1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Định hướng tương lai bằng du học Trung quốc!

Chủ đề trong 'Du học' bởi trung8380, 18/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. beinghappy

    beinghappy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    @trung8380: Cảm ơn anh đã tư vấn nhiệt tình, vì chưa bít chút gì về lĩnh vực du hoc TQ nên có nhiều thắc mắc. Được anh tư vấn cụ thể vậy em đã hiểu thêm nhiều điều.
    Nhưng cty chỗ anh k có đối tác là các trường ở các thành phố khác như Bắc Kinh hay Thượng Hải ạ??? Em không biết ở Vân Nam người ta có xài nhiều tiếng Quảng Đông không, nếu có thì em nghĩ sẽ khó khăn cho mình trong qua trình học tiếng. Bởi thế em còn chút thắc mắc.
    Cảm ơn anh nhiều!
  2. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thật ra đối tác ở bắc kinh mình không được uỷ nhiệm chính thức, bên mình chỉ có được sự uỷ thác chính thức tại 07 trường tại Vân Nam vì đối tượng của bên mình đi học là đối tượng có thu nhập bình dân tại Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới bên mình sẽ hợp tác với các thành phố lớn khác.
    Về hai ngành bạn hỏi thì theo tôi được biết tiếng Hán phổ thông bạn phải đạt HSK 6 (1.5 năm học tiếng) mới được theo học. Các trường ĐH TQ không bắt buộc thi đầu vào nhưng bạn phải có năng khiêu và đam mê nếu không bạn không thể thi qua từng học kỳ. theo tôi thì ít học sinh theo học các ngành này tại TQ tuy nhiên ĐH Nghệ thuật VN cũng đã uỷ thác chính thức cho chúng tôi tư vấn tuyển sinh viên cho họ.
    Chúng tôi chỉ tư vấn học sinh sang học tiếng và tự chọn ngành nghề qua năng lực tự thấy của mình cũng như của cha mẹ học sinh, chúng tôi cũng không thể hướng bất kỳ ai vào ngành nghề gì. Tuy nhiên để theo đuổi ngành nghề minh thích bạn phải học tiếng và tham khảo trên website. Chi tiết các khoá học, ăn ở đều được các trường đăng trên website. Đắt hay rẻ là do từng vùng. Sau đây là web của 10 trường nổi tiếng nhất TQ
    - Đại học Thanh Hoa: http://www.tsinghua.edu.cn/chn/index.htm http://www.tsinghua.edu.cn/eng/index.htm
    - Đại học Bắc Kinh:
    http://www.pku.edu.cn
    http://en.pku.edu.cn/
    - Đại học Triết Giang:
    http://www-2.zju.edu.cn/
    http://www-2.zju.edu.cn/english/
    - Đại học Phúc Đán:
    http://www.fudan.edu.cn/
    http://www.fudan.edu.cn/englishnew/
    - Đại học Nam Kinh: http://www.nju.edu.cn/cps/site/NJU/nju/nju.htm
    http://www.nju.edu.cn/cps/site/NJU/njue/profile/index.htm
    - Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung:
    http://www.hust.edu.cn/
    http://www.hust.edu.cn/english/
    - Đại học Giao thông Thượng Hải:
    http://www.sjtu.edu.cn/
    http://www.sjtu.edu.cn/www/english/
    - Đại học Vũ Hán: http://www.whu.edu.cn/index.php http://www.whu.edu.cn/en/index.html
    - Đại học Cát Lâm: http://www.jlu.edu.cn/newindex.html
    http://en.jlu.edu.cn/
    - Đại học Trung Sơn: http://www.zsu.edu.cn/ http://www.zsu.edu.cn/en/index.html
    - Đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh: http://www.blcu.edu.cn/index.asp http://www.blcu.edu.cn/english/index.asp
