1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Định hướng phát triển Kinh tế vùng MIỀN TRUNG ?

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi todaica, 03/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0

    Chờ nghe bài viết "Chiến lược" của anh Tồ Đại ca?
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chờ see thì được Còn chờ nghe thì phải tốn xiền máy bay rùi
  2. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Chấp máy bay của anh Ma luôn. Anh Tồ đọc và ghi âm vào đĩa cho em, nghe xả láng mà... Nhờ, anh Tồ Đại ca nhờ?
    Mấy hum nay anh Tồ làm gì chả thấy mặt mũi đâu nhờ... Chắc đang nghiên cứu Chiến lược....
  3. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Bà tớ mất nên tớ phải ở nhà chuẩn bị để đưa bà tớ về quê an nghỉ ở Hội An. Tớ về HA đúng 1 ngày, 1 đêm chờ chôn cất xong thì quay lại đây ngay. Bạn bè cũng hổng có ai cả, một đống việc đang chờ nên hẹn dịp khác, cũng lâu lâu đấy.
  4. todaica

    todaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá không vào vì cũng chưa rảnh mind được. Nhưng dạo này lại thấy box vắng vẻ quá nên lại khoái lại thread này một chút.
    Để xác định chiến lược nào cho phát triển kinh tế vùng thì phải nhận dạng địa phương mình. Chính xác là Quảng Nam có những tiềm năng (điểm mạnh) và hạn chế (điểm yếu) nào. Những điểm này thể hiện "sức khoẻ" bên trong của bản thân chính nó chứ không phải các yếu tố bên ngoài. Mong anh chị em gần xa góp ý nào!
    ĐIỂM MẠNH?
    ĐIỂM YẾU?
  5. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Bắc và Nam Quảng Nam đóng góp 1 bài viết cho Quảng Nam với tiêu đề:
    THU HÚT FDI VÀO QUẢNG NAM: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỠNG
    1. Tình hình thu hút FDI vào Quảng Nam trong thời gian qua
    Tính đến cuối năm 2006, tổng dự án FDI cấp phép hoạt động tại Quảng Nam là 75 dự án với tổng vốn đăng ký vào khoảng 446,4 triệu USD. Riêng năm 2006 đã có 16 dự án FDI được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 67,6 triệu USD chiếm 5,2%tổng số vốn đầu tư xã hội của tỉnh. Trong tổng số dự án cấp phép, đã có 36 dự án triển khai (kể cả các dự án đã đi vào hoạt động) với tổng vốn thực hiện vào khoảng 107 triệu USD. Tuy vậy, nguồn vốn FDI đóng vai trò chưa đáng kể trong tăng trưởng kinh tế địa phương. Chẳng hạn, tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam chỉ vào khoảng 3,2%, mặc dù FDI vào Quảng Nam chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, chiếm 71% tổng vốn FDI, trong khi đó tỷ lệ này ở Đà Nẵng lên tới 18,3%.
    Đầu tư FDI ở Quảng Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp71,1%, gồm công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da) và công nghiệp phụ trợ (sản xuất linh kiện điện tử); vào lĩnh vực dịch vụ du lịch (23,16%), còn lại là các dự án quy mô nhỏ về môi trường, rừng phòng hộ ven biển, đào tạo nghề và nâng cao năng lực quản lý các dự án.
    Các dự án FDI đăng ký đầu tư vào Quảng Nam có quy mô vốn tương đối thấp, bình quân vào khoảng 5,95 triệu USD/dự án. Riêng năm 2006 chỉ là 4,2 triệu/dự án, con số này thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh lân cận có những điều kiện tương đồng về thu hút đầu tư như Quảng Ngãi (78,2 triệu USD/dự án), Đà Nẵng (10 triệu USD/dự án).
    Thu hút FDI vào ngành du lịch chỉ chiếm 23,16% tổng vốn đăng ký. Như vậy, số lượng dự án đầu tư vào ngành du lịch tương đối ít, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của địa phương. Các loại hình đầu tư ngành du lịch còn khá đơn điệu, chủ yếu là các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng, giải trí của du khách, thiếu hẳn các dịch vụ kinh doanh toure, du lịch lữ hành, du lịch văn hoá, các loại hình dịch vụ cao cấp dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn Quảng Nam cũng như các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    Tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực CSHT cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT cho Quảng Nam là rất lớn, đặc biệt là những công trình đòi hỏi trình độ công nghệ cao-hiện đại, phương pháp quản lý khoa học, quy mô vốn đầu tư lớn như: công trình xây dựng sân bay Chu Lai, cảng biển, chủ đầu tư các KCN ?" KCX rất cần thiết có sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài.
