1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều lệnh thứ mười một - Jeffrey Archer

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chic_choe, 03/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Chương 11
    Gutenburg đưa cho Connor một chiếc phong bì to màu nâu trong đựng bốn tấm hộ chiếu, ba chiếc vé máy bay và một tập tiền nhiều loại.
    Connor hỏi:
    - Tôi có phải ký nhận những cái này không?
    - Không cần. Bởi vì công việc rất khẩn cấp, nên bao giờ cậu về thì chúng ta sẽ lo đến các công việc giấy tờ.
    Khi đến Moscow cậu hãy đến trụ sở vận động bầu cử của Zerimski và đăng ký là một ký giả từ Nam Phi đến.
    Người ta sẽ đưa cho cậu chương trình hoạt động của ông ta trong khi vận động bầu cử.
    - Tôi có đầu mối nào ở Moscow không?
    - Có Ashley Mitchell. - Gutenburg lưỡng lự - Đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của anh ta, và anh ta đã được thông báo đầy đủ phạm vi những gì cần biết. Anh ta cũng được lệnh chỉ được tiếp xúc với cậu nếu có tín hiệu an toàn. Khi đó anh ta sẽ cung cấp vũ khí cho cậu.
    - Vũ khí loại nào?
    Gutenburg nói:
    - Một khẩu Remington 700 thông thường. Nhưng nếu vẫn là Chernopov dẫn đầu trong kết quả điều tra thì tôi nghĩ là không cần cậu phải ra tay, trong trường hợp đó thì sau ngày bầu cử cậu sẽ trở về Washington. Tôi e rằng nhiệm vụ này có thể sẽ không cần phải là một sự kiện nữa đâu.
    Hy vọng như vậy - Connor nói và quay đi, không buồn bắt tay lão Phó Giám đốc.
    ***
    - Anh sợ là đã bị trói chặt tay mà không thể từ chối được Connor nói và nhét thêm một chiếc sơ mi nữa vào vali.
    Maggie nói:
    - Anh có thể từ chối chứ. Ví dụ như xin lỗi vì tháng sau đã bắt đầu phải nhận việc rồi - Chị ngừng một lúc - Ben Thompson nói thế nào?
    Connor đáp:
    ông ta rất thông cảm. Nếu anh bắt đầu làm việc muộn hơn một tháng thì ông ta cũng thấy không có khó khăn gì lắm. Dường như tháng Mười hai không mấy khi bận rộn quá.
    Connor ấn chặt quần áo xuống và băn khoăn không biết làm sao có thể nhét được thêm cái túi xốp vào. Gã chỉ ước gì mình có thể để cho Maggie xếp đồ đạc cho mình, nhưng lại không muốn vợ bắt gặp quá nhiều chi tiết không ăn khớp với những câu chuyện gã tạo ra. Gã ngồi phịch xuống nắp vali. Maggie chốt cửa buồng ngủ lại và họ ngã lên giường, cười phá lên. Gã ôm chặt lấy vợ và giữ trong tay hơi lâu một chút.
    Chị khẽ hỏi:
    - Connor, mọi chuyện có ổn không?
    - Em yêu, mọi chuyện đều tốt cả - Gã buông chị ra và nói.
    Connor cầm vali lên và đi xuống tầng dưới:
    Anh xin lỗi là không có mặt ở nhà vào dịp lễ Tạ ơn.
    Em nhớ nói với Tara là anh mong gặp nó vào dịp Giáng sinh - Gã nói trong khi Maggie đi theo ra cửa trước. Gã dừng lại bên cạnh một chiếc xe mà chị chưa bao giờ nhìn thấy. Chị nhắc gã:
    - Cả Stuart nữa chứ.
    - ừ, nhất định rồi. - Gã vừa nói vừa bỏ chiếc vali vào hòm xe - Rất vui nếu được gặp lại nó - Gã lại ôm vợ vào tay. Lần này gã chú ý để không ôm lâu quá.
    Đột nhiên Maggie nói:
    Trời ạ. Chúng mình sẽ tặng Tara cái gì làm quà Giáng sinh bây giờ? Thậm chí em chưa nghĩ đến nữa.
    Connor chui vào ngồi trước tay lái và nói:
    - Nếu em nhìn thấy hóa đơn điện thoại của nó thì em sẽ chẳng phải nghĩ đến quà Giáng sinh nữa đâu.
    Maggie nói:
    - Sao em không nhớ cái xe này nhỉ.
    Gã vừa mở khóa điện vừa nói:
    - Đây là xe của công ty. Tiện thể, em nói để Cha Graham tìm ai đó chơi bài bridge với cha tối thứ Bảy này nhé. Tạm biệt, em yêu.
    Không nói thêm câu nào gã cho xe chạy lên lối xe và lái ra đường cái. Gã rất ghét phải chào tạm biệt Maggie và bao giờ cũng khiến cho cuộc chia tay càng nhanh càng tốt. Gã nhìn qua gương chiếu hậu: chị đang đứng ở cửa trước giơ tay vẫy. Vì thế gã rẽ sang đường đến Cambridge Place và chạy về phía sân bay.
    Đến đầu đường vào Dulles gã chẳng cần nhìn mà rẽ ngay vào bãi đỗ xe lâu ngày. Gã lấy trong máy một chiếc vé gửi xe rồi đánh xe xuống tận góc xa nhất. Gã khóa cửa xe rồi đi về phía cổng vào nhà ga, lên thang cuốn để tới bàn làm thủ tục của hãng Hàng không Mỹ.
    Người nhân viên mặc đồng phục kiểm tra vé của gã và nói:
    - Xin cám ơn ngài Perry . Máy bay số 918 sắp đến giờ đón khách. Xin mời ngài đi ra cổng C7.
    Sau khi làm thủ tục kiểm tra an ninh Connor đi tới nhà ga giữa. Gã ngồi trong phòng chờ, tít tận góc phòng và khi hành khách được mời lên máy bay gã bèn chọn một chỗ ngồi như thường lệ - gần cửa sổ và ở cuối máy bay. Hai mươi phút sau gã nghe thấy viên cơ trưởng thông báo rằng mặc dầu không thể cất cánh đúng giờ nhưng họ sẽ cố gắng để tới đích theo đúng chương trình đã định.
    Trong sân bay, một người đàn ông trẻ mặc bộ đồ thẫm màu bấm một số trên máy điện thoại cầm tay của hắn:
    - Tôi nghe - Một giọng vang lên.
    - Điệp viên Sullivan gọi từ "Coach House" đây. Con chim đã bay đi.
    - Tốt. Hãy báo cáo lại ngay sau khi anh thực hiện xong phần còn lại của nhiệm vụ của anh.
    Điện thoại tắt ngấm.
    Người đàn ông trẻ tắt máy và lên thang cuốn để xuống tầng trệt. Gã đi tới bãi để xe gửi lâu ngày, tới bên chiếc xe đậu trong góc trong cùng, mở cửa xe lái ra cửa, trả tiền đỗ xe rồi chạy về phía đông.
    Ba mươi phút sau gã trả chìa khóa xe cho hãng xe và ký hành trình. Mọi việc chứng tỏ chiếc xe được thuê dưới tên gã, và được trả lại cũng với tên gã.
    ***
    Mụ Giám đốc hỏi:
    - Anh có chắc chắn tuyệt đối là không hề có một dấu vết gì về hắn không?
    Gutenburg nói:
    Không có bất cứ một dấu vết nào. Chớ quên rằng hắn là một NOC, cho nên không hề có tên trên sổ sách của Công ty.
    Nhưng còn vợ hắn?
    Tại sao cô ta lại nghi ngờ điều gì kia chứ? Lương tháng của hắn được trả đều đặn vào tài khoản chung của hai người. CÔ ta sẽ chẳng nghĩ gì đâu. CÔ ta chỉ biết một điều là hắn đã thôi việc ở công ty cũ và sẽ làm việc cho Washingtown proridelt từ ngày mồng một tháng Giêng tới
    - Vẫn còn thư ký cũ của hắn nữa.
    Tôi đã chuyển cô ta về Langley để có thể để mắt đến cô ta.
    - BỘ phận nào?
    - Trung Đông.
    - Tại sao lại là Trung Đông?
    - Bởi vì cô ta sẽ phải ở cơ quan trong giờ làm việc của họ: từ sáu giờ chiều đến ba giờ sáng. Và trong tám tháng tới tôi sẽ để cho cô ta làm việc thật nặng nhọc khiến cho cô ta không thể nghĩ đến một điều gì khác ngoài chuyện sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu.
    - Tốt. Lúc này Fitzgerald đang ở đâu?
    Gutenburg nhìn đồng hồ:
    Nửa đường vượt Đại Tây dương. Khoảng bốn tiếng nữa hắn sẽ hạ cánh xuống sân bay Heathrow Lon don.
    Thế còn cái xe?
    - Đã được trả lại cho hãng. Nó đã được sơn lại và gắn biển số mới.
    - Còn văn phòng của hắn ở Phố M?
    Sẽ được dọn đi và sáng thứ Hai sẽ được đặt vào tay một điệp viên chính thức.
    Mụ Giám đốc nói:
    Có vẻ như anh đã lường trước mọi chuyện, trừ một việc: đó là nếu hắn trở lại Washington thì sao?
    Gutenburg nói:
    - Hắn sẽ không quay lại Washington đâu.
    ***
    Connor xếp hàng chờ trước cửa kiểm tra hộ chiếu.
    Cuối cùng đến lượt gã. Viên sĩ quan kiểm tra hộ chiếu của gã và nói:
    Mong ông có hai tuần vui vẻ ở nước Anh chúng tôi, ông Perry.
    Trong mục trả lời câu hỏi: ''!Bạn định ở lại Anh bao nhiêu lâu?" ông Perry đã viết "mười bốn ngày". Nhưng sáng mai sẽ có một ông Lilystrand quay lại sân bay.
    Khi gã ra khỏi sân bay và lên xe buýt để đi tới ga Victoria, có hai người đàn ông theo dõi gã. Bốn mươi hai phút sau, cũng hai tên đó nhìn thấy gã xếp hàng chờ taxi.
    Chúng chia nhau hai ngả bám theo chiếc taxi màu đen đến tận khách sạn Kensington, ở đó một trong hai tên đã gửi sẵn cho gã một cái gói.
    Connor ký vào bản đăng ký với khách sạn và hỏi:
    Có ai nhắn gì cho tôi không?
    - Thưa ngài Lilystrand, có ạ. Sáng nay có người gửi cho ngài cái này - Anh ta đưa cho Connor một phong bì to màu nâu - Phòng của ngài số 211 . Nhân viên khuân vác sẽ đưa đồ đạc của ngài lên ngay ạ.
    Gã nói:
    - Cám ơn, tôi tự đem lên được.
    Vừa bước vào phòng Connor đã xé phong bì. Trong đó có một chiếc vé máy bay đi Geneva cho người tên là Theodore Lilystrand và một trăm francs Thụy sĩ. Gã cởi áo ngoài ra và nằm vật xuống giường, nhưng quá kiệt sức gã không thể nào chợp mắt nổi. Gã mở TV và lướt qua vô số kênh - cái mà Tara gọi là lướt kênh - nhưng cũng chẳng hơn gì.
    Gã luôn ghét trò chơi chờ đợi. Đó là lúc duy nhất gã cảm thấy không chắc chắn. Gã luôn tự nhủ mình đây sẽ là nhiệm vụ cuối cùng. Gã bắt đầu nghĩ về lễ Giáng sinh cùng với Maggie và Tara - và cả Stuart nữa, phải. Gã rất ghét việc không được mang theo ảnh của vợ con, và luôn chỉ được tưởng tượng ra hình ảnh của họ trong đầu. Hơn tất cả gã căm ghét việc không được phép nhấc điện thoại lên và gọi cho vợ con bất cứ lúc nào gã thích.
    connor nằm im trong giường cho đến khi trời tối mịt.
    Rồi gã cũng ra khỏi cái nhà tù một đêm dành cho gã để kiếm cái gì ăn. Gã mua một tờ Eveling Stanldard tại quầy báo ở góc phố và đi tới một tiệm ăn Italia không đông lắm ở High Street, Kensington.
    Người bồi bàn đưa gã đến một chiếc bàn yên tĩnh trong góc phòng, ánh sáng gay gắt đủ cho gã đọc được báo. Gã gọi một lon Co ke với thật nhiều đá. Người Anh chẳng bao giờ hiểu nổi từ "thật nhiều đá" nghĩa là như thế nào, và gã chẳng ngạc nhiên khi thấy mấy phút sau người bồi trở lại mang theo một cái cốc dài thượt với ba viên đá bé xíu ở trong, cùng với một lát chanh mỏng dính.
    Gã gọi món cannelloni và si de salad. Thật buồn cười, mỗi khi ra nước ngoài gã thường gọi những món Maggie ưa thích. Bất cứ cái gì có thể gợi cho gã nhớ về nàng.
    Trong cuộc nói chuyện gần đây nhất Tara đã bảo gã:
    - Việc duy nhất bố phải làm trước khi nhận công việc mới là tìm lấy một thợ may tốt. Và con muốn đi cùng với bố để chọn sơ mi và cà vạt cho bố.
    "Công việc mới của bố". Một lần nữa gã nghĩ về bức thư đó. Tôi rất tiếc phải thông báo với ngài rằng... Đã bao nhiêu lần gã nhẩm lại câu đó, và vẫn không thể nào nghĩ ra nguyên nhân gì khiến Thompson đổi ý. Lần này nữa cũng vậy.
    Gã bắt đầu đọc trang nhất của tờ báo: Có chín ứng cử viên tranh cử để trở thành Thị trưởng đầu tiên của Lon don. Thật kỳ dị. Connor nghĩ, chẳng phải là xưa nay họ vẫn luôn có Thị trưởng đó sao - Dick Whittington thì sao? Gã nhìn những bức ảnh của các ứng cử viên cùng tên tuổi họ, nhưng chẳng thấy có ý nghĩa gì. Chỉ vài tuần nữa thôi một trong những người này sẽ điều hành thủ đô của Anh. Gã tự hỏi không biết đến lúc đó thì gã đang ở đâu .
    Gã thanh toán bằng tiền mặt và cho người bồi một khoản tiền thưởng sao cho anh ta chẳng có lý do gì để nhớ đến gã. Trở về phòng mình ở khách sạn gã bật TV xem một vở hài kịch một lúc, chẳng thấy cái gì buồn cười cả Sau khi thử xem vài bộ phim gã ngủ thiếp đi chập chờn. Nhưng gã cảm thấy dễ chịu với ý nghĩ như thế này ít nhất cũng còn hơn hai thằng cha đứng rình ngoài phố, chúng chẳng được nghỉ chút nào. Chỉ vài giây sau khi xuống sân bay Heathrow gã đã nhận ra chúng ngay.
    Gã nhìn đồng hồ. Hơn nửa đêm một tí - ở Washington là hơn bảy giờ. Gã tự hỏi không biết tối nay Maggie đang làm gì.
    ***
    Maggie hỏi:
    - Thế còn Stuart thì sao?
    Tara đáp:
    - Vẫn ở đấy . Mười lăm ngày nữa anh ấy sẽ có mặt ở Los Angeies. Con không thể nào chờ được nữa.
    Cả hai đứa sẽ bay thẳng về đây chứ?
    - Không đâu, mẹ - Tara cố không tỏ ra bực tức - Con đã nói với mẹ bao nhiều lần rồi, chúng con sẽ thuê một cái xe và lái lên bờ Tây. Stuart chưa bao giờ sang Mỹ và anh ấy muốn nhìn thấy Los Angeles và San Francisco.
    - Lái xe cẩn thận đấy, nghe không con.
    - Mẹ, con lái xe đã chín năm chưa bị phạt bao giờ, thậm chí mẹ và bố cũng còn chưa được như vậy kia mà.
    Vậy xin mẹ đừng có lo lắng, mà hãy nói cho con biết tối nay mẹ đang làm gì đi.
    Mẹ sắp nghe Placido Domingo trong vở La Bohème. Mẹ định chờ cho cha đi vắng mới đi nghe vở đó vì biết rằng cha sẽ ngủ tít thò lò trước khi xem xong hồi một.
    - Vậy mẹ đi một mình à?
    - Vậy mẹ hãy cẩn thận đấy .và nhớ đừng ngồi gần hơn hàng thứ sáu.
    - Tại sao lại thế?
    - Bởi vì biết đâu một anh chàng đẹp trai giàu có nào đấy sẽ nhảy khỏi lô ghế của ơnnh để tán tỉnh mẹ.
    Maggie cười phá lên:
    Coi như mẹ đã bị trừng phạt.
    Tại sao mẹ không rủ Joan đi cùng. Như thế cả hai có thể nói chuyện về bố suốt buổi tối.
    Mẹ có gọi cô ấy ở văn phòng, nhưng hình như máy hỏng. Mẹ sẽ thử gọi đến nhà cho cô ấy.
    - Mẹ, tạm biệt mẹ nhé, ngày mai con lại nói chuyện với mẹ. - Tara nói. CÔ biết trong khi Connor đi vắng thì ngày nào mẹ cũng sẽ gọi cho cô.
    Cứ mỗi khi Connor đi ra nước ngoài hay đến chơi bài với Cha Graham ở câu lạc bộ thì Maggie lại bận bịu với một việc gì đấy ở Trường Đại học. Có thể là bất cứ việc gì ở GULP - Khoa Nhân văn Trường Đại học Tổng hợp Georgetown mà chị là một trong những người sáng lập, hay Hiệp hội các nhà thơ đương đại và lớp khiêu vũ Irish, nơi chị có giờ giảng. Dáng những sinh viên trẻ đang khiêu vũ, những cái lưng thẳng tắp, những bước chân đập nhẹ gợi cho chị nhớ đến Declan O''casey. Giờ đây anh đã là một giáo sư nổi tiếng, có một chân trong trường Đại học Tổng hợp Chicago. Anh vẫn chưa lập gia đình và mỗi dịp Giáng sinh vẫn gửi cho chị một tấm thiệp, và một tấm thiệp khác không ký tên vào mỗi ngày lễ Valentine. Chiếc máy chữ cổ lỗ và cái chữ e thiếu một dấu móc bao giờ cũng để lộ tung tích anh.