  3. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
  4. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Ngoài việc giảng dạy, đem kiến thức nhân loại truyền đạt cho thế hệ sau, các trường ĐH Trung Quốc còn chú trọng đến đời sống tinh thần và thể chất của sinh viên trong trường.
    Nhiều hiệp hội sinh viên được thành lập, nhiều hoạt động thể thao, ngoài trời được tổ chức với mục đích tạo cho sinh viên một môi trường sống khỏe mạnh, thoải mái để phát triển cả trí lực, thể lực.
    Cuộc sống du học sinh trong các trường ĐH
    Sinh viên Trung Quốc thường sống trong ký túc xá nhà trường và ăn tại căng tin. Một khu trường có nhiều sân chơi với đầy đủ trang thiết bị để sinh viên luyện tập, chơi thể thao trong thời gian rỗi.
    Ngoài những bài tập thể chất hàng ngày, sinh viên có thể tham gia vào các giải thi đấu và những sự kiện thể thao trong trường ĐH như chạy đường dài tổ chức vào mùa đông, bơi mùa hè, cờ tướng và bóng.
    Những sinh viên có năng khiếu thể thao có thể tham gia vào đội tuyển nhà trường như đội bóng đá, bóng chày, bóng rổ?
    Những người hâm mộ môn võ Ủ-su và khí công có thể học môn này trong trường. Những trò chơi thể thao tổ chức hàng năm mang đến cho sinh viên và giáo viên trong trường cơ hội thể hiện tài năng của mình.
    Hiệp hội và các tổ chức sinh viên đem đến cho sinh viên những mối quan tâm chung như xây dựng những dàn đồng ca, nhóm nhảy, dàn nhạc giao hưởng, hội nhiếp ảnh, hội viết chữ đẹp, hội vẽ, ? Họ có những hoạt động chính thức. Sinh viên hoạt động trong những hiệp hội như vậy sẽ phát huy được khả năng, sở trường khác của mình ngoài việc học tập.
    Một số trường xây dựng khu ký túc xá và căng tin riêng cho sinh viên quốc tế. Trong điều kiện cho phép, sinh viên quốc tế có thể sống chung với sinh viên bản địa.
    ĐH Trung Quốc chú trọng nhiều vào những hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên quốc tế. Họ tổ chức những buổi xem trình diễn nghệ thuật và xem danh lam thắng cảnh hay giải trí sau những giờ học căng thẳng.
    Sinh viên quốc tế được tạo điều kiện để tham gia các môn thể thao, các cuộc thi chạy đường dài, bơi, bóng cũng như những hoạt động khác của các tổ chức sinh viên.
    Mối liên kết bạn bè giữa sinh viên Trung Quốc và quốc tế luôn được khuyến khích phát triển. Các trường ĐH thường mở các cuộc hội thảo và tiệc dành cho sinh viên Trung Quốc và quốc tế và những hoạt động xã hội khác.
    Tinh thần nhà trường
    ĐH Trung Quốc rất coi trọng tinh thần nhà trường. Nhiều trường, tinh thần nhà trường là hiện thân của sự chuyên cần, chăm chỉ, nghiêm túc, tiên phong trong các hoạt động, sáng tạo.
    Dựa trên cơ sở đó, mỗi trường ĐH đều có một tinh thần nhà trường riêng. Ví dụ: trường y khuyến khích sinh viên phát huy đức tính hi sinh, mẫu mực trong đạo đức và học tập, trường khoa học chính trị và luật khuyến khích sinh viên phát huy tính cách cao quí và có thái độ công bằng, chính trực, trung thực và trung thành với nhiệm vụ.
  5. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Du học Trung Quốc - rẻ mà hiệu quả