    Các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Quảng Nam còn ít, thiếu hẳn các nhà đầu tư có tiềm lực như: Nhật, úc, Anh trong khi quy mô di chuyển vốn ra nước ngoài từ các thị trường này là rất lớn, năng lực công nghệ, năng lực quản lý của các nhà đầu tư này là rất cao.
    Tiến độ triển khai các dự án đầu tư tại Quảng Nam rất chậm, không đúng tiến độ cam kết. Số dự án đã được cấp phép đầu tư vẫn ?oỳ ạch? trong việc triển khai hoạt động do tiềm lực tài chính thấp, đầu tư manh mún, đầu cơ. Đã xuất hiện hiện tượng đăng ký thoả thuận đầu tư nhằm ghim giữ đất đai để thăm dò, chờ đợi cơ hội đầu tư thật sự, trong khi đó, tỉnh rất khó khăn trong việc phân biệt đâu là nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư thật sự, đâu là nhà đầu tư cơ hội, đầu cơ đất. Vấn đề giải toả đền bù gặp trục trặc cũng dẫn đến tình trạng chậm triển khai của các dự án đầu tư.
    Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Quảng Nam còn rất yếu kém. Từ giao thông, công trình hạ tầng, viễn thông đến dịch vụ phục vụ nhà đầu tư đều rất hạn chế và chưa thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
    Thủ tục ?omột cửa? vẫn chưa được thực hiện thống nhất giữa các cấp quản lý.
    Nguồn lao động đào tạo tại chỗ chất lượng thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư trong xu thế mới, đặc biệt có sự thiếu hụt nhân lực có chất lượng cả ở các bộ phận quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài.
    Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư vừa yếu lại vừa thiếu tính chuyên nghiệp.
    2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào Quảng Nam
    Hoạch định đối tác đầu tư sẽ chú trọng vào các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ hiện đại. Cần có cơ chế sàng lọc để tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, có thương hiệu, kinh nghiệm, có thiện chí thông qua xây dựng hệ thống tiêu chí thẩm định dự án đầu tư để giảm rủi ro giải thể, giảm chi phí xử lý ô nhiễm do các dự án chất lượng thấp tạo nên.
    Định hướng lâu dài xây dựng các khu đô thị công nghiệp, khu công nghiệp chuyên ngành (cụm công nghiệp chuyên ngành), có những dịch vụ khép kín nhằm gia tăng hiệu quả đầu tư (các dịch vụ, tiện ích hiện đại như chung cư, căn hộ và biệt thự cao cấp, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế, khu văn phòng cho thuê, phòng họp và hội thảo, trường học, trung tâm huấn luyện và đào tạo, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ, ngân hàng, bưu điện, đường truyền viễn thông tốc độ cao, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ?). Có thể hợp tác với nước ngoài hoặc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia các dịch vụ này.
    FDI trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ là điều kiện để Quảng Nam thử nghiệm với các ngành dịch vụ mới mang lại giá trị gia tăng cao như tài chính, viễn thông ?, hoặc các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ mà Quảng Nam vốn có tiềm năng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam là một bước thuận lợi để Quảng Nam thu hút các dự án.
    Tiến hành quy hoạch hệ thống các công trình CSHT gắn với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, ưu tiên những công trình trọng điểm có tác động ?ođột phá? đến phát triển kinh tế cũng như tạo hiệu ứng lan toả và thu hút đầu tư.
    Phối hợp với các doanh nghiệp chuyên ngành như điện lực, cấp nước, bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, ?, trong việc xây dựng và hoàn thiện các công trình CSHT thuộc ngành. Đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá bệnh viện trung tâm, tạo cơ chế thu hút đầu tư hoặc phối kết các nguồn vốn khác (ODA, BOT, BTO, BT, FDI, ?) để thiết lập trung tâm y tế hiện đại nhằm cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh chất lượng cao cho du lịch khách quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài.
    Cần quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường một cách đồng bộ, đặc biệt là các hệ thống xử nước thải sinh hoạt tại các trung tâm du lịch.
