1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điều tần và Biến tần ???

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi minaking, 26/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minaking

    minaking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điều tần và Biến tần ???

    Tự dưng lại hứng thú về cái này, mặc dù là chả có tí khái niệm gi về nó, Bác nào biết thì giúp em cái (có hậu tạ nhé) trả lời hộ em mấy câu hỏi
    *Điều tần và biến tần khác nhau ở chỗ nào(em vừa chat với thằng bạn thì nó bảo là giống nhau, em thì nghĩ nó giống thế quái nào dc vì có lẽ điều tần là điều chế tín hiệu sang một phổ khác sử dụng sóng mang, còn biến tần là biến đổi tần số theo ý muốn. Thế đúng không nhỉ)
    *Nguyên lí cơ bản của điều tần là thế nào
    *Có mấy cách điều tần
    *Ứng dụng của nó vào đâu(cái này em cũng biết sơ sơ, các bác cứ trả lời hộ em để biết thêm mà lấy tinh thần chiến đấu nhé)
    *Các thông số cần thiết (ví dụ như tần số yêu cầu, công suất yêu cầu đối với các thiết bị sử dụng biến tần ở VN)
    *Tài liệu thì đọc cái gì
    *Em mà làm thì có dễ mua linh kiện không

    Em hỏi thế thôi, h thì đi ngủ đã, tìm từ tối đến h mà chẳng dc gì cả, chán thế . Cám ơn các bác đã ghé thăm, nhớ trả lời cho em nhé

    Ah này, có bác nào đang nghiên cứu về power line communication không, em share cho it tài liệu vừa kiếm được(basic of power line communication).
  2. txnghia

    txnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU BIÊN (AMPLITUDE MODULATION - AM)
    Nếu bạn nối một dây dài từ ngõ ra của máy khuếch đại âm thanh (có nhạc) và một dây dài khác tới ngõ vào của một máy khuếch đại âm khác, bạn có thể truyền nhạc đi từ máy khuyếch đại này đến máy kia, nhưng chỉ được một quảng ngắn. Đừng làm thế! Bạn có thể làm cháy bộ khuếch đại.
    Sóng vô tuyến có thể được truyền đi khoảng cách xa. Để mang tín hiệu âm thanh đi xa, ta cho sóng vô tuyến cõng tín hiệu âm trên lưng. Quá trình này gọi là Điều Biến.
    Sóng vô tuyến được gọi là Sóng Mang.
    Tín hiệu âm được gọi là tín hiệu điều biến.
    Tại đầu nhận, tín hiệu âm được tách ra. Ta gọi quá trình này là Giải Điều Biến.

    Trên: tín hiệu điều biến. Dưới: sóng mang
    Từ biểu đồ, ta có thể thấy khi sóng mang được điều biến, biên độ của sóng vượt lên trên và thụt xuống so với lúc sóng chưa được điều biến.
    Trong hình, sóng được điều biến 50%. Phần trăm điều biến tối đa có thể là 100%. Vượt qua mức này tạo biến dạng tín hiệu truyền. Hầu hết đài phát giới hạn độ điều biến ở 80%.
    Điều biến tần số sóng mang bằng tín hiệu tần số âm thanh tạo ra 2 tần số mới. Hai tần số mới này, một có tần số cao hơn (bên trên - upper band) và một có tần số thấp hơn (bên dưới - lower band) sóng mang. Tần số bên trên bằng tần số sóng mang cộng với tần số âm thanh. Tần số bên dưới bằng tần số sóng mang trừ tần số sóng âm thanh.

    Vì tần số sóng âm không cố định mà thường thay đổi trong khoảng 20 Hz đến 20 Khz, do đó sóng điều biên AM rộng từ 20 Hz đến 20 KHz.
    Nếu bạn dò sóng trong dãi băng tần sóng trung, bạn sẽ thấy nó dùng một khoảng. Ta gọi là Độ Rộng Băng Tần. Khoảng này từ tần số bên dưới đến tần số bên trên sóng mang. Ở ví dụ trên, độ rộng băng tần khoảng 40 KHz. Vì sóng trung chỉ rộng khoảng 500 KHz trong dãi sóng vô tuyến nên chỉ chỉ đủ chỗ cho 12 đài phát AM.
    Vì vậy độ rộng băng tần được giới hạn trong 9 KHz, để có được nhiều đài phát nhưng chất lượng bị giới hạn.
    Nếu 2 đài quá gần nhau thì tần số của đài này trộn lẫn đài kia tạo tiếng hú.
    Vì tần số bên trên và bên dưới sóng mang chuyên chở cùng dữ kiện nên một bên được bỏ đi để cho nhiều đài phát.
    ĐIỀU TẦN (FREQUENCY MODULATION - FM)
    Với Điều Biên AM (Amplitude Modulation), tần số của sóng mang cố định nhưng biên độ của sóng điều biến theo tín hiệu truyền.
    Với Điều Tần FM (Frequency Modulation), biên độ sóng mang giữ cố định nhưng tần số của sóng điều biến theo tín hiệu truyền.
    Sự biến đổi của tần số sóng mang gọi là Độ Lệch. Độ lệch lớn nhỏ tỉ lệ thuận với độ lớn của tín hiệu điều biến âm thanh. Nếu bạn hét vào bộ vi âm, tần số lệch nhiều hơn khi bạn thì thầm.
    Đơn vị của độ lệch là KHz/Vôn. Đài BBC dùng 15 KHz/Vôn. Độ lệch tối đa cho phép bởi đài BBC là cộng trừ 75KHz từ tần số sóng mang.
    Tính thường xuyên thay đổi độ lệch của sóng mang quyết định tần số của âm. Nếu bạn thổi sáo thì tần số lệch đi thường hơn khi bạn nói giọng trầm vào bộ vi âm.
    Vì tín hiệu điều tần FM chiếm một quảng rộng trong dãi băng tần nên không có chỗ cho sóng tần số thấp và trung. Dãi sóng FM dùng quảng 88-108 MHz, nơi có nhiều khoảng trống trong dãi băng tần.
    Điểm lợi của FM là chất lượng cao hơn, ít tiếng ồn.
    Biểu đồ trên cho thấy tần số biến đổi tùy vào biên độ của tín hiệu. Hình trên là tín hiệu âm, hình dưới là sóng mang.
    Được txnghia sửa chữa / chuyển vào 06:51 ngày 26/03/2004
  3. minaking