    Sau 2 năm theo học ở nhiều lò luyện thi, Thành con chị Vân ?otay trắng vẫn hoàn trắng tay?. Những tưởng cậu đã quá mệt mỏi với ?okhung trời đại học?, vậy mà Tết gặp nhau, cậu hoan hỉ: ?oEm sắp du học rồi?. Hỏi ra mới biết, cậu sắp đi Quảng Tây (Trung Quốc) học về thương mại. Và không chỉ Thành, hiện trong giới trẻ Việt Nam đang xuất hiện làn sóng du học Trung Quốc
    Sức hút từ việc du học Trung Quốc bắt nguồn từ việc học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt thấp, khoảng cách gần và điều kiện xã hội tương đồng. Học phí chuyên ngành ngoại ngữ từ 1.000 - 2.500 USD/năm với thời gian 4 năm. Riêng ngành Y thời gian học 5 - 6 năm với học phí 2.500 -3.500 USD/năm. Đặc biệt, thủ tục làm visa du học Trung Quốc rất đơn giản, nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 2 tháng với khoảng 400 USD phí dịch vụ là sinh viên Việt Nam có thể đặt chân đến Trung Quốc. Tất cả các trường đại học của Trung Quốc đều có nhà ăn tập thể phục vụ cả 3 bữa/ngày với giá khá rẻ, chỉ khoảng 70 USD/tháng. Hệ thống giao thông công cộng rất tiện nghi, nhưng giá chỉ tương đương như Việt Nam. Chi phí khám chữa bệnh rẻ hơn rất nhiều so với các nước Âu, Mỹ. Với khoảng cách ?onúi liền núi, sông liền sông?, sinh viên Việt Nam có thể dễ dàng về nhà, nhất là những trường học ở các tỉnh phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam. Và phụ huynh cũng có thể kết hợp sang thăm con để du lịch Trung Quốc. Đặc biệt, hai quốc gia có những nét tương đồng về lịch sử, phong tục, tập quán nên sinh viên Việt Nam dễ thích nghi hơn. Ngoài ra, với dân số đông và tốc độ phát triển khá cao, chắc chắn tương lai gần, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc và cơ hội việc làm sẽ mở ra với những sinh viên du học Trung Quốc. Đặc biệt, vốn liếng tiếng Trung khi du học sẽ là lợi thế cạnh tranh khi bạn đầu quân cho những tập đoàn kinh tế của Hồng Kông, Đài Loan, Singapore...
    Hiện Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đang hợp tác đào tạo với một số trường đại học danh tiếng của Trung Quốc như Đại học Thanh Hoa, Học viện Ngôn ngữ - Văn hóa Bắc Kinh, Đại học Đồng Tế, Đại học Hàng không? Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp đào tạo với các trường đại học ở nổi tiếng ở các tỉnh, thành phố khác như Quảng Tây, Quảng Đông, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồ Nam, Hồ Bắc? Trong đó, Đại học Quảng Tây (Nam Ninh ?" cách biên giới Việt Nam khoảng 200km) được khá nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn. Trường này thành lập năm 1928 và nay trở thành một trong 100 trường đại học trọng điểm của Trung Quốc. Ký túc xá quy hoạch hợp lý, môi trường học tập đầy đủ, nhà ăn sinh viên hợp khẩu vị người Việt. Trường còn quan hệ hợp tác với 75 trường đại học và cơ quan nghiên cứu tại 27 nước và khu vực. Hiện trường đào tạo hơn 600 sinh viên của hơn 40 nước trên thế giới.
    Ngoài ra, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) hiện đang phối hợp đào tạo với một số trường đại học công lập Trung Quốc. Theo đó, Đại học Hà Nam có khá nhiều ngành đào tạo với 10 trường thành viên, 59 ngành đào tạo cho khoảng 8.000 sinh viên. Học phí đào tạo tiếng Hán là 800 USD/năm, học đại học từ 950USD ?" 1.050 USD/năm, thạc sĩ 1.300USD/năm. Điều kiện sinh hoạt thuận tiện, với 300USD/người/năm bạn có thể ở phòng khép kín cho 4 người, trang bị đầy đủ quạt, điện thoại, tivi, lò sưởi, bình nước nóng... Đại học Sư phạm Hoa Nam nằm ở trung tâm thành phố du lịch Quảng Châu có phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi. Trường gồm 16 học viện, 7 hệ thống giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng sinh viên. Học phí học Hán ngữ từ 200 ?" 800 USD, đại học từ 1.600 ?" 1.800 USD/năm, thạc sĩ là 2.000 USD/năm. Phòng ở khép kín với đầy đủ trang bị cá nhân, lò sưởi, điện thoại, quạt, tivi, máy đun nước..., nếu phòng 1 người thì 6 ?" 9 USD/ngày, phòng 2 ?" 4 người thì 4 ?" 6 USD/ngày.
    Với chi phí như vậy, du học Trung Quốc chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn học đại học trong nước chút ít mà ít nhất trong hành trang mang về, bạn có vốn liếng kha khá về ngoại ngữ mà khi học đại học trong nước không có được
    (Theo báo Công nghiệp Tiếp thị)

