1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều gì xảy ra nếu vũ khí Trung Quốc tràn ngập thế giới?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi tuanbuffalo, 24/03/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanbuffalo

    tuanbuffalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    (Tin nhanh) Trong thập kỷ tới, các loại vũ khí tiên tiến sẽ tràn ngập thị trường vũ khí khi Trung Quốc và Ấn Độ trở thành nhà cung cấp vũ khí toàn cầu.

    [​IMG]
    Tiêm kích J-10 Trung Quốc tại một triển lãm quan su

    Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đăng bài viết nhận định, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là 2 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng năng lực xuất khẩu của 2 quốc gia này trong thời gian gần đây phần nào là một xu hướng đáng lo ngại.

    Dưới đây là nội dung bài viết trên Foreign Policy:

    Sự trỗi dậy của vũ khí giá rẻ Trung Quốc

    Tháng 8/2014, Tập đoàn đóng tàu nhà nước Hudong-Zhonghua của Trung Quốc đã hạ thủy một tàu hộ vệ tại sông Hoàng Phố ở Thượng Hải.

    Đây là loại tàu chiến nhỏ, thường được sử dụng để tác chiến chống ngầm hoặc phòng thủ bờ biển.

    Khi con tàu được đẩy xuống nước, một người qua đường ngẫu nhiên có thể sẽ cho rằng, đây chỉ đơn giản là một con tàu khác trong hạm đội tàu chiến ngày càng gia tăng nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc.

    Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng của nó không phải là Hải quân Trung Quốc mà là Hải quân Algeria.

    Đây là chiếc đầu tiên trong 3 chiếc tàu mà Algeria đã đặt mua từ Trung Quốc tại triển lãm quốc phòng tổ chức ở Malaysia năm 2012.

    Trung Quốc từ lâu đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí cỡ nhỏ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ít khi thấy nước này xuất khẩu tàu hộ vệ.

    Theo báo cáo giữa tháng 3 vừa qua của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đang giữ vị trí nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, vượt qua Pháp, Đức và chỉ xếp sau Nga, Mỹ.

    Từ năm 2010-2014, thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 5 năm trước đó (5% so với 3% trong giai đoạn 2005-2009).

    Không những vậy, sản lượng xuất khẩu vũ khí của nước này còn tăng 143% so với nửa thập kỷ trước đó.

    Trong thập kỷ tới, các loại vũ khí tiên tiến, từng là thế mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng Nga và phương Tây, sẽ tràn ngập thị trường vũ khí khi Trung Quốc và Ấn Độ (ở một mức độ thấp hơn) trở thành nhà cung cấp vũ khí toàn cầu.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc​

    Những quốc gia từng chỉ đủ tiền mua vũ khí đã qua sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh sẽ sớm có thể mua mọi loại vũ khí, từ máy bay chiến đấu hiện đại, tàu chiến đến đạn dẫn đường chính xác, với mức giá không quá đắt đỏ.

    Và không như đồ điện tử gia dụng, chất lượng của những vũ khí này sẽ tăng lên theo thời gian, dù giá cả của chúng giảm xuống.

    Thay đổi này là do sự phát triển từ phía ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và Ấn Độ.

    Trong đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ưu tiên cải cách ngành công nghiệp quốc phòng để hạn chế phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời khuyến khích xuất khẩu.

    Mặc dù ban đầu không thể tự sản xuất vũ khí tiên tiến, nhưng nhận thức được những nguy cơ khi phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, 2 quốc gia này đã hướng tới mục tiêu từng bước tự cung cấp trong lĩnh vực quốc phòng.

    Ban đầu, Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành mua nhiều mẫu của cùng một loại vũ khí trong vài thập kỷ.

    Chẳng hạn như, về máy bay chiến đấu, Trung Quốc đã mua ít nhất 7 mẫu, còn Ấn Độ mua 6 mẫu.

    Mặc dù có những khó khăn về vận hành và chi phí, nhưng những mẫu máy bay này cho phép Trung Quốc và Ấn Độ thử nghiệm, đánh giá công nghệ phù hợp nhất với nhu cầu hoạt động của mình.

    Sau đó, Bắc Kinh và New Delhi dồn nguồn lực đáng kể vào việc tái sản xuất những công nghệ này, bằng cách tiếp thu những công nghệ vũ khí then chốt của nước ngoài, đồng thời đầu tư mạnh vào các chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí nội địa.

    Kết quả là họ có được khả năng sản xuất những công nghệ đó, dù có thể chưa phải hiện đại nhất nhưng cũng tiên tiến hơn những gì họ sản xuất vài năm trước đó.

    Chiến lược này đã cho phép Hải quân Ấn Độ mua một lượng lớn vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước.

    Không quân Trung Quốc (PLAF) cũng đang vận hành hàng trăm máy bay chiến đấu nội địa J-10 và đang trong quá trình thử nghiệm các nguyên mẫu máy bay tàng hình J-20 và J-31.

