người viết. Để hiểu ông có lẽ khi đọc, chúng ta cũng nên nhắm mắt lại. Nghĩa là khép con mắt thịt và mở rộng nội tâm, đọc bằng hồn bằng sự chiêm nghiệm của đời sống. Chỉ có như thế chúng ta mới nhìn thấy hết vẻ đẹp của thơ ông. (lời của người khác)
    Được zesman sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 12/12/2004
  5. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Vũ Quần Phương và kỷ lục nói chuyện thơ
    Vốn là một bác sĩ đi ngang vào văn chương, ông quan niệm thơ là kinh nghiệm sống, được thu nhận từ cảm xúc và cũng được gửi đi bằng cảm xúc.
    Ông là một trong số những người đi nói chuyện thơ nhiều nhất ở Việt Nam. Ông có nhớ đã đến với "nghề" này như thế nào không?
    Năm 1973, nhà thơ Định Hải, Nguyễn Bùi Vợi và tôi đạp xe từ Việt Trì lên Lào Cai. Trên đường đi, chúng tôi ghé qua một trường cấp III huyện Phù Ninh nhờ nghỉ qua đêm. Khi xưng tên, chúng tôi rất sung sướng biết họ từng đọc thơ của mình. Mọi người đề nghị chúng tôi nói chuyện thơ cho trường nghe. Mấy anh em sướng rơn. Tối hôm đó, tôi là người cầm trịch, hình như tôi có nói nhiều về thơ chiến tranh, thơ Phạm Tiến Duật. Anh em rất say mê lắng nghe. Đến đêm, tôi cùng anh Vợi đi dạo ngang qua phòng giáo viên, thấy các cô giáo đang giở sách giáo khoa đối chiếu lại với bài nói chuyện, chứng tỏ các cô phần nào suy nghĩ sâu thêm về những bài thơ. Khi lên Lào Cai, chúng tôi cũng được mời nói chuyện thơ với Trường trung cấp Y tế. Dạo đó đang chiến tranh nên cả trường đi ngủ sớm. Ông hiệu trưởng phải đánh thức từng phòng dậy. Thù lao đầu tiên của chúng tôi là hai hộp sữa. Hồi ấy có như vậy là quý lắm rồi. Bên Tỉnh ủy nghe tin cũng mời sang, rồi cho chúng tôi một chuyến xe lên Sapa. Đó là lần đầu tiên tôi được đi Sapa, lại được đi xe của tỉnh mới sang. Từ đó, tôi đâm "có duyên" được mời đi nói chuyện thơ.
    Cách tiếp nhận thơ giữa người nghe và người đọc khác nhau như thế nào?
    Đi nói chuyện thơ, thuận lợi là mình biết độc giả thích thơ ở khía cạnh, đề tài nào và giúp người đọc hiểu việc đời qua những trang thơ, nhất là các bạn trẻ. Trong những chuyến đi như thế, tôi tranh thủ thu lượm thực tế và sáng tác. Rất nhiều bài thơ xuất phát từ những ý tưởng khi đang nói chuyện. Lâu dần, cái nọ móc vào cái kia thành hệ thống, buổi sau rút kinh nghiệm của buổi trước, nên không phải tốn nhiều công.
    Ông nghĩ thế nào về việc nói chuyện thơ?
    Tưởng là nhàn nhưng rất mất sức và tốn thời gian. Thu hoạch đi nói chuyện thơ một tuần không bằng đi thực tế một ngày. Hơn nữa với những người đã nghe mình nói thì lần sau lại phải khác lần trước. Mặc dù làm thơ, viết phê bình và nói chuyện là một sự liên hoàn nhưng nhiều khi tôi thấy mình hơi sa đà vào chuyện ấy. Bạn bè vẫn hay đùa là nhiều khi mở TV ra đã thấy ông ngồi sẵn ở trong rồi.
    Số lần ông đi nói chuyện thơ đã lên đến hơn 2.000. Bằng cách nào ông tính được và ông sẽ vượt con số lỷ lục ấy chứ?
    Mười năm trở lại đây, vì có nhiều nơi mời nên tôi phải ghi vào sổ lịch, bình quân có đến 70-100 cuộc nói chuyện một năm. Mà tôi đã nói chuyện thơ được 30 năm rồi đấy! Ngày xưa, ông Chế Lan Viên trách Xuân Diệu là đáng lẽ cuối đời phải viết hồi ký và thi thoại thì cứ mải mê đi nói chuyện thơ. Vận vào mình, tôi nhận thấy tính mình cả nể, người ta mời lại ngại từ chối, trong khi lại phải điều hòa để còn viết. Nói chuyện thì tốt, nhưng chỉ tốt lúc ấy thôi chứ không tốt bằng việc viết ra chữ. Tôi đang cố gắng thu thập những thứ đã sáng tác để in thành sách và viết cho được một cuốn hồi ký.
