1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Định nghĩa "Ngố" theo kiểu Việt Nam

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 06/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa "Ngố" theo kiểu Việt Nam

    Vừa rồi lang thang vào các forum khác thấy nhiều người cũng đang đau đầu vì sự mất nết của người VN.
    Người Trung Quốc thì có: "Hảo Hán" và "Hán Gian"
    Người Việt Nam thì chỉ có: "Việt Gian" hic thiếu người tốt quá. Đau lòng con quốc quốc

    "Ngố" theo kiểu định nghĩa Việt Nam có lẽ là: thấy lợi mà không làm thì là ngố. ----> không hề có ràng buộc về đạo đức ( đặc biệt là sự thanh thực).
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Có cái tư lợi và lợi ích của cộng đồng, xã hội.
    Nếu chúng trùng nhau thì nên làm. Không làm là "Ngố".
    Tuy nhiên cái ngược, cái xuôi...chồng chéo lên nhau...nhưng cuối cùng đều "Cùng tắc biến, biến tắc thông "cả...
  3. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Nói như ông bạn thì cũng là "hơi ngô ngố rồi".
    Ở đời này con người quan tâm đầu tiên đến lợi ích cá nhân trước. Đó là bản chất rồi. Đừng có thêu dệt nên câu chuyện cổ tích là quan tâm đến lợi ích của cộng đồng trước đặc biệt là ở VN.
    Vấn đề là nếu thấy lợi cho cá nhân thì nên làm ( không cân quan tâm có lợi cho cộng đồng hay không). Nhưng cái cần quan tâm là có vi phạm nguyên tắc đạo đức hay không mà thôi
    Nếu vừa có lợi cho cá nhân mà vừa có lợi cho cộng đồng ( ví dụ một cộng đồng nhỏ là một bang chuyên ăn trộm lừa đảo) thì có thể có lợi cho cộng đồng và cá nhân đó nhưng lại vi phạm nguyên tắc đạo đức hoặc luật pháp.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Vấn đề là nếu thấy lợi cho cá nhân thì nên làm ( không cân quan tâm có lợi cho cộng đồng hay không). Nhưng cái cần quan tâm là có vi phạm nguyên tắc đạo đức hay không mà thôi
    "
    ------------
    Nguyên tắc đạo đức của anh (You) từ đâu mà có ?
  5. hacker007