  6. Vit_uu

    Vit_uu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Xin cho hỏi, mình có một đứa em muốn học ngành gốm sứ ở TQ, vậy trường nào có chuyên ngành này. Xin cám ơn!
  7. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    HỌC VIỆN GỐM SỨ CẢNH ĐỨC TRẤN
    Lịch sử sản xuất đồ sứ của Cảnh Đức Trấn đã có hơn hai nghìn năm. Học viện đồ sứ Cảnh Đức Trấn là trường đại học duy nhất đào tạo ngành đồ sứ trên thế giới được thành lập tại thành phố có hơn nghìn năm lịch sử tại thành phố này. Học viện thành lập vào năm 1909, năm 1958 thì được phép xây thành đại học tổng hợp mà ngành đồ sứ là chủ yếu. Nhà trường có 7 học viện cấp 2 và 4 khoa các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy như trung tâm nghiên cứu công trình kỹ thuật đồ sứ xây dựng và nhật thường nhà nước. Học viện thiết kế nghệ thuật, học viện công trình vàng nguyên liệu khoa học, học viện công trình điện tử máy móc, học viện công trình thông tin, học viện công thương, học viện giáo dục tại chức, học viện khoa học kỹ thuật, khoa ngoại ngữ, khoa khoa học xã hội. khoa công trình nhiệt năng, khoa thể thao, gồm 33 chuyên ngành, có thể đào tạo cử nhân và nghiên cứu sinh.
    Học viện có đội ngũ đủ trình độ học thức cao do viện sĩ viện khoa học và đại sư công nghệ mỹ thuật nổi tiếng quốc tế, trong đội ngũ giảng dạy này có rất nhiều chuyên gia hoăc nghệ sĩ gốm sứ nổi tiếng trong và ngoài nước.

    I. Đăng ký:
    1. Sinh viên chính quy: phải có bằng tốt nghiệp THPT trở lên.
    2. Nghiên cứu sinh thạc sĩ: phải có bằng tốt nghiệp và bằng cử nhân trở lên.
    3. Sinh viên tiến tu phổ thông: phải tốt nghiệp THPT trở lên.
    4. Sinh viên tiến tu cao cấp : phải có bằng tốt nghiệp và bằng cử nhân trở lên.
    5. Sinh viên tiến tu tiếng hán: phải tốt nghiệp THPT trở lên.
    6. Sinh viên ghép lớp: sinh viên có học tại nước ngoài chuyên ngành tương ứng .
    7. Nghiên cứu sinh kỹ năng chuyên ngành:Phải có cở sở mỹ nghệ gốm sứ và chế biến gốm sứ.
    II. Mục lục chuyên ngành tuyển sinh:
    Cử nhân
    Thiết kế nghệ thuật
    Thiết kế công nghiệp
    Nghệ thuật
    (văn khoa)

