1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Định hướng phát triển Kinh tế vùng MIỀN TRUNG ?

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi todaica, 03/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    @Gà : Nghệ thuật ''chém'' là làm sao cho khách tự nói với chính mình : Chém đấy như không đau đâu
    ( Không biết có công ty chuyển bưu phẩm nào nhận chuyển hộ ...không đây ??? Không biết Đại Ca Tô còn nhớ mùi không nữa ??? )
  2. haynhinthangvaosuthat

    haynhinthangvaosuthat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    1.485
    Đã được thích:
    0
    Cái sự chém í nó là phổ biển của du lịch roài
    1 năm có 12 tháng, 9 tháng mài dao - vậy còn 3 tháng để làm rì?
    để chém chứ còn làm rì nữa
  3. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Chuyển gì vậy ông Ma?
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    @Gà gấu : Không khai, tự hiểu
    Hôm nay, nguoidungthoi mạng phép đưa ra một vấn đề để cùng các bạn mổ xẻ tí nha .
    Nếu Hội An được trở thành đặc khu hành chính độc lập trực thuộc Trung Ương và nguồn thu ngân sách của Hội An đa phần chỉ dùng cho việc tái đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho chính Hội An để rút ngắn quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển chiều sâu về du lịch dịch vụ bền vững. Tạo nên một điểm nhấn để thu hút khách du lịch nước ngoài, rồi từng bước lan rộng ra cho các địa phương lân cận như Hội An - Điện Ngọc - Non Nước - Sơn Trà - Hải Vân - Bà Nà. Hay Hội An - Mỹ Sơn - Các khu du lịch sinh thái rừng - Khu du lịch hồ Phú Ninh - Các khu du lịch biển thuộc Tam Kỳ . Các bạn nghĩ sao về vấn đề trên ?
  5. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Em Gà nói chí phải, đặc biệt là câu cuối cùng
    Địa chỉ gửi đến:
    Lê Khánh Hoà
    Phòng thông tin-Trung Tâm Triển Lãm - 97 Phó Đức Chính Q.1 Tp.HCM hihihi
    Marketing thì có nhiều chiến lược lắm
    Theo kinh nghiệm thẩm định dự án. Nếu đầu tư dồn hết vào năm đầu tiên thì dễ dẫn đến NPV âm, nên đầu tư nên rải theo từng giai đoạn và tiến hành đưa vào khai thác sớm tạo ra doanh thu càng tốt. Đem điều này ứng dụng vào các dự án xây dựng nhé!
    Công nghệ thì có bài toán của công nghệ? Có 2 lý do để công nghệ kém phát triển đó là nhập công nghệ cũ, kém chất lượng (cái này là do ham rẻ hoặc theo điều kiện của đối tác nó bắt buộc mua của nó) và do chuyên viên sử dụng chưa đủ trình độ để hiểu hết tính năng, cách sử dụng hoặc không thông thạo ngoại ngữ nên có thể hiểu sai, làm sai theo hướng dẫn.
  6. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    http://www.tiasang.com.vn/news?id=1615
    Phối hợp và liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
    09:11:30 01/06/2007
    Dường như đã xuất hiện một sự đồng thuận giữa các nhà hoạch định chính sách ở trung ương, các nhà lãnh đạo địa phương, và các nhà nghiên cứu và phân tích chính sách rằng vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) miền Trung và toàn miền Trung phải tìm cách phối hợp và liên kết, để từ đó tạo ra được một sức mạnh tổng thể cho cả vùng. Tuy nhiên cho đến nay có rất ít thảo luận về cách thức hợp tác và liên kết vùng sao cho khả thi và hiệu quả.
    Trở ngại đầu tiên xuất phát từ tâm lý và động cơ của các tỉnh trong VKTTĐ miền Trung. Rõ ràng là tỉnh nào cũng muốn vượt lên trước, trở thành đầu tầu tăng trưởng của miền Trung, và để đạt được điều này trong bối cảnh kinh tế và thể chế hiện nay, các tỉnh nhiều khi phải cạnh tranh trực diện một cách gay gắt với nhau, và một khi đã có sự xung đột về lợi ích thì khó có thể nói tới sự hợp tác chân thành.
    Để có thể giải được bài toán hợp tác và liên kết vùng, cần phải giải ít nhất ba bài toán con: (i) Cơ sở để hợp tác vùng là gì? (ii) Cơ chế nào đảm bảo sự phối hợp và liên kết vùng bền vững? (iii) Cần những chính sách cụ thể nào để thực hiện liên kết vùng?
