1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Định hướng phát triển Kinh tế vùng MIỀN TRUNG ?

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi todaica, 03/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Đường bộ cao tốc thì người rta cần phải lái, thuê tài xế tốn tiền, vậy phải tự lái, tự lái thì mệt, dễ gây tai nạn mà xe thường hay xóc, không ngủ được. Còn tàu thì leo lên ngủ 1 giấc, đến nhà có người đánh thức, quá sướng. Ở bên này, từ nơi làm đến nơi ở cách 40-50km là thường, sá gì 20km như HA-ĐN (nhưng lên tàu ngủ 45 phút là đến, chẳng phải lo nghĩ gì chuyện tai nạn ..., sướng lắm, giá cả nếu đi vé tuần thì rất rẻ)
  2. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    Anh todaica nói về hệ thống đường cao tốc nghe có vẻ có tính khả thi hơn hệ thống đường sắt cao tốc của anh ntran. Hệ thống đường sắt cao tốc có lẽ là giấc mơ trong 20-30 năm nữa.
  3. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Đường cao tốc cũng được, chỉ sợ thêm nhiều tai nạn thôi, anh là anh sợ nhất khi nhìn thấy tai nạn (không dám vào xem đâu)
  4. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0

    Hình thức này được gọi là BOT hay BOO hat BT, ...
    Cái chính là có tiền và chiến lược sử dụng ngân sách của chính phủ và lãnh đạo địa phương. Cái con đường nối từ Quận 1 qua Thủ Thiêm đã cãi nhau 20 năm nay là làm cầu hay đường hầm, để bây giờ sau 20 năm Thủ Thiêm vẫn còn là một vùng chưa phát triển nhưng đã bị xé mảnh, trong khi đầu tư vào Hiệp Phước, Phú Mỹ Hưng chỉ trong vòng 10 năm đã thành một đô thị mang đẳng cấp ngày nay. Bây giờ thì Thủ Thiêm sắp vừa có cầu, vừa có đường hầm cao tốc chỉ vì Nhật/Đức nhảy vào làm dự án BOT. Có tiền thì nhanh thế đấy bạn ạ. Còn không có thì phải cãi nhau đến mấy chục năm. Mà nhà đầu tư thì như mình nói ở trên, họ phải thấy có lợi (không phải trước mắt à nhen) thì mới đầu tư.
    Việc xây dựng tuyến đường cao tốc khu kinh tế Miền Trung này mình có rất nhiều câu chuyện. Xin cung cấp một tí thông tin nhé vì mình có làm một nghiên cứu về giao thông này.
    - Ban đầu chính phủ chỉ đồng ý xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi 124km và khu kinh tế trọng điểm chỉ có 3 tỉnh là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Lúc đó ông Bình Định nhảy vào bảo : làm vậy sao Bình Định phát triển, hà tiện gì không kéo thêm 100km nữa và BĐ gia nhập khối kinh tế này, rồi Huế cũng nhảy vào, kết quả là bây giờ muốn làm đường cao tốc thì phải tốn hơn rất nhiều lần bởi địa hình Miền Trung là nền đất yếu và hẹp (hình như 140km) và bị chia cắt nhiều bởi núi non. Khu kinh tế trọng điểm bao gồm 5 tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định mà mỗi tỉnh lại không chịu ngồi lại với nhau, ai cũng muốn mình là Trung Tâm nên kết quả là nhà nhà đua nhau làm cảng và sân bay, xin bao nhiêu kinh phí nhà nước là đổ vào Sân bay và cảng biển. Bạn thử lên website GOV của mỗi tỉnh mà xem chiến lược của họ: Tỉnh nào cũng nói : sẽ phát triển sân bay Đà Nẵng/Phú Bài/Chu Lai thành sân bay trung chuyển quốc tế lớn nhất cả nước. Sẽ phát triển cảng Tiên Sa/Liên Chiểu/Chân Mây/Kỳ Hà/Dung Quất/Nhơn Hội thành cảng biển nước sâu lớn cho tàu 150K tấn. . Một cái cảng/ sân bay tầm qốc tế cách nhau 100km thì thử hỏi máy bay, tàu biển đáp vào chỗ nào. Kết quả là cái cần làm không làm, phối hợp không phối hợp mà để các cảng và sân bay cạnh tranh nhau hút tàu.
    Bây giờ khi làm đường cao tốc, không ông nào chịu bỏ tiền ra nhưng muốn TW hay tỉnh bạn bỏ tiền ra và kéo ngang qua "nhà" mình để mình được nhờ. Ông TW thì bỏ quá nhiều tiền vào đường Hồ Chí Minh và lỗ rất nhiều(over budget) trong khi nền đất Miền Trung bọn Pháp khảo sát là đất yếu nên phải tốn nhiều tiền nên TW dời lại kế hoạch này đến năm 2020. (Tất cả những gì mình nói là lấy từ rất nhiều sách chiến lược rồi nhé, trong trường Fulbright có đủ cả, không tin thì vào mượn mà xem :-) ). BOT thì không đầu tư vào đường cao tốc bộ mà đầu tư chính vào đường sắt nên mặc dù chi phí hơn rất nhiều chính phủ vẫn làm vì đơn giản là có tiền. Còn vì sao BOT không đầu tư vào đường bộ mà đầu tư vào đường sắt thì dễ rồi. Những ai làm dự án BOT hay bên xây dựng có lẽ đã biết rồi nhỉ? Có một số bài viết rất hay "Viện trợ có lợi hay không?" thì các bạn sẽ rõ.
    Anh Thuật cần tài liệu về chiến lược phát triển kinh tế Miền Trung thì nhiều lắm, để bữa nào em collect cho nhưng nói trước là vẫn thế, em hoàn toàn rút ra từ chiến lược đó cả.
  5. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Biết ngay mà đọc trước rùi đúng không Đai ca tô. Chuyển qua cho Anh một ít đi Anh đọc rồi từ đó với bàn nuận được với Đại Ca chứ nhỉ ? Chờ nha
  6. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Là do anh ntran quen ở oversea nên hổng biết tình hình thực tế ở Việt nam đó thôi. Nếu anh xem một số con số chi phí xây dựng đường sắt cao tốc ở nước ngoài sơ với Việt Nam sẽ giật mình. Vùng cao nguyên Tây Tạng khí hậu khắc nghiệt, đồi núi khó khăn nhưng chi phí xây 1 đường sắt cao tốc là $0.5 triệu/km còn Việt Nam là 5 triệu/km với địa hình SG-Nha Trang, tổng là 36 tỷ USD chứ không phải 36 triệu như mình nói nhầm ban đầu. Nói chung những con số này mình đã có và tính toán hết nhưng giờ để quên ở nhà rồi, khi nào về lục lại vở ghi cho chính xác. Ban đầu mình cũng thắc mắc tại sao có sự chênh lệch quá lạ lùng đó nhưng sau đó mới biết ngoài những chí phí ngoài luồng ai cũng biết là chi phí về máy móc và kỹ thuật boiử vì VN hầu như phải đi thuê hết và còn chịu chi phí này rất lớn cho bên đầu tư bởi đây là dự án BOT. Hơn nữa, mình chưa có đoàn tàu cao tốc nào nên chi phí mua hay lắp ráp tàu này rất lớn. Đường sắt thì mình cũng không thể tận dụng con đường cũ bởi vì đường mới đúng theo chuẩn thế giới là 1,43m ngang trong khi hiện nay chỉ có 1m ngang,... nhiều yếu tố kỹ thuật lắm bạn ạ.
    Tuy nhiên chuyện xây dựng đường sắt cao tốc hiện nay không phải là giấc mơ 20-30 năm như Tài nói mà là đang tiến hành bởi vì đã được thằng Nhật tài trợ(Chúa ơi, nó lại tranh thủ ăn quá trời rồi huhuhu)
  7. HkDngVn

