1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều hoà không khí và thông gió .... mại dô

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi nguoidungthoi, 27/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ tham gia tí nhé!
    Vấn đề rất đơn giản là do không có điện lưới thường xuyên, nên tôi muốn trang bị 2 máy 12KBTU/h cho phòng chỉ 10m2 để nhanh chóng hạ độ lạnh xuống càng thấp càng tốt. Hy vọng là khi mất điện với điều kiện phòng đóng kín tương đối(người ở buồng bên cạnh), thiết bị của tôi vẫn chịu được (thiết bị khi nhiệt độ trên 22độ là hoạt động ko ổn định) >>> Chuột định thiết kế ĐHKK cho trạm phát sóng hệ thống điện thoại di động à? Với mục đích như Chuột nêu thì không chỉ cứ chơi máy khoẻ vào là OK đâu, còn phải cách nhiệt cái phòng đó thật tốt nữa cơ. Nếu không thì hệ thống đó sẽ đóng/cắt liên tục rồi chả mấy chốc lại phải gọi... bọn tớ thôi, đùa tí!
    Theo bạn nguoiduongthoi thì 18000BTU/h tiêu hết 1500+100=1510W, còn bạn Le Viet Ha hết 2,3KW chênh nhau ghê nhỉ. >>> Thông tin 1510W đó nói về công suất máy, còn thông tin 2.3kW lại nói về điện năng tiêu thụ thực tế. Thường thì cái thứ 2 bao giờ cũng phải nhỏ hơn cái đầu. Nếu lớn hơn thì máy đang chạy ở chế độ quá tải. Ví dụ đơn giản cho dễ hiểu: nếu ta có 1 cái động cơ đề là 1kW thì không phải cứ cắm điện vào là nó "ăn" 1 kW ngay; Nếu động cơ không tải nó sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 0.2 kW điện thôi...
    Về ý nghĩa thì COP và EER như nhau, nhưng khái niệm COP rộng hơn và tổng quát hơn còn EER mang tính "kỹ thuật" nhiều hơn và thường dùng cho "chiều lạnh".
    COP là đại lượng không thứ nguyên (hay kW/kW, kcal/h / kcal/h...), còn định nghĩa thì như mấy bạn đã nói rồi. COP dùng để đánh giá mức độ tiêu tốn năng lượng của các máy khác nhau để cho ra 1 công suất lạnh hoặc sưởi nhất định (hoặc ngược lại). Với máy lạnh nói chung và máy ĐHKK nói riêng, COP phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện làm việc nên để so sánh người ta phải dùng điều kiện chuẩn (ví dụ như chuẩn của ASHARE trong chế độ làm lạnh là: ngoài trời, 35oC, 40%; trong nhà 26.7oC, 50%). Ở điều kiện chuẩn ASHARE như vừa nêu, COP mà máy "xịn" nhất bây giờ đạt được là vào khoảng 3.15, thấp hơn 2.8 thì coi như vứt (ko biết mấy chú như FUNIKI... có được 2.5 ko???).
    Về công thức ước lượng công suất máy, người ta thường lấy giá trị 12000 Btu/h cho fòng 20m2 (chứ ko fải 45m2), tức trung bình 600 Btu/h/m2. Tuy nhiên nếu fòng có nhiều cửa kính, nhiều máy phát nhiệt thì fải lấy tới 1000, thậm chí 1200 mới đủ. Nhưng đó mới là tính trong điều kiện cân bằng nhiệt ổn định.
    Nếu muốn lạnh nhanh như y/c của Chuột thì fức tạp lắm, phải tính cụ thể, chi tiết mà tốt nhất là dùng mô hình động (dynamic simiulation) chứ cứ mò mẫm và làm theo kinh nghiệm thì chỉ có VN mình làm thôi (nhưng cũng chuẩn ra fết đấy!).
    Còn ý nữa tớ muốn nói, bạn nào bảo là máy ĐHKK dùng chu trình Carnot ngược thì nên xem lại đi.
    Tạm thế nhé, lúc nào tớ có thời gian tớ sẽ vào chơi.
    BGĐK.