    Thiết kế gốm sứ mỹ nghệ

    Gốm sứ mỹ nghệ

    Thiết kế môi trường nghệ thuật

    Thiết kế nghệ thuật nội thứ

    Khắc nặn
    Cả văn khoa và lý khoa

    Kinh tế và thương mại quốc tế

    Công trình nguyên liệu vô cơ phi kim loại
    Lý khoa

    Công trình môi trường

    Công trình động lực và nhiệt năng

    Thiết kế chế tạo máy móc và tự động hoá

    Tự động hoá

    Kỹ thuật và khoa học điện tử

    Khoa học thông tin và máy tính

    Kế toán học
    Văn khoa

    Quản lý tài vụ

    Cử nhân
    Quản lý sự nghiệp công cộng
    Văn khoa

    Pháp luật

    Nghiên cứu sinh thạc sĩ
    Mỹ thuật học
    Khoa nghệ thuật

    Lịch sử gốm sứ

    Gốm sứ nghệ thuật và hội hoạ

    Gốm sứ và khắc nặn

    Thiết kế nghệ thuật học

    Gốm sứ mỹ nghệ hiện đại và hoa xanh dân gian hiện đại

    Gốm sứ mỹ nghệ sinh hoạt

    Gốm sứ mỹ nghệ và môi trường

    Gốm sứ mỹ nghệ hiện đại và truyền thống

    Thiết kế sản phẩm gốm sứ dân dụng

    Gốm sứ nghệ thuật truyền thống

    Thiết kế nghệ thuật gốm sứ bằng máy tính

    Nghiên cứu kiểu giáng và thiết kế sản phẩm gốm sứ

    Lý luận và hệ thống máy móc
    Lý khoa

    Thiết kế hệ thống động thài máy móc

    Cơ điên nhất thể hoá

    Máy móc CAD/CAE

    Gia công nguyên liệu đặc biệt

    Tin học ứng dụng

    Đo kường phi điện lượng

    Công trình nhiệt năng

    Lò đốt và sử lý tín hiệu nhiệt công

    Nghiên cứu sinh thạc sĩ
    Tin học ứng dụng
    Lý khoa

    Tài liệu học

    Tài liệu vô cơ phi kim loại

    Tài liệu luyện axít

    Tài liệu công năng

    Tài liệu móng

    Gốm sứ đặc biệt

    Tin học ứng dụng

    Công trình quản lý doanh nghiệp

    Được trung8380 sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 27/04/2006
  8. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THI HSK
    I. Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Hán(HSK) là kỳ thi được thiết lập theo tiêu chuẩn cấp Quốc gia để đánh giá trình độ tiếng Hán của ngườI nước ngoài, Hoa kiều và các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Việc ra đề bài cũng như nghiên cứu các hình thức kiểm tra do Trung tâm kiểm tra trình độ tiếng Hán của Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh phụ trách và đã được Bộ giáo dục Trung Quốc phê duyệt từ tháng 2 năm 1990.
    II. Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Hán(HSK) là kỳ thi được thống nhất theo một tiêu chuẩn trên toàn thế giới: thực hiện cùng một đề thi, giấy thi, cách thi, cách chấm điểm và chứng chỉ.
    Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Hán(HSK) chia làm ba cấp độ: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
    Sơ cấp: Từ cấp 1 đến cấp 5
    Trung cấp: Từ cấp 6 đến cấp 8
    Cao cấp: Từ cấp 9 đến cấp 11
    Hiệu lực của chứng chỉ HSK:
    - Dựa vào chứng chỉ HSK có thể nhập học các môn chuyên ngành hoặc thi Nghiên cứu sinh trong các trường ĐạI học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong toàn quốc.
    - Có thể dựa vào chứng chỉ HSK để miễn thi, miễn học các môn cùng chuyên ngành có cùng cấp độ trong trường.
    - Dựa vào chứng chỉ HSK có thể tham gia các kỳ thi tuyển dụng vào những vị trí yêu cầu có trình độ tiếng Hán.
    - Chứng chỉ HSK có hiệu lực trên toàn thế giới.