    Xây dựng chính sách ưu đãi riêng đối với từng ngành cụ thể đối với các ngành đang có khả năng thu hút FDI mạnh hiện nay mà Quảng Nam có tiềm năng là các ngành thương mại, dịch vụ (văn hoá, tài chính), du lịch, công nghệ hoá dầu thì không cần phải miễn giảm thuế mà chỉ cần tạo cho họ một sự hỗ trợ về các thủ tục gia nhập, ưu tiên cho họ những vị trí đất thích hợp như ven biển, gần trung tâm, gần khu Dung Quất, ? Đối với các ngành công nghiệp phụ trợ thu hút nhiều lao động hoặc có hàm lượng công nghệ cao thì nên áp dụng mức thuế suất và giá thuê đất ưu đãi. Ưu tiên đặc biệt cho đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành Công nghệ cao, các dịch vụ về y tế cao cấp.
    Thành lập trung tâm làm đầu mối chuyên lo các thủ tục, giấy tờ, giải phóng mặt bằng cho các dự án FDI trong giai đoạn triển khai. Tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, ban tư vấn thị trường hỗ trợ cho các dự án FDI những thông tin cần thiết khi nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư. Hình thành bộ phận hỗ trợ công tác tuyển dụng lao động địa phương. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại một số thị trường trọng điểm, một số doanh nghiệp trọng điểm để giới thiệu về môi trường đầu tư, thuyết phục các nhà đầu tư lớn bằng các chính sách ưu đãi, thế mạnh của Quảng Nam trong đầu tư.
    Bên cạnh các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư, Lãnh đạo tỉnh cần ưu tiên dành thời gian đối thoại định kỳ nhằm trợ giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sát cánh cùng các nhà đầu tư trong quá trình triển khai và thực hiện dự án; có chính sách khen thưởng và tôn vinh các doanh nhân có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà; tạo điều kiện cho việc hình thành các hiệp hội để các nhà đầu tư có điều kiện giao lưu hợp tác, thúc đẩy đầu tư, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và đề xuất những kiến nghị với chính quyền địa phương, với ngành quản lý.
    Xây dựng hệ thống trường đào tạo nghề có chất lượng cao để phục vụ cho Quảng Nam và cung cấp nhân lực cho các vùng phụ cận, kết hợp với các công ty tổ chức các khóa học ngắn hạn đưa công nhân vào thực hành để tiếp cận công nghệ sản xuất. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
    1. Tình hình thu hút FDI vào Quảng Nam trong thời gian qua
    Tính đến cuối năm 2006, tổng dự án FDI cấp phép hoạt động tại Quảng Nam là 75 dự án với tổng vốn đăng ký vào khoảng 446,4 triệu USD. Riêng năm 2006 đã có 16 dự án FDI được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 67,6 triệu USD chiếm 5,2%tổng số vốn đầu tư xã hội của tỉnh. Trong tổng số dự án cấp phép, đã có 36 dự án triển khai (kể cả các dự án đã đi vào hoạt động) với tổng vốn thực hiện vào khoảng 107 triệu USD. Tuy vậy, nguồn vốn FDI đóng vai trò chưa đáng kể trong tăng trưởng kinh tế địa phương. Chẳng hạn, tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại Quảng Nam chỉ vào khoảng 3,2%, mặc dù FDI vào Quảng Nam chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, chiếm 71% tổng vốn FDI, trong khi đó tỷ lệ này ở Đà Nẵng lên tới 18,3%.
    Đầu tư FDI ở Quảng Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp71,1%, gồm công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da) và công nghiệp phụ trợ (sản xuất linh kiện điện tử); vào lĩnh vực dịch vụ du lịch (23,16%), còn lại là các dự án quy mô nhỏ về môi trường, rừng phòng hộ ven biển, đào tạo nghề và nâng cao năng lực quản lý các dự án.
    Các dự án FDI đăng ký đầu tư vào Quảng Nam có quy mô vốn tương đối thấp, bình quân vào khoảng 5,95 triệu USD/dự án. Riêng năm 2006 chỉ là 4,2 triệu/dự án, con số này thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh lân cận có những điều kiện tương đồng về thu hút đầu tư như Quảng Ngãi (78,2 triệu USD/dự án), Đà Nẵng (10 triệu USD/dự án).