    Được ba_gia_dau_kho sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 12/11/2005
  2. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Cũng còn tùy , bởi vậy mới nói không thể đi vào chi tiết được , vào càng sâu càng thành ra phức tạp . Máy lạnh lấy thí dụ cho bạn là loại National window
    [​IMG]
    =============================================================
    XIN CHÀO BẠN BGDK !
    [​IMG]
    Trang 274
    [​IMG]
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 12:42 ngày 12/11/2005
  3. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Các con số đưa ra ngày càng "xa nhau", làm tôi không biết theo ai. Vì nếu đánh giá về hiệu suất theo bạn Le Viet Ha (nên chọn EFR > 7,6) thì không máy nào đạt cả ?!
    Về cá nhân tôi cần biết công suất tiêu thụ tối đa của một số máy lạnh để xem xét việc cấp nguồn cho nó mà thôi - tôi ở vùng núi chứ không phải thiết kế di động đâu bạn BGDK ; nên nếu có thể các bạn giúp cho một vài con số. Cái bảng của bạn LVH cũng được đấy, post cả bảng cho tôi tham khảo nhé.
    Lựa chọn công suât lạnh cho phòng tính theo mét khối (m3) chứ bạn BGDK ?
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 12/11/2005
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------
    a. 1HP =750 W(tam tinh) x 2HP = 1500W +( 130W quạt dàn nóng + 27W quạt dàn lạnh) =1657W (hãng DAIKIN).
    b. tin 2.3kW lại nói về điện năng tiêu thụ thực tế. : bạn nên xem xét lại câu nói này, chỉ có máy nén biến tần của là làm được cái điều bạn muốn nói. Đa số máy điều hoà trong thực tế không sử dụng công nghệ biến tần (mình chỉ nó đến lĩnh vực điện lạnh gia dụng). Điện năng tiêu thụ máy trong 1h x thời gian sẽ có số chữ điện trên đồng hồ.Có phải cái số 0.2KW của bạn muốn nói là khi nhiệt độ trong không gian điều hoà đạt, máy nén sẽ tắt lúc này chỉ còn quạt hoạt động đúng không ?
    c. ([hl]nên chọn EFR > 7,6) thì không máy nào đạt cả ?!
    EER not EFR :
    EER = Công suất lạnh (Btu/h)/ Công suất điện tiêu thụ (Kw/h)
    - Chỉ có ý nghĩa cho ngành lạnh.
    Ex : Hãng Daikin : máy 2HP - model : FT50BVM/R50BV1
    CSL: 18.100Btu/h
    Điện năng tiêu thụ : 1657W
    EER = 18100/1657 = 10.23
    Vậy máy nầy đạt phải không bạn chụt
    (Theo mình biết rất nhiều hãng máy đạt trên 7,6 - còn COPmax hiện nay 3.21).
    d. Lựa chọn công suât lạnh cho phòng tính theo mét khối ([hl]m3) chứ bạn BGDK ?
    Đúng rồi tính theo m3 là chính xác theo mình biết tất cả phần mềm tính toán tải nhiệt dù thông số đầu vào không nhập m3 nhưng công thức tính toán thì tính theo m3.
    Chúc một tuần mới vui vẻ - thành đạt. Để cuối tuần có thể
    Được nguoidungthoi sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 14/11/2005
  5. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Gớm!!! Các ấy bùn cừi bỏ xừ!
    Tớ bảo bạn gì xem lại cái Carnot ngược thì bạn lại giở sách vật lý đại cương ra. Bạn chắc chưa bao giờ la sinh viên ngành lạnh và ĐHKK?!
    Còn cái vụ m3 với cả m2, đúng ra là để tính toán thì chả cái nào dùng được cả. Nên nhớ, cái chúng ta đang bàn ở đây là PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG NĂNG SUẤT LẠNH (chứ ko phải công suất lạnh đâu nhé). Vì trong ngành xây dựng cái gì họ cũng quy ra m2 sàn hết (công suất chiếu sáng, số người...) nên ở đây người ta cũng ước lượng năng suất lạnh dựa trên m2 sàn.
