1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐÌNH TÂN LÂN VÀ DANH TƯỚNG TRẦN THƯỢNG XUYÊN .

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi TreXanhVN, 19/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TreXanhVN

    TreXanhVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    ĐÌNH TÂN LÂN VÀ DANH TƯỚNG TRẦN THƯỢNG XUYÊN .

    Ai đến Biên Hòa , nếu có dịp nên ghé thăm một ngôi đình nằm cạnh bờ sông Đồng Nai thuộc Phường Hòa Bình, gần chợ Biên Hòa có tên là Đình Tân Lân .

    Tương truyền rằng khi Triều Minh bị Nhà Mãn Thanh Trung Quốc lật đỗ. Các phong trào phản đối Nhà Thanh nhằm khôi phục Nhà Minh mang tên là?Bài Thanh Phục Minh?nổi lên khắp nơi. Trong các quan thần nhà Minh có Tổng Binh Trần Thượng Xuyên còn gọi là Trần Thắng Tài, người Tỉnh Quảng Đông liên kết Dương Ngạn Địch phất cờ khôi phục nhà Minh nhưng việc không thành bị nhà Thanh truy kích. Năm 1679, Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch bèn đen toàn bộ gia đinh?Tam tộc?của mình dong thuyền xuống phương Nam, tìm vào yến kiến Chúa Nguyễn xin được làm người dân Đại Việt. Có thể nói với sự kiện này, lần đầu tiên xứ Nam Bộ nước ta đã có hiện tượng?Nhập Quốc Tịch?, tức cho người nước ngoài nhập quốc tịch Việt, và?Hoa Kiều?tức người Việt gốc Hoa đã bắt đầu phát triển mạnh ở Nam Việt.

    Chúa Nguyễn đã đồng ý cho Trần Thượng Xuyên vào khai khẩn vùng Đông Phố Đồng Nai. Dinh thự Trần Thượng Xuyên đặ tại Bàn Lân tức khu vực Phường Hòa Bình hiện tại. Trần Thượng Xuyên cùng gia đinh, binh lính đã ngày đêm khai khẩn,chặt cây cối, biến nơi đây thành một nơi trù phú, phát triển Cù Lao Phố thành một trung tâm thương mại, và là thương cảng lớn nhất tại phương nam.

    Đồng Nai, miền đất hứa thời ấy đã trở mình sinh sôi phát triển mạnh các ngành nông, ngư, thương nghiệp tại nơi mà họ gọi không kém phần khoa trương là :?Nông Nại Đại Phố?. và người có công với việc đó là Trần Thượng Xuyên.

    Tại nơi xứ Bàn Lân ngày xưa, người ta đã xây dựng Đình Tân Lân là nơi thờ tự một vị tướng tài, để tưởng nhớ một người sống có Trung có Nghĩa. Con cháu của ông mang Họ Trần ngày nay còn rất nhiều ở xung quanh khu vực phường Hòa Bình, một số di cư về Chợ Lớn, nhưng hàng năm vào lễ , họ cùng với con cháu vẫn quay về đây tế lễ. Lớn nhất là dịp ngày 23 tháng 10 Âm lịch hàng năm ngày lễ viếng ?o Đức Ông?o khách thập phương tụ hội về đây hành lễ .


    Đất Phương Nam
  2. TreXanhVN

    TreXanhVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Đình Tân Lân là một di tích lịch sử rất tôn nghiêm, nói theo nôm na là rất linh thiêng, trước đây muốn minh chứng một điều gì, người ta thường kéo đến đây để thề nguyện. Ngày xưa quan lại đi ngang phải nghiêng lộng, xuống ngựa tức?khuynh cái, hạ mã?để tỏ lòng tôn kính.
    Đình được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ tại Trung Hoa. Giá trị nhất là những biểu tượng hoa văn, hình nhân được trang trí công phu, hết sức tinh tế trên mái. Nhìn lên đây chúng ta có thể hình dung cả một hệ thống tổ chức?Quân quyền?được cách điệu theo quan niệm?Trung Thần Ái Quốc?, nghĩa Vua tôi, ơn sanh thành, che chở con dân và cả những truyền thuyết thần thoại cổ đại của Trung Hoa cũng được cách điệu để làm đề tài trang trí.
    Các nghệ nhân Biên Hòa thời ấy đã học được nghệ thuật nung tạo tượng gốm rất cao và rất độc đáo nhất là đồ gốm sứ men lam được người ta đánh giá rất cao.
    Bên trong Đình, uy nghi giữa gian nhà chính là nơi thờ Tổng Binh Trần Thượng Xuyên. Do ảnh hưởng của Văn Hoá, tín ngưỡng Trung Hoa, nơi đây còn có cả các điện thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, Năm Bà Ngũ Hành, Quan Công, và một điều cũng khá độc đáo là có cả đền thờ Thần Nông vị Thần coi sóc mùa màng. Đây là một biểu hiện thời ấy nông nghiệp rất được coi trọng tại xứ này.
    Đất Phương Nam

Chia sẻ trang này