    Chị lại cầm ống nghe lên và quay số nhà Joan, nhưng không có ai trả lời. Chị trộn cho mình một đĩa salad và ăn một mình trong bếp. Sau khi bỏ đĩa vào máy rửa bát chị lại gọi cho Joan. Vẫn không có ai trả lời, vì thế chị lên đường đến Kennedy Center. Mua một vé lẻ bao giờ cũng dễ.
    Maggie ngồi như bị hút vào hồi một của vở La Bohèrne và chỉ ước có ai ngồi bên để chia sẻ niềm say mê. Màn vừa hạ, chị hòa vào dòng người đi ra khu tiền sảnh. Gần đến quầy ba đông đúc chị thoáng nhìn thấy Elizabeth Thompson. Chị nhớ bà ta đã mời chị đến uống cà phê, nhưng rồi không hề nhắc lại. Chị cảm thấy hơi ngạc nhiên vì lúc đó nghe bà ta mời thật là nhiệt tình.
    Khi Ben Thompson quay lại và gặp ánh mắt chị, chị mỉm cười và bước về phía họ. Chị nói:
    - Ben, thật hay vì được gặp ông ở đây.
    - Tôi cũng vậy, chị Fitzgerald - ông ta đáp, nhưng không còn cái giọng ấm áp trong bữa ăn tối hôm trước.
    Và tại sao ông ta không gọi chị là Maggie?
    VÔ tình, chị nói tiếp:
    - Domingo thật tuyệt vời, đúng không - Vâng, và chúng ta thật may mắn kéo được Leonard Siatkin từ Si. Louis về - Ben Thompson đáp.
    Maggie ngạc nhiên thấy ông ta không mời chị một cốc gì đó, và cuối cùng khi chị gọi một cốc nước cam thì chị thậm chí còn ngạc nhiên hơn khi ông ta không hề có ý định trả tiền cho cốc nước cam của chị.
    Chị nhấp một ngụm nước cam, nói:
    - Connor rất mong được làm việc cho Washington provident.
    Elizabeth Thompson có vẻ ngạc nhiên nhưng không nói gì.
    - Ben, anh ấy rất mừng vì ông cho phép anh ấy nghỉ một tháng để thực hiện nốt hợp đồng với công ty cũ của anh ấy .
    Elizabeth toan nói gì, vùa lúc đó chuông báo còn ba phút vang lên.
    ồ, có lẽ chúng ta nên về chỗ thôi - Ben Thompson nói mặc dầu vợ ông ta mới kịp uống nửa cốc nước của mình - Chị Fitzgerald, rất vui vì được gặp lại chị. Hy vọng chị sẽ thích màn hai - ông ta nắm mạnh tay vợ dẫn về chỗ.
    Maggie không thưởng thức màn hai. Chị không thể tập trung để nghe được, bởi vì câu chuyện ngoài tiền sảnh cứ diễn đi diễn lại trong óc chị. Nhưng mặc dù nhẩm đi nhẩm lại bao nhiêu lần chị vẫn không thể nhận ra thái độ của ông ta có chút gì giống với những gì đã diễn ra cách đây hai tuần. Nếu biết làm thế nào để liên lạc với Connor chị sẽ vi phạm quy ước và sẽ gọi điện cho chồng. Vì thế chị thử làm cách thứ hai mà chị cho là tốt nhất. Vừa về đến nhà chị gọi ngay cho Joan Bennett.
    Điện thoại reo mãi không thôi.
    u?c Milou s?a vo 03:15 ngy 10/12/2004
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    ***
    Sáng hôm sau Connor dậy sớm. Gã thanh toán bằng tiền mặt, gọi một chiếc taxi và đi ra sân bay Heathrow trước khi người trực tầng biết là gã đã đi khỏi. Bảy giờ bốn mươi phút gã lên chiếc máy bay số 839 của Hàng không Thụy sĩ. Chuyến bay chỉ hết không đầy hai tiếng, và khi bánh máy bay chạm đất gã chỉnh đồng hồ thành mười giờ ba mươi.
    Trong lúc chờ chuyển máy bay gã lợi dụng sự ưu việt của hãng Hàng không Thụy sĩ để tắm một cái. Gã bước vào " hệ thống thiết bị thượng hạng " - theo lời mô tả của cuốn tạp chí của hãng cung cấp trong chuyến bay - với tên Theodore Lilystrand, một nhà đầu tư ngân hàng người Stockholm. Mấy phút sau gã bước ra với cái tên Piet de Villiers, phóng viên tờ ]ohannesburg Merculi .
    Mặc dầu vẫn còn hơn một giờ nữa, Connor không hề liếc qua cửa hàng miễn thuế mà chỉ mua một chiếc bánh sừng bò và một tách cà phê của một tiệm ăn có lẽ đắt nhất thế giới.
    Cuối cùng gã bước qua cửa số 23. Số người xếp hàng để bay chuyến bay của Aeroflot đi St. Petersburg không nhiều lắm. Mấy phút sau người ta gọi mời hành khách lên máy bay gã rảo bước đi về phía cuối chiếc máy bay.
    Gã bắt đầu nghĩ đến sẽ phải làm việc gì vào lúc tàu hỏa tiến vào sân ga Raveltay sáng hôm sau. Gã nhẩm lại những lời dặn của Phó Giám đốc một lần nữa, băn khoăn không hiểu tại sao Gutenburg cứ nhắc đi nhắc lại mãi cái câu:" đừng để bị bắt. Nhung nếu bị bắt, hãy chối hết không nhận có liên quan gì đến công ti. Đừng lo, Công ti sẽ luôn luôn chăm lo cho anh".
    chỉ có với những người mới được tuyển dụng mới phải nhắc đến Điều lệnh thứ Mười một.
    ***
    Máy bay đi St. Petersburg vừa cất cánh, hành lý của chúng ta đã chất lên khoang.
    Gutenburg nói:
    Tốt. Còn điều gì nữa không?
    Gã điệp viên CIA trẻ nói:
    - Tôi nghĩ không có gì nữa - Anh ta hơi lưỡng lự
    - Trừ việc Trừ việc gì? Trừ việc gì? Nói ra.
    - Chỉ là tôi nghĩ rằng hình như tôi nhận ra một người khác cũng lên máy bay.
    Gutenburg gầm lên:
    Ai vậy - Tôi không nhớ ra tên. Tôi cũng không chắc lắm đã trông thấy người đó. Với lại tôi không dám liều rời mắt khỏi Fitzgerald quá một giây.
    - Nếu nhớ ra tên người đó thì phải gọi điện cho tôi ngay.
    Vâng, thưa ngài - Gã thanh niên tắt điện thoại và đi về phía cửa số 9. Chỉ vài giờ nữa gã sẽ lại ngồi sau bàn làm việc của mình ở Berne và trở về với vai trò Tùy viên Văn hóa của Đại sứ quán Mỹ.
    ***
    - Chào ông. Helen Dexter đây.
    Tham mưu trưởng Nhà Trắng đáp:
    - Chào bà Giám đốc.
    - Tôi nghĩ Tổng thống muốn được thông báo ngay lập tức rằng người mà chúng tôi theo dõi ở Nam Phi đã bắt đầu hoạt động trở lại.
    Lloyd nói:
    - Hình như tôi chưa hiểu bà.
    - Người phụ trách văn phòng của chúng tôi ở Johannesburg vừa thông báo rằng tên ám sát Guzman vừa đáp máy bay của hãng Hàng không Nam Phi đi London cách đây hai ngày. Hắn sử dụng hộ chiếu mang tên Peny. Hắn chỉ ở lại London có một đêm. Sáng hôm sau hắn bay sang Geneva bằng máy bay của hãng Hàng không Thụy sĩ, sử dụng hộ chiếu mang tên Theodore Lilystrand.
    Lần này Lloyd không hề cắt lời mụ ta. Sau này ông có thể quay lại băng ghi âm nếu như Tổng thống muốn nghe chính xác mụ ta nói những gì.
    - Tại Geneva hắn đáp máy bay Aeroflot đi St. Petersburg. Lần này hắn sử dụng hộ chiếu Nam Phi mang tên Piet de Vilhers. Từ St. Petersburg hắn đáp tàu đêm đi Moscow.
    Lloyd hỏi:
    Tại sao lại là Moscow?
    Dexter nói:
    - Nếu như tôi không lầm thì ở Nga sắp có một cuộc bầu cử.
    ***
    Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay St. Petersburg, đồng hồ tay của Connor chỉ năm giờ năm mươi. Gã ngáp dài, vươn vai và chờ cho máy bay dừng hẳn lại mới chỉnh kim đồng hồ theo giờ địa phương. Gã nhìn ra ngoài cửa sổ, sân bay lúc này tranh tối tranh sáng bởi vì có đến quá nửa số bóng đèn chiếu sáng sân bay đã bị mất cắp. Tuyết rơi nhẹ nhưng không ngừng. Hơn một trăm hành khách phải chờ thêm hơn hai mươi phút nữa mới có một chiếc xe buýt chạy đến để đưa họ vào nhà ga. Những điều đơn giản vẫn chẳng có gì thay đổi, dù cho mọi sự do KGB hay các tổ chức tội phạm chịu trách nhiệm thì cũng vậy. Người Mỹ đã bắt đầu gọi các tổ chức tội phạm Nga là Mafia, để tránh lầm lẫn với các tổ chức tội phạm ltalia. (Bọn tội phạm Italia được gọi là Mafia).
    Connor là người cuối cùng ra khỏi máy bay, và cũng là người cuối cùng rời xe buýt.
    Một hành khách ngồi ở khoang hạng nhất chạy bổ đến xếp trên cùng trong hàng người để có thể là người đầu tiên ra khỏi chỗ kiểm tra nhập cư. Anh ta thấy mừng là Connor xếp hàng theo thứ tự thông thường. Khi ra khỏi xe buýt người đó đã không hề ngoái lại. Anh ta biết rằng mắt Connor không ngừng đảo khắp phía.
    Ba mươi phút sau Connor bước ra khỏi nhà ga, gã vẫy chiếc xe taxi đầu tiên và bảo lái xe đưa đến ga Prosky.
    Người hành khách đi vé hạng nhất đi theo Connor vào phòng bán vé trông giống một nhà hát opera hơn là ga xe lửa. Anh ta nhìn gần để biết Connor lên tàu nào. Nhưng còn một người nữa đứng trong bóng tối nhưng biết rõ thậm chí cả số buồng Connor sẽ nằm.
    Tối hôm ấy Tùy viên Văn hóa của Sứ quán Mỹ ở St. Petersburg đã chuyển một giấy mời đến nhà hát Kirov Ballet để có thể thông báo cho Gutenburg rằng Connor đã lên chuyến tàu đêm để về Moscow. Không cần phải đi theo anh ta suốt chuyến đi bởi vì Ashley Michell, đồng nghiệp của hắn ở thủ đô sáng hôm sau sẽ chờ sẵn ở đường sắt số 4 để khẳng định là Fitzgerald đã đến đích.
    Người ta đã nói rõ với Tuỳ viên rằng đó là việc của Michell.
    Connor nói bằng tiếng Anh với người bán vé:
    - Một giường hạng nhất đi Moscow.
    Người đàn ông đẩy tấm vé qua cửa sổ bằng gỗ và thất vọng khi thấy người khách đưa ra một tờ mười ngàn rúp.
    ông ta đã mong ông khách sẽ khiến cho ông ta có dịp đổi tiền để kiếm một khoản lời nho nhỏ - đêm nay ông đã có một dịp rồi.
    Gã đã nhìn thấy khuôn mặt non choẹt đứng ở cửa sân bay Geneva, và tự hỏi không biết bọn họ đã tuyển ở đâu ra anh chàng này. Gã không buồn nhìn tới tên điệp viên ở St Petersburg bởi vì thừa biết phải có một ai đó đến để kiểm tra xem gã đã tới nơi chưa, và một ai đó nữa sẽ đứng đợi ở sân ga ở Moscow. Gutenburg đã nói kỹ cho gã về Michell - tên này mới được tuyển và không hề biết về vị trí NOC của Fitzgerald.
    Đúng nửa đêm - kém một phút - đoàn tàu rời St. Petersburg và âm thanh đều đều, khe khẽ của bánh tàu đập lên đường ray khiến Connor ngủ thiếp đi. Gã giật mình tỉnh dậy và nhìn đồng hồ: Bốn giờ ba bảy phút.
    Suốt ba đêm nay gã mới có một giấc ngủ ngon như vậy.
    Rồi gã nhớ lại giấc mơ. Gã đang ngồi trên một chiếc ghế băng trên Quảng trường Lafeyette, đối diện với Nhà Trắng và nói chuyện với một người nào đó không hề nhìn về phía gã. Cuộc gặp gỡ với Phó Giám đốc Cục mấy tuần trước như hiện lại mồn một từng từ nhưng gã không thể nhớ ra có một điều gì đó trong cuộc đối thoại vẫn chuội đi. Đúng đến lúc Gutenburg nói đến câu đó thì gã giật mình tỉnh dậy.
    Tận đến tám giờ ba mươi ba phút khi đoàn tàu vào ga Raveltay gã vẫn không nhớ nổi đó là cái gì.
    ***
    Andy Lloyd hỏi:
    - Anh đang ở đâu?
    Jackson đáp:
    - Trong một buồng điện thoại ở Moscow. Qua Lon don, Geneva và St. Petersburg. Vừa xuống khỏi tàu hỏa anh ta đã cho chúng tôi leo cây hết lượt. Anh ta đã đánh lạc hướng một người của chúng tôi ở Moscow trong vòng chưa đầy mười phút. Nếu không phải trước kia tôi là người đã từng dạy anh ta kỹ thuật đảo người thì chác cũng bị anh ta cho rớt rồi.
    Lloyd hỏi:
    - Cuối cùng anh ta đến đâu.
    - Anh ta vào một khách sạn nhỏ ở phía bắc thành phố.
    - Anh ta có còn ở đó không?
    - Không khoảng một giờ sau anh ta ra khỏi đó, nhưng hóa trang giỏi đến nỗi suýt nữa tôi cũng lầm. Nếu không phải là đi bộ thì chắc tôi đã để tuột mất anh ta.
    Lloyd hỏi:
    Anh ta đi đâu?
    Anh ta đi quanh thành phố theo một đường khác và cuối cùng tới trụ sở chiến dịch vận động bầu cử của Zerimski.
    - Tại sao lại là Zerimski?
    Tôi chưa biết, nhưng khi đi ra khỏi đó anh ta mang theo toàn bộ chương trình chiến dịch vận động của Zerimski. Sau đó anh ta mua một tấm bản đồ ở quầy bán báo và ăn trưa ở một quán ăn gần đó. Buổi chiều anh ta thuê một chiếc xe và trở về khách sạn. Từ lúc đó đến giờ anh ta vẫn chưa rời khỏi đó.
    Lloyd đột nhiên kêu lên:
    - ôi, lạy Chúa? Lần này là Zerimski.
    Đầu dây đàng kia lặng đi hồi lâu, rồi Jackson nói:
    - Không, thưa ngài Lloyd, không thể như thế được.
    - Tại sao lại không?
    - Anh ta sẽ không bao giờ chịu thi hành một vụ ám sát nhạy cảm như vậy trừ khi mệnh lệnh là do chính Nhà Trắng đưa ra. Tôi biết anh ta đã lâu và có thể đảm bảo điều đó.
    - Chớ quên rằng bạn anh đã thi hành một vụ ám sát cũng nhạy cảm đúng như vậy ở Colombia. Chẳng có gì nghi ngờ về việc Dexter có thể thuyết phục để anh ta tin rằng vụ này cũng do chính Tổng thống yêu cầu.
    Jackson khẽ nói:
    - Còn có một khả nàng khác nữa.
    - Là gì?
    - Đó là không phải họ dự định giết Zerimski, mà là Connor.
    Lloyd viết cái tên đó vào một tờ giấy nhắn màu vàng.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 12
    - Người Mỹ à?
    - Vâng - Jackson nói và nhìn xuống xem giọng nói phát ra từ đâu.
    Chú có cần gì không?
    - Không - Jackson nói, mắt vẫn không rời khách sạn.
    - Nhất định là chú phải cần một thứ gì đó chứ. Người Mỹ bao giờ cũng cần gì đấy.
    Jackson dằn giọng:
    - Tôi không cần thứ gì cả. Bây giờ thì đi đi.
    - Trứng cá? Búp bê Nga- Quân phục đại tướng? Mũ lông? Đàn bà?
    Lần đầu tiên Jackson nhìn xuống thằng bé. NÓ quấn kín mít người từ đầu đến chân trong một chiếc áo khoác lông cừu to gấp ba người nó. Trên đầu nó đội một chiếc mũ da thỏ rừng mà Jackson cũng cảm thấy cần phải có một cái- Thằng bé cười để lộ hai chiếc răng khuyết.
    - Một ả đàn bà nhé? Vào lúc năm giờ sáng?
    - Thời gian thích hợp đấy. Hay là chú thích con trai hơn?
    - Cháu tính tiền dịch vụ thế nào .
    - Loại dịch vụ gì? - Thằng bé hỏi, vẻ nghi ngờ.
    - Làm chân chạy vặt.
    - Chạy vặt?
    - Vậy thì người giúp việc vậy.
    - Giúp việc?
    - Trợ lý ấy mà.
    - à, chú định nói là đối tác, như trong các phim Mỹ.
    - OK, vậy là đã thỏa thuận về mô tả công việc của cháu, cậu bé thông thái ạ. Thế cháu tính bao nhiêu?
    Theo ngày? Theo tuần? Hay theo tháng?
    - Theo giờ.
    - Chú định trả bao nhiêu?
    Chúng ta là một hãng nhỏ, đúng không nào?
    Thằng bé cười rộng ngoác đến mang tai:
    - Đấy là bọn cháu học của người Mỹ đấy.
    Jackson nói?
    - Một đô la.
    Thằng bé bắt đầu cười to?
    Cháu là một thằng bé thông thái, nhưng chú thì là một nhà soạn hài kịch. Mười đô la.
    Như thế chẳng khác gì một sự bóc lột.
    Lần đầu tiên thằng bé tỏ ra bối rối.
    - Chú trả cháu hai đô la.
    - Sáu.
    - Bốn.