    Về vấn đề công suất máy nén, bạn gì đừng mang Inverter ra đùa tớ. Cái tớ đã nói ở trên là cho máy nén không có Inverter đấy ạ! Tớ đã đưa cái ví dụ ngay phía sau rồi mà chắc chả bạn nào chịu đọc, chịu ngẫm nghĩ 1 chút, tớ buồn lém! Thôi đã 1 công vào đây thì tớ giải thích lại thế này vây: 1 máy ĐHKK sản xuất ra thường làm việc trong 1 vùng của thông số trong nhà và ngoài trời. Tại các điểm làm việc trong vùng thông số đó, công suất tiêu thụ điện thường RẤT RẤT khác nhau, có khi chênh nhau tới vài lần. Vì vậy khi chọn động cơ cho máy nén, NGƯỜI TA PHẢI CHỌN ĐỘNG CƠ THEO CON SỐ CÔNG SUẤT TIÊU THỤ LỚN NHẤT, đó chính là số HP của máy nén (nói chính xác là của động cơ máy nén). Tuy nhiên, không mấy khi máy ĐHKK lại phải chạy ở giá trị lớn nhất đó cả mà thường thì nó chỉ loanh quanh giá trị ứng với thông số tiêu chuẩn (xem lại bài trước của tớ) mà thôi. Vì thế mới có chuyện do điều kiện như thế nào đó mà máy nén bị quá tải, dẫn đến cháy động cơ (thợ hay gọi là cháy lốc đó). Đừng lẫn lộn giữa 2 khái niệm chỉ "kích cỡ" và chỉ "mức tiêu thụ điện năng thật" nữa nhé. Nó cũng giống như khả năng của bạn xách nổi vật năng 20kg nhưng bình thường bạn đi làm bạn chỉ xách cái cặp độ 3kg thôi. Điều đó khác với quan điểm cho rằng cứ là bạn, khi đã xách vật gì đó, vật đó phải nặng 20kg. Bây giờ mà bạn chưa hiểu thì tớ... bó toàn thân rồi đấy.
    Chúc vui,
    BGĐK.
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    1-Đây không vấn đề buồn cười tí nào đâu , nếu bạn muốn cười thì cứ việc cười , nhưng xin bạn trả lời rõ ràng câu trước của bạn khi noí cần phải xem lại sách (vì LVH wrote " chu trình máy lạnh là chu trình Carnot ngược" .)
    Noí máy lạnh là chu trình Carnot ngược có gì sai mà phải xem lại sách ???
    Nếu sai mời bạn chứng minh .
    2- Bạn phân biệt và chỉ rõ tài liệu nào định nghĩa khác nhau giữa "năng suất lạnh" và "công suất lạnh" ? Nếu bạn tự phân biệt thì hãy nói cách bạn hiểu ( sau đó LVH sẽ phản biện )
    3- Cuối cùng xin góp ý chút : nếu có chút hiểu biết và chút thời gian thì chúng ta vào box này chia sẻ những gì chúng ta biết với các thành viên trên tinh thần cộng tác và thân ái , không phải chỗ " cười cợt" hay làm ra vẻ " buồn" vì thấy thành viên khác chưa hiểu rõ những lời " cao siêu" của mình . ( mà chắc gì đã đúng ? )
    Kiến thức là vô hạn và không vĩnh cửu , khiêm tốn và thân ái một chút không mất gì cả .
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Chắc bạn gõ vội bàn phím nên dính thừa chữ K và ....thừa dấu phân số , và thừa chữ h .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 14/11/2005
  8. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Nói "chu trình Carnot ngược" là sai hoàn toàn! Sai vì thừa chữ "Carnot" và thiếu chữ "Máy lạnh". Bản thân chu trình máy lạnh là 1 loại chu trình thực và có ứng dụng rộng rãi nên người ta lấy luôn tên "máy lạnh" đặt cho nó luôn. Còn chu trình Carnot là chu trình lý tưởng.
    Năng suất = Capacity
    Công suất = Power.
    Người ta thường nói Cooling Cap., Heating Cap. chứ không bao giờ nói Cooling Power cả. Giải thích thêm nữa thì lại đi vào bắt bẻ câu chữ, ngữ nghĩa... ko fải chuyên môn của tớ.
    Chúc vui!
    BGĐK.
  9. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Trời đất ! Hoá ra BGDK hiểu một cách máy móc như vậy (!) Thật khó tưởng tượng nổi !
    Một chu trình hoạt động từ lý thuyết ( lý tưởng ) hay đến thực thì vẫn là một chu trình . Chữ chu trình mang tính khái quát hoá chứ không phải để phân biệt sự tương đôí / tuyệt đối .