    minaking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Em cám ơn bác nhưng thế còn điều tần thì sao, bác nào có thể trả lời giúp em ko. Em định dùng 8951 để tạo ra sóng vuông, dùng ADC để điều chỉnh thay đổi tần số, sau đó dùng các linh kiện tương tự bên ngoài để biến đổi dạng sóng. Theo các bác thế có được không. Không biết thế thì tần số có đáp ứng được với các yêu cầu cơ bản hiện nay ko
  4. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Điều tần hay điều chế tần số thì chắc bạn txnghia nói vậy cũng đủ rồi. Còn biến tần thì mình ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng trong lĩnh vực công nghiệp thì biến tần hay còn gọi là inverter, dùng để điều khiển tốc độ của moteur.
    Có biến tần dùng cho các moteur DC gọi là simoreg, còn cho AC thì phổ biến như biến tần 1 pha, 3 pha hay biến tần convert 1 pha ra 3 pha. Các thiết bị biến tần AC mình biết thì thường sử dụng PIC, biến tần DC cũ thì dùng 8031 hoặc thông qua EPROM (Đài loan).
    Theo mình thì bạn nghĩ rất đơn giản và hầu như không khả thi. Bên ngoài người ta đã bán sẵn các IC điều chế tần số với các thông số nghiêm ngặt.
    Nếu bạn định làm để tạo tín hiệu PWM điều khiển các moteur chơi thì mình nghĩ không có vấn đề gì.
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 27/03/2004
  5. minaking

    minaking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là khả thi chứ, vì các bộ biến tần bây h nó bán đắt lắm, mà chủ yếu là của omron với siemen. Nếu mình làm dc mà giá thành rẻ thì cũng tốt chứ, thậm chí còn bán dc ấy chứ . Em đang định làm thử đây. Mà này em hỏi tí, thế động cơ DC cũng có biến tần hả
  6. minaking

    minaking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là nếu mịnh làm được với các linh kiện sẵn có ở VN mà giá rẻ (tất nhiêu là em cũng không có hi vọng có thể bán ngay dc, còn nếu có đơn vị nào ma chịu đầu tư thì cũng có nhiều hi vọng lắm chứ)thì cũng có tiềm năng chứ, vì hiện giờ các thiết bị biến tấn có ở nước mình tuy nhiều nhưng đắt lắm( chủ yếu của omron với siemem). Mà em hỏi tí, đọng cơ DC cũng có biến tần hả, nguyên lí thế nào thế
  7. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Thực ra mình quen miệng gọi như vậy, mình cũng không rõ lắm về nguyên lý của moteur DC, mình thường nói là simoreg hoặc inverter thôi.
    Nói chung bạn cũng lãng mạn thật. Mình cũng biết chút ít về điện tử & vi xử lý và rất yêu thích làm 1 cái gì đó. Chế ra một con biến tần công nghiệp cũng là 1 ý định, cho đến khi mình đi làm và tiếp xúc trực tiếp cũng như thiết kế 1 hệ thống điều khiển động cơ mình mới thôi ý định đó. Các biến tần do Đài loan, Trung quốc có đầy và giá rất rẻ. Việt nam cũng làm đầy ra đấy nhưng mình nghĩ là độ tin cậy không cao, nên không dám dùng.
    Trong 1 hệ thống điều khiển dây chuyền sx bao gồm các thiết bị, bàn điều khiển, PLC thì chúng phải đồng bộ với nhau, dễ dàng mở rộng hay thay đổi về sau. Do đó không đơn giản chỉ là giá rẻ.
    Mình tốt nghiệp đtvt và hiện nay làm trong ngành viễn thông và CNTT nên không còn nhớ nhiều về điện công nghiệp. Hiện nay người ta dần dần cũng ít dùng moteur DC, do giá cả đắt, nhưng trong 1 số thiết bị vẫn phải sử dụng do tính chất tuyến tính của nó. Ví dụ như thiết bị extruder trong dây chuyền sx cáp, đò hỏi nhựa nóng đùn ra phải đều thì mới bóng. Moteur DC thường được điều khiển bằng dòng.

Chia sẻ trang này