    III. Uỷ ban giáo dục nhà nước Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban kiểm tra trình độ tiếng Hán cấp Quốc gia chuyên phụ trách các kỳ thi HSK trên toàn thế giớI, ngoài ra Uỷ ban còn mời các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành vào ban cố vấn trợ giúp Uỷ ban trong việc chuẩn bị, tổ chức các kỳ thi HSK.
    IV. Các kỳ thi HSK được tổ chức trong nước mỗi năm 3 lần tại các trường ĐạI học nổI tiếng của Trung Quốc:
    A. Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Hán (sơ, trung cấp):
    Địa điểm:
    Chủ nhật thứ 2 của tháng 1 hàng năm: Tại Trung tâm kiểm tra trình độ tiếng Hán của Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh.
    Chủ nhật thứ 4 của tháng 5 hàng năm tạI các trường sau:
    o Trung tâm kiểm tra trình độ tiếng Hán của Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh.
    o Trung tâm đào tạo Hán ngữ đốI ngoạI của ĐạI học Bắc Kinh
    o Trung tâm đào tạo Hán ngữ đốI ngoạI của Học viện ngoạI ngữ số 2 Bắc Kinh.
    o Đại học dân tộc Trung ương
    o Học viện giao lưu văn hoá Quốc tế của ĐạI học Phúc Đán -Thượng HảI
    o Học viện ngôn ngữ văn hoá TQ của ĐạI học Nam Khai - Thiên Tân
    o Học viện Hán ngữ của Học viện ngoạI ngữ Đại Liên
    o Trung tâm đào tạo Hán ngữ đối ngoại của Đại học Vũ Hán
    o Trung tâm quản lý Lưu học sinh của ĐạI học Nam Kinh
    o Trung tâm đào tạo Hán ngữ đốI ngoại học viện ngoạI ngữ của ĐạI học Trung Sơn - Thành phố Quảng Châu.
    o Học viện ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc của học viện ngoại ngữ Tây An
    o Trung tâm bồI dưỡng ngoại ngữ của Trường cao đẳng Vân Nam
    o Trung tâm đào tạo Hán ngữ đốI ngoại của Trường Đại học sư phạm Đông bắc - Thành phố Trường Xuân
    o Khoa Văn hoá, Hán ngữ đốI ngoại - Học viện giao lưu giáo dục Quốc tế của Đại học Sơn Đông - Thành phố Tề Nam
    Ngày 25 tháng 7 hàng năm: TạI Trung tâm kiểm tra trình độ tiếng Hán của Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh.
    B. Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Hán(Cao cấp):
    Chủ nhật thứ 3 của tháng 5 hàng năm: Tại Trung tâm kiểm tra trình độ tiếng Hán của Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh.
    V. Các kỳ thi cũng được tổ chức tạI nước ngoài mỗi năm từ 1 đến 2 lần, Uỷ ban kiểm tra trình độ tiếng Hán uỷ nhiệm cho các Trường đại học danh tiếng tại các nước đó đảm nhận việc tổ chức các kỳ thi này.
    Các nước sau đã có điểm thi HSK: Singapo, Nhật, Hàn quốc, Philipin, Malaysia, Thái Lan, Úc, Canada, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Nga, Việt Nam,?
    Tại Việt Nam, địa điểm thi HSK được đặt tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc Gia.
    VI. Cách thức đăng ký:
    Thí sinh đến báo danh cần mang theo giấy tờ tuỳ thân và 2 ảnh kích cỡ 4 x 6
    Phí báo danh tại Trung Quốc:
    Kỳ thi HSK sơ, trung cấp: 120NDT và 40NDT phí đăng ký
    Kỳ thi HSK cao cấp: 140NDT và 60NDT phí đăng ký
    Phí báo danh tạI nước ngoài do các điểm thi công bố.
    Sau khi đăng ký, thí sinh sẽ được nhận sách hướng dẫn tham gia kỳ thi HSK.
    Cấp độ
    Điểm thi cần đạt được
    Cấp 1
    Từ 78 đến 114 điểm
    Cấp 2
    Từ 115 đến 151 điểm
    Cấp 3
    Từ 152 đến 188 điểm
    Cấp 4
    Từ 189 đến 225 điểm
    Cấp 5
    Từ 226 đến 262 điểm
    Cấp 6
    Từ 263 đến 299 điểm
    Cấp 7
    Từ 300 đến 336 điểm
    Cấp 8
    Từ 337 đến 400 điểm
  9. trung8380