    Máy lạnh là chu trình Carnot ngược vì nó phản ảnh đúng lý thuyết của chu trình này , lẽ dĩ nhiên nó không thể theo chính xác tuyệt đôí chu trình vì nó là một cái máy thực tế hoạt động có hiệu suất cụ thể chứ không phải máy lý tưởng .
    Một sản phẩm cắt gọt chính xác cỡ nào ( gia công trên máy CNC đi chăng nữa ) bao giờ cũng có sai số so vơí sản phẩm lý thuyết trên bàn vẽ ( ít hay nhiều )
    Còn vấn đề "năng suất lạnh" và "công suất lạnh" , bảo cậu nêu định nghĩa phân biệt thì lại không định nghĩa phân biệt nổi , lạc đề tài sang vấn đề chuyển ngữ Việt - Anh .
    Năng suất lạnh hay công suất lạnh vẫn là sự đồng nghĩa , chữ năng suất lạnh là chữ dùng của thời kỳ trước ( nay ít dùng mà dùng công suất lạnh cho chuẩn ) nếu chuyển sang tiếng Anh là Cooling capacity , không ai phản đối điều này . Chỉ yêu cầu bạn phân biệt thì bạn không trả lời được .
    Ngày nay cooling capacity hay cooling power vẫn được dùng với ý nghĩa không khác nhau trên các tài liệu kỹ thuật , chủ yếu do thoí quen . Google chữ " cooling power" ra xem .
    Vài ý kiến .
  10. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay cái máy lạnh nhà bạn cho 3kW lạnh tiêu tốn 1kW điện, ngày mai cũng thế nhưng nó lại tốn 1.2kW, chẳng hạn do ngoài trời nóng hơn... Như vậy cái bạn nhận đc ở đây, lượng lạnh, KHÔNG HOÀN TOÀN TỈ LỆ với lượng điện năng cấp vào, CÁI ĐÓ PHẢI GỌI LÀ NĂNG SUẤT. Với máy lạnh ta có Năng Suất Lạnh, với bơm nhiệt ta có Năng Suất Sưởi.
    Nhưng bạn có biết là cũng là máy sưởi nhưng nếu không phải là bơm nhiệt và là heater điện thi người ta lại dùng từ CÔNG SUẤT SƯỞI.
    Việc có người vẫn dùng Cooling Power trên cái mớ hổ lốn có tên google thì tớ cũng chả ngạc nhiên gì. Nó giống như việc bạn không biết gọi con chó màu đen là con CHÓ MỰC và con ngựa màu đen là con NGỰA Ô í. 80% người Việt gọi đó là con chó, con ngựa đen cũng chả chết ai. Tớ cũng khẳng định luôn 1 điều là nếu đúng Giáo sư của Tây mà về ngành lạnh, ko bao giờ nói Cooling Power cả (có thể trừ máy lạnh nhiệt-điện).
    Còn về cái đoạn Carnot, cậu biết quái gì mà nói "bản chất..." Nếu cậu chỉ biết mỗi cái chu trình Carnot trong VLĐC thì cũng đừng "chụp mũ" là những cái khác nó cũng cùng bản chất như thế. Riêng cái đoạn văn mà cậu trích dẫn cạnh bìa quyển sách đó nó đã nói lên là HIỆU SUẤT CỦA CTCN CHỈ FỤ THUỘC VÀO NHIỆT ĐỘ NGUỒN NỐNG/LẠNH THÔI. Còn cậu có biết hiệu suất 1 máy lạnh fụ thuộc vào những gì VÀ MỨC ĐỘ RA SAO KHÔNG? Chắc chắn là ngoài nhiệt độ trong nhà và ngoài trời ra, còn rất nhiều thứ...
    Thôi, tôi stop ở đây để cho các cậu tự khen nhau cho sướng. Quan điểm "xây dựng" của tớ nó khác cậu nhiều lắm. Tớ thấy các cậu hiểu CHƯA CHUẨN thì góp vài ý kiến, ai ngờ mất thì giờ quá.
    Ko cần fải trả lời bài của tớ đâu, cứ xem là tớ đuối lý, tớ chuồn đi.
    Chúc vui vẻ, thành đạt.
    BGĐK.

Chia sẻ trang này