    - Năm.
    Jackson nói:
    Đồng ý.
    Thằng bé giơ một bàn tay phải lên cao, điều mà nó nhìn thấy trong các phim Mỹ. Jackson đập tay vào tay nó - Hợp đồng đã được thỏa thuận - Ngay lập tức thằng bé nhìn giờ trên chiếc đồng hồ Rolex đeo trên tay.
    Jackson hỏi.
    - Vậy cháu tên là gì?
    Thằng bé đáp.
    - Sergei. Còn chú?
    - Jackson. Sergei, cháu bao nhiêu tuổi?
    Thế chú muốn cháu bao nhiêu tuổi?
    - Thôi, dẹp trò công kích đi và nói cho chú biết cháu bao nhiêu tuổi.
    Mười bốn .
    Cháu lên chín thôi, không hơn một ngày.
    - Mười ba.
    - Mười.
    - Mười một.
    Jackson nói:
    - OK. Chú thỏa thuận là mười một.
    Thằng bé hỏi:
    Còn chú bao nhiêu tuổi?
    - Năm mươi tư.
    Sergei nói:
    - Cháu thỏa thuận là năm mươi tư.
    Lần đầu tiên sau nhiều ngày Jackson phá lên cười- Gã hỏi, mắt vẫn nhìn lên cửa khách sạn:
    Làm thế nào cháu giỏi tiếng Anh như thế?
    Mẹ cháu sống với một người Mỹ khá lâu. Năm ngoái ông ta trở về Mỹ nhưng không mang mẹ con cháu theo.
    Lần này Jackson tin rằng nó nói thực.
    Sergei hỏi:
    - Vậy công việc ra sao hả đối tác?
    - Chúng ta đang để mắt đến một người ở trong khách sạn kia.
    - Bạn hay thù?
    - Bạn.
    Mafya à?
    Không, ông ấy làm việc cho những người tốt.
    Sergei nói, giọng hơi sắc:
    - Đừng đối xử với nhau như với trẻ con. Hãy nhớ chúng ta là đối tác của nhau.
    Jackson nói:
    - OK, Sergei - Vừa lúc đó Connor bước ra cửa.
    Jackson đặt tay lên vai thằng bé.
    - Đừng động đậy.
    Sergei hỏi:
    - ông ấy đấy à?
    - Phải, ông ấy đấy.
    Mặt ông ấy có vẻ tốt bụng. CÓ lẽ cháu nên làm việc cho ông ấy thì hơn. . .
    ***
    Ngày hôm nay đối với Victor Zerimski đã bắt đầu không mấy tốt đẹp, mà bây giờ mới chỉ hơn tám giờ một tý ông ta đang chủ trì một cuộc họp quan trọng và Dimitrov Titov - Tham mưu trưởng của ông đang báo cáo.
    Tìtov đang nói:
    - Một tổ chức quan sát quốc tế đã đến Moscow để quan sát tiến trình bầu cử. HỌ chờ đợi sẽ phát hiện được những dấu hiệu bỏ phiếu gian lận, nhưng Chủ tịch uỷ ban đó đã phải thừa nhận rằng họ chưa nhận thấy một điều gì bất hợp pháp.
    Titov kết thúc bản báo cáo bằng việc thông báo rằng Zerimski đã lên được vị trí thứ hai trong kết quả thăm dò ý kiến và Mafya thậm chí đang rót thêm nhiều tiền nữa cho chiến dịch vận động bầu cử của Chemopov.
    zerlmski đứng dậy. ông ta vuốt chùm ria mép rậm rì, lần lượt nhìn từng người ngồi quanh bàn và nói:
    - Bao giờ trở thành Tổng thống tôi sẽ quẳng hết lũ chó đẻ ấy vào tù lần lượt từng thằng một. Để rồi chúng chỉ còn đá để mà ngồi đếm cho đến chết mà thôi.
    Các ủy viên Trung ương đã nhiều lần nghe vị lãnh đạo của họ lên án bọn Mafya, mặc dù trước mặt công chúng ông không bao giờ nhắc đến chúng.
    Người đàn ông lùn tịt, vai u thịt bắp đấm tay xuống bàn:
    - Nước Nga cần phải trở lại với những giá trị cũ của ngày xưa kia đã khiến cả thế giới phải kính trọng chúng ta.
    Hai mươi mốt người ngồi đối diện với ông ta gật đầu tán thành, mặc dầu trong mấy tháng qua họ đã nghe ông ta nhắc đi nhắc lại những lời ấy không biết bao nhiêu lần.
    - Suốt mười năm qua chúng ta chẳng làm được điều gì ngoài việc nhập khẩu những thứ tồi tệ nhất mà bọn Mỹ đưa cho.
    HỌ tiếp tục gật đầu và dán mắt vào ông ta.
    Zenmski lùa tay vào mái tóc rậm, thở dài và ngồi thụp xuống ghế. ông ta nhìn sang Tham mưu trưởng - Sáng nay chương trình của tôi thế nào?
    Titov nói:
    - Ngài sẽ đi thăm viện bảo tàng Puskin. Mọi người sẽ chờ ngài đến vào lúc mười giờ.
    Hủy đi. Hoàn toàn phí thì giờ về việc đó, trong khi chỉ còn có tám ngày nữa là đến ngày bầu cử rồi - ông ta lại đập bàn - Tôi cần phải ở trên đường phố, nơi nhân dân có thể gặp gỡ tôi.
    Titov nói:
    Nhưng Giám đốc Viện Bảo tàng đã xin chính phủ cam kết để có thể bảo tồn được những tác phẩm của một nghệ sĩ Nga vĩ đại.
    Zerimski nói:
    - Một sự lãng phí tiền của của nhân dân.
    Tham mưu trưởng nói tiếp:
    - Và Chemopov đang tiếp tục bị chỉ trích vì cắt giảm sự bảo trợ nghệ thuật.
    - Được rồi, tôi sẽ giành cho họ mười lăm phút.
    Mỗi tuần có hai mươi ngàn người Nga đến thăm Bảo tàng Puskin - Titov nói thêm, mắt liếc xuống tờ giấy đánh máy trước mặt.
    - Vậy thì ba mươi phút.
    - Tuần trước Chemopov bôi nhọ rằng ngài chỉ là một tên đầu trộm đuôi cướp vô học.
    Zenmski rống lên.
    - Còn hắn thì là cái thá gì? Lúc hắn còn là công nhân nông trường thì tôi đã là sinh viên Luật ở Đại học Tổng hợp Moscow.
    Titov nói:
    - Thưa Chủ tịch, đó quả là thực tế. Nhưng các cuộc điều tra quốc tế của chúng ta cho thấy quần chúng không nhận thức được điều đó mà họ chỉ nghe lời của Chemopov mà thôi.
    Điều tra quốc tế. ĐÓ là thứ khiến chúng ta phải cảm ơn bọn Mỹ.
    - Chính điều đó đã giữ được cho Tom Lawrence ngồi vững trong văn phòng.
    Một khi tôi đã được bầu thì chẳng cần đến các cuộc điều tra mới có thể ngồi vững chỗ được.
    ***
    Tình yêu đối với hội họa của Connor bắt đầu từ khi Maggie lôi gã đi khắp các phòng tranh, hồi họ còn là sinh viên. Thoạt tiên gã đi chỉ vì muốn được có thêm nhiều thời gian ở bên nàng, nhưng chỉ vài tuần sau gã đã thay đổi. Mỗi lần cùng nhau ra khỏi thành phố gã rất vui sướng được đi cùng đến bất cứ phòng tranh nào nàng chọn.
    Trong khi Giám đốc Bảo tàng Puskin đưa Zerimski đi quanh bảo tàng thì Connor phải chú ý để không bị các tuyệt tác kỳ diệu này hút hồn mà phải tập trung quan sát vị ứng cử viên Tổng thống.
    Vào những năm 1980, khi lần đầu tiên Connor được cử sang Nga thì người ta chỉ có thể nhìn thấy những chính khách cấp cao gần nhất là khi họ ngồi trên khán đài trong lễ duyệt binh ngày Quốc tế Lao động. Nhưng giờ đây khi đông đảo quần chúng có thể được phát biểu ý kiến lựa chọn trên các phiếu điều tra thì đột nhiên những ai muốn được bầu lại phải đi lại trong đám quần chúng, thậm chí phải lắng nghe các ý kiến của họ.
    Bảo tàng đông chẳng kém gì sân vận động Cooke và mỗi khi Zerimski xuất hiện thì đám đông lại tách ra cứ như ông ta là thánh Moses đang đi tới Biển Đỏ. Vị ứng cử viên chậm rãi đi trong đám đông dân Moscow đang chẳng để ý gì đến các bức tranh và các bức tượng vì mải giơ tay đón chào ông ta.
    Trông bên ngoài Zerimski lùn hơn trong các bức ảnh, vây quanh ông ta là một đám thân cận còn bé nhỏ hơn để có thể bớt nổi bật sự thực. Connor nhớ lại lời nhận xét của Tổng thống Truman về khổ người. CÓ lần ông đã nói với một sinh viên Missouri như sau:
    - " Cậu bé ơi, nếu như phải tính đến từng phân thì hãy xét đến cái trán. Thêm vài phân ở khoảng cách từ chân tóc đến sống mũi còn hơn là cố lấy vài phân từ mát cá đến đầu gối".
    Zerimski mặc một bộ quần áo cắt xấu tệ. Sơ mi nhàu nhĩ từ cổ áo đến măng sét. Connor tự hỏi không hiểu Giám đốc Bảo tàng Puskin có khôn ngoan không khi mặc một bộ vét may đo rõ ràng là không được may ở Moscow.
    Mặc dầu Connor biết Zenmski rất sắc bén và là người có học, nhưng chẳng mấy chốc đã rõ ràng rằng trong những năm qua chẳng mấy khi ông ta đi thăm các bảo tàng nghệ thuật. Trong khi lăng xăng đi qua các đám đông thỉnh thoảng ông ta lại chỉ một ngón tay vào một bức vẽ nào đó và nói rất to với người xem tên họa sĩ. Rất nhiều lần ông ta nói sai, nhưng đám đông vẫn gật đầu tán thành. ông ta bỏ qua những tuyệt tác của Rubens mà tỏ ra quan tâm đến một bà mẹ đứng giữa một đám đông đang như lấy tay đứa con của mình hơn là những nét vẽ tài tình miêu tả một cảnh tương tự như vậy trên bức tranh sau lưng chị ta. Khi ông ta bế lấy đứa trẻ và yêu cầu chụp chung với chị ta một tấm ảnh, Titov gợi ý ông ta nên bước sang bên phải một bước. Như vậy họ có thể lấy được cả hình Đức Mẹ Đồng trinh Ma ria. Sẽ không một tờ báo nào không in tấm ảnh đó lên trang nhất.
    Sau khi ông ta đi qua khoảng hơn một chục phòng tranh và tin chắc là tất cả những người đến tham quan bảo tàng Puskin hôm đó đều đã biết sự có mặt của mình, Zenrtlski bắt đầu thấy chán và quay sang với đám phóng viên đang theo sát phía sau. Lên đến tầng hai ông ta bắt đầu nhóm một cuộc họp báo tại chỗ.
    ông ta nói với đám đông.
    Cứ đến đây và hỏi bất cứ đề tài nào các vị thích.
    Một phóng viên tờ The Times hỏi.
    - Thưa ngài Zenmski, ngài có phản ứng thế nào đối với kết quả điều tra mới nhất .
    - Tiến lên theo một định hướng đúng đắn.
    Một phóng viên khác kêu lên:
    Hiện giờ ngài đã lên tới vì trí thứ hai, và do đó là đối thủ duy nhất của ông Chernopov.
    Zenmski nói.
    Đến ngày bầu cử thì ông ta sẽ là đối thủ duy nhất của tôi.
    Đám tùy tùng phá lên cưới rất mẫn cán.
    - Ngài Zerimski, theo ngài thì nước Nga có nên trở lại là một nhà nước Cộng sản nữa hay không? - Câu hỏi không thể tránh khỏi này cuối cùng được một người nói giọng Mỹ đặt ra.
    Nhà chính khách quỷ quyệt quá tỉnh táo chẳng thể nào bị mắc phải cái bẫy đó:
    Nếu như ông muốn nói như thế có nghĩa là chúng ta trở lại với một xã hội có nhiều việc làm hơn, lạm phát thấp hơn và mức sống cao hơn thì câu trả lời ắt phải là có - ông ta cố nói cho khác đi so với một ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa đã nói trong kỳ vận động bầu cử vòng đầu.
    - Nhưng đó cũng chính là những điều mà Chemopov đã tuyên bố trong chính sách hiện nay của ông ta.
    Zenmski nói:
    - Chính sách của chính phủ hiện nay là làm sao bảo đảm cho Thủ tướng giữ cho tài khoản của ông ta ở các ngân hàng Thụy sĩ đầy ắp đô la. Tiền đó là của nhân dân Nga, chính vì thế mà ông ta không xứng đáng là Tổng thống tiếp theo của chúng ta. Tôi được biết là sắp tới khi tạp chí Fortune xuất bản danh sách mười người giàu nhất thế giới thì Chemopov sẽ đứng ở vị trí thứ bảy. Nếu bầu Chernopov làm Tổng thống thì chỉ trong vòng năm năm ông ta sẽ hất BinGate khỏi vị trí đứng đầu - ông ta nói thêm - Không, các bạn của tôi ơi, các bạn sẽ thấy rằng nhân dân Nga sẽ bầu cử thành công cho một sự trở về của những năm tháng mà dân tộc chúng tôi là một dân tộc được kính trọng nhất trên trái đất.
    Đứng ở cuối phòng, Sergei hỏi:
    -Tại sao bạn chú lại quan tâm đến Victor Zerimski thế? Jackson nói:
    - Cháu hỏi nhiều quá đấy.
    Zerimski bắt đầu đi về phía cửa ra, viên Giám đốc Bảo tàng và đám tuỳ tùng cố đuổi kịp ông ta. Vị ứng cử viên đứng ở bậc thềm cuối cùng để cho người ta chụp ảnh, đối diện với bức tranh hoành tráng "Chris được hạ xuống khỏi giá Thập tự " của Goya. Connor bị bức tranh làm cho xúc động đến nỗi gã gần như bị đám đông đè bẹp. Sergei thì thầm:
    Chú Jackson, chú có thích Goya không?
    Jackson thừa nhận.
    Chú chưa được nhìn thấy tranh của ông ta nhiều lắm. Nhưng quả thực là kỳ diệu.
    Sergei nói.
    - Dưới tầng hầm còn nhiều lắm. Lúc nào cũng có thể thu xếp được... - nó giơ ngón tay cái ra.
    Suýt nữa Jackson đã tạt tai thằng bé nếu không sợ như vậy sẽ khiến mọi người chú ý. Đột nhiên Sergei nói:
    - Bạn chú lại di chuyển kìa.
    Jackson nhìn lên và thấy Connor mất hút về phía cửa ra, Ashley Michell đuổi theo ở đàng sau.
    ***
    Connor ngồi một mình trong một tiệm ăn Hy lạp nằm ở Prechinstenka và cân nhắc lại những gì gã đã nhìn thấy sáng nay. Mặc dầu quanh Zerimski luôn luôn có đám tay chân luôn nhìn chòng chọc tứ phía nhưng ông ta vẫn không được bảo vệ kỹ như hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây khác. CÓ thể nhiều người trong số những người được vũ trang đầy đủ của ông ta rất dũng cảm và cơ trí nhưng chỉ có ba người trong số đó tỏ ra có kinh nghiệm trong việc bảo vệ một lãnh tụ có tầm cỡ thế giới.
    Và họ không thể luôn luôn có mặt. Gã cố gắng ngồi xem xét kỹ chương trình còn lại của Zerimski, cho đến tận ngày bầu cử. Trong tám ngày tới vị ứng cử viên sẽ có hai mươi bảy lần xuất hiện trước công chúng trong nhiều dịp khác nhau. Cho đến lúc người phục vụ đặt tách cà phê đen xuống trước mặt gã thì Connor đã chọn ra được ba vị trí có thể xét tới nếu như cần loại bỏ tên của Zerimski ra khỏi bảng bầu cử.
    Gã nhìn đồng hồ. Tối nay vị ứng cử viên sẽ nói chuyện với một cuộc họp ở Moscow- Sáng hôm sau ông ta sẽ đi tàu hỏa đến Yaroslavi, ở đó ông ta sẽ khai trương một nhà máy rồi trở về thủ đô để dự một buổi biểu diễn ở Nhà hát Bolshoi Ballet. Từ nhà hát ra ông ta sẽ đáp chuyến tàu đêm đi St. Petersburg. Connor quyết định sẽ rình Zerimski ở Yaroslavi. Gã cũng đã đặt cả vé đi xem ba lê và một chỗ trên chuyến tàu đêm đi St. Petersburg.
    Gã nhấm nháp tách cà phê và nghĩ đến Ashley Michell, lúc ở bảo tàng Puskin cứ mỗi lần Connor nhìn về phía hắn thì hắn lại lủi vào trốn sau chiếc cột gần nhất, gã cố để không cười phá lên. Gã đã quyết định ngày hôm nay sẽ để cho Michell lẽo đẽo đi theo - đôi lúc có thể hắn cũng có ích - nhưng khi nào tới chỗ gã định sẽ ngủ đêm thì sẽ cho hắn rớt. Gã liếc nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy Tuỳ viên Văn hóa đang ngồi trên một chiếc ghế dài và đọc tờ Pravda. Gã mỉm cười. Một kẻ chuyên nghiệp bao giờ cũng có thể quan sát được con mồi của mình mà không hề lộ diện.
    ***
    Jackson rút một chiếc ví từ trong túi áo ngoài, lấy ra một tờ một trăm rúp và đưa cho thằng bé. Gã gật đầu về phía bên kia đường và nói:
    - Kiếm cái gì để hai chúng ta ăn, nhưng đừng có tới gần cái tiệm ăn kia.
    - Cháu chưa bao giờ vào một tiệm ăn nào cả. Chú muốn ăn gì?
    - Giống cháu.
    Chú Jackson, chú hiểu nhanh lắm - Sergei nói và biến đi.