    hacker007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Đừng tranh luận những vấn đề kiểu này bác ạ! Mỗi người tìm cho mình một cách sống khác nhau mà. Cuộc sống muôn hình muôn vẻ . Hãy là người tốt là được rồi! Hãy sống sao cho mình thấy vui vẻ nhất là được rồi
  6. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    to hacker007: Diễn đàn là nơi để mọi người thảo luận/ tranh luận mà. Đấy là mặt tích cực của nó. Nếu không tranh luận thì không bao giờ bạn hiểu được một vấn đề theo cách sâu sắc. Nếu bạn chỉ có nghe và gật thôi thì đấy là cách tiếp thu rất thụ động. Nên thay đổi phương pháp theo hướng tranh luận ( không phải là cãi chửi nhau nhé) thì sẽ rất thú vị đấy.
    Nguyên tắc đạo đức thực ra rất đơn giản thôi, mọi người đều biết cả mà. Đến kẻ trộm hay kẻ cướp cũng biết chứ không nói đến người tốt.
    Ví dụ như: trung thực ( không lừa gạt, gian dối..), không hại người....
    Vấn đề quan trọng là cộng đồng có tôn trọng và đề cao những nguyên tắc đạo đức này hay không. Nếu cộng đồng không đề cao tôn trọng nó thì rõ ràng cá nhân trong cộng đồng đấy muốn tốt cũng thành kẻ lạc loài ( điển hình thầy giao người đương thời ĐÕ VIỆT KHOA ).
    Nhưng để một cộng đồng tôn trọng và đề cao nguyên tắc đạo đức căn bản như thế thì lại là vấn đề của từng cá nhân. Vì nhiều cá thể tạo nên một cộng đồng. Chính vì thế nhấn mạnh đến vấn đề đạo đức cá nhân quan trọng hơn là vấn đề đạo đức của cộng đồng vì cá thể là nguồn gốc của cộng đồng. Khi cộng đồng có nhiều cá thể tốt thì sẽ là cộng đồng tốt còn khi cộng đồng có đa phần là cá thể xấu thì là cộng đồng xấu
    Theo tôi ngôi trường mà thầy ĐỖ VIỆT KHOA đang làm việc là một cộng đồng xấu đáng bị lên án một cách nghiêm túc. --không cười xuề xòa bỏ qua đâu.
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Chỉ với một cái đơn giản như "Nguyên tắc đạo đức" mà bạn đã qua loa, chấp nhận dễ dãi như vậy thì :
    -Bạn và những cá nhân có nhận thức tương đương làm sao có thể nhận ra và giải quyết những vấn đề xã hội .?
    Còn về vụ việc Mr Khoa thì đó là hiện tượng đương nhiên phải xảy ra trong bối cảnh xã hội hiện nay. Sẽ còn xuất hiện nhiều Mr Khoa nữa. Cũng như nhà cháy thì có lính cứu hỏa, nhà cháy hết rồi thì lính cứu hỏa cũng xong việc bỏ đi.
  8. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Vâng, nguyên tắc đạo đức căn bản của con người rất đơn sơ và giản dị như vậy thôi mà con người còn chưa theo nổi nói gì đến những cái cao siêu khác những học thuyết hàng chục quyển sách dày hàng nghìn trang . Chúng ta cứ thích nói cao siêu , viện dẫn các học thuyết này nọ nào là Khổng giáo nào là nho nhã, nào tư tưởng này nọ. Nhưng cái tư tưởng đạo đức cơ bản nhất, đặt nền móng cho mỗi suy nghĩ và hành động của con người lại không làm được thì hỏi làm sao mà những học thuyết kia có chỗ mà xây dựng nên.
    - Tôi cũng hi vọng là có nhiều người như Mr Khoa nữa và họ không còn phải đứng riêng rẽ trong cuộc chiến không cân sức giữa Thiện và Ác, giữa "Chân thật" và "Lưu manh, gian xảo".
    - Những cá nhân riêng lẻ không bao giờ đủ sức để giải quyết các vấn đề xã hội. Để giải quyết nó cần một sức mạnh từ nhiều cá nhân có chung nhận thức đúng đắn vì một mục tiêu đúng đắn.
    Bây giờ có tổ chức chỉ đấu tranh vì tư tưởng đạo đức cá nhân mà không vì một lí tưởng nào khác thì mọi người có tham gia không nhỉ (vì không có lợi ích gì trong đấy cả, không phải là cướp của nhà giàu chia cho người nghèo, người ăn xin, người vô gia cư, người thất nghiệp)?
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Đã là đạo đức thì không có gì là cao siêu cũng như là đơn giản.
    Đúng , sai, cao , thấp...chỉ là con người áp đặt chủ quan của mình vào.
    Nếu hiểu ở tầm như vậy thì topic của bạn không còn cơ sở để tồn tại.
    Vậy ..nói tầm thấp một chút:
    Văn hóa, đạo đức Việt Nam xưa và nay được hòa trộn bởi các thứ sau:
    -Đạo đức Kinh của Lão tử.
    -Đạo đức của ý thức hệ Nho giáo (Khổng tử).
    -Từ bi hỉ xả, Bát chính đạo..của Phật giáo..
    -Gương đạo đức HCM.
    .........
    Vậy thì cái đạo đức bạn đề cập tới là thứ nào .?
    Không thể trả lời:
    -Đạo đức là....là...là....đạo đức !
    -Đạo đức là thứ ai cũng biết ! ( nói bậy !)
    -Đạo đức là cái đơn sơ, đơn giản....(vậy thì đơn sơ đơn giản như thế nào ?
    ..........
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đạo đức? Đơn giản là chữ Đ+ạ+o Đ+ứ+c.
    Từ đó, ai hiểu thế nào thì hiểu phải không?
    Như thế thì tư duy tối như hũ nút.
    Chữ Đạo đức chả có nghĩa nào cụ thể cả (bởi vì nó quá nhiều nghĩa do đó coi như chả có nghĩa gì).
    Vậy là phải cần tìm cho nó một nghĩa mang ý nghĩa phổ quát nhất, bao trùm nhất. Đó mới là vấn đề.
    Ai cần Đạo đức? Con người!
    Thế nào là con người? Acom có phải là ''con người'' không?
    Tha nhân kia có phải là con người không?
    Và là con người thì phải thế nào cho xứng đáng là con người?
    Đó mới là cách giải quyết.
    Đạo đức chính đáng là ở đó. Ai cũng phải công nhận. Nó là công lý và trên toàn bộ hành tinh này nó là ''Chân lý'' cho đến khi chúng ta tiếp xúc với người từ hành tinh khác. Khái niệm ''con người'' lúc đó sẽ khác.
    Theo tôi nên quay về chủ đề ''Tiên học lễ.....'' Ở đó sẽ giải đáp tất cả.

Chia sẻ trang này