    Nếu thành công, Trung Quốc sẽ tiếp nối Mỹ, trở thành một trong những quốc gia ít ỏi trên thế giới có được khả năng này.

    Các hệ thống vũ khí Trung Quốc thường rẻ hơn rất nhiều so với những hệ thống tương tự đến từ các nhà xuất khẩu cạnh tranh khác.

    Mặc dù chưa thể vượt qua Nga và Mỹ, nhưng chất lượng vũ khí Trung Quốc thường tạm chấp nhận được.

    Chẳng hạn, tháng 9/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến rất nhiều nhà quan sát phải kinh ngạc khi lựa chọn hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, thay vì các hệ thống của Mỹ, Nga hay liên doanh Pháp – Ý.

    Mặc dù hệ thống của Trung Quốc không đáng tin cậy bằng hệ thống của Nga, Mỹ và không tương thích với các hệ thống khác của NATO nhưng giá của nó rất phải chăng.
    Mức giá 3,4 tỷ USD thấp hơn đáng kể so với các hệ thống tương tự của Nga và Mỹ.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái Wing Loong​

    Bên cạnh đó, kể từ năm 2011, Trung Quốc đã xuất khẩu Wing Loong, một loại máy bay không người lái vũ trang, tới một số quốc gia ở châu Phi và Trung Đông, trong đó có Nigeria, Ai Cập và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

    Với mức giá 1 triệu USD/chiếc, Wing Loong có những tính năng tương tự như máy bay không người lái Predator của Mỹ, nhưng lại rẻ hơn ¼ giá của Predator.

    Nếu vũ khí Trung Quốc tràn ngập thế giới...?

    Tất nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là 2 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
    Ngành công nghiệp quốc phòng của 2 quốc gia này chưa đủ khả năng để đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội.

    Vì vậy, trong tương lai gần, họ vẫn sẽ phải phụ thuộc vào Nga và phương Tây, nhất là ở những hệ thống vũ khí và công nghệ tinh vi, như máy bay tác chiến chống ngầm và động cơ máy bay.

    Tuy nhiên, năng lực xuất khẩu của 2 quốc gia này cũng phần nào là một xu hướng đáng lo ngại.

    Điều gì sẽ xảy ra khi họ ngày càng cho ra đời những hệ thống vũ khí hiện đại?
    Gần như chắc chắn những hệ thống vũ khí này sẽ phá vỡ thị trường vũ khí toàn cầu, khi mang lại những giải pháp lợi về giá cả cho các quốc gia không cần vũ khí quá hiện đại, đắt tiền.

    Điều này sẽ khiến các đơn hàng của Mỹ, Tây Âu và Nga giảm sút.

    Thậm chí, sẽ ngày càng nhiều quốc gia muốn mua các hệ thống vũ khí giá cả phải chăng hơn của Ấn Độ và Trung Quốc.

    Ngoài ra, sự gia tăng của những loại vũ khí tấn công này sẽ gây bất ổn tại rất nhiều khu vực, những nơi có tranh chấp, xung đột sâu sắc.

    Khi một quốc gia trang bị cho quân đội của mình những loại vũ khí mạnh hơn, các nước láng giềng sẽ cảm thấy bị đe dọa và tiến hành đáp trả, từ đó làm gia tăng căng thẳng.

    Điều tương tự từng xảy ra trong Chiến tranh lạnh. Chẳng hạn, việc Liên Xô bán vũ khí cho Ai Cập và Syria đã khiến Ả Rập giận giữ và làm tăng căng thẳng Ả Rập - Israel.

    Kỷ nguyên mà quân đội Mỹ có thể tự do “tung hoành” khắp thế giới cũng sẽ chấm dứt.
    Những vũ khí này sẽ giúp các quốc gia dù có ngân sách eo hẹp cũng có thể xây dựng năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập.

    Điều này sẽ khiến Mỹ khó có thể can thiệp bằng quân sự mà không phải chịu thiệt hại đáng kể.

    Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và châu Âu phải thận trọng trong các quyết định liên quan đến xuất khẩu vũ khí, nhất là tới những quốc gia đang phát triển.

    Không thể phủ nhận rằng, những thương vụ béo bở như vậy rất hấp dẫn, nhất là khi các nhà sản xuất quốc phòng đang “khát” các đơn đặt hàng, trong bối cảnh thắt chặt tài chính ở các nước phương Tây.

    Tuy nhiên, cuối cùng, những thương vụ đó sẽ không chỉ dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành công nghiệp quốc phòng mà còn gây ra sự bất ổn định trầm trọng hơn trên thế giới.

    Xem thêm tử vi 12 cung hoang dao tại TinTuc.Vn

    Nguồn: TinTuc.Vn

Chia sẻ trang này