    Jackson nhìn ngược nhìn xuôi khắp phố. Người ngồi ở ghế dài đọc tờ Pravda kia không mặc áo khoác. RÕ ràng là cậu chàng tưởng rằng cuộc theo dõi sẽ diễn ra ở một chỗ ấm áp và tiện nghi. Nhưng vì hôm qua đã để lọt mất Fitzgerald nên lúc này không dám động đậy đi đâu. Hai tai cậu chàng đỏ lựng, mặt đỏ ửng vì lạnh, và chẳng có ai để mà đi mua thức ăn đem đến cho cả- Jackson ngờ rằng ngày mai sẽ không nhìn thấy cậu chàng nữa.
    Mấy phút sau Sergei trở lại mang theo hai cái túi giấy.
    NÓ đưa cho Jackson một túi:
    - Một cái bánh khổng lồ cùng với khoai tây rán kiểu Pháp và tương cà chua đấy.
    Không hiểu sao chú có cảm giác nếu Zerimski thắng cử thì ông ta sẽ đóng cửa các tiệm Mcdonald - Jackson cắn một miếng thật to bánh mì kẹp thịt và nói.
    Sergei đưa cho Jackson một chiếc mũ sĩ quan làm bằng da thỏ rừng và nói.
    Còn cháu thì nghĩ rằng chú cần cái này.
    Jackson hỏi:
    - Một trăm đô la có đủ cho tất cả những thứ này không?
    u?c Milou s?a vo 03:18 ngy 10/12/2004
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 13
    Connor là một trong những người cuối cùng đến phòng họp. Gã kiếm một chỗ ở cuối phòng, nơi dành cho giới báo chí và cố không để ai chú ý đến mình.
    Connor liếc quanh phòng họp. Mặc dầu còn mười lăm phút nữa vị ứng cử viên mới đến nhưng các ghế đã kín hết, ngay cả lối đi ở giữa cũng đầy người. Phía trên phòng họp, có mấy sĩ quan đứng quanh diễn đàn để kiểm tra xem mọi việc có đúng ý của nhà lãnh đạo hay chưa. Một người đàn ông có tuổi đã đặt một chiếc ghế đồ sộ và tráng lệ phía sau diễn đàn.
    Connor cúi đầu và bắt đầu viết nguệch ngoạc vào sổ.
    Gã không hề muốn bắt chuyện với cô phóng viên ngồi bên trái mình. Cô ta vừa nói với ký giả ngồi phía bên kia rằng cô ta là phóng viên cho tờ lstanbul News, tờ báo viết tiếng Anh duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết Tổng biên tập của mình sẽ rất thất vọng nếu như Zerimski trở thành Tổng thống. Tuy nhiên vừa rồi cô đã phải viết rằng có thể Zerimskì sẽ thành công. Nếu như cô ta hỏi ý kiến gã thì chắc Connor cũng phải tán thành với nhận xét trên. Xác suất người ta yêu cầu gã thi hành nhiệm vụ cứ mỗi giờ lại lớn thêm lên.
    Mấy phút sau cô phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ký họa chân dung Zerimski. RÕ ràng tờ giấy của cô ta rất bình thường và vốn dành cho việc đánh điện tín hoặc bất cứ cái gì cô muốn. Gã phải thừa nhận rằng đó là một bức ký họa khá giống.
    Connor kiểm tra lại phòng họp một lần nữa. Liệu có thể ám sát nổi một kẻ nào đó trong một phòng họp đông đúc như thế này không? Không thể - nếu như sau đó còn muốn thoát thân. Còn một phương án khác là ám sát Zerimski trong khi ông ta đang ngồi trong xe, mặc dù lúc đó chắc chắn là ông ta được bảo vệ kỹ càng hơn.
    Không một chuyên gia nào muốn sử dụng bom bởi vì thường thường kết quả sẽ là bao nhiêu người vô tội bị giết chết trong khi mục tiêu lại thoát. Nếu muốn có cơ hội thoát thân thì gã chỉ có thể trông cậy ở một khẩu súng bắn tỉa và phải ở một chỗ trống. Nick Gutenburg đã cam đoan là một khẩu Remington 700 thửa riêng sẽ nằm an toàn ở sứ quán Mỹ trước khi gã tới Moscow - một sự lạm dụng những chiếc cặp ngoại giao. Nếu như Lawrence ra lệnh thì người ta sẽ để cho gã toàn quyền lựa chọn thời gian và địa điểm.
    Đến giờ gã đã nghiên cứu rất tỉ mỉ lộ trình của Zerimski, Connor quyết định rằng địa điểm đầu tiên gã chọn sẽ là Severodvinsk, nơi mà hai ngày trước hôm bầu cử ông ta sẽ nói chuyện với công nhân một nhà máy đóng tàu . Connor đã bắt đầu khảo sát kỹ những chiếc cần cẩu đủ loại đang hoạt động trên các đốc tàu của nước Nga, và thấy rằng có khả năng trốn được khá lâu trong một cái cần cẩu.
    Người ta bắt đầu ngoái nhìn về phía sau phòng họp, Connor nhìn quanh. Một toán người ăn mặc xấu xí với những cánh tay áo căng phồng đang ùa vào phía cuối nhòm ngó khắp phòng trước khi vị lãnh đạo của họ bước vào .
    Connor thấy rằng các phương pháp của họ thô sơ và kém hiệu quả, nhưng như mọi lực lượng an ninh khác họ vẫn tin rằng sự có mặt của một số đông bảo vệ như vậy sẽ khiến bất cứ kẻ nào cũng phải nghĩ lại nếu có ý đồ gì.
    Gã nhìn kỹ mặt từng người - cả ba tên có vẻ lành nghề đều đang có mặt.
    Đột nhiên tiếng vỗ tay ran lên từ phía cuối phòng, sau đó là tiếng hoan hô đón mừng. Khi Zerimski bước vào, tất cả các đảng viên đều đứng dậy đồng loạt chào vị lãnh tụ của mình. Ngay cả các nhà báo cũng buộc phải đứng dậy mới nhìn thấy ông ta. Trong khi tiến về phía diễn đàn Zerimski liên tục phải dừng lại để nắm lấy những bàn tay đưa ra cho ông ta. Khi cuối cùng ông ta lên được đến diễn đàn thì tiếng ồn đã trở nên đinh tai.
    Người đàn ông đứng tuổi từ nãy đến giờ vẫn sốt ruột chờ ở phía trên phòng họp dẫn Zerimski lên sân khấu và mời ông ta ngồi vào chiếc ghế bành lớn. Sau khi zerimski đã ngồi rồi ông ta bèn chậm rãi bước về phía micro. Khán giả ai nấy ngồi vào chỗ của mình và trở lại im lặng.
    ông ta chẳng hề làm tốt được việc giới thiệu "vị Tổng thống tiếp theo của nước Nga", và ông ta càng nói dài thì khán giả càng bắt đầu trở nên huyên náo trở lại. Đám tuỳ tùng của Zerimski đứng phía sau ông ta bắt đầu lo lắng sốt ruột và trông có vẻ bồn chồn. Những lời hoa mỹ cuối cùng của người đàn ông đứng tuổi miêu tả diễn giả như "người thừa kế đương nhiên của các bậc tiền bối". ông ta đứng sang một bên để nhường đường cho vị lãnh tụ mà hiển nhiên chẳng có gì giống với một kẻ thừa kế đương nhiên và bậc tiền bối tài ba của đảng sẽ chọn.
    Khi Zerimski đứng dậy và từ cuối sân khấu tiến lên phía trước, đám đông khán giả lại bắt đầu trở nên sinh động. ông ta giơ cao hai tay lên không trung, khán giả hò reo to hơn bao giờ hết.
    Connor không rời mắt khỏi Zenmski. Gã cẩn thận chú ý từng động tác của ông ta, từng bước chân, từng tư thế.
    Giống như những người sôi nổi khác, ông ta không hề đứng im lấy một giây.
    Sau khi Zenmski cảm thấy tiếng hò reo kéo đã đủ dài ông ta bèn ra hiệu cho khán giả ngồi lại xuống ghế.
    Connor để ý thấy tất cả quá trình đó từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc diễn ra trong hơn ba phút một tý.
    ông ta bắt đầu nói bằng một giọng rất vững vàng:
    - Thưa các bạn. Tôi rất lấy làm vinh dự được đứng trước mặt các bạn với tư cách là ứng cử viên của các bạn.
    Mỗi ngày qua đi tôi càng thêm nhận thức được rằng nhân dân Nga muốn có một sự công bằng hơn trong việc phân phối những của cải được tạo nên bởi tài năng và lao động cần cù của mình.
    Khán giả bắt đầu vỗ tay.
    Zerimski nói tiếp:
    - Không bao giờ được quên rằng nước Nga có thể một lần nữa lại trở thành quốc gia được kính trọng nhất trên trái đất.
    Các phóng viên ghi chép như điên, còn khán giả hò reo to hơn. Phải gần hai mươi giây sau Zerimski mới có thể nói tiếp.
    - Các bạn, hãy nhìn ra các phố xá Moscow. Vâng, các bạn sẽ thấy những chiếc Mercedes, BMW, cả Jaguar nữa. Nhưng ai đang lái chúng? Chỉ có một số ít ỏi có đặc quyền đặc lợi. Và nếu cái số ít ỏi đó mong cho Chemopov thắng cử để cho họ có thể tiếp tục được hưởng lối sống mà không một ai trong chúng ta, những người ngồi trong phòng họp này dám hy vọng sẽ được hưởng. Các bạn của tôi, đã đến lúc cần phải chia những của cải đó - những của cải của các bạn - cho mọi người, chứ không phải chỉ cho một số ít người. Tôi chỉ mong đến một ngày kia nước Nga không còn có nhiều những chiếc xe limousine sang trọng hơn số xe gia đình, không còn nhiều du thuyền hơn thuyền câu cá, và không còn nhiều tài khoản trong các ngân hàng Thụy sĩ hơn bệnh viện.
    Một lần nữa khán giả hoan nghênh những lời của ông ta bằng một tràng vỗ tay dài.
    Cuối cùng khi tiếng ồn lắng xuống, Zerimski hạ giọng nhưng từng lời vẫn vang đến tận cuối phòng:
    - Khi tôi trở thành Tổng thống của các bạn tôi sẽ không mở các tài khoản trong ngân hàng Thụy sĩ, mà sẽ xây dựng thật nhiều nhà máy trên khắp đất nước Nga.
    Tôi sẽ không phí phạm thời gian để nghỉ ngơi thư giãn trong những nhà nghỉ xa hoa mà sẽ làm việc ngày đêm trong văn phòng. Tôi sẽ hiến dâng mình để phục vụ các bạn và sẽ hài lòng với mức lương Tổng thống hơn là nhận hối lộ từ những thương gia thiếu danh dự, những người chỉ muốn cướp bóc trên của cải của nhân dân.
    Lần này tiếng vỗ tay nhiệt tình đến nỗi hơn một phút sau Zerimski mới có thể nói tiếp. ông ta chỉ một ngón tay chuối mắn về đám ký giả:
    - ở cuối phòng kia là các đại diện cho giới báo chí trên thế giới - ông ta ngừng lại một chút, nhếch môi lên rồi nói tiếp - Cho phép tôi được nói rằng tôi rất hoan nghênh họ đã đến đây.
    Lần này sau nhận xét của ông ta không có tiếng vỗ tay ào ào .
    - Tuy nhiên, tôi xin lưu ý họ rằng khi tôi làm Tổng thống thì họ cần phải có mặt ở Moscow không chỉ trong thời gian tranh cử mà phải thường trú ở đây. BỞI vì khi đó nước Nga sẽ không cần phải chờ đợi người ta đưa tay ra cho mình mỗi khi nhóm G7 họp, mà một lần nữa chúng ta sẽ lại là một thành phần quan trọng trong các hoạt động của thế giới. Trong tương lai, Tổng thống Lawrence sẽ phải lắng nghe xem các bạn nói gì chứ không phải chỉ cần dịu dàng nói với báo chí thế giới là ông ta có thích Tổng thống Nga hay không?
    Connor biết rằng giới truyền thông Mỹ sẽ nhắc lại những lời đó và từng lời của bài diễn thuyết sẽ vang tới Phòng Bầu dục.
    Zerimski nói tiếp:
    Các bạn thân mến của tôi, chỉ còn tám ngày nữa thôi là nhân dân chúng ta sẽ phải quyết định. Chúng ta hãy dành từng giây trong tám ngày đó để đảm bảo rằng ngày bầu cử của chúng ta sẽ là một chiến thắng vĩ đại. Một chiến thắng sẽ là thông điệp gởi ra cho toàn thế giới, rằng nước Nga sẽ trở lại là một thế lực đáng kính nể với mức độ toàn cầu. Nhưng đừng làm điều đó cho tôi. Cũng đừng làm điều đó vì tổ chức của chúng ta. Hãy làm điều đó cho thế hệ sau của dân tộc Nga, những người có thể đóng vai trò công dân của một quốc gia vĩ đại nhất thế giới. Vì thế khí bỏ lá phiếu của mình hãy cẩn trọng để biết chắc rằng một lần nữa nhân dân chúng ta lại là sức mạnh đứng sau quốc gia - ông ta ngừng lại một lát và nhìn xuống khán giả - Tôi chỉ xin một điều duy nhất: đó là đặc ân cho phép tôi lãnh đạo khối quần chúng nhân dân ấy. - Rồi hạ giọng xuống gần như thì thầm ông ta kết thúc bài nói - Tôi xin dâng mình để làm người đầy tớ cho các bạn.
    Zerimski bước lui về phía sau một bước và giơ hai tay lên không trung. Khán giả đồng loạt đứng dậy. Phần kết thúc bài diễn văn hết bốn mươi bảy giây nhưng ông ta không hề đứng im một giây nào. Đầu tiên ông ta bước sang bên phải, sau đó sang bên trái, mỗi lần lại vung tay lên nhưng không lần nào đứng yên quá vài giây. Sau đó ông ta cúi gập người, và sau mười hai giây không động đậy đột nhiên ông ta đứng thẳng dậy và vỗ tay cùng với mọi người.
    ông ta còn tiếp tục đứng giữa sân khấu thêm mười một phút nữa, lặp lại động tác chào rất nhiều lần. Đến khi cảm thấy đã gạn chắt được tất cả những tiếng hoan hô của khán giả ông ta mới đi xuống bậc sân khấu, theo sau là đám tuỳ tùng thân cận. Trong khi ông ta đi dọc lối đi giữa hai hàng ghế thì tiếng ồn ào trở nên ầm ĩ, thêm rất nhiều cánh tay đưa ra. Zenmski bắt tất cả mọi bàn tay mà ông ta có thể bắt được trong suốt quãng đường chậm chạp đi về phía cuối phòng. Connor không hề rời mắt khỏi ông ta một giây nào. Ngay cả sau khi Zerimski đâ rời khỏi căn phòng tiếng hò reo vẫn còn tiếp tục. Mãi đến khi khán giả bắt đầu đứng dậy để ra về tiếng hò reo mới tắt hẳn.
    Connor đã chú ý rất nhiều đặc điểm trong các chuyển động của cái đầu và cái tay, có vài động tác hay lặp lại tựa như thói quen. Gã đã thấy có nhưng cử chỉ thường được làm khi nói đến một đoạn nào đó và gã biết rằng chẳng mấy chốc gã sẽ có thể đoán trước được các cử chỉ.
    Sergei nói:
    - Bạn của chú vừa đi ra. Cháu có phải đi theo ông ấy không?
    Jackson nói:
    Không cần đâu. Chúng ta đã biết chú ấy ngủ ở đâu.
    Lưu ý cháu nhé, cái thằng con hoang đi sau chú ấy vài bước kia kìa, trong một tiếng sắp tới sẽ bị xỏ mũi dắt đi cho mà xem.
    Sergei hỏi:
    - Bây giờ chúng ta sẽ làm gì?
    - Cháu chợp mắt đi lấy một lúc. Chú nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày rất dài đấy.
    Sergei đưa tay ra, nói:
    Hai hôm rồi chú chưa trả tiền cho cháu đấy. Chín giờ, mỗi giờ sáu đô la, vị chi là năm tư đô la.
    Jackson nói:
    - Chú nghĩ là tám giờ, và mỗi giờ có năm đô la thôi.
    Nhưng cháu thử giỏi đấy - Anh ta đưa cho Sergei bốn mươi đô la.
    Đếm xong tiền và bỏ vào túi xong, đối tác tí hon của anh ta hỏi:
    Còn ngày mai? Mấy giờ chú cần cháu?
    - Năm giờ đến gặp chú ở ngoài khách sạn mà bạn chú nghỉ, đừng có đến muộn. Chú đoán là chúng ta sẽ đi theo Zerimski đi Yaroslavi sau đó quay về Moscow trước khi đi tiếp St Petersburg.
    Chú Jackson, chú may đấy. Cháu đẻ ở St. Petersburg, do đó cháu biết mọi thứ ở đó. Nhưng chú phải nhớ là ngoài địa phận Moscow cháu sẽ tính tiền gấp đôi.
    Sergei, cháu biết không, nếu cứ tiếp tục thế này thì có lẽ cháu sẽ yết cả giá của mình ngoài chợ mất.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 14
    Một giờ hơn Maggie mới lái xe ra khỏi bãi đỗ xe của trường đại học. Chị rẽ trái sang phố Prospect và chỉ phải dừng lại ở chỗ dừng đầu tiên một tý rồi lại tăng ga đi tiếp. Chị chỉ có một giờ để ăn trưa và nếu không tìm được chỗ đỗ xe gần cái tiệm ăn đã hẹn thì sẽ lại tốn thêm một ít thời gian nữa. Vậy mà hôm nay chị phải tận dụng từng phút trong một giờ Không phải vì nếu như chị nghỉ buổi chiều thì sẽ có ai trong Khoa Hành chính của trường kêu ca gì. Sau hai mươi tám năm làm việc trong trường đại học - sáu năm sau cùng là Khoa Nhân văn - thì dù cho chị có đưa ra một tờ phiếu làm ngoài giờ ghi lùi ngày về trước thì cũng được thôi.
    ít nhất hôm nay trời cũng chiều lòng chị. Một phụ nữ vừa đánh xe rời khỏi chỗ đỗ cách tiệm ăn nơi họ đã hẹn nhau chỉ vài mét.