    Đối với câu hỏi thứ nhất, cơ sở đầu tiên để các tỉnh hợp tác với nhau là mức độ thiệt hại khi các tỉnh thay vì hợp tác lại cạnh tranh với nhau. Chúng ta đã từng chứng kiến các cuộc chạy đua xuống đáy trong việc tăng ưu đãi để thu hút đầu tư hay các nhà máy mía đường mọc lên khắp miền Trung... và tất nhiên trong cuộc chạy đua này sẽ không có người thắng cuộc mà tất cả đều là người thua cuộc. Để khuyến khích hợp tác và giảm bớt cạnh tranh trực diện đòi hỏi các tỉnh phải xác định được các ưu thế và năng lực cơ bản (core competency) của mình. Chẳng hạn như, từ những quan sát đã trình bày ở đầu bài viết, có thể hình dung một viễn cảnh trong đó hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi tập trung nhiều hơn vào sản xuất công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng), trong khi Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam với lợi thế nổi trội về du lịch và di sản văn hóa sẽ phát triển thiên về du lịch. Đà Nẵng muốn thực sự trở thành tâm điểm phát triển của cả vùng thì không nên (và cũng không cần) cạnh tranh trực diện với các tỉnh xung quanh. Ngược lại, với lợi thế sẵn có về vị trí, thế vị, và nguồn nhân lực, Đà Nẵng có thể biến mình trở thành một trung tâm dịch vụ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của cả vùng. Nói một cách hình tượng, viễn cảnh này cho rằng đầu mối nối kết, hỗ trợ, và phối hợp cho sự phát triển toàn vùng nằm ở trung độ, và càng đi về phía Nam sản phẩm của VKTTĐ miền Trung càng nặng dần lên. Tất nhiên đây chỉ là một khả năng. Để có thể quy hoạch phát triển cho toàn VKTTĐ miền Trung một cách thích hợp, đòi hỏi nhiều nghiên cứu công phu và nghiêm túc khác.
    Một cơ sở nữa để các tỉnh trong VKTTĐ miền Trung liên kết với nhau là lợi ích có thể chia sẻ từ sự hợp tác. Chẳng hạn như các tỉnh trong vùng có thể cùng hợp tác để cùng phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) (với sự trợ giúp của chính phủ); quy hoạch công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, và dân cư; cùng nhau thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, và du lịch; cùng nhau xây dựng thương hiệu cho VKTTĐ miền Trung v.v.
    Về câu hỏi thứ hai, nên cùng một lúc áp dụng nhiều cơ chế đa dạng để hợp tác vùng. Cơ chế này có thể xuất phát từ chính quyền trung ương với Ban điều phối VKTTĐ với sự tham gia của các bộ ngành có liên quan. Đáng tiếc là với cách tổ chức như hiện nay, cơ chế hợp tác này vẫn chưa phát huy được tác dụng. Một cơ chế hợp tác khác có thể được xây dựng từ thiện chí và mong muốn của chính quyền của 5 tỉnh và thành phố thành viên. Trước khi có thể bàn tới chuyện hợp tác và liên kết, việc đầu tiên các tỉnh cần làm là tạo ra các kênh đối thoại. Hình thức của các kênh đối thoại này có thể thông qua các diễn đàn phát triển kinh tế, hay các tổ công tác, hay các cuộc gặp định kỳ giữa những nhà lãnh đạo địa phương và các cơ quan ban ngành chức năng... Một cơ chế hợp tác nữa cũng rất quan trọng, đó là thông qua hiệp hội doanh nghiệp. Xây dựng các hiệp hội có tổ chức tốt và đại diện được cho quyền lợi của các thành viên có thể sẽ là bước đột phá để các tỉnh tiến tới hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn. Và cuối cùng, không thể quên được cơ chế điều phối (vô hình hay hữu hình) của thị trường. Nên nhớ rằng bất kỳ chính sách nào của các cơ quan công quyền đưa ra đều phải tính tới ?ođối sách? của khu vực doanh nghiệp, các hiệp hội, và người dân.
    Câu hỏi thứ ba về các chính sách cụ thể để phối hợp và liên kết vùng đã vượt quá khuôn khổ của bài viết này, vì vậy xin được quay trở lại chủ đề này trong một bài viết khác. Ở đây chỉ xin đơn cử một ví dụ. Như trên đã phân tích, đường giao thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác phát triển kinh tế vùng. Miền Trung đã có con đường di sản văn hóa như một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại thì nay cũng cần những con đường cao tốc và đường du lịch ven biển để nối kết các tỉnh thành với nhau và với cả nước. Hai dự án này nên được coi là những dự án có thứ bậc ưu tiên cao trong chiến lược phát triển của VKTTĐ miền Trung nói riêng và toàn bộ miền Trung nói chung.
    Vùng kinh tế trọng điểm miền trung là một vùng đất rất giàu tiềm lực. Làm thế nào để đánh thức tiềm lực của vùng đất này? Câu trả lời có thể tìm thấy trong sự phối hợp và liên kết giữa các tỉnh trong vùng.
