1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Định hướng phát triển Kinh tế vùng MIỀN TRUNG ?

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi todaica, 03/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    [Nếu Mod thấy bài viết không hợp chủ đề thì move hộ nhé! (Do mình tiện tay nên Quote luôn)]
    Lúc trước mình đó nghe ý định đinhj hướng chiến lược cho du lịch Quảng Nam là phát triển Cù Lao Chàm thành khu giỉa trí cao cấp, thành một Macau dành cho du khách để giữ chân khách lâu hơn. Vậy thì ý tưởng đó với ý tưởng này có đi cùng nhau được không? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Xin các bạn cho ý kiến?
    Hiện nay trong khối kinh tế và có một số nghiên cứu mới đây, định hướng phát triển kinh tế vùng thì sẽ phát triển Đà Nẵng thành một trung tâm dịch vụ phục vụ những lĩnh vực giải trí đó mà Hội An đang bị cấm để bảo tồn di sản văn hoá. Chiến lược phát triển vùng cần có sự phối hợp giữa các địa phương, tận dụng lợi thế của nhau để cùng phát triển. Ý của các bạn về điều này?
  2. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Định hướng phát triển Kinh tế vùng MIỀN TRUNG ?

    Mời các bạn tham gia bàn luận về định hướng phát triển KINH TẾ - XÃ HỘI tỉnh Quảng Nam nói riêng, khúc ruột miền Trung nói chung
    (topic theo yêu cầu của todaica )
  3. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thì ko nên fát triển và mở rộng 1 cách ồ ạt các khu du lịch ở Hội An làm gì. Mà nên ở khu vực lân cận như Điện Dương là được rồi. Cách đây vài năm đi chơi Hội An còn thấy thú vị, giờ thấy chán vì đâu đâu cũng thấy nhà hàng, khách sạn, mất đi vẻ cổ kính của khu phố cổ.
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Định hướng kinh tế cho Hội An nói riêng và Miền Trung nói chúng du lịch và dịch vụ vẫn là đi đầu. Một số vấn đề thực tế mà có lẻ nhiều người quan tâm đều thấy được là tính không đồng bộ về đâu tư, cung như không có đầu tư chiều sâu. Vấn đề ở đây chúng ta nên tạo một cú huých mạnh bắt đầu từ Hội An và dọc bờ biển Hội An - Điện Dương - Đà Nẵng với tiềm năng du lich dịch vụ biển rất lớn, chúng ta làm sao có thể lưu khách trong một thời gian dài để vắt cạn túi của Họ.
    Nhìn vào thực tế phát triển du lịch tại Hội An giống như Mì ăn liền, điều này cũng dễ hiểu vì thật ra để đầu tư qui mô tổng thể có chiều sâu đòi hỏi 1 nguồn đâu tư khá lớn. Không phải là không có những công ty nước ngoài xin vào đâu tư tại đây. Nhưng cơ sở hạ tần kỹ thuật và phương pháp quản lí có lẻ là chưa đáp ứng nên chúng ta phải dè chừng việc này. Điều đáng nói ở đây chúng ta phải vạch ra một chính sách lâu dài để từng bước phát triển đến cái đích mà chúng ta đã lựa chọn. Thật là ngao ngán khi nghe tin hơn 80% khách tham quan, du lịch Hội An nói sẽ không quay lại. Chúng ta thử nhìn vào thẳng sự thật đi. Một người như Tôi cũng cảm thấy rằng Hội An ngày còn mất đi cái thần và cái văn hóa phi vật thể, nhưng chính những cái đó mới tạo nên cái hồn cho Hội An sau đó mới đến cái vỏ là khu phố cổ. Ngày còn nhiều lễ hội tại Hội An để tái tạo lại nhưng văn hóa phi vật thể đó, nhưng nó chỉ diễn ra trong lễ hội và dịp nào đó. Nếu là một khách nơi khác đến và là người nước ngoài bạn sẽ muốn gì khi đến Hội An ? nhìn ngắm những dãy nhà cổ ? ăn những món ăn đặc sản địa phương ? đủ chưa ? ?? Vậy thì bạn cần bao nhiêu ngày lưu lại Hội An nhỉ ?
    Trên là những suy ngẩm hoàn toàn cá nhân, nếu không được chính xác mong được góp ý và trao đổi
  5. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Bác đã vạch ra khá nhiều ý, bây giờ thử phân tích những ý này một chút sâu thêm, và tiếp tục thảo luận những cái nhìn khác rộng hơn nhé! Nhìn rộng ra không chỉ Hội An, Quảng nam mà nhìn rộng ra khu vực Miền Trung, Việt Nam, thậm chí là Đông Nam Á thử xem Hội An đứng đâu? Trung tâm quản lý du lịch Hội An(mình không biết ở Hội An đơn vị này được gọi là gì? giống như cấp thấp hơn Sở Du Lịch) có lắng nghe du khách nói gì và thực sự quan tâm đến ý kiến du khách, nhu cầu của du khách không? Trách nhiệm này thuộc về các vị lãnh đạo ở vị trí hỗ trợ người dân hơn là người dân bởi họ mới phải là người định ra chiến lược.
    Ta
    hichic Type xong 1 đống cho ý này thì bị ?ođi củi? hết rồi huhuhu
    Thôi nói ngắn gọn vậy là chiến lược lâu dài nằm ở cả 2 phía: phía lãnh đạo địa phương và người dân trong ý thức. Phía lãnh đạo cần phải quy hoạch cụ thể nhưng cũng phải tổng quát, cớ sự liên kết vùng để phối hợp tận dụng ưu thế lẫn nhau, tiết kiệm nguồn lực. Tự bản thân phải có sự đầu tư đúng đắn trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị đang có nhất là văn hóa phi vật thể. Một số đề xuất như sau:
    Nên có thêm nhiều ?ocâu chuyện? bên cạnh những phần giới thiệu về văn hóa vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn như vào bảo tàng Hội An hay bảo tàng Chăm, mỗi vật thể di tích còn lại phải có một câu chuyện thu hút để du khách không bao giờ nghe hết về cái hay cái đẹp Hội An chỉ 1 lần đến mà còn sẽ háo hức đến nữa, khám phá nữa và cảm nhận nữa.
    Mỗi người dân có ý thức marketing cho chính sản phẩm du lịch của mình, cho chính Quảng nam mình làm sao để khi du khách đến sân bay Đà Nẵng, còn bất ngờ chưa biết đi đâu, trèo lên một chiếc taxi thì cũng được nghe bác ấy giới thiệu về Đà Nẵng, Hội An những chỗ ăn chơi nên đến, ...
    Làm sao đế trên mỗi chuyến tàu Bắc Nam, đến địa phận tỉnh nào thì được nghe giới thiệu chi tiết marketing về tỉnh đó để du khách sẽ cố tìm đến ít nhất chỉ một lần.
    Làm sao để chất lượng phục vụ, dịch vụ ở mỗi nơi khách sạn, nhà hàng đừng quá khác biệt(dở, tệ) so với những gì họ từng nếm, từng biết.
    Làm sao để du lịch Quảng nam tận dụng được lợi thế khác biệt ?o1 điểm đến, 2 di sản? so với các vùng khác trong lòng mỗi du khách
    Làm sao đế tạo một sự khan hiếm giả tạo để Quảng Nam đối với du khách hay nhà đầu tư còn rất nhiều tiềm năng. Muốn biết tiềm năng gì đôi khi chính mình ở đó cũng không biết, hãy hỏi du khách, đôi khi họ cảm nhận sâu sắc và nghiên cứu nhiều hơn chính chúng ta. (Lắng nghe và thấu hiểu)
    Chưa đủ để hình thành một bức tranh nhưng gợi mở nhiều vấn đề, mong được thảo luận thêm ạ.
  6. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Cái đó nằm trong quy hoạch tổng thể và định hướng chiến lược đó Tài à. Ví dụ như sẽ phát triển khu vực Điện Dưong, Điện Bàn thành khu dân cư cao cấp. Hội An chỉ là điểm đến du lịch, Đà Nẵng là trung tâm dịch vụ tài chính, giải trí, Chu lai và Quảng Ngãi là công nghiệp nặng sau hóa dầu. Nhưng cái chính vẫn là giao thông. Giao thông phải được quy hoạch lâu dài ít nhất là 50 năm như Sing hay 100 năm như China để làm rút ngắn khỏang cách thị trường, khu kinh tế, đó là một tuyến đường cao tốc.
  7. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Chính xác, cái cần nhất là giao thông, nên xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, và cho tư nhân hay nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, họ sẽ tự thu phí trong vòng 50 năm, sau đó thuộc quyền sở hửu của chính phủ
    Được ntran10 sửa chữa / chuyển vào 17:50 ngày 03/08/2007
  8. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Đường sắt cao tốc chỉ là một hướng thôi, tính toán chi phí khá lớn 36 triệu USD và còn lâu dài. Trước mắt vẫn là tuyến đường bộ cao tốc dọc nối liền các vùng trong Khu kinh tế trọng điểm Miền Trung. Phải làm từng khúc thôi. Anh nghĩ sao nếu nhà đầu tư ban ngày làm việc ở khu kinh tế ở, Dung Quất, tối lái xe cao tốc chừng 45 phút là đến nhà ở Đà Nẵng hay Hội An về với gia đình để nghỉ ngơi? Bọn trẻ sẽ hằng ngày đi học và sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế ở Đà Nẵng, còn bố mẹ chúng làm việc ở Quảng Nam. Nối liền khoảng cách này về thời gian, rút ngắn trở ngại ngay lập tức là đường bộ cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi
  9. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Chuyện làm đường cao tốc còn tuỳ thuộc nhiều vào các yếu tố khác (ngoài kinh tế-xã hội), đã được đặt ra và có nhà đầu tư nhưng vẫn bị treo.
    Du lịch dịch vụ đã vậy, còn về công nghiệp thì sao mấy anh ?
  10. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta muốn phân tích mổ xẻ thì nên cần có nhưng tài liệu chiến lược định hướng kinh tế Miền Trung trong thời gian đến từ nhưang cái tài liệu đó sẽ mổ xẻ ra nhiều điều khác. Bây h chúng ta chỉ nói theo những cảm tính và ghi nhận của cá nhân thì chỉ phiến diện thôi. Các bạn có nghĩ thế không ?
    @Viet : Công nghiệp Miền Trung ư . Tệ lắm em, về khoản gì anh không biết riêng việc sử dụng công nghệ của các nhà máy xí nghiệp ở các khu Công nghiệp Miền Trung thì chán lắm ( Trừ một số ít tương đối bắt kịp công nghệ khu vực các nước thuộc Con Rồng Châu Á ). Anh đã đến hầu như hết các khu công nghiệp Miền Trung tư vấn có, tham quan có, giới thiệu công nghệ có. Hehehe chán lắm.Ngay cả việc áp dụng biến tần cho bơm, quạt, máy nén để làm giảm điện năng tiêu thụ, trung bình khấu hao thiết bị không quá 1 năm thế mà cũng còn ì ạch nữa em à.

Chia sẻ trang này