    Maggie bước vào tiệm Café Milano và nói tên mình cho người quản lý tiệm ăn. ông ta nói:
    - À vâng, thưa bà Fitzgerald, có ạ:
    ông ta đưa chị đến một chiếc bàn cạnh cửa sổ, đến chỗ một người vốn nồi tiếng là chưa bao giờ biết muộn giờ là gì.
    Maggie hôn lên má người phụ nữ đã là thư ký của Connor suốt mười chín năm nay rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. CÓ lẽ Joan cũng yêu Connor chẳng kém gì chị, để đền đáp lại tình yêu đó chị chẳng được nhận gì hơn ngoài đôi khi được hôn lên má và những món quà Giáng sinh mà thường là do Maggie mua sẵn. Mặc dầu Joan chưa đến năm mươi tuổi nhưng bộ đồ giản dị, đôi dày thấp và mái tóc chải hất ngược lên cho thấy từ lâu chị đã không còn ý định quyến rũ bất cứ ai nữa.
    Joan nói:
    - Tôi đã quyết định.
    Maggie nói:
    - Tôi cũng biết rằng rồi mình sẽ phải thế thôi mà.
    Joan đóng quyển thực đơn lại, hỏi:
    - Tina thế nào?
    - NÓ vẫn ở đằng ấy thồi. Tôi chỉ mong nó làm xong luận văn, mặc dầu Connor không nói gì với nó về chuyện ấy, nhưng tôi biết rằng anh ấy sẽ rất thất vọng nếu nó không làm xong luận án tiến sĩ.
    - Anh ấy kể về Stuart nghe có vẻ rất ấm áp - Joan nói, vừa lúc một người phục vụ tới bên cạnh chị.
    Maggie nói vẻ hơi buồn:
    - vâng. CÓ vẻ như tôi sẽ phải làm quen với ý nghĩ rằng đứa con duy nhất sẽ sống cách xa mình mười ba ngàn dặm. - Chị nhìn tờ thực đơn - Cho tôi Cannelloni và một salad.
    Joan nói:
    - Còn cho tôi mì Tóc thiên thần.
    - Các bà có uống chút gì không ạ. - Người phục vụ hỏi vẻ hy vọng.
    Không, cảm ơn anh - Maggie nói dứt khoát - Chỉ cần một cốc nước.
    Joan gật đầu tán thành. Người phục vụ quay đi, Maggie nói:
    - Vâng, Connor và Stuart có vẻ hợp. Kỳ nghỉ Giáng sinh này Stuart sẽ đến nghỉ với chúng tôi, vì thế chị sẽ có dịp gặp nó.
    Joan nói:
    - Tôi rất mong đấy.
    Maggie cảm thấy Joan còn muốn nói thêm gì đó, nhưng sau bao nhiêu năm quen biết chị đã nhận thấy rằng có gạn hỏi Joan cũng chẳng được ích gì. Nếu điều đó quan trọng thì Joan sẽ nói cho chị biết vào lúc chị ấy thấy cần thiết.
    - Mấy ngày qua tôi đã gọi điện cho chị rất nhiều lần.
    Tôi đã mong chị sẽ cùng đi xem một vở opera hoặc ăn tối với tôi, nhưng toàn không gặp chị.
    Joan nói:
    - Bây giờ Connor đã rời khỏi công ty nên người ta đã đóng cửa văn phòng ở phố M và chuyển tôi về trụ sở chính rồi.
    Maggie thấy khâm phục cái cách Joan lựa chọn từng từ rất cẩn thận. Không hề ám chỉ rằng hiện nay chị làm việc ở đâu không hề biết là cho ai, cũng không một dấu vết cho thấy hiện chị đang nhận trách nhiệm gì mới, bởi vì giờ đây chị không còn làm việc với Connor nữa.
    Maggie nói:
    - Anh ấy vẫn nói là rất muốn sau này chị cũng cùng làm việc với anh ấy ở Washington Provident.
    - Tôi cũng rất muốn được như vậy, nhưng nếu chưa biết rồi chuyện gì sẽ xảy ra nên chúng ta có vạch ra kế hoạch nào cũng chẳng có ích gì.
    Maggie hỏi:
    - Chị nói "sẽ xảy ra" nghĩa là thế nào? Connor đã nhận lời với Ben Thompson. Anh ấy phải trở về trước Giáng sinh để có thể bắt đầu công việc mới vào đầu tháng Giêng năm sau.
    Một hồi lâu im lặng, rồi Maggie khẽ nói:
    - Vậy cuối cùng anh ấy sẽ không xin được việc ở Washington Providen à?
    Người phục vụ lại tới, mang theo đồ ăn cho họ, anh ta vừa đặt lên bàn vừa hỏi:
    - Bà có dùng một ít pho mátparmesan không ạ?
    Joan đăm đăm nhìn đĩa mì, nói:
    - cám ơn.
    - Vậy thì tại sao hôm thứ Sáu vừa rồi Ben Thompson lạnh nhạt với tôi lúc gặp ở rạp Opera như vậy? Thậm chí ông ta không thèm mua một cốc nước cho tôi nữa kia.
    Sau khi người phục vụ đi khỏi Joan mới nói:
    Tôi xin lỗi. Tôi cứ tưởng chị biết rồi.
    - Đừng lo. Connor sẽ cho tôi biết sau khi anh ấy có một cuộc phỏng vấn mới, và sẽ nói rằng anh ấy kiếm được một việc tốt hơn nhiều so với ở Washington Provident.
    Joan nói:
    - Chị thật là hiểu anh ấy.
    Maggie nói:
    - Đôi khi tôi cứ băn khoăn không hiểu mình có hiểu anh ấy tí gì không, ngay lúc này đây tôi cũng không hề biết anh ấy đang ở đâu và đang làm gì.
    Joan nói:
    - Tôi cũng chẳng biết gì nhiều hơn chị. Suốt mười chín năm nay, đây là lần đầu tiên trước khi đi anh ấy không cho tôi biết công việc.
    Maggie nhìn thẳng vào mặt Joan, hỏi:
    - Lần này khác, phải không Joan?
    - Tại sao chị lại nói như vậy?
    - Anh ấy nói với tôi là đi ra nước ngoài, nhưng lại đi mà không mang theo hộ chiếu. Tôi đoán là anh ấy vẫn còn ở lại trong nước Mỹ. Nhưng tại sao...
    Joan nói:
    - Không mang theo hộ chiếu không chứng tỏ là anh ấy không đi ra nước ngoài.
    Maggie nói:
    - Cũng có thể là như vậy. Nhưng đây là lần đầu tiên anh ấy giấu ở một chỗ mà anh ấy biết là tôi sẽ tìm thấy.
    Mấy phút sau người phục vụ trở lại và dọn đĩa của họ.
    Anh ta hỏi:
    Các vị có dùng đồ tráng miệng không ạ?
    - Tôi không cần. Chỉ cần một cốc cà phê - Joan nói.
    Maggie nói:
    - Tôi cũng vậy. Cà phê đen không đường.
    Maggie nhìn đồng hồ: chị chỉ còn mười sáu phút nữa.
    Chị cắn môi:
    - Joan, tôi chưa bao giờ xin chị để lộ bí mật, nhưng tôi cần biết một điều.
    Joan nhìn ra ngoài cửa sổ và liếc mắt nhìn gã thanh niên đẹp trai đang đứng dựa vào tường ở phía cuối phố suốt bốn mươi phút qua. Chị nghĩ là mình đã nhìn thấy anh ta ở đâu đó.
    Hai giờ kém bảy phút Maggie ra khỏi tiệm ăn. Chị không để ý thấy gã thanh niên đó lấy ra một chiếc điện thoại di động và bấm một số máy không đăng ký.
    - Tôi nghe - Nìck Gutenburg nói.
    - Bà Fitzgerald vừa ăn trưa xong với Joan Bennett ở tiệm Café Mtlallo trên phố Prospect. Hai người ngồi với nhau bốn mươi bảy phút. Tôi đã ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện.
    - Tốt, mang cuộn băng cho tôi.
    Khi Maggie chạy lên bậc thang để đến văn phòng khoa, đồng hồ trên hành lang trường đại học chỉ hai giờ kém hai phút.
    ***
    Lúc đó là mười giờ kém một phút ở Moscow. Connor đang ngồi xem màn cuối vở Giselle do Nhà hát Bolshoi Ballet trình diễn. Nhưng không giống với hầu hết các khán giả khác, gã không hướng ống nhòm dõi theo những bước nhảy điêu luyện của nữ diễn viên chính trên sân khấu. Thỉnh thoảng gã lại liếc nhìn xuống bên phải để biết là Zerimski vẫn còn ngồi trong lô của ông ta.
    Connor biết Maggie sẽ rất sung sướng nếu được thưởng thức điệu múa của Wilis, vẻ đẹp của ba mươi sáu cô dâu trẻ trung trong những chiếc áo cưới, xoay tròn trong ánh trăng Gã cố không để mình bị mê hoặc bởi những động tác gập người và nhón chân xoay của họ mà tập trung chú ý vào những gì đang diễn ra trong lô của Zerimski.
    Những khi gã đi vắng, Maggie thường đi xem ba lê, chắc hẳn nàng sẽ rất buồn cười khi thấy Zerimskì chỉ trong 1 một buổi tối đã đạt được điều mà nàng ao ước ba mươi năm nay chưa được.
    Connor nghiên cứu những người ngồi trong lô. Phía bên phải Zerimski là Dmitri Titov, tham mưu trưởng của ông ta. Bên trái là người đàn ông đứng tuổi đã giới thiệu Zerimski trong buổi diễn thuyết tối hôm trước. Phía sau ông ta có ba người vệ sĩ đứng trong bóng tối. Connor đoán rằng có ít nhất mười người nữa canh gác dọc hành lang.
    Nhà hát rộng mênh mông với những lô ban công đẹp đẽ những chiếc ghế mạ vàng bọc nhung đỏ, vé bao giờ cũng bán hết trước cả tuần. Nhưng ngay cả ở Moscow này lý thuyết của Maggie cũng có thể áp dụng được: bao giờ bạn cũng có thể mua một vé lẻ, thậm chí vào phút chót.
    Mấy phút trước khì các nhạc công đến giờ ngồi vào khoang dành cho dàn nhạc đã thấy một bộ phận khán giả vỗ tay. Connor phải ngước khỏi tờ chương trình và thấy một vài người chỉ tay về phía lô ghế trên tầng hai bên phải. Zerimski đã chọn thời điểm bước vào rất đúng lúc.
    ông ta đứng trước lô ghế, vẫy tay và mỉm cười. Khoảng gần nửa số khán giả đứng lên và vỗ tay reo hò rất lớn, trong khi nửa kia vẫn ngồi, một số lịch sự vỗ tay, những người khác vẫn tiếp tục trò chuyện như Zenmski không hề có mặt. Dường như điều này khẳng định kết quả điều tra - đó là hiện nay Chemopov dẫn trước đối thủ chỉ vài điểm .
    Màn kéo lên và Connor nhận thấy sự thích thú của Zerimski đối với ba lê chẳng hơn gì đối với hội họa. ĐÓ là một ngày đã khá dài đối với vị ứng cử viên rồi, và Connor không ngạc nhiên khi thấy ông ta thỉnh thoảng lại ngáp. Chuyến tàu của ông ta đã đi từ Yaroslavi từ sáng sớm hôm nay. - Sau đó ông ta bắt đầu ngay chương trình làm việc bằng việc đến thàm một nhà máy quần áo ở ngoại ô. Một giờ sau, khi rời khỏi một đơn vị bộ đội ông ta ăn vội được một miếng sandwich trước khi rẽ vào một chợ bán hoa quả, sau đó đến một trường học, một đồn cảnh sát và một bệnh viện. Rồi đến một cuộc đi bộ ngoài kế hoạch trên quảng trường thành phố. Cuối cùng ông ta được đưa về ga và nhảy lên một chuyến tàu đã được bố trí sẵn cho mình.
    Những tuyên bố võ đoán của Zerimski với những ai lắng nghe mình chẳng hề thay đổi nhiều so với bài diễn thuyết hôm trước, trừ việc "Moscow" được thay bằng "Yaroslavi". Những người bảo vệ trong lúc ông ta dạo quanh nhà máy thậm chí còn có vẻ nghiệp dư hơn cả những vệ sĩ bảo vệ hôm qua khi ông ta diễn thuyết trong phòng họp ở Moscow. RÕ ràng là những người ở địa phương này không cho phép dân Moscow đặt chân lên lãnh địa của họ. Connor kết luận rằng việc lấy mạng sống của Zerìmski có nhiều khả năng thành công hơn nếu được tiến hành ở ngoài thủ đô. Chỉ cần ở trong một thành phố đủ rộng để có thể mất tăm và thành phố đó phải đủ tự hào để không cho phép ba tay chuyên nghiệp kia đặt chân đến.
    CÓ vẻ như cuộc đến thăm nhà máy đóng tàu trong vài ngày tới sẽ là dịp tốt nhất.
    Thậm chí trên chuyến tàu trở về Moscow, Zerimski cũng không nghỉ ngơi. ông ta gọi các phóng viên nước ngoài đến toa mình, tổ chức một cuộc họp báo nữa.
    Nhưng chưa ai kịp hỏi câu nào ông ta đã nói:
    - Các vị đã thấy kết quả điều tra mới nhất chưa? NÓ cho thấy hiện nay tôi đã vượt lên Tướng Borodin và bây giờ chỉ còn kém Chemopov có một điểm thôi.
    Một trong các nhà báo nói:
    - Nhưng từ trước đến nay ngài vẫn luôn nói với chúng tôi rằng đừng chú ý đến các cuộc điều tra làm gì kia mà.
    Zerimski nhăn mặt.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Connor vẫn tiếp tục quan sát vị "Tổng thống tương lai". Gã biết cần phải đoán trước được từng vẻ mặt, từng động tác, từng thói quen, cũng như khả năng có thể diễn thuyết đúng từng chữ như cũ của ông ta.
    Bốn giờ sau khi đoàn tàu kéo vào ga Protsky Connor cảm thấy có ai đó trên tàu đang nhìn mình, và đó không phải là Michell. Sau hai mươi tám năm, gã khó mà lầm lẫn được trước những điều như vậy. Gã bắt đầu tự hỏi không hiểu Michell nhìn có quá lộ liễu hay không, hay có thể có một ai đó rất lành nghề đang ở quanh đây. Nếu có thì họ muốn gì? Hồi sáng gã đã có cảm giác như có ai đó hay một vật gì đó lướt qua đường mình mà trước đây gã không để ý thấy. Gã không chấp nhận cảm giác đó, nhưng là một chuyên gia, gã không tin những chuyện ngẫu nhiên.
    Gã rời nhà ga và đi rất ngoắt ngoéo để trở về khách sạn, tin rằng không có ai theo dõi mình. Nhưng như thế có nghĩa là người kia không cần biết gã nghỉ lại ở đâu.
    Gã cố xua đuổi những ý nghĩ này trong khi đóng gói đồ đạc Đêm nay gã sẽ cho rớt kẻ đang theo dõi mình, dẫu cho đó là ai đi chăng nữa - dĩ nhiên là trừ phi kẻ đó biết rõ là gã định đi đến đâu. Rốt cuộc, nếu như kẻ đó biết lý do khiến gã có mặt ở Nga này thì chỉ cần theo sát Zerimski là được. Mấy phút sau gã trả phòng khách sạn, thanh toán bằng tiền mặt.
    Gã đổi taxi tới năm lần, chiếc cuối cùng thả hắn xuống nhà hát. Gã gửi túi cho một bà già ngồi sau chiếc bàn ở tầng trệt, thuê một chiếc ống nhòm xem hát. Gửi túi lại sẽ khiến cho người quản lý tin rằng gã sẽ trở lại để trả ống nhòm.
    Cuối buổi biểu diễn, khi màn đã hạ xuống Zerimski đứng dậy và một lần nữa vẫy khán giả. Sự đáp lại không được nồng nhiệt như lúc đầu, nhưng Connor nghĩ rằng ông ta có cảm giác cuộc đến thăm Nhà hát Lớn cũng đáng giá. Trong khi đì dọc hành lang ông ta lớn tiếng nói với mọi người rằng ông ta rất thích diễn xuất của Ekaterina Maximova. Một đoàn xe đã chờ sẵn ông ta cùng đám thuộc hạ, ông ta chui vào chiếc xe thứ ba.
    Đoàn xe cùng đoàn mô tô hộ tống tới một ga khác để lên một đoàn tàu khác đang chờ ông ta. Connor nhận thấy số mô tô đã tăng từ hai lên bốn chiếc.
    RÕ ràng là người ta bắt đầu nghĩ rằng ông ta sẽ trở thành Tổng thống.
    Connor đến ga muộn hơn Zerimski mấy phút. Gã chìa cho một nhân viên an nình tấm thẻ nhà báo và mua một vé đi St Petersburg bằng chuyến tàu mười một giờ ba mươi.
    Vào đến khoang của mình gã bèn khóa trái cửa lại, bật đèn và bắt đầu nghiên cứu lịch trình của Zerimski ở St Petersburg.
    Trong một toa khác ở cuối đoàn tàu Zerimski cũng đang xem lại lịch trình đó cùng với Tham mưu trưởng của mình.
    ông ta lầm bầm:
    - Lại một - điều - đầu - tiên - của - buổi - sáng - cho - đến - điều - cuối - cùng - của - buổi - tối - của - một - ngày.
    Titov đã bổ sung vào lịch trình chuyến đi thăm Hermitage.
    - Tại sao lại phải đi thăm Hermitage làm gì, tôi chỉ ở St Petersburg có vài giờ thôi mà.
    - Bởi vì ngài đã đi thăm bảo tàng Puskin mà lại không đến thăm bảo tàng lớn nhất nước Nga thì sẽ khiến dân St. Petersburg thắc mắc.
    - Hãy tạ ơn Chúa nếu như chúng ta có thể rời khỏi đây trước khi màn diễn này kéo đến tận Kirov.
