1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều kiện để các trí thức Việt kiều ở Mỹ có thể làm việc ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi txdsvn, 23/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. txdsvn

    txdsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điều kiện để các trí thức Việt kiều ở Mỹ có thể làm việc ở Việt Nam

    Xin các bạn cho biết để trở về làm việc tại Việt Nam các bạn cần điều kiện gì ?
    Hay các bạn sẽ không bao giờ về Việt Nam làm việc mà chỉ tham gia "giáo dục từ xa" ?
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    các bạn cứ yên tâm,nếu thực sự muốn trở về làm việc tại Việt Nam thì điều kiện rất đơn giản.với chính sách mới của nhà nước,đặc biệt là thông tư 10 liên bộ Kế Hoạch và Đầu Tư,Khoa Học,Ngoại Giao,Công An,Tư Pháp (năm 2000)nhằm khuyến khích Việt Kiều trở về nước làm việc sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Việt Kiều có thể dễ dàng làm việc
    nhà nước ta đã nhìn nhận tiềm năng của đội ngũ Việt kiều là rất lớn, hiện có gần 300.000 Việt kiều có trình độ chuyên môn cao như giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên; một số đang giữ những cương vị quan trọng trong các Trung tâm nghiên cứu hay các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài.
    Trong những năm vừa qua, hàng năm có khoảng 200 trí thức, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học Việt kiều đã về nước giảng dạy, làm tư vấn cho các dự án nghiên cứu, các dự án kinh tế theo lời mời của Chính phủ, các chính quyền địa phương và các viện nghiên cứu.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  3. txdsvn

    txdsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Căm ơn thosan đã trả lời. Như vậy the bạn là Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện để mời Việt kiều về tham gia xây dựng quê hương và đối với bạn cho đó là đủ.
    Nhưng tại sao lại chỉ: "Trong những năm vừa qua, hàng năm có khoảng 200 trí thức, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học Việt kiều đã về nước giảng dạy, làm tư vấn cho các dự án nghiên cứu, các dự án kinh tế theo lời mời của Chính phủ, các chính quyền địa phương và các viện nghiên cứu". Chẳng nhẽ các bạn chỉ trở về khi có lời mời từ trong nước để có một chỗ đứng đảm bảo ? Có khi nào không cần những lời mời như vậy mà các bạn cũng trở về không?
    Xin cảm ơn!
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào txdsvn,
    Bạn hỏi: "Chẳng nhẽ các bạn chỉ trở về khi có lời mời từ trong nước để có một chỗ đứng đảm bảo ? Có khi nào không cần những lời mời như vậy mà các bạn cũng trở về không?"
    Tôi xin trả lời như sau:
    Không ai ở đây có thể trả lời câu hỏi này của bạn thay cho cả cộng đồng Việt Kiều Hải ngoại được cả. Mỗi con người một khác. Mỗi người có nhận thức và suy nghĩ khác.
    Chỉ riêng chuyện sinh viên du học đã không ai có thể đoán được có bao nhiêu phần trăm trở về tổ quốc sau khi xuất ngoại. Trong số này có những người là du học tự túc, đôi lúc họ bỏ một số tiền lớn đầu tư vào chuyện học hành, họ có quyền tự quyết định lấy tương lai của mình, họ có thể ở lại làm việc một vài năm để lấy kinh nghiệm và họ cũng có quyền ở lại làm việc để lấy lại số tiền đã bỏ ra trước khi nghĩ đến chuyện khác.
    Những người đi học theo diện học bổng ngân sách nhà nước lại là chuyện khác. Họ có nghĩa vụ với cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện cho họ.
    Còn Việt Kiều lại là một mảng khác nữa. Những người của chế độ cũ có suy nghĩ khác, những người ở nước ngoài trong thời điểm chiến tranh xảy ra và không liên quan vào cuộc chiến có suy nghĩ khác, thế hệ trẻ sau này có suy nghĩ khác, thế hệ F2, F3 hay thế hệ người Việt sinh ra ở hải ngoại lại có suy nghĩ khác nữa.
    Chúng ta không thể có câu trả lời chung đại diện cho tất cả các tầng lớp này.
    Ví dụ, thế hệ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, họ quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi, họ quen với cuộc sống vật chất rồi. Họ hoàn toàn hiểu rằng Việt nam là quê cha đất tổ. Họ luôn khẳng định mình là người Việt Nam nhưng nếu bảo họ về Việt Nam ở hẳn, chắc khó có câu trả lời. Họ có thể về Việt nam làm ăn, đầu tư, chuyển giao kiến thức, công nghệ nhưng họ vẫn chắc chắn muốn đi đi về về.
    Thật ra, thế hệ trẻ ngày nay là thế hệ toàn cầu hoá. Thế hệ muốn chu du khắp thiên hạ, không muốn ở một chỗ. Ngay như các bạn trẻ Việt Nam ngày nay thôi, thử hỏii ai có điều kiện có thể chu du khắp thế giới có muốn đi không? Câu trả lời là có. Đó là lý do khi nhà nước mở cửa có rất nhiều người đã đăng ký đi thăm quan du lịch các nước như Thailand, Singapore, HongKong, Trung Quốc, Châu Âu, v....v. Thế hệ ngày hôm nay là thế hệ của Internet nơi khonảg cách trên thế giới hay quả địa cầu bị thu nhỏ lại trong vài khoảnh khắc, người ở khắp nơi trên thế giới có thể cùng lúc nói chuyện được với nhau. Thế hệ ngày hôm nay là thế hệ ở đâu có công việc tốt, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghành học ở đó là đích đến. Ví dụ như có rất nhiều chuyên gia của Việt nam trong nghành CNTT và các ngành kỹ nghệ đang phát triển khác bây giờ làm việc ở Mỹ, Ấn độ, Singapore, Nhật Bản. Ngược lại có rất nhiều người Mỹ cũng như người cảu các nước khác trên thế giới lại đến Việt Nam làm việc mà không phải làm việc ở quê hương họ. Như vậy đâu có nghĩa là những người nước ngoài đó không yêu quê hương đất nước của họ.
    Thời đại ngày nay là vậy. Hôm nay tôi có thể làm việc ở Mỹ, ngày mai tôi hết hạn hợp đồng lao động và tôi lại nhận được một hợp đồng khác ở Việt Nam là tôi lại có thể ở Việt Nam và cũng tương tự như vậy với một chú Mỹ nào đó đang làm ở Việt Nam, ngày mai lại có thể ở Mỹ hoặc một nước nào khác. Nhưng có một chân lý không bao giờ thay đổi được đó là
    Tôi là người Việt Nam và tôi tự hào về nguồn gốc của mình.
    Hy vọng, câu trả lời của tôi giúp ích được cho bạn. Cũng xin lưu ý rằng câu trả lời này là của cá nhân tôi không đại diện cho ai hay bất kỳ một tổ chức cá nhân nào khác, vì vậy nó chỉ là ý kiến chủ quan.
    Chúc bạn vui!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  5. txdsvn

    txdsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0



    Chào Netwalker,
    Tôi hiểu ý bạn. Được đi thăm khắp nơi, được làm việc tại môi trường phù hợp với mình, đem lại cho mình nhiều cơ hội thăng tiến dường như là mong muốn của tất cả những người trẻ tuổi. Vậy thì những nước nghèo như Việt Nam đến bao giờ mới có thể thu hút được những nhân tài, ngay cả những người tài người Việt hoặc gốc Việt ? Phải chăng yếu tố duy nhất có thể giữ được họ là tình cảm với quê hương đất nước - tình cảm mà không phải ai cũng có.

    Bạn có nhắc đến toàn cầu hoá. Nó làm dòng lưu thông của hàng hoá cũng như của con người dễ dàng hơn. Tôi xin nói đến một mặt của TCH, nó làm những người có khả năng có thể đến được một môi trường mà ở đó họ có thể phát huy hết năng lực của mình - môi trường đó chắc chắn không phải là các nước nghèo. Đặc điểm này sẽ khiến khoảng cách giàu nghèo trên thế giới ngày càng tăng. Vậy thì rốt cuộc, những nước nghèo sẽ không bao giờ giàu lên sao???
    Đến một lúc nào đó, tôi hy vọng các bạn sẽ trở về không phải vì ở Việt Nam có vị trí phù hợp với bạn mà chỉ vì bạn biết rằng người ta cần bạn và bạn có thể làm điều gì đó. Tôi tin sẽ có lúc như vậy
    Chào bạn.
  6. xekomonhon

    xekomonhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Xin mạo muội góp vài ý kiến với các bạn, hy vọng sẽ được chỉ giáo thêm.
    To bạn txdsvn: bạn hỏi "khoảng cách giàu nghèo trên thế giới ngày càng tăng. Vậy thì rốt cuộc, những nước nghèo sẽ không bao giờ giàu lên sao???"
    Xin nói với bạn rằng, tất cả các nước giàu trên thế giới đều có chung một xuất phát điểm là nước nghèo. Vấn đề là họ đã tìm được con đuờng đi đúng đắn. dù cho con đường đi của mỗi nước có thể khác nhau. Rất nhiều nước khuyến khích công dân của mình ra nước ngoài học hỏi cách làm giàu, bí quyết kinh doanh, kiến thức mới để về xây dựng tổ quốc. Tuy nhiên điều cơ bản là ở chỗ, họ có một đội ngũ những nhà hoạch định chính sách sáng suốt, nhìn xa trông rộng, thực sự vì dân vì nước. Chỉ có những người này mới có khả năng vạch ra những chính sách, chiến lược đúng đắn được.
    Theo số liệu của bạn thosan, hàng năm chỉ có 200/300,000 trí thức Việt Kiều trở về để đóng góp xây dựng đất nước. Con số đó thật ít ỏi. Chưa kể hiển nhiên là phần lớn trong số họ không định cư lâu dài ở Việt Nam. Vậy chắc chắn là có vấn đề ở đâu đó. Những nhà trí thức này đã định cư ở các nước phát triển trong một thời gian dài. Họ được tiếp xúc với môi trường làm việc lý tưởng, những tư tưởng tự do, cuộc sống vật chất đầy đủ , v.v Tôi không đồng ý với câu nói của bạn "tình cảm với quê hương đất nước - tình cảm mà không phải ai cũng có". Tình cảm là thứ không thể định lượng được nên khó chứng minh được điều này, nhưng tôi tinh chắc rằng tất cả người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều có lòng yêu nước. Chúng ta không nên cứ thấy họ không về Việt Nam cống hiến là đổ cho họ không có lòng yêu nước. Tại sao chúng ta không đặt lại vấn đề theo một cách khác: phải chăng còn tồn tại một vấn đề gì đó đã khiến cho họ dù rất muốn nhưng cũng không thể trở về? Tại sao chúng ta không hỏi họ xem họ cần những gì ở Việt Nam? (không đơn thuần là cơ sở vật chất nghiên cứu đâu bạn ạ)
    Xét trên quan điểm dân tộc, bất cứ ai cũng phải cống hiến cho công cuộc phát triển đất nước.
    Nhưng xét trên quan điểm cá nhân, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc là hai trong số những quyền cơ bản, bất khả xâm phạm của con người.
    Việc của bất cứ nhà nước nào là phải bảo đảm những quyền kia để cá nhân có thể thực hiện trách nhiệm của mình với đất nước.
    Hy vọng các bạn cảm thấy thoải mái với những suy nghĩ trên đây của tôi.
  7. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào các bạn, tôi luôn mang trong đầu suy nghĩ muốn về VN làm việc từ nhiều năm nay. Tôi đã quan sát nhiều, liên lạc tìm hiểu cũng nhiều và ngay cả trực tiếp gặp gỡ nhưng đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa thể thực hiện được.
    Tôi thông cảm với những bạn du học thì muốn được ở lại vì trở về khó mà trả hết món nợ đã mang khi sang học tại Mỹ. Những ai không phải lo nghĩ về tiền học sẽ trở về là một đều dĩ nhiên vì họ đã được bảo đảm công việc và một cuộc sống tốt đẹp. Còn thành phần trí thức sống và làm việc tại Mỹ có rất nhiều thứ phải suy nghĩ chẳng hạn:
    - Không trở về làm giàu nhưng liệu công việc có bảo đảm được cuộc sống hàng ngày và có tương lai không?
    - Thành phần trí thức sống và làm việc tại Mỹ lâu tất nhiên phải có gia đình. Liệu sự trở về có bảo đảm cho cuộc sống của thế hệ trước và thế hệ sau của họ?
    Những điều kiện mà nhà nước đang đưa ra gọi là thu hút trí thức VN tại Mỹ thật ra rất mơ hồ. Có bước chân vào mới hiểu.
    Tình cảm và ước mơ thì ai cũng có nhưng để đánh đổi công việc đang làm, tương lai của gia đình với một tương lai không rõ ràng thì chẳng ai dám làm. Tôi có thể khẳng định rằng một kỷ sư đang làm việc không thể bỏ về VN để tìm hiểu hay tìm kiếm một công việc để làm bước đường trở về. Liên hệ với cơ quan VN hiện tại vẫn là một điều rất khó. Khi làm việc thì họ phải tập trung vào công việc và khi mất việc thì họ lại phải lo kiếm việc để nuôi sống bản thân và gia đình.
    Phải có một chính sách rõ ràng và một "sợi chỉ" xuyên suốt để VK có thể liên lạc dễ dàng thì mới thật sự tạo điều kiền cho trí thức VN tại Mỹ nhìn về quê hương. ****nên hiểu rằng trí thức tại Mỹ nếu muốn sống cuộc sống đầy đủ thì sẽ không nhìn về quê hương hay chỉ nhìn về một quá khứ mà thôi. Ngược về họ nhìn về quê hương bằng tình cảm của người con xa xứ và luôn tự hỏi cái cơ hội nào và điều kiện nào cho họ trở về quê hương. Đất nước VN đang cần trí thức nhưng cần họ như thế nào. Mỗi người chỉ có 1 khả năng trội, họ chỉ có thể phát huy khi được đặt đúng vào vị trí thích hợp. Vì vậy **** không thể kêu gọi suông mà phải có những kế hoạch rõ ràng, giúp cho họ có cơ hội để quyết định. Những gì chính phủ ta đã làm cũng có thể coi là những bước tiến tốt nhưng cơ hội để làm tốt hơn không phải là không có.
    Một người có thể khẳng định mình bằng cách tạo ra cho mình một vị trí thích hợp nhưng nếu không có cơ hội bước đến một vị trí "tiền thích hợp" thì không thể tạo được vị trí thích hợp.
    =======================
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 05:13 ngày 26/06/2003
  8. txdsvn

    txdsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    To xekomonhon: Đó là một thực tế. Không chỉ khoảng cách giàu nghèo giữa các nước mà khoảng cách giàu nghèo trong cùng một nước cũng đang tăng lên ở nhiều nơi hoặc có xu hướng tăng lên ở những nơi khác. Hãy nhớ rằng chúng ta đang sống trong thời buổi toàn cầu hoá-khác xa với mấy chục năm trước kia. Chính vì vậy, nếu không có biện pháp hữu hiệu thì các nước nghèo vẫn chỉ nghèo mà thôi. Biện pháp đó phải là tận dụng mọi nguồn lực có thể tận dụng đẻ đưa đất nước tiến lên. Và nguồn lực có giá trị nhất mà lâu nay chưa được tận dụng là lực lượng Việt Kiều.

    Để thu hút được lực lượng này trở về rất khó và tôi đã nói ở trên là yếu tố tình cảm với quê hương đóng một vai trò lớn. Tình cảm là không thể định lượng được nhưng nó lại thể hiện qua hành động bạn ạ. Bạn "tin chắc rằng tất cả người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều có lòng yêu nước". Vậy lòng yêu nước của họ như thế nào??? Hành động của họ ra sao ??? Bạn thể biện minh rằng họ yêu nước, nhưng họ không đóng góp cho quê hương bởi như vậy là họ đang phục vụ cho cái "regime" hiện nay mà họ không công nhận. Đến đây nếu tiếp tục tranh luận chúng ta sẽ rơi vào "nhạy cảm".....
    To 7604: Đến một lúc nào đó không xa, tôi hy vọng rằng một chính sách rõ ràng như bạn mong muốn sẽ được ban hành. Các bạn phải đề đạt ý kiến để người ta còn biết mà chỉnh sửa. Họ cần phải được biết các bạn mong muốn điều gì từ chính những người đang được thu hút trở về.
  9. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Hy vọng cái "không xa" thật sự là gần kề.Chỉ có hai thế hệ đầu tại Mỹ là biết về quê hương vì họ đã sinh ra và lớn lên nơi đó. Thế hệ thứ ba trở lên sinh ra và lớn lên tại Mỹ, nếu như hai thế hệ đầu không kịp quay về thì tôi tin rằng **** sẽ chẳng còn cơ hội tiếp xúc với các thế hệ sau.
    Hiện tại **** trong thế bị động và luôn trong chờ vào cái "tâm" và "tình cảm" của VK là chính. Trong khi Trung Quốc luôn tìm đến những người của họ thì đại sứ quán VN cả email cũng không trả lời. Liên hệ với công ty trong nước thì bảo gọi phone vì "chưa có email"......Nói một cách đơn giản là nếu tôi đi làm thì hầu như không thể tiếp cận với VN, ngược lại để tiếp cận với **** thì tôi là một người không có công ăn việc làm. Đã không có việc làm thì liệu tôi sẽ mang về nước những gì, hay chỉ là một mớ kiến thức cỏn con từ trong trường học?
    Những gì tôi viết ở đây tôi đã viết nhiều nơi khác nhưng tin rằng đã chẳng đến tay hoặc sẽ mãi mãi không đến vì vốn có một cách nhìn khác. Nếu có thể xem vtv4 bạn sẽ thấy những thơ gửi về toàn là thư "đại diện cho....cám ơn vtv4..." và một lá thư cảm ơn hay khen ngợi như vậy không biết được phát đi phát lại bao nhiêu ngày. Những thư cá nhân của tôi hay của những người quen hỏi về kỷ thuật thì chẳng bao giờ có hồi âm nói chi là trả lời qua vtv.