    HkDngVn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Mình may mắn là đã đi tham quan 1 lần vào công ty vàng Bông Miêu, đã lên tận trên mỏ xem rồi, ở mỏ vàng Bông Miêu, dây chuyền công nghệ sản xuất do tập đoàn Gekko của Úc lắp đặt (tập đoàn này chắc Mr ntran biết ), toàn sử dụng biến tần điều chỉnh ... (biến tần điều chỉnh cái gì nhỉ? sử dụng biến tần cho bơm, quạt, máy nén như thế nào?? )
    Nhìn chung thì mảng kỹ thuật ở miền trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng, công nghệ còn lạc hậu, chưa đi kịp với sự phát triển, cái chính là các chủ đầu tư không đầu tư công nghệ vào miền trung nhiều, mà chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm HN và HCM.
  8. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    Hehe, đó là tuyến đường sắt quốc gia rồi todaica ơi, nếu có xong đi nữa thì nó cũng khó mà có các điểm dừng ở ngay tại Hội An hay Dung Quất. Còn ở đây là tuyến đường sắt nội vùng, dễ gì trong 1 thời gian ngắn mà làm, fải chờ mấy cái dự án quốc gia xong xuôi đã rồi mới tới fiên nội vùng.
    Hehe, mà cứ fải đợi đi đã, cái dự án đường sắt cao tốc xuyên quốc gia kia cũng có khi 20 năm nữa mới xong đó, VN mà!
  9. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    + Vàng Bông Miên năm vừa rồi đã đưa hệ thống lên một tầm cao mới đấy Hng. Đã được Công ty Novas lắp đặt hệ thống Scada ( khoảng đầu tư gần 100.000$ US). Tiếc là Mình chưa viếng thăm lại nghe đâu dùng thiết bị Simem.
  10. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Không nên vắt cạn túi xiền của khách du lịch. Vì sao? Họ sẽ tởn tới già mà không bao giờ quay lại Hội An - Quảng Nam của chúng ta nữa. Chúng ta phải làm thế nào để vừa lấy tiền ở túi họ vừa để họ dẫn bạn bè tới để ta típ tục lấy xiền ở túi bạn của họ. Cứ thế, cứ thế... Và cứ thế... Hihi.
    Mình đã đi du lịch một vài nơi, và ngẫm ra một điều. Nơi nào chém mình, mình không quay lại nơi đó nữa. Nơi nào dịch vụ tốt, dù có đắt hơn một tí thì mình vẫn quay lại. Đương nhiên, không quay lại thì bạn bè cũng chẳng đi tới và nếu quay lại ắt sẽ kéo thêm bạn bè đi...
    Riêng Quảng Nam, thiết nghĩ việc bảo tồn và phát triển khu nhà cổ Hội An là vô cùng cần kíp và cần thiết, việc phát triển các dịch vụ giải trí cần phải bàn bạc kỹ. Đừng để pha tạp làm mất đi vẻ cổ kính của Hội An. Các làng nghề cũng cần nhân rộng và phát huy.
    Anh Tồ nhể? Đến Hội an chỉ thích mua đèn ***g và bánh đậu xanh thui... Hịhị... Chẹp...
    (Giờ có ai gửi vào cho ít bánh đậu xanh thì quý bít bao nhiu... húhú..)

Chia sẻ trang này