    Zerimski biết rõ rằng cuộc gặp gỡ quan trọng nhất trong ngày là với Đại tướng Borodin và các tướng lĩnh cao cấp ở Kelskow Barracks. Nếu có thể thuyết phục được rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống và ủng hộ ông ta thì quân đội - nghĩa là hầu hết hai triệu rưỡi binh lính và sĩ quan sẽ ngả theo mình, và phần thắng sẽ thuộc về ông ta. ông ta đã dự định sẽ mời Borodin chân BỘ trưởng Quốc phòng, nhưng rồi lại phát hiện ra Chemopov cũng đã hứa hẹn đúng như vậy. ông ta biết thứ Hai tuần trước Chemopov đã gặp Đại tướng và đã ra về tay trắng. Zerimski coi đó là tín hiệu tốt. ông ta định sẽ hứa hẹn với Borodin một chức vụ mà ông này không thể cưỡng nổi.
    Connor cũng nhận ra rằng cuộc gặp gỡ với các tướng lệnh quân sự ngày mai sẽ quyết định số phận Zerimski.
    Hơn hai giờ gã mới tắt đèn trong khoang và ngủ thiếp đi.
    ***
    Sergei không giấu nổi nỗi vui sướng vì được đi trên chuyến tàu tốc hành Protsky. NÓ đi theo đối tác của mình vào khoang của họ giống như một con rối ngoan ngoãn. Khì Jackson kéo cửa mở ra, nó kêu lên:
    - Còn rộng hơn cả căn hộ của cháu.
    NÓ nhảy thóc lên một cái giường, đá văng giày đi và kéo mền lên đắp, chẳng buồn cởi quần áo.
    - Cháu tiết kiệm việc thay quần áo và rửa ráy - NÓ nói khi thấy Jackson treo áo khoác và quần lên cái giá áo kín đáo mà nó không nhìn thấy.
    Trong khi Jackson chuẩn bị giường Sergei lấy cùi tay chùi một khoảng trên cửa sổ hơi đọng mờ mờ để làm thành một vòng tròn có thể nhìn qua được. NÓ không nói thêm tiếng nào cho đến khi đoàn tàu từ từ rời ga.
    Jackson chui lên giường và tắt đèn. Sergei hỏi:
    - Chú Jackson, bao nhiêu cây số nữa thì đến St.Petersburg?
    - Sáu trăm ba mươi cây.
    - Và mất mấy tiếng thì chúng ta tới được đó?
    - Tám giờ rưỡi. Ngày mai chúng ta sẽ có một ngày dài lắm đấy, vì thế cố ngủ đi một ít.
    Sergei tắt đèn, nhưng Jackson vẫn nằm thức. GIỜ đây gã đã biết chắc vì sao người ta cử bạn mình sang Nga.
    RÕ ràng là Helen Dexter muốn gạt Connor ra khỏi đường đi của mụ, nhưng Jackson vẫn chưa biết mụ dám làm những gì để tự bảo vệ mình.
    Chiều hôm đó gã đã định gọi điện cho Andy Lloyd bằng chiếc điện thoại mật nhưng không bắt được sóng.
    Gã không dám liều gọi đi từ khách sạn, vì thế quyết định sẽ chờ đến khi Zerimski diễn thuyết xong ở Quảng trường Tự do ngày mai đã, bởi vì vào giờ đó thì mọi người ở Washington mới thức dậy. Nếu Lloyd biết được điều gì đang xảy ra thì chắc chắn gã sẽ được trao đủ quyền hạn để hủy bỏ nhiệm vụ của Connor trước khi quá muộn. Gã nhắm mắt.
    - Chú Jackson, chú có gia đình không.
    Không, ly dị rồi.
    - Bây giờ ở Nga có nhiều người li dị hơn ở Mỹ kia, chú có biết điều đó không. Chú Jackson, chú có biết thế không.
    - Không, nhưng mấy ngày qua chú đã biết rằng trong đầu cháu chỉ có toàn những thông tin vô bổ ấy thôi.
    - Thế còn con, chú có đứa nào không?
    Jackson nói:
    Không, chú bị mất...
    - Thế thì sao chú không nhận cháu làm con nuôi, như vậy cháu sẽ về Mỹ với chú.
    - chú nghĩ rằng đến Ted Turner cũng không dám nhận cháu làm con nuôi nữa kia. Thôi, ngủ đi, Sergei.
    Môi hồi im lặng nữa.
    Chú Jackson, cháu hỏi một câu nữa thôi.
    Hãy bảo chú cách để chú làm cho cháu im đi được không.
    - Tại sao người đó lại quan trọng như thế đối với chú?
    Jackson im lặng một lúc mới trả lời:
    Hai mươi chín năm trước chú ấy đã cứu sống chú ở Việt Nam, vì thế chú đoán là cháu có thể hiểu được là chú đã nợ người ấy chừng nấy năm. Như thế có nghĩa gì không?
    Lẽ ra Sergei đã trả lời, nhưng nó đã ngủ thiếp đi rất nhanh.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chương 15
    Wladimir Bolchenkov, Chỉ huy trưởng Cảnh sát St. Petersburg đã đủ thứ phải suy nghĩ lắm rồi, chẳng cần thêm bốn cú điện thoại bí ẩn đó gọi đến nữa. Thứ Hai vừa rồi Chemopov đã đến thăm thành phố, ông ta đã làm cho giao thông thành phố bị đình trệ một lúc vì đòi cho đoàn xe hộ tống ông ta phải có tầm cỡ như của Tổng thống trước đây.
    Borodin đã từ chối không cho người của mình ra khỏi trại lính nếu họ chưa được trả lương, và giờ đây xem ra ông ta đã bị loại khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống.
    - Chẳng khó khăn gì mới tính ra là Borodin sẽ chiếm thành phố nào trước - Bolchenkov đã cảnh cáo trước với Thị trưởng như vậy. ông ta đã thành lập hẳn một phòng để giải quyết sự đe dọa của bọn khủng bố trong suốt chiến dịch vận động bầu cử. Nếu có ứng cử viên nào bì ám sát, thì ắt sẽ là ở trong thành phố của ông. Chỉ trong tuần này thôi phòng này đã nhận được hai mươi bảy tin về sự đe dọa tính mạng của Zerimski. ông đã xua đì, coi chúng ngang với những lời tiên tri nhảm nhí của những bọn điên rồ, cho đến sáng nay, khì một trung uý trẻ nhảy xổ vào văn phòng ông, mặt trắng bệch và nói líu cả lưỡi.
    Chỉ huy trưởng Cảnh sát ngồi và lắng nghe băng tua lại lời báo cáo của viên Trung uý mấy phút trước. Cú điện thoại đầu tiên gọi đến là lúc chín giờ hai tư phút, tức là năm mươi mốt phút sau khi Zerimski đến thành phố.
    "Có một âm mưu tấn công đe dọa tính mạng Zerimski vào buổi chiều nay". Người nói là một người đàn ông nói giọng mà Bolchenkov không nhận ra. Hình như là giọng Trung âu, hình như thế, nhưng chắc chắn không phải giọng Nga. "Trong khí Zerimski diễn thuyết tại quảng trường Tự do, một kẻ ám sát do Mafya thuê sẽ ra tay.
    Mấy phút nữa nếu có thêm chi tiết nào tôi sẽ gọi lại, nhưng tôi sẽ chỉ nói trực tiếp với chính Bolchenkov mà thôi". Đường dây bị cắt. Cú gọi rất ngắn nên không thể có khả năng truy tìm người gọi. Ngay lập tức Bolchenkov hiểu rằng ông đang gặp một tay chuyên nghiệp.
    Mười một phút sau cú điện thứ hai gọi tới. Viên trung uý cố kéo dài thời gian bằng cách nói rằng cần phải đi tìm Chỉ huy trưởng, nhưng người gọi chỉ nói "Mấy phút nữa tôi sẽ gọi lại, có điều các ông phải đảm bảo là Bolchekov ở bên máy. Chỉ phí thì giờ của các ông thôi chứ không phải của tôi".
    Chính đó là lúc viên trung uý đã chạy xổ vào phòng Chỉ huy trưởng. Bolchenkov đang giải thích với một trong những người trong phe của Zerimski là tại sao ông không thể bố trí cho đoàn xe của ông ta có được đủ số cảnh sát bảo vệ như đối với Chemopov. ông vội dập ngay điếu thuốc và đi tới phòng chống khủng bố. Chín phút nữa trôi qua mới có cú điện mới.
    - CÓ ông Bolchenkov ở đó chưa?
    Bolchenkov đang nghe đây.
    - Người mà các ông đang tìm kiếm sẽ giả danh phóng viên nước ngoài, đại diện cho một tờ báo không hề tồn tại ở Nam Phi. Sáng nay hắn vừa đến St. Petersburg bằng chuyến tàu tốc hành từ Moscow. Hắn hoạt động một mình. Ba phút nữa tôi sẽ gọi lại.
    Ba phút sau toàn phòng đã tập hợp để nghe.
    - Tôi tin chắc rằng lúc này toàn bộ bộ phận chống khủng bố của St. Petersburg đang nghe từng lời tôi nói. .
    ĐÓ là câu đầu tiên của người kia. - Vì thế cho phép tôi giúp các bạn một tay. Tên ám sát cao một mét chín, mắt xanh, tóc màu vàng thẫm. Nhưng có thể hắn sẽ cải trang.
    Tôi không biết hắn sẽ mặc gì, nhưng các bạn cũng phải làm gì đó để xứng đáng nhận lương chứ - Điện thoại tắt ngấm.
    Suốt nửa giờ sau đó cả phòng lắng nghe đoạn băng tua đi tua lại. Đột nhiên Chỉ huy trưởng dụi một điếu thuốc khác và nói:
    - Tua lại băng thứ ba.
    Viên Trung uý bấm nút, tự hỏi không hiểu sếp mình đã bắt được điều gì mà bọn họ đã bỏ qua. Mấy giây sau Chỉ huy trưởng nói:
    Dừng lại. Tôi nghĩ vậy. Dừng lại và đếm đi.
    Đếm cái gì ạ? Viên trung uý muốn hỏi nhưng anh vẫn ấn nút. Lần này anh nghe thấy tiếng đồng hồ điểm vẳng đến.
    Anh tua lại băng và họ lại lắng nghe lần nữa. Viên trung uý nói:
    Hai tiếng. Nếu đó là hai giờ chiều thì người cung cấp thông tin cho chúng ta gọi đến từ Viễn Đông.
    Chỉ huy trưởng mỉm cười, nói:
    - Tôi cho là không phải như vậy. CÓ vẻ là cú điện thoại gọi lúc hai giờ sáng từ miền đông nước Mỹ thì đúng hơn.
    ***
    Maggie nhấc điện thoại bên giường và quay một số bắt đầu bằng 650. Một giây sau đã có người nhấc máy.
    - Tara Fitzgerald đây - Một giọng nhanh nhẹn cất lên.
    Không "Hello" "Xin chào" hay bất cứ một lời khẳng định nào là người gọi đã quay đúng số. Chỉ xưng tên mình, như vậy người gọi sẽ không phí chút thì giờ nào.
    NÓ giống cha nó làm sao. Maggie nghĩ.
    - Mẹ đây, con yêu.
    - A, mẹ. Xe lại hỏng hả mẹ, hay có chuyện gì nghiêm trọng?
    - Không có gì đâu, con yêu. Mẹ chỉ nhớ cha con quá .
    chị nhắc lại và cười thành tiếng - Con có thì giờ nói chuyện không?
    Tara nói, cố dịu giọng xuống:
    - Vâng, ít nhất mẹ chỉ nhớ có một người. Con thì nhớ những hai kia.
    - CÓ thể, nhưng ít nhất con biết Stuart đang ở đâu và có thể gọi cho nó bất cứ lúc nào con muốn, còn mẹ chẳng hề biết tăm hơi cha con đang ở đâu cả.
    - Mẹ, điều đó có gì mới đâu, mẹ con mình biết rõ những quy định khi bố đi xa. Những người đàn bà thì phải ngồi nhà và tận tụy chờ đợi ông chủ trở về. Một người Insh điển hình...
    Maggie nói:
    Phải, mẹ biết. Nhưng mẹ với chuyến đi này mẹ cảm thấy có gì đó không bình thường.
    - Mẹ ơi, con cam đoan là chẳng có gì đáng lo âu đâu.
    Rốt cuộc thì bố chỉ mới đi có một tuần thôi mà. Mẹ không nhớ là đã bao nhiêu lần bố trở về đúng vào lúc mẹ không ngờ nhất à? Con vẫn ngờ rằng đó là kế hoạch của bố để kiểm tra xem mẹ có nhân tình không đấy.
    Maggie cười một cách không tin tưởng mấy.
    Tara khẽ hỏi:
    - Mẹ còn lo lắng gì nữa không? Mẹ có muốn nói với con không?
    - Mẹ tìm thấy một chiếc phong bì gửi cho mẹ giấu trong ngăn kéo của bố.
    Tara nói :
    - Chuyện tình lãng mạn cũ ấy mà. Vậy bố muốn nói gì?
    - Mẹ không biết. Mẹ chưa mở nó ra.
    - Tại sao kia chứ, trời ạ?
    - Bởi vì trên phong bì bố ghi rất rõ ràng: Không mở ra trước ngày 17 tháng Mười hai.
    Tara nhẹ nhàng nói:
    - Mẹ, chắc đấy là một tấm thiếp chúc mừng Giáng sinh đấy thôi.
    Maggie nói:
    - Mẹ không tin như vậy. Mẹ biết ít có ông chồng nào gửi thiệp mừng Giáng sinh cho vợ, và chắc chắn là không gửi thiếp Giáng sinh trong một chiếc phong bì màu nâu giấu trong ngăn kéo.
    - Mẹ, nếu mẹ lo lắng vì thế thì con tin rằng bố sẽ muốn mẹ mở nó ra, như vậy mẹ sẽ thấy ngay là chẳng có gì đáng lo lắng cả.
    Maggie khẽ nói:
    Mẹ sẽ không mở trước ngày 17 tháng Mười hai. Nếu Connor về nhà trước ngày đó và thấy rằng mẹ đã mở nó ra thì...
    - Mẹ tìm thấy nó bao giờ?
    Sáng nay. NÓ được để trong chồng quần áo thể thao của bố, trong một cái ngăn kéo mà mẹ rất ít khi mở ra.
    Tara nói :
    - Nếu là gửi cho con thì con sẽ mở phăng nó ra.
    Maggie nói:
    - Mẹ biết là con sẽ làm như vậy. Nhưng mẹ nghĩ rằng tốt hơn hết là mẹ cứ để nó đấy vài ngày đã. Mẹ đã bỏ lại nó vào ngăn kéo phòng khi bố về bất thình lình. Như" thế bố sẽ không bao giờ biết là mẹ đã nhìn thấy nó.
    - CÓ lẽ con phải bay về Washington mới được.
    Maggie hỏi:
    - Để làm gì?
    - Để giúp mẹ mở nó ra.
    Tara, đừng có ngốc nghếch thế.
    - Mẹ, nếu mẹ không tin thì sao mẹ không gọi cho Joan và hỏi xem cô ấy khuyên như thế nào?
    - Mẹ đã gọi rồi.
    Thế cô ấy nói thế nào?
    - Mở ra.
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    ***
    Bolchenkov ngồi ở bàn, nhìn vào hai mươi mốt người đã được lựa chọn cẩn thận. ông đánh diêm và châm điếu thuốc thứ bảy trong **** sáng hôm nay. ông hỏi:
    - Chiều nay sẽ có khoảng bao nhiêu người đến Quảng trường?
    Một sĩ quan cao cấp nhất mặc đồng phục nói:
    - Thưa Chỉ huy trưởng, đây chỉ là con số ước đoán thôi, sẽ có khoảng một trăm ngàn người.
    Tiếng rì rầm bàn tán nổi lên. Chỉ huy trưởng sẵng giọng:
    - Im lặng. Đại uý, tại sao lại nhiều như vậy? Hôm Chemopov đến chỉ có bảy ngàn.
    - Zenmski có sức lôi cuốn hơn nhiều, và hiện nay kết quả điều tra đang nghiêng về phía ông ta, tôi dự đoán rằng ông ta sẽ kéo được nhiều người đến hơn.
    - Anh để cho tôi bao nhiêu sĩ quan dự trữ?
    - Thưa Chỉ huy trưởng, tất cả những người có thể huy động được sẽ có mặt ở quảng trường, và tôi đã ra lệnh hủy tất cả các cuộc nghỉ phép. Tôi đã gửi bản miêu tả nhận dạng tên đó và hy vọng là chúng ta có thể tóm được hắn trước khi hắn đến quảng trường. Nhưng chẳng ai có nhiều kình nghiệm về chuyện này lắm.
    Bolchenkov nói:
    - Nếu như con số người đến quảng trường lên tới một trăm ngàn thì đối với tôi cũng là lần đầu tiên. Tất cả các sĩ quan đã nhận được bản mô tả chưa?
    Đã Nhưng có thể hắn cải trang. Dù sao đi nữa thì cũng có rất nhiều phóng viên nước ngoài cao và mắt xanh, tóc vàng thẫm. Và chớ nên quên rằng các sĩ quan không được thông báo vì sao cần phải bắt giữ kẻ đó để thẩm vấn. Chúng ta không muốn bị vấy mực vào tay.
    - Nhất trí. Nhưng bây giờ tôi chưa muốn đánh động hắn, như vậy sẽ chỉ khiến cho hắn đợi một dịp khác tốt hơn. CÓ ai có thông tin gì khác nữa không?
    Một thanh niên đứng dựa vào tường đáp:
    - CÓ thưa Chỉ huy trưởng.
    Viên Chỉ huy trưởng gật đầu, dụi điếu thuốc đi.
    - CÓ ba phóng viên Nam Phi đến để tường thuật cuộc bầu cử. Từ những mô tả nhận dạng do người kia cung cấp thì tôi có thể khẳng định đó là một người tên là Piet de Villiers.
    - Trong máy tính có thông tin gì về hắn không?
    Viên sĩ quan trẻ nói:
    - Không, nhưng cảnh sát Johannesburg rất hợp tác.
    Trong hồ sơ của họ có ba người tên như vậy, phạm tội từ ăn cắp tiền cho đến giấy hai vợ, nhưng không có ai phù hợp với nhận dạng, và hai trong số đó đang ngồi tù. HỌ không biết người thứ ba hiện đang ở đâu. HỌ cũng nhắc tới một mối liên quan đến người Colombia.