    ==================
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 27/06/2003
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Vai trò của đội ngũ trí thức Việt kiều - Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
    Chất xám là tiềm năng lớn nhất của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trong tương lai, tiềm năng này có khả năng phát triển nhanh nhất, mạnh nhất trong tất cả những tiềm năng của kiều bào.
    * Đội ngũ trí thức chiếm hơn 20% kiều bào
    Trí thức Việt Nam làm việc ở nước ngoài hầu như có mặt ở tất cả các lĩnh vực, không ngoại trừ những lĩnh vực khá đặc biệt như tổng điều hành hệ thống các nhà máy điện nguyên tử, chương trình nghiên cứu vũ trụ quốc gia, hải quân... Bất kể lĩnh vực khoa học nào cần cho sự phát triển của đất nước đều có thể tìm thấy những trí thức Việt kiều đang làm việc ở các vị trí trọng trách tại các cơ quan chính thức của nhiều quốc gia. Phần lớn trong số họ sẵn sàng đóng góp sức mình vào sự phát triển của tổ quốc, rất nhiều người đã nhiều lần về nước tham gia vào các nhiệm vụ do Chính phủ Việt Nam yêu cầu.
    Trong những lĩnh vực khoa học có ưu thế mạnh nhất của trí thức Việt kiều, nổi trội là lĩnh vực tin học và quản lý kinh tế. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), nổi trội hơn cả là công nghiệp phần mềm. Đội ngũ lập trình viên là trí thức Việt kiều có mặt ở tất cả các cấp điều hành của các cơ quan, công ty xuyên quốc gia lớn, các tổ chức khoa học quốc gia, các tổ chức quốc tế. Số lập trình viên này chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động điều hành của các cơ quan, tổ chức đó. Nguồn lực chất xám về CNTT của cộng đồng người Việt ở nước ngoài được thể hiện trong khả năng phát kiến sáng tạo, rõ rệt nhất là trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, trong tự động hoá điều hành hệ thống.
    Đến nay, chưa có con số thống kê chính thức về số lượng lập trình viên này, nhưng chỉ đơn cử trong mạng thông tin liên quốc gia Global Internet Working lớn nhất thế giới, có một chương trình gọi là Social Culture Vietnamese đã tổng hợp hiện có khoảng 40.000 trí thức Việt kiều tham gia trong hệ thống này. Trong đó khoảng 65% chuyên môn về computer, 15% là kỹ sư các loại, còn lại 20% hoạt động trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khá nhiều về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh. Theo thống kê của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, trong hơn 2 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, có khoảng 300.000 trí thức. Tỉ lệ trí thức trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài cao hơn trong nước (1%).
    * Cầu nối Việt Nam với các nước trong lĩnh vực CNTT
    Trong nhiều năm qua, trí thức người Việt ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho phát triển CNTT của đất nước. Trong số những nhà khoa học về CNTT, phải kể đến 3 nhà khoa học có tên tuổi về máy tính như ông Trương Trọng Thi (kiều bào ở Pháp), ông Nguyễn Chánh Khê (kiều bào ở Mỹ) và ông Trần Thọ Nguyên (kiều bào ở Pháp).