    trung8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    HẤP DẪN DU HỌC TRUNG QUỐC
    Nhà báo Thuý Hoà
    Minh Anh - Một nữ sinh viên năm cuối trường Ðại học ngoại ngữ Hà Nội hồ hởi kể lại sự thành đạt của Hải Yến - bạn gái thời còn học THPT với nhau. Thời ấy, cả hai cùng học trường PTTH Lương Thế Vinh. Lực học của Minh Anh trội hơn Hải Yến cả về các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhưng rồi tốt nghiệp cấp Trung học xong, cả hai bạn cùng nộp đơn thi vào hai trường Ðại học khối A và D như nhau. Năm đầu thi vào Ðại học, Minh Anh và Hải Yến đều thất vọng. Lần thi tuyển ấy, Minh Anh thấy mình tuy trượt nhưng dù sao cũng sắp " với hái được quả chín" vì chỉ thiếu 1/2 điểm mới bám được trường Ðại học ngoại ngữ. Có hoàn cảnh gia đình kinh tế tương đối khá giả, lại là con một trong gia đình cho nên Minh Anh quyết tâm theo bám đại học, tiếp tục ôn luyện để năm sau thi tiếp, thế rồi lần thi tuyển đại học thứ hai này, Minh Anh trúng tuyển. Còn Hải Yến sau cú rớt đại học lần đầu ấy, em tỉnh ngộ, thấy năm học nào cũng vậy, số thí sinh nộp đơn thi vào các trường đại học và cao đẳng rất đông, trong lúc đó năm cao nhất chỉ có trên dưới 25% thi đạt được điểm sàn, trầy trật bước vào các trường đại học trong nước. Bố mẹ Hải Yến vốn là nhà giáo, khá thức thời, phân tích thấy rõ những khó khăn. khập khểnh khi con em họ thi vào một trường đại học, cho nên đã hướng cho Hải Yến tìm đường ra nước ngoài du học. Năm ấy nhiều trung tâm tư vấn du học chào mời đưa học sinh Việt Nam đi du học: Mỹ, Anh, NewZealand, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Singapo, Austraylia ? nhưng bố mẹ Hải Yến không đủ kinh tế để theo đuổi ở các nước này, vả lại du học các nước đó đòi hỏi học sinh cần có năng lực học tập cao, có trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp khá, phải thi tuyển năm bảy lần, không dễ. Suy tính kỹ, bố mẹ Hải Yến hướng cho em phải du học Trung Quốc, không chờ để năm sau lại vất vả tiếp tục thi Ðại học trong nước nước nữa.
    Năm đầu, mọi du học sinh nước ngoài đến Trung Quốc đều được học tiếng Trung đảm bảo trình độ để năm sau đó theo nguyện vọng và năng lực được sắp xếp học đại học hoặc một ngành chuyên sâu nào đó. Theo Minh Anh? kể lại thì năm học tiếng Trung, Hải Yến đạt kết quả khá cao nhưng cô vẫn không vào trường Ðại học mà học chuyên sâu về ngành XNK. Gần 3 năm học ngành kinh tế này, Hải Yến có thời gian để củng cố tiếng Trung và học thêm tiếng Anh.
    Bốn năm trôi qua nhanh chóng, với ngành nghề theo học và vốn tiếng Anh, tiếng Trung kha khá,? rất thích hợp với thị trường kinh tế hội nhập nước ta hiện nay, cho nên vừa về nước chân ướt, chân ráo, Hải Yến đã được một công ty liên doanh Ðài Loan ở Hà Nội đón mời đền làm việc, thu nhập đều đều từ 4 triệu đến 5 triệu đồng/tháng, chưa kể khoản Hải Yến thu nhập dạy thêm tiếng Trung. Trong lúc đó, Minh Anh vẫn mới ở năm cuối Ðại học trong nước và còn đầy lo âu sau khi ra trường chỉ với cái bằng đại học ngoại ngữ cũng không dễ tìm được việc làm thuận lợi.