    - Liên quan gì đến Colombia?
    - Mấy tuần trước CIA có gửi đi một thông báo mật các chì tiết về tên giết người đã ám sát ứng cử viên tổng thống ở Bogotá. Hình như họ đã lần theo được dấu vết tên giết người đến Nam Phi, sau đó mất hút. Tôi đã gọi đầu mối của mình ở CIA, nhưng anh ta chỉ có thể nói rằng họ đã biết tên giết người lại bắt đầu hoạt động, gần đây nhất họ thấy hắn lên máy bay đi Geneva.
    Chỉ huy trưởng nói:
    - Chính là điều tôi cần. Tôi cho rằng không có dấu hiệu gì của de Villiers trong lúc Zerimskì đi thăm Hermintage sáng nay.
    Một giọng khác lên tiếng:
    Không, thưa Chỉ huy trưởng, nếu như hắn đi trong đám các phóng viên báo chí. CÓ tất cả hai mươi ba phóng viên nước ngoài ở đó, và chỉ có hai người trong đó giống với nhận dạng. Một người là Clifford Symond, một phóng viên của CNN, còn người kia thì tôi quen biết đã lâu năm, bởi vì tôi hay chơi cờ vua với anh ta.
    Mọi người trong phòng đều cười ầm lên, khiến cho không khí bớt căng thẳng.
    Chỉ huy trưởng nói:
    Thế còn các mái nhà và các tòa nhà cao tầng thì sao?
    Trưởng toán có vũ trang nói:
    Tôi có hơn một chục người đã phong tỏa các mái nhà và các tòa nhà cao tầng rồi. Hầu hết các tòa nhà cao tầng đều là các công sở, vì thế tôi sẽ bố trí các sĩ quan mặc thường phục đứng ở tất cả các cửa vào và cửa ra.
    Nếu có ai giống với mô tả nhận dạng mà có ý định vào quảng trường hoặc các tòa nhà nhìn xuống quảng trường sẽ bì bắt ngay.
    - cẩn thận kẻo bắt phải một anh chàng nước ngoài lớ ngớ nào đấy và lôi chúng ta vào những chuyện còn phiền toái hơn. CÓ ai hỏi gì nữa không?
    - CÓ thưa Chỉ huy trưởng. Ngài có nghĩ đến chuyện yêu cầu hủy cuộc mít tinh không?
    - CÓ tôi đã nghĩ đến nhưng sau đó quyết định sẽ không làm như vậy. Nếu như cứ mỗi lần nhận được sự đe dọa tấn công một nhân vật nào đó mà tôi lại đòi huỷ các cuộc mít tinh thì điện thoại của chúng ta sẽ bị ùn lại vì những người quá khích hấp tấp gọi đến, và sẽ chẳng làm nổi cái gì ngoài việc khiến cho mọi sự càng lộn xộn hơn.
    Dù sao đi nữa đó cũng vẫn có thể là báo động giả. Và thậm chí nếu như Villiers dạo quanh thành phố, nhìn thấy sự hiện diện của chúng ta có thể hắn sẽ nghĩ lại.
    Còn câu hỏi nào nữa không?
    Không ai động đậy.
    - Nếu có ai trong các anh thu thập được điều gì - tôi nói là bất cứ điều gì, thì tôi muốn là mình sẽ được biết ngay lập tức. Cứ liệu hồn nếu có ai sau đó mời đến nói với tôi: "Thưa sếp, tôi không nói vì tôi nghĩ điều đó không quan trọng".
    ***
    Trong khi cạo râu, Connor vẫn để TV mở. Hillary Bowker đang tóm tắt những tình hình mới nhất ở Mỹ.
    Chương trình Cắt giảm Vũ khí đã được thông qua ở Hạ viện, với tỷ số sát nút hơn có ba phiếu. Tuy nhiên Tom Lawrence tuyên bố rằng đó là một thắng lợi to lớn trên một ý nghĩa chung. Trên phương diện khác các nhà bình luận đã cảnh cáo rằng Dự luật đó sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi được đưa sang Thượng viện.
    "Tuy nhiên Tổng thống đã cam đoan với các phóng viên trong cuộc họp báo sáng nay là chẳng có vấn đề gì hết, Hạ viện chỉ thực hiện các ý nguyện của nhân dân, và tôi tin rằng Thượng viện cũng sẽ làm đúng như thế.
    Connor mỉm cười.
    Khuôn mặt Tổng thống được thay bằng một cô gái tóc đỏ xinh đẹp gợi cho Connor nhớ đến Maggie. Gã đã từng nói với nàng một lần là lẽ ra với nghề nghiệp của mình gã nên cưới một nhà bình luận thời sự.
    "Còn bây giờ hãy tìm hiểu tình hình bầu cử hiện nay ở Nga. Chúng tôi xin chuyển cho Clifford Symond, phóng viên của chúng tôi hiện đang ở Nga".
    Connor ngừng cạo râu và nhìn trừng trừng vào màn hình:
    ''Việc điều tra cho thấy hiện nay hai ứng cử viên hàng đầu Thủ tướng Grigory Chernopov và Chủ tịch đảng Victor Zerimski đang đuổi theo sát nút nhau. Chiều nay Zerimski sẽ nói chuyện ở quảng trường Tự do, người ta dự đoán cuộc mít tinh sẽ lên tới hàng trăm ngàn người.
    Sáng nay ông Zenmski sẽ có cuộc họp riêng với Đại tướng Borodin, người ta hy vọng ông này sẽ sớm thông báo việc rút khỏi cuộc chạy đua vì kết quả ít ỏi trong cuộc điều tra lần trước. Vẫn chưa biết rằng ông ta sẽ ủng hộ ai trong hai ứng cử viên hàng đầu, và quyết định của ông ta có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Clifford Symond, phóng viên CNN tại St. Petersburg".
    Khuôn mặt Hillary lại hiện ra trên màn hình:
    - Và bây giờ chúng tôi xin chuyển sang phần thời tiết.
    Connor tắt TV, bởi vì gã không thích nghe tình hình thời tiết ở Flonda làm gì. Gã xoa thêm một ít xà phòng lên cằm rồi tiếp tục cạo râu. Gã đã quyết định sẽ không dự cuộc họp báo sáng nay của Zerimski, bởi vì chắc sẽ chẳng có gì khác hơn những bài tán dương ông ta, gã cũng không muốn đi tới Hermitage để phải lúc nào cũng lo lẩn tránh Michell. Chủ yếu gã sẽ chỉ tập trung vào hoạt động quan trọng nhất của Zerimski trong ngày hôm nay. Gã đã tìm được một tiệm ăn thuận tiện nằm ở phía tây quảng trường. Tiệm ăn này không nổi tiếng vì ngon, nhưng lại có ưu thế là ở tầng hai và nhìn xuống quảng trường Tự do. Quan trọng hơn nữa là nó lại có cửa sau, vì thế gã sẽ không cần phải đi ra quảng trường nếu không cần thiết.
    Ra khỏi khách sạn gã bèn tới một trạm điện thoại công cộng gần nhất để gọi đến tiệm ăn đặt một bàn ở góc phòng cạnh cửa sổ vào lúc mười hai giờ. Sau đó gã nghiên cứu đến việc thuê một chiếc xe, nhưng hóa ra ở St Petersburg việc này khó khăn hơn ở Moscow nhiều.
    Bốn mươi phút sau gã lái xe vào trung tâm thành phố và để xe tại một khu để xe ngầm chỉ cách quảng trường Tự do có vài trăm mét. Gã quyết định sau buổi diễn thuyết sẽ lái xe về Moscow. Như vậy gã sẽ có thể biết ngay nếu có ai theo dõi mình. Gã đi bộ dọc phố, vào một khách sạn gần nhất và đưa cho tay trưởng nhóm khuân vác một tờ hai mươi đô la và nói là cần một phòng trong khoảng một tiếng để tắm một cái và thay quần áo.
    Mấy phút sau khi gã quay xuống, tay trưởng nhóm không nhận ra gã. Connor gửi chiếc túi thể thao lại và nói rằng khoảng bốn giờ chiều sẽ quay lại lấy. Khi tay trưởng nhóm bỏ chiếc túi xuống gầm quầy, lần đầu tiên anh ta mới chú ý đến nó. Vì có một cái cặp được dán nhãn cùng tên nên anh ta để tất cả vào cùng nhau.
    Connor chậm rãi thả bộ dọc một phố ngang gần quảng trường Tự do. Gã đi ngang qua hai cảnh sát đang chặn hỏi một người nước ngoài cao, tóc vàng thẫm. HỌ chẳng hề nhìn kỹ gã lúc gã kín đáo bước vào và đi thang máy lên tiệm ăn ở tầng hai. Gã xưng tên với người bồi trưởng và được đưa ngay về một chiếc bàn kê trong góc phòng. Gã cẩn thận ngồi sao cho tránh được hầu hết các ánh mắt của các thực khách, nhưng vẫn có thể quan sát quảng trường một cách dễ dàng.
    Connor đang nghĩ đến Lawrence thì người phục vụ đến bên cạnh và đưa cho gã thực đơn. Connor liếc nhìn ra ngoài quảng trường và ngạc nhiên thấy ở đó đã rất đông người, mặc dầu còn gần hai tiếng nữa mới đến giờ diễn thuyết của Zerimski. Gã nhận ra có khá nhiều cảnh sát mặc thường phục đứng trong đám đông. Một vài sĩ quan trẻ khác đang trèo lên các tượng đài và nhìn rất kỹ lưỡng xung quanh quảng trường. Nhưng họ đang tìm gì thế nhỉ? Chẳng qua là Cảnh sát trưởng quá cẩn thận hay họ đang lo có một vụ biểu tình trong buổi diễn thuyết của Zerimski?
    Người bồi trưởng đã trở lại:
    - Thưa ngài, cho phép tôi nhận đặt món của ngài được không ạ? Cảnh sát yêu cầu chúng tôi đóng cửa trước hai giờ.
    Connor nói:
    - Vậy thì tốt nhất là tôi lấy món thịt bò rán.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    16
    Sergei hỏi:
    Chú nghĩ là lúc này chú ấy đang Ở đâu?
    Jackson nói:
    - Ở đâu đấy thôi, nhưng có biết thì cũng gần như không thể tìm ra chú ấy Ở giữa đám đông này, việc đó chẳng khác gì mò kim đáy biển cả.
    - CÓ ai đánh rơi kim xuống đáy biển à?
    Jackson nói:
    - Cháu thôi đi đừng có đưa ra những nhận xét ra vẻ khôn ngoan như vậy nữa mà hãy tập trung làm những việc mà chú thuê cháu đi . Chú sẽ thưởng cho cháu mười đô la nữa nếu như cháu nhìn thấy chú ấy Ở đâu. Hãy nhớ là chú ấy hóa trang rất giỏi đấy.
    Sergei đột nhiên trở nên rất chăm chú vào đám đông hỗn độn trên quảng trường. NÓ nói:
    - Chú nhìn người đang đứng trên bậc trên cùng phía bắc kia kìa. Ðang nói chuyện với một cảnh sát.
    Jackson đáp: -Ừ!
    - ÐÓ là vladimir Bolchenkov, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Một người công bằng, mặc dầu ông ta là người có thế lực thứ hai Ở St. Petersburg.
    Jackson hỏi:
    Ai là người mạnh nhất? Thị trưởng à?
    Không, anh trai ông ta là Joseph kia. ông ta là trùm Mafya Ở thành phố này.
    - Như thế không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của nhau à?
    - Không, Ở St. Petersburg anh chỉ có thể bị bắt nếu anh không phải là Mafya.
    Jackson hỏi:
    Cháu nhặt được những thông tin ấy Ở đâu?
    - Mẹ cháu. Mẹ cháu ngủ với cả hai người.
    Jackson cười phá lên và tiếp tục quan sát Chỉ huy trưởng Cảnh sát nói chuyện với viên sĩ quan mặc đồng phục kia. Giá như nghe lỏm được câu chuyện của họ thì hay biết mấy. Nếu như họ đang Ở Washington thì người ta thừa sức ghi được từng lời trong câu chuyện của họ.
    Viên cảnh sát cao cấp đứng cạnh Bolchenkov nói:
    - Ngài có nhìn thấy những thanh mến đang sục sạo quanh những bức tượng kia không?
    Chỉ huy trưởng hỏi:
    HỌ có chuyện gì vậy?
    Chỉ đề phòng trường hợp ngài hỏi tại sao tôi không cho bắt giữ họ, tất cả bọn họ là người của tôi, và như vậy để có thể quan sát đám đông tốt hơn tất cả những người khác mà thôi. Ngài nhìn lại đàng sau mà xem: hai người bán bánh mì kẹp thịt, hai người bán hoa và bốn đại lý báo kia đều là người của tôi. Tôi còn có mười hai toán cảnh sát mặc đồng phục tập kết chỉ cách đây không đầy một đoạn phố và chỉ trong nháy mắt có thể tới đây ngay.
    Còn có khoảng một trăm người mặc thường phục lượn quanh quảng trường trong suốt một giờ tới. Tất cả các lối ra đều đã có người bố trí rồi, và tất cả những ai có hành động quan sát quảng trường đều có người của tôi đứng sát bên cạnh.
    Chỉ huy trưởng nói:
    - Nếu hắn giỏi như tôi hình dung thì hắn sẽ tìm ra một chỗ nào đó mà các anh chưa nghĩ đến.
    ***
    Connor gọi một tách cà phê và tiếp tục quan sát các hoạt động diễn ra trên quảng trường bên dưới. Mặc dầu còn ba mươi phút nữa vị ứng cử viên mới đến, nhưng quảng trường đã chật cứng người, từ những kẻ sùng bái Zerimski cho đến những người chỉ tò mò mà đến. Gã ngạc nhiên khi thấy mấy người bán bánh mì kẹp thịt phải rất khó khăn mới giấu nổi việc thực ra họ là những cảnh Sát. Anh chàng tội nghiệp vừa bị nghe một tràng kêu ca chỉ vì quên không rưới tương cà chua. Connor quay sang tập trung chú ý về phía cuối quảng trườ?Cái sàn nhỏ vừa được dựng vội cho các nhà báo bây giờ là nơi duy nhất còn lại chưa có người chiếm. Gã tự hỏi không hiểu sao lại có rất nhiều các trinh sát mặc thường phục lảng vảng quanh đấy như vậy, nhiều hơn nhiều so với số lượng cần thiết đủ để ngăn cản người ta khỏi tràn vào khu vực dành riêng đó. CÓ một cái gì đó chưa rõ. Một người phục vụ bê một cốc cà phê tới đặt trước mặt khiến gã hơi lãng đi. Gã nhìn đồng hồ. Chắc lúc này Zerimski đã xong cuộc gặp gỡ với Ðại tướng Borodin. Kết quả cuộc gặp đó sẽ là tin tức hàng đầu trong bản tin tối nay của các hãng truyền thông. Connor tự hỏi không hiểu gã có thể đoán được kết quả cuộc gặp đó qua các cử chỉ và thái độ của Zerimski không.
    Gã gọi tính tiền, trong khi chờ đợi gã chú ý quan sát quang cảnh bên dưới một lần cuối. Sẽ chẳng có một chuyên gia nào đánh giá quảng trường Tự do này là nơi thích hợp để thi hành nhiệm vụ cả. Bên cạnh tất cả những vấn đề mà gã đã nhận thấy, sự hiện diện của Chỉ huy trưởng Cảnh sát là một bằng chứng rõ ràng mà ai cũng có thể thấy. Mặc dù tất cả những cái đó, Connor vẫn thấy rằng đám đông điên cuồng này là một cơ hội tốt nhất để gã có thể quan sát Zerimski thật kỹ, chính đó là lý do khiến gã quyết định lần này sẽ không ngồi trong đám nhà báo.
    Gã thanh toán bằng tiền mặt rồi chậm rãi bước về phía cô gái ngồi trong căn phòng nhỏ đưa cho cô ta tấm vé.
    CÔ ta đưa trả gã mũ và áo khoác, gã đưa cho cô tờ năm rúp. Không hiểu gã đọc được Ở đâu đó rằng những người già thường chỉ cho một khoản tiền nước rất nhỏ.
    Gã nhập vào đám đông công nhân đang ùa ra khỏi tầng một, rõ ràng họ được nghỉ để tham gia cuộc mít tinh. Mọi giám đốc trong phạm vi một dặm quanh quảng trường này đều chấp nhận việc tạm nghỉ trong buổi chiều này. Hai cảnh sát mặc thường phục đứng cách cửa mấy mét nhìn chằm chằm vào từng nhóm công nhân, nhưng khí trời lạnh giá khiến ai cũng co ro cố hết sức cuộn mình lại. Connor thấy mình bị cuốn đi theo đám đông đang chảy ra hè phố.
    Quảng trường Tự do đã đông đặc, Connor cố chen lấn để tiến về phía diễn đàn, ít nhất phải có hơn bảy mươi ngàn người Ở đây. Connor nghĩ chắc hẳn Chỉ huy trưởng Cảnh sát chỉ cầu có một cơn giông kéo đến, nhưng hôm nay lại là một ngày điển hình của mùa đông Ở Si.Petersburg: lạnh, tuyết và trong trẻo. Gã nhìn về khu vực được chăng dây dành cho các nhà báo, quanh đó vẫn diễn ra rất nhiều những hoạt động rộn rịp. Gã mỉm cười khi nhìn thấy Michell đứng Ở chỗ thường lệ, cách chỗ gã thường ngồi khoảng mười mét. Hôm nay thì không đâu, anh bạn ơi, ít nhất thì lần này Michell cũng mặc một chiếc áo khoác ấm áp và đội một chiếc mũ nặng trịch.
    ***
    Sergei quan sát đám đông và nói:
    - Hôm nay là một ngày tuyệt vời cho bọn móc túi.
    Jackson hỏi:
    Chẳng lẽ bọn chúng dám liều mạng trước mặt hàng đống cảnh sát thế kia à?
    Sergei nói:
    - Lúc nào mà chẳng có cảnh sát. Cháu đã nhìn thấy nhiều thằng cha nhón được ví đem đi, nhưng hình như cảnh sát chẳng thèm quan tâm.