    Ông Trương Trọng Thi là một trong những chuyên gia hàng đầu về tin học ở Pháp và là một trong những người đầu tiên chế tạo ra máy vi tính. Ngay từ năm 1978 ông đã về nước và trình bày với Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước dự án chuyển giao công nghệ máy vi tính. Năm 1981 ông đề nghị nâng cấp dự án lên thành dự án chuyển giao công nghệ các máy tương thích. Tuy được các cơ quan khoa học và công nghệ rất quan tâm nhưng những dự án này không thể thực hiện được. Năm 1992, theo lời mời của Hội tin học Việt Nam, ông đã về nước tham dự Tuần lễ tin học Việt Nam lần thứ 3 tại Hà Nội. Người thứ hai là ông Nguyễn Chánh Khê, tiến sĩ về vật liệu và khoa học xử lý thông tin, chuyên ngành vật liệu CNTT và vi mạch. Ông đã từng nhận 31 bằng phát minh của Hiệp hội phát minh Mỹ. Ông thường về làm việc với các trường đại học TPHCM và Đà Lạt với mong muốn được đóng góp cho đất nước trên lĩnh vực tổ chức và quản lý khoa học kỹ thuật, đặc biệt lĩnh vực khoa học vật liệu công nghệ thông tin và chế tạo vi mạch. Người thứ ba là TS Trần Thọ Nguyên với dự án "Làng công nghệ phần mềm ảo" vừa được Tổng công ty Bưu chính viễn thông cấp giấy phép hoạt động. "Làng ảo" tập hợp một số dịch vụ được tổ chức trên mạng Internet như dịch vụ mua bán sản phẩm phần mềm, dịch vụ tổ chức gia công phần mềm trên mạng... Đây sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi thông tin, mua bán sản phẩm phần mềm, tìm kiếm nguồn lao động cho công nghệ phần mềm, chuyển giao công nghệ giữa những người làm phần mềm trong và ngoài nước, đào tạo nhân lực cho ngành CNTT. Một người làm CNTT, dù ở bất cứ đâu cũng có thể tham gia "Làng công nghệ phần mềm ảo" chỉ với một máy tính xách tay nối mạng Internet...
    Gần đây, các nhóm trí thức kiều bào về CNTT đã về Việt Nam mang tính quy mô và có tổ chức hơn. Họ tổ chức những cuộc trao đổi về CNTT như đoàn Hội đồng kinh doanh California - Châu Á trình bày về công nghệ tin học và bưu chính viễn thông với tên gọi "Vietnam''s Roadmap for the future", làm việc với Bộ GD&ĐT về CNTT phục vụ giáo dục với chủ đề "Making Technology effective in learning". Một số trí thức kiều bào trong tổ chức Connect IT Vietnam đã tổ chức hội thảo "Vietnam IT Forum 2001" trao đổi về tình hình và triển vọng phát triển CNTT ở Việt Nam... Mới đây nhất, vào đầu năm 2002, công ty Bắc Mỹ do ông Tài Phương, Việt kiều Mỹ làm giám đốc đã kết hợp với công ty Netscreen technologies Inc. USA và Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi giới thiệu các trang thiết bị và công nghệ bảo vệ hệ thống mạng và bảo mật đường truyền.
    Những ví dụ trên chỉ là một minh chứng nhỏ chứng tỏ xu thế của cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng hướng về quê hương đất nước. Sự khởi đầu quan trọng của trí thức Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò cầu nối cho quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực CNTT. Lê Ân - Trần Văn Thưởng
    Khả năng nguồn lực chất xám trong từng cộng đồng người Việt ở các nước:
    Tại Pháp: Nhiều trí thức Việt kiều có vị trí tương đối quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, tin học, vật lý, hoá sinh...), khoa học y học, khoa học kỹ thuật (thuỷ lợi, mô hình hoá, tự động hoá...)
    Tại Mỹ: Nổi trội nhất là lĩnh vực công nghệ phần mềm, điều khiển tự động, hệ thống tài khoản, các lĩnh vực công nghệ cao.
    Tại Canada: chủ yếu giảng dạy trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ.
    Tại Nhật Bản: Nhiều trí thức Việt kiều có danh tiếng ở các lĩnh vực quản lý kinh tế, hoá sinh dược, nông lâm thủy sản, điện tử, tin học, cơ khí, xã hội học...
    Tại Nga: chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dầu khí, hoá học, y học, vật lý hạt nhân, cơ học lượng tử, điện tử, thông tin, chế tạo máy...
    (Theo Đại đoàn kết cuối tuần số 291, ra ngày 24.3.2002)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 03:59 ngày 21/09/2003

Chia sẻ trang này