    Thu hút FDI vào ngành du lịch chỉ chiếm 23,16% tổng vốn đăng ký. Như vậy, số lượng dự án đầu tư vào ngành du lịch tương đối ít, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của địa phương. Các loại hình đầu tư ngành du lịch còn khá đơn điệu, chủ yếu là các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng, giải trí của du khách, thiếu hẳn các dịch vụ kinh doanh toure, du lịch lữ hành, du lịch văn hoá, các loại hình dịch vụ cao cấp dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn Quảng Nam cũng như các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    Tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực CSHT cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT cho Quảng Nam là rất lớn, đặc biệt là những công trình đòi hỏi trình độ công nghệ cao-hiện đại, phương pháp quản lý khoa học, quy mô vốn đầu tư lớn như: công trình xây dựng sân bay Chu Lai, cảng biển, chủ đầu tư các KCN ?" KCX rất cần thiết có sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài.
    Các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Quảng Nam còn ít, thiếu hẳn các nhà đầu tư có tiềm lực như: Nhật, úc, Anh trong khi quy mô di chuyển vốn ra nước ngoài từ các thị trường này là rất lớn, năng lực công nghệ, năng lực quản lý của các nhà đầu tư này là rất cao.
    Tiến độ triển khai các dự án đầu tư tại Quảng Nam rất chậm, không đúng tiến độ cam kết. Số dự án đã được cấp phép đầu tư vẫn ?oỳ ạch? trong việc triển khai hoạt động do tiềm lực tài chính thấp, đầu tư manh mún, đầu cơ. Đã xuất hiện hiện tượng đăng ký thoả thuận đầu tư nhằm ghim giữ đất đai để thăm dò, chờ đợi cơ hội đầu tư thật sự, trong khi đó, tỉnh rất khó khăn trong việc phân biệt đâu là nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư thật sự, đâu là nhà đầu tư cơ hội, đầu cơ đất. Vấn đề giải toả đền bù gặp trục trặc cũng dẫn đến tình trạng chậm triển khai của các dự án đầu tư.
    Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Quảng Nam còn rất yếu kém. Từ giao thông, công trình hạ tầng, viễn thông đến dịch vụ phục vụ nhà đầu tư đều rất hạn chế và chưa thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
    Thủ tục ?omột cửa? vẫn chưa được thực hiện thống nhất giữa các cấp quản lý.
    Nguồn lao động đào tạo tại chỗ chất lượng thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư trong xu thế mới, đặc biệt có sự thiếu hụt nhân lực có chất lượng cả ở các bộ phận quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài.
    Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư vừa yếu lại vừa thiếu tính chuyên nghiệp.
  6. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào Quảng Nam
    Hoạch định đối tác đầu tư sẽ chú trọng vào các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về vốn và công nghệ hiện đại. Cần có cơ chế sàng lọc để tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, có thương hiệu, kinh nghiệm, có thiện chí thông qua xây dựng hệ thống tiêu chí thẩm định dự án đầu tư để giảm rủi ro giải thể, giảm chi phí xử lý ô nhiễm do các dự án chất lượng thấp tạo nên.
    Định hướng lâu dài xây dựng các khu đô thị công nghiệp, khu công nghiệp chuyên ngành (cụm công nghiệp chuyên ngành), có những dịch vụ khép kín nhằm gia tăng hiệu quả đầu tư (các dịch vụ, tiện ích hiện đại như chung cư, căn hộ và biệt thự cao cấp, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế, khu văn phòng cho thuê, phòng họp và hội thảo, trường học, trung tâm huấn luyện và đào tạo, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ, ngân hàng, bưu điện, đường truyền viễn thông tốc độ cao, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ?). Có thể hợp tác với nước ngoài hoặc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia các dịch vụ này.
    FDI trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ là điều kiện để Quảng Nam thử nghiệm với các ngành dịch vụ mới mang lại giá trị gia tăng cao như tài chính, viễn thông ?, hoặc các lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ mà Quảng Nam vốn có tiềm năng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam là một bước thuận lợi để Quảng Nam thu hút các dự án.
    Tiến hành quy hoạch hệ thống các công trình CSHT gắn với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, ưu tiên những công trình trọng điểm có tác động ?ođột phá? đến phát triển kinh tế cũng như tạo hiệu ứng lan toả và thu hút đầu tư.
    Phối hợp với các doanh nghiệp chuyên ngành như điện lực, cấp nước, bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, ?, trong việc xây dựng và hoàn thiện các công trình CSHT thuộc ngành. Đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá bệnh viện trung tâm, tạo cơ chế thu hút đầu tư hoặc phối kết các nguồn vốn khác (ODA, BOT, BTO, BT, FDI, ?) để thiết lập trung tâm y tế hiện đại nhằm cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh chất lượng cao cho du lịch khách quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài.