    - CÓ lẽ họ đủ chuyện để lo rồi. Một đám đông một trăm ngàn người như thế này và Zerimski thì sắp đến.
    Mắt Sergei dừng lại Ở Chỉ huy trưởng Cảnh sát.
    Bolchenkov đang dùng bộ đàm hỏi một thượng sĩ.
    - ông ấy đang Ở đâu?
    - ông ta rời khỏi chỗ hội đàm với Borodin được mười tám phút rồi. Khoảng bảy phút nữa sẽ đến chỗ chúng ta.
    - Vậy thì bảy phút nữa chúng ta sẽ bắt đầu mọi chuyện - Chỉ huy trưởng nói và nhìn đồng hồ.
    - Ngài có nghĩ rằng tên đó sẽ liều lĩnh bắn lúc Zerimski đang ngồi trong xe không?
    Chỉ huy trưởng nói:
    - Không có khả năng. Chúng ta đang đối mặt với một chuyên gia. Hắn sẽ không tính đến chuyện nhằm bắn một mục tiêu di động, nhất là người đó lại đang ngồi trong xe chống đạn. Dù sao đi nữa thì hắn cũng không thể biết chắc Zerimski ngồi trong xe nào. Không, anh chàng của chúng ta đang Ở đâu đó trong đám đông kia.
    Tôi cảm thấy như vậy. Chớ quên rằng lần trước khi thực hiện ý đồ hắn đã nhằm vào lúc mục tiêu đứng Ở một chỗ lộ liễu Như vậy hầu như sẽ không thể bắn nhầm phải người khác, và với một đám rất đông thì hắn sẽ có cơ hội tốt hơn để có thể thoát thân.
    ***
    Connor vẫn chậm chạp tiến đến gần diễn đàn và nhận ra nhiều cảnh sát mặc thường phục nữa. Zenmski sẽ chẳng để ý đến điều đó vì họ chỉ bổ sung thêm vào một đám đã rất đông mà thôi. CÓ lẽ Chỉ huy trưởng còn quan tâm đến số người còn hơn cả Zerimski.
    Connor nhìn lên các mái nhà. Khoảng hơn một chục người đeo mặt nạ đang dõi xuống quảng trường bằng ống nhòm. Nếu họ mặc quần áo thể thao màu vàng thì có lẽ trông đỡ lộ liễu hơn. Ngoài ra còn có ít nhất hai trăm cảnh sát mặc đồng phục đứng quanh quảng trường.
    RÕ ràng Chỉ huy trưởng Cảnh sát tin Ở số đông.
    Cửa sổ của tất cả các tòa nhà quanh quảng trường đều có các sĩ quan cố chiếm lấy vị trí tốt nhất có thể quan sát những gì đang diễn ra phía dưới họ. Một lần nữa Connor nhìn về phía khu vực chăng dây dành cho các nhà báo, lúc này Ở đó đã có người. Cảnh sát kiểm tra căn cước từng người rất kỹ càng - điều đó chẳng có gì khác thường, trừ việc một số phóng viên được yêu cầu bỏ mũ ra. Connor theo dõi một lúc Tất cả những người bị chặn lại đều có hai điểm chung: đều là đàn ông và đều cao.
    Ðiều đó khiến gã thôi không theo dõi nữa. Rồi gã liếc thấy Michell đang đứng cách gã chỉ vài mét. Gã nhăn mặt, không hiểu thằng nhãi điệp viên này làm sao nhận ra gã?
    Ðột nhiên không hề báo trước, một tiếng reo ồ lên phía sau gã, cứ như một ngôi sao nhạc rốc vừa bước ra sân khấu. Gã quay lại và thấy đoàn xe của Zerimski đang chậm chạp chạy vòng quanh ba mặt của quảng trường rồi dừng lại Ở góc phía bắc. Ðám đông vỗ tay cuồng nhiệt mặc dầu họ không thể nào nhìn thấy vị ứng cử viên, bởi vì cửa sổ của tất cả các xe đều bằng kính đen. Rồi cửa chiếc Zil mở ra, nhưng không thể nào nhận ra ai là Zerimski bởi vì ông ta được bao bọc bởi rất nhiều vệ sĩ lực lưỡng.
    Mấy phút sau khi cuối cùng vị ứng cử viên bước lên bậc, đám đông bắt đầu hò reo to hơn và tiếng hò reo lên đến cực điểm khi ông ta bước lên trước sân khấu. ông ta dừng lại và lần lượt vẫy tay hai bên. Ðến lúc này thì Connor đã có thể nói được là ông ta đi bao nhiêu bước trước khi quay lại để vây nữa.
    Mọi người nhảy hết cả lên để nhìn cho rõ hơn, nhưng Connor không để ý đến cảnh hỗn loạn xung quanh. Gã vẫn nhìn đám cảnh sát, hầu hết bọn họ đều không nhìn lên sân khấu. HỌ đang tìm một cái gì đó, hay một cái gì đó cụ thể. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu gã nhưng gã xua nó đi ngay. Không, không thể thế được. Thật là hoang tưởng. Ðã có lần một cựu binh nói với gã rằng điều tồi tệ nhất xảy đến bao giờ cũng là khi thực hiện nhiệm vụ cuối cùng.
    Nhưng nếu thấy nghi ngờ thì nguyên tắc bao giờ cũng là: hãy thoát ngay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Gã nhìn quanh quảng trường nhanh chóng đánh giá xem nên thoát ra theo đường nào. Ðám đông bắt đầu lắng xuống để chờ nghe Zenmski bắt đầu nói. Connor quyết định sẽ bắt đầu dịch chuyển về phía bắc quảng trường ngay khi tràng vỗ tay nổi lên. Như vậy người ta sẽ khó nhận thấy gã đang ra lách qua đám đông. Gã liếc nhìn và gần như cảm thấy nhẹ người khi thấy Michell. Hắn vẫn đứng bên phải, cách gã vài mét, nếu có khác gì thì chỉ là hơi nhích đến gần hơn lúc nãy một tí.
    Zerimski bước đến gần micro, hai tay giơ lên cao để ra hiệu với đám đông là ông ta sắp bắt đầu nói.
    ***
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Sergei nói:
    - Cháu nhìn thấy cái kim rồi.
    Jackson hỏi:
    - Ðâu?
    - Kia, cách sân khấu khoảng hai mươi mét. Chú ấy có màu tóc khác trước và bước đi như một ông già. Chú nợ cháu mười đô la đấy.
    Jackson hỏi :
    - Làm sao cháu nhận ra chú ấy từ xa như thế?
    - chú ấy là người duy nhất đang rời xa khỏi sân khấu.
    Jackson đưa cho nó tờ mười đô la trong lúc Zerimski đứng lại trước micro. Người đàn ông đứng tuổi đã giới thiệu chương trình trước kia ngồi một mình phía sau sân khấu. Zerimski không thể để cho sai lầm kiểu ấy lặp lại một lần thứ hai.
    ông ta nói vang vang:
    - Thưa các bạn, thật là một vinh dự to lớn cho tôi được đứng trước các bạn với tư thế là ứng cử viên của các bạn.
    Mỗi ngày qua đi tôi càng hiểu rằng . . .
    ***
    Trong khi Connor nhìn khắp đám đông, một lần nữa gã lại nhìn thấy Michell. Hắn đã bước thêm một bước nữa lại gần gã hơn.
    Mặc dầu có một số ít công dân muốn trở lại chế độ chuyên chế cực quyền trước đây, nhưng số đông vĩ đại...
    Chỉ có vài từ đây đó là thay đổi, Connor nghĩ. Gã để ý thấy Michell bước đến gần gã thêm một bước nữa.
    ***
    - chúng ta muốn có một sự phân phối công bằng hơn đối với những của cải được tạo nên bởi tài năng và sự cần cù lao động của mình.
    ***
    Ðám đông vừa bắt đầu hò reo Connor đã nhanh chóng nhích vài bước sang bên phải. Tiếng hoan hô vừa lắng xuống gã lại đứng im, không dám động đậy.
    ***
    Sergei hỏi:
    Tại sao cái người ngồi trên ghế đá lại theo dõi bạn chú?
    Jackson nói:
    Bởi vì hắn chỉ là một tay nghiệp dư.
    Sergei nói:
    - Hay là một chuyên gia biết chính xác mình đang 1àm gì .
    Jackson nói:
    - Lạy Chúa, đừng có dạy chú nữa.
    - Cứ như thế hắn ta có thể làm đủ thứ, chỉ trừ việc ôm hôn chú ấy thôi.
    ***
    - Hãy thử nhìn lên đường phố Si. Petersburg mà xem - Zerimski nói tiếp - Phải, chúng ta sẽ thấy những chiếc Mercedes, BMW, cả jaguars nữa, nhưng ai đang lái chúng? Chỉ có một số ít những người có đặc quyền đặc lợi...
    Khi đám đông la Ó lên hoan hô, Connor bước thêm mấy bước nữa về góc phía bắc quảng trường.
    - Tôi mong đến ngày đất nước này không phải là nơi duy nhất trên thế giới có nhiều xe con sang trọng hơn xe con dành cho gia đình...
    Connor liếc lại và thấy Michell chỉ còn cách mình có hai ba bước nữa. Hắn chơi trò gì thế này?
    - và là nơi có nhiều tài khoản Ở các ngân hàng Thụy sĩ hơn số bệnh viện.
    Ðến tràng vỗ tay mới gã phải rũ cho được hắn đi. Gã tập trung nghe từng lời của Zerimski để đoán trước chính xác được lúc nào có thể cử động.
    Một cảnh sát mặc thường phục đang lia ống nhòm khắp quảng trường nói:
    - Tôi nghĩ là đã nhìn thấy hắn ta.
    Bolchenkov vồ lấy ống nhòm. hỏi:
    - Ðâu, đâu?
    Chính giữa, cách sân khấu khoảng năm mươi mét, không hề động đậy. Hắn đứng trước người đàn bà quấn chiếc khăn màu đỏ. Trông không giống như trong ảnh nhưng cứ mỗi lần nổ ra tràng vỗ tay thì hắn lại di chuyển quá nhanh so với tuổi tác.
    Bolchenkov bắt đầu nhìn qua ống nhòm, nói:
    - Bắt lấy hắn - Một lúc sau ông ta nói thêm - Phải, chắc chắn là hắn. Yêu cầu những người đứng gần đó tiến vào và bắt giữ hắn, bảo hai người đứng trước hắn hai mươi mét kia che cho họ. Làm càng nhanh càng tốt.
    Người trẻ tuổi trông có vẻ lo âu. Chỉ huy trưởng nói:
    - Nếu chúng ta bắt lầm thì tôi sẽ chịu trách nhiệm.
    Zerimski nói tiếp:
    - Chúng ta không bao giờ được quên rằng một lần nữa nước Nga lại có thể là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất...
    Lúc này Michell chỉ còn cách Connor có một bước, gã vẫn phớt tỉnh không để ý đến hắn. Chỉ còn mấy giây nữa là đến chỗ Zerimski nói ông ta định sẽ làm gì khi trở thành Tổng thống. Sẽ không có những tài khoán ngân hàng được bổ sung nhờ những khoản tiền hối lộ của các nhà kinh doanh không có danh dự - điều đó luôn khiến cho những tràng hoan hô nổ ra. Lúc đó gã sẽ biến mất và đảm bảo rằng Michell sẽ được chuyển về cạo giấy trong một văn phòng đầy muỗi.
    - Tôi sẽ được hiến dâng mình để phục vụ các bạn, và sẽ thỏa mãn với mức lương của Tổng thống hơn là nhận những món hối lộ của những nhà kinh doanh thiếu danh dự, những kẻ mà mối quan tâm duy nhất của họ chỉ là việc ăn cắp của cải của quốc gia.
    Ðám đông nổ tung ra trong tiếng hò reo hoan hô.
    Connor bất ngờ quay lại và dịch chuyển về bên phải. Gã đi được ba bước thì bị viên cảnh sát thứ nhất nắm lấy cánh tay trái. Một giây sau người thứ hai hiện ra bên phải gã. Gã bị quật xuống đất, nhưng không hề kháng cự lại Nguyên tắc một: Nếu không có gì phải giấu giếm thì đừng kháng cự khi bị bắt. Hai tay gã bị vặn ra sau và một chiếc còng số tám cụp ngay lên hai cổ tay. Ðám đông bắt đầu quây thành hình tròn quanh ba người. HỌ chú ý cảnh này hơn những lời của Zerimski. Michell hơi lùi lại một tí. CÓ người hỏi:
    - Ai thế?
    - Mafya khủng bố - Gã thì thầm vào tai người đứng gần nhất. Gã lùi dần về phía khu vực dành cho báo chí, vừa đi vừa lẩm bẩm "Mafya khủng bố'''' - Cho phép tôi nói rõ với tất cá những công dân tốt của đất nước rằng nếu tôi được bầu làm Tổng thống thì các bạn có thể chắc chắn một điều rằng...
    ***
    - Anh đã bị bắt. - Một cảnh sát thứ ba nói, Connor không thể nhìn thấy người này bởi vì mũi gã bị ấn chặt xuống đất.
    - Ðưa hắn đi - Một giọng đầy uy quyền nói, rồi Connor bị đẩy về phía bắc quảng trường.
    Zenmski đã nhìn thấy sự kiện trong đám đông, nhưng là một nhà chính trị lão luyện ông ta tỉnh khô như không nhìn thấy. ông ta nói tiếp như không có chuyện gì xảy ra.
    Jackson không rời mắt khỏi Connor trong khi đám đông nhanh chóng tách ra để cho cảnh sát đi qua.
    - Các bạn thân mến, chỉ còn sáu ngày nữa thôi nhân dân sẽ quyết định...
    Michell nhanh chóng tránh xa đám rối loạn và đi về phía các nhà báo.
    - Ðừng làm điều đó cho tôi. Hãy làm điều đó vì thế hệ sau của dân tộc Nga...
    Chiếc xe cảnh sát bắt đầu rời khỏi quảng trường, xung quanh có bốn chiếc mô tô hộ tống.
    - . những người sẽ có khả năng đóng vai trò công dân của một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất. Tôi chỉ xin được một điều duy nhất - đó là đặc ân được phép lãnh đạo nhân dân này.
    Lần này ông ta im lặng cho đến khi tin chắc tất cả mọi người trên quảng trường đã tập trung chú ý vào mình mới nhỏ nhẹ kết thúc:
    - Các bạn, tôi xin hiến dâng mình làm người đầy tớ cho nhân dân.
    ông ta bước lùi lại, rồi đột nhiên tiếng còi của cảnh sát bị xóa sạch bởi tiếng gầm dữ dội của một trăm ngàn con người.
    ***
    Jackson nhìn về phía đám nhà báo, gã thấy các nhà báo chú ý đến chiếc xe cảnh sát đang mất dạng hơn là những lời đã lặp đi lặp lại nhiều lần của Zerimski.
    - Tên khủng bố của Mafya đấy - CÔ nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ nói với một đồng nghiệp - đó là điều mà cô lượm lặt được từ ai đó trong đám đông và sau này cô sẽ trích dẫn là của " một nguồn tin không chính thức".
    Michell nhìn lên hàng phóng viên truyền hình đang dõi theo chiếc xe cảnh sát trong khi nó mất hút khỏi tầm nhìn. Gã vẫy tay ra hiệu cho một người mà gã đang cần nói chuyện. Anh chàng phóng viên CNN chạy ngay đến chỗ Tùy viên Văn hóa của Sứ quán Mỹ. Zerimski vẫn đứng giữa sân khấu, tận hưởng sự tâng bốc của đám đông. ông ta không hề có ý định đi xuống trong lúc người ta vẫn còn đang chấp nhận.
    Symond lắng nghe thật cẩn thận những lời Michell nói.
    Hai mươi phút nữa anh ta sẽ lên máy bay. Càng nghe nụ cười trên môi anh ta càng nở rộng. Michell vừa nói xong anh ta hỏi ngay:
    - Anh có tuyệt đối chắc chắn không?
    Michell cố tỏ ra tự ái, hắn hỏi:
    Từ xưa đến nay đã bao giờ tôi cho anh tin tức sai chưa?
    Symond đáp:
    - Chưa bao giờ.
    - Nhưng anh không được nói rằng tin này là do tòa Ðại sứ cung cấp.
    - Dĩ nhiên, nhưng tôi có thể nói là nguồn tin từ đâu được?
    - Từ cảnh sát. Rằng Chỉ huy trưởng Cảnh sát sẽ không chối bỏ điều đó.
    Symond cười to:
    - Tốt hơn hết là tôi về tòa soạn, nếu muốn đưa tin nà lên bảng tin sáng.
    Michell nói:
    - OK. Chỉ nhớ rằng hãy đảm bảo để người ta đừng có lần ra tôi.
    Symond vặn lại:
    - Từ xưa đến nay đã bao giờ tôi làm khó cho anh chưa?- Anh ta quay đi và chạy về phía đám nhà báo.
    Michell lách đi theo hướng ngược lại. Hắn còn phải rót câu chuyện vào tai một người khác nữa, và phải làm trước khi Zerimski rời khỏi sân khấu.
    Một hàng rào vệ sĩ đứng chắn để ngăn không cho những người ủng hộ quá cuồng nhiệt đến gần vị ứng cử viên. Michell nhận thấy thư kí báo chí của Zenmski chỉ cách đó vài mét.
    Michell nói cho một trong các vệ sĩ bằng tiếng Nga rất chuẩn biết hắn đang cần gặp ai. Tay vệ sĩ quay đi và gọi thư ký báo chí. Michell nghĩ thầm nếu như Zerimski được bầu chắc sẽ không còn cảnh vụng về như thế này.
    Ngay lập tức thư ký báo chí ra hiệu để cho người Mỹ tới, hắn bèn bước vào khu vực cấm và đến gặp người bạn thường chơi cờ vua với mình. Hắn nói nhanh cho anh này biết câu chuyện, nói rằng de Villier đã cải trang thành một ông già và đã rời khách sạn nào để bước vào tiệm ăn.
    Tới cuối ngày hôm đó, có lẽ cả Fitzgerald lẫn Jackson mới sáng ra là họ đang đối mặt với một chuyên gia thực sự.

Chia sẻ trang này