    Thể thao Văn hoá
    Được zesman sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 12/12/2004
  6. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ mình đọc bài ''Vị tướng vui tính nhất toàn quân'' nói về trung tường Nguyễn Thế Bôn nguyên phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN.
    Đường link đến bài này:
    http://vietnamnet.vn/psks/nhanvat/2004/12/357943/
    Một đoạn trích:

    " Cô Tâm, cô Huệ và...
    Ông hỏi tôi quê ở đâu. Tôi trả lời: Hải Hậu, Nam Định. Ông bảo: Để tớ kiểm tra xem cái đã. Thế cậu có biết hai câu lục bát về huyện cậu không? Ai chà! Hải Hậu là vùng quê giàu đẹp nổi tiếng, thơ về quê tôi thiếu gì câu hay, nhưng tôi biết ý ông muốn nói đến chuyện gì rồi, bèn đọc: "Ai qua Văn Lý, chợ Cồn...". Cái vần thật oái oăm. Thực ra tôi không thuộc hết câu sau, mặc dù đã rất nhiều lần nghe. Ông Trung tướng nheo mắt đọc tiếp: "Nhớ vào mậu dịch xem... cô Tâm". Tôi ôm bụng cười. "
  7. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    " Thì ra tác giả của hai câu thơ vần độc nổi tiếng toàn quân chính là vị tướng đang ngồi trước mặt tôi đây. Ông kể: "Hồi ấy tớ mới khoảng 30, tham mưu trưởng trung đoàn, xe con, súng lục ngang hông, oách lắm. Về Hải Hậu chuẩn bị cho diễn tập phòng thủ. Nghe đồn cửa hàng mậu dịch ở thị trấn Cồn có cô bán hàng tên Tâm rất xinh, mấy anh em tính chuyện vào trêu cho vui. Quả tình cô Tâm rất xinh, đôi mắt thì thật to. Cậu Hàm đi cùng đoàn chỉ món hàng đặt trên nóc tủ, đòi mua. Cô Tâm phải bắc ghế để lấy. Câu Hàm nói, không phải cái đó mà là cái trên cùng kia. Cô Tâm đứng dướn mãi chẳng tới, cái dải rút (ngày xưa chị em còn mặc quần dải rút) không chịu được, đứt cái phựt. Rất may là cô Tâm kịp lấy tay túm quần...".
    Hai câu thơ tức cảnh ấy lập tức được lan truyền khắp đơn vị, sau này trở thành nổi tiếng như những câu ca dao truyền khẩu. Vì thế rất nhiều người, trong đó có cả tôi, đọc đấy nhưng đâu biết tác giả và hoàn cảnh ra đời của chúng. Chỉ thương cho cô Tâm, sau vụ ấy cô xấu hổ mất mấy tháng trời, cứ phải tránh mặt cánh thanh niên."
  8. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    heee ko fải là Xìu Châu mà là Sìu Châu. Lịch sử của nó thế này: ngay xưa (tận cái thơi ông Tú Xương con sống hoặc trước đó nữa) có một người từ Triều Châu sang Việt Nam và định cư ở đất Nam Đinh,mang theo nghề làm kẹo lạc,ngày đó người ta gọi là kẹo lạc Triều Châu,bởi vì thực chất nó cũng là một loại kẹo lac,sau biến âm dần thành Sìu Châu hoặc Sừu Châu.
    Đúng là bây giờ nó ko còn ngon như trước nữa.Chỉ còn ngon và lạ miệng với những người chưa ăn bao giờ.Mách nhỏ các bác nhé,giờ về NĐ chỉ cần mua loại kẹo lạc 1500VNĐ/gói (20 chiêc) là các bác có thể thưởng thức một hương vị kẹo mà không đâu có được.Rẻ mà ngon,tuyệt vời quá còn gì.Kẹo Sìu bây giờ là 32000VNĐ/1kg đấy.
  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Cả món Bánh Khảo nữa !! nhiều vùng của nước ta không có món Bánh này. Ngày xưa đi học mang Bánh Khảo lên Hà Nội cánh Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hoá dek biết là bánh gì cứ khen lấy khen để
  10. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    Sửa chữa một chút các bác ơi.Kẹo lạc 1500VNĐ/goi 10 chiếc thôi.Hôm qua cao hứng wá nói rẻ đi hẳn một nửa

Chia sẻ trang này