    Chú thích ảnh: Khởi sắc vùng đồi- ảnh Thế Dung
    Vũ Thành Tự Anh
  7. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Biển là ưu thế và xu hướng chung của con người là "tiến ra biển". Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung có 320km bờ biển trong số 3620km bờ biển của cả Việt Nam cũng là một lợi thế cùng với đặc điểm văn hoá có đặc biệt nhất trên thế giới là nơi giao thoa giữa 2 nền văn hoá. Đây là tiềm năng có sẵn từ lâu nay, tuy nhiên có đủ sức là Trung Tâm du lịch biển của Việt Nam hay nhìn rộng ra là Đông Nam Á thì phải xem mình có đủ sức không?
    Một yếu tố để phát triển luôn như ông bà xưa đã nói : "Thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Tại sao một vùng đất biển như Phukhet Thailand lại sớm hồi sinh sau Trận Sóng thần một cách nhanh chóng như vậy mà Hội An vẫn cứ ì ạch như thế? Nó có cái gì ưu đãi tiềm năng sẵn có hơn mình? Có phải họ đã biến "bất lợi thành một lợi thế"? có phải họ đã có sẵn một "văn hoá marketing" hay "máu" làm du lịch trong mỗi người dân Thái để khi du khách vừa bước xuống sân bay, leo lên một chiếc taxi đã nghe ông ấy giới thiệu về đất nước Thái Lan xinh đẹp của họ, tiếp thị ngay lập tức?" Phan Thiết trước năm 92 có ai biết đến Mũi Né không? họ đã tận dụng "thiên thời" là hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra tại đó để làm một Mũi Né như ngày nay....
    Vậy Hội An xem như có "địa lợi" nhưng đã có "thiên thời" chưa hay để nó đi qua mà không bắt kịp? (sự kiện năm du lịch Quảng Nam Hội An đã làm được gì để hình ảnh của mình lan rộng xa hơn? tạo bước đột phá?). Còn "Nhân Hoà" thì chắc là đợi anh em forum này về đóng góp quá?
    Luôn tiện trả lời cho câu hỏi của anh Thuật luôn. Theo mình nghĩ đó không phải là do Hội An thiếu thẩm quyền (để phải trở thành khu hành chính độc lập, làm du lịch và làm kinh tế trong giai đoạn hội nhập toàn cầu này thì "không có biên giới hành chính" tuyệt đối không được bó hẹp tư duy của mình trong ranh giới hành chính, đại lý . Cũng không phải do Hội An thiếu tiền hay vốn để làm việc này. Anh có biết khu Tân Thuận-Phú Mỹ Hưng như ngày nay thì thành phố HCM bỏ bao nhiêu vốn không? Hầu như chỉ có đất và ưu đãi chính sách, vì mình làm gì có tiền. Mà cái quan trọng là chiến lược tạo điều kiện để nhà đầu tư đầu tư, xây dựng và kiếm tiền trên đất của mình, và qua đó mình hưởng lợi.
    Bài viết sau có lẽ sẽ đề cập đến "chiến lược"
  8. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Anh Tồ đặt vấn đề rất hay. Khu Chế Xuất Tân Thuận của Tp Hồ Chí Minh là 1 trong những khu Chế xuất, Khu Công nghiệp đầu tiên của VN được xây dựng từ đầu năm 90 - Một điển hình đang được nhân rộng. Xưa kia, đó là vùng đất hoang tàn, nghèo khó của Quận 7. Nhờ chiến lược mang tính quyết sách của TP mà vùng đất này trở nên trù phú như ngày nay, là nhờ "Nhân". Cái khó nó ló cái khôn. Vùng đất ấy làm gì có 2 yếu tố là Thiên - Địa. Về Khu Đô thị Phú Mỹ Hưng trong dự án Khu nam Sài Gòn, đây cũng là nhờ quyết sách - Hành trình mở rộng Thành phố hướng ra Biển Đông là chiến lược đúng đắn, sáng suốt. Chiến lược của Tp không có gì khó làm cả, đó là mở rộng cửa đón các nhà đầu tư, người ta còn dùng từ trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư đó các anh chị...
    Ởđâu cũng vậy, không trừ TPHCM và cả Quảng Nam, nếu chính sách đầu tư thoáng, có chiến lược ... thì sẽ mời gọi được các nhà đầu tư thôi. Tỉnh có lợi 10 thì các nhà đầu tư cũng hưởng 10. Đôi bên cùng có lợi.... Nhỉ?
    Chờ nghe bài viết "Chiến lược" của anh Tồ Đại ca?
  9. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Cấm hút thuốc trong box Quảng Nam, con gái con lứa gì mà.... Tét nát hip bây giờ
  10. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Không cho hút thuốc thì thôi, chẹp... dùng tạm xìgà vậy... Hihi...
    Anh Tồ! Lúc nào cho em nghía cái Dự án của anh cái nhỉ... Biết đâu khi em nói lung tung anh Tồ lại chả thêm được 1 vài ý tưởng... mang tính tầm cỡ .. nhể..
    Hề êề...

Chia sẻ trang này