    Cần quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường một cách đồng bộ, đặc biệt là các hệ thống xử nước thải sinh hoạt tại các trung tâm du lịch.
    Xây dựng chính sách ưu đãi riêng đối với từng ngành cụ thể đối với các ngành đang có khả năng thu hút FDI mạnh hiện nay mà Quảng Nam có tiềm năng là các ngành thương mại, dịch vụ (văn hoá, tài chính), du lịch, công nghệ hoá dầu thì không cần phải miễn giảm thuế mà chỉ cần tạo cho họ một sự hỗ trợ về các thủ tục gia nhập, ưu tiên cho họ những vị trí đất thích hợp như ven biển, gần trung tâm, gần khu Dung Quất, ? Đối với các ngành công nghiệp phụ trợ thu hút nhiều lao động hoặc có hàm lượng công nghệ cao thì nên áp dụng mức thuế suất và giá thuê đất ưu đãi. Ưu tiên đặc biệt cho đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành Công nghệ cao, các dịch vụ về y tế cao cấp.
    Thành lập trung tâm làm đầu mối chuyên lo các thủ tục, giấy tờ, giải phóng mặt bằng cho các dự án FDI trong giai đoạn triển khai. Tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, ban tư vấn thị trường hỗ trợ cho các dự án FDI những thông tin cần thiết khi nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư. Hình thành bộ phận hỗ trợ công tác tuyển dụng lao động địa phương. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại một số thị trường trọng điểm, một số doanh nghiệp trọng điểm để giới thiệu về môi trường đầu tư, thuyết phục các nhà đầu tư lớn bằng các chính sách ưu đãi, thế mạnh của Quảng Nam trong đầu tư.
    Bên cạnh các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư, Lãnh đạo tỉnh cần ưu tiên dành thời gian đối thoại định kỳ nhằm trợ giúp nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sát cánh cùng các nhà đầu tư trong quá trình triển khai và thực hiện dự án; có chính sách khen thưởng và tôn vinh các doanh nhân có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà; tạo điều kiện cho việc hình thành các hiệp hội để các nhà đầu tư có điều kiện giao lưu hợp tác, thúc đẩy đầu tư, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và đề xuất những kiến nghị với chính quyền địa phương, với ngành quản lý.
    Xây dựng hệ thống trường đào tạo nghề có chất lượng cao để phục vụ cho Quảng Nam và cung cấp nhân lực cho các vùng phụ cận, kết hợp với các công ty tổ chức các khóa học ngắn hạn đưa công nhân vào thực hành để tiếp cận công nghệ sản xuất.
    http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=164&IDN=1499&lang=vn
  7. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    miền Trung hiện đang lũ lụt, chỉ cần đủ ăn, không cần phát triển,:(
  8. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Chắc là anh Trân đùa, vì 2 cái này là 2 trong 1, phát đến mức đủ ăn. Có 2 cách làm giàu cho quê hương:
    1/ Tận dụng tiềm lực sẵn có cùng với 1 đầu óc khôn khéo để đưa Miền Trung thoát khỏi đói nghèo, vượt qua những khó khăn như thiên tai.
    2/ Những Thanh niên Miền Trung ra ngoài đi xa kiếm một môi trường mang nhiều kiều hối, VND về cho quê hương giúp người dân vượt qua đói nghèo. Tuy nhiên cũng phải lưu ý đến bất bình đẳng "người giàu càng giàu, người nghèo còn nghèo", "trẻ không đến trường thì làm sao là một lao động giỏi khi đi xa ra ngoài?"
    Đã có lúc các vị đứng đầu Nhà Nước đã tự hỏi "đầu tư cho Miền Trung hay là cứ để vậy, đầu tư cho 2 đầu đất nước thu hút lao động Miền Trung kiếm nhiều tiền và số tiền đó được gửi về quê hương qua họ hàng, người thân cũng là một đóng góp
  9. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Anh nói miền Trung không cần phát triển vì thấy những người tâm huyết góp ý phát triển miền Trung đã lưu lạc phương nào, tưởng rằng đã bị lụt cuốn trôi, mảnh đất miền Trung vẫn chỉ trơ trọi hình eo thon/Em nửa quê nửa phố/Anh trai làng héo hon.
    Được ntran10 sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 03/11/2007
  10. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0

    Biện pháp cho cách thứ 2:
    Chém đầu những thanh niên miền Trung ra nước ngoài làm việc mà không mang kiều hối, VND về xây dựng quê hương.

Chia sẻ trang này