    Kể lại câu chuyện thành đạt của bạn mình, cô sinh viên ngoại ngữ Minh Anh có những suy tư nào đó về con đường đeo đuổi học tập của mình, muốn gửi tới các em học sinh mới tốt nghiệp PTTH nếu quá khó khăn tới cổng trường Ðại học, hãy hướng tìm con đường đi du học Trung Quốc là hướng thiết thực - Mấy năm qua đã có nhiều gia đình cho con em đi học Trung Quốc. Theo họ thì nền giáo dục đại học Trung Quốc có truyền thống, ổn định, đào tạo nhiều ngành nghề học, phù hợp với công việc phát triển đất nước ta, học sinh Việt Nam có khả năng tiếp cận, học xong dễ tìm việc làm, được trọng dụng vì vốn 2 ngoại ngữ Trung và Anh. Các phụ huynh suy nghĩ thiết thực vì con em họ mới học hết PTTH, chưa có nghề nghiệp gì, nếu không vào được cao đẳng, đại học hoặc một trường nghề nào đó trong nước ắt lại ngồi nhà lêu lổng, ươn người rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Trung Quốc quản lý xã hội và quản lý giáo dục chặt chẽ, bảo đảm an toàn cho du học sinh các nước học tập, thành đạt, đỡ tốn kém.
    Nắm bắt được con đường du học Trung Quốc đang trở thành nhu cầu thiết thực của thanh niên, học sinh Việt Nam, mới đây, Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam đã quan tâm tư vấn và tổ chức, quản lý để nhu cầu du học đó đạt triển vọng. Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam là nơi tập hợp đông đảo những người có tâm huyết, trách nhiệm cao với việc bồi dưỡng nhân tài và nguồn nhân lực trẻ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước đang tiến triển, đảm nhận, tư vấn, tổ chức, quản lý lĩnh vực du học mới mẻ này, tạo niềm tin và sự tin cậy với đông đảo gia đình, phụ huynh có nhu cầu đưa con em du học Trung Quốc. Ðầu tháng tư năm 2006 vừa rồi, ông Nguyễn Văn Bình, phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội đã có cuộc khảo sát, lập quan hệ ký kết hợp đồng với một số trường Ðại học, các viện đào tạo Ðại học Trung Quốc. Ông Bình cho biết, trong một tuần làm việc, đoàn của ông tập trung khảo sát, tìm hiểu giáo dục đại học KHKT ở Côn Minh Trung Quốc vì địa giới này tương đối gần gũi, thuận tiện cho du học sinh Việt Nam, ít tốn kém, đi lại không khó khăn lắm?
    Làm việc với Học viện ngôn ngữ - văn hoá Ðông Nam á, cơ cở đào tạo các nhân tài ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc - ASEAN, trường đại học dân tộc Vân Nam, trường đại học Nông Nghiệp, Du lịch, Sư phạm, trường Ðại học Côn Minh là các trường đã và đang mở cửa đón nhân lưu học sinh Việt Nam du học. Sau chuyến thăm khảo sát thị trường du học Trung Quốc trên của Phó chủ tịch Hội - Công ty cổ phần tư vấn phát triển nhân lực nhân tài Việt Nam có trụ sở 585-Kim Mã-Ba Ðình-Hà Nội, đảm nhận từ nay sẽ tổ chức chiêu sinh du học Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi đường học hành Ðại học - Cao đẳng cho thanh niên học sinh Việt Nam, đồng thời tạo nguồn nhân lực cho công cuộc CNH - HÐH đất nước đang tiến triển đầy triển vọng ./.
  10. saturdays

    saturdays Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    0
    Nói thì các bác bỏ quá cho chứ em thấy trường em hàng đống du học sinh TQ sang học (mà tiếng Việt bập bõm lém) chương trình học lại có 3 năm. Không có tiền thì thôi, có thì (ý kiến cá nhân thôi nhé), em tếch đi Châu Âu hay Mỹ có fải sướng không? Mang tiếng đi du học, lại vớ vẩn đi Bằng Tường với chả Vũ Hán, em thà ở nhà học nốt môn Giao nhận vận tải với lại Kỹ Thuật Nghiệp vụ Ngoại Thương cho xong.
    (Úi,sắp thi rồi) mượn vở đứa nào phô tô bây giờ nhỉ?

Chia sẻ trang này