1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Discovery Channel Top 10 warship

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi lamborghinimurcielago, 28/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Hood class battleship: http://www.youtube.com/watch?v=N17WLwLtgaM

    Deutschland class battleship: http://www.youtube.com/watch?v=jtq7DIM9jPw

    Es*** class carrier: http://www.youtube.com/watch?v=nM9SME8occQ

    Bismarck class battleship: http://www.youtube.com/watch?v=whszQONADeI

    North Carolina class battleship: http://www.youtube.com/watch?v=xzW75UzFqX8

    Fletcher class destroyer: http://www.youtube.com/watch?v=re1uVsueN8I

    Ticonderoga class cruiser: http://www.youtube.com/watch?v=n6g3EDDKasQ

    Queen Elizabeth class battleship: http://www.youtube.com/watch?v=nAjs_WaMPl8

    Nimitz class carrier: http://www.youtube.com/watch?v=EMcwn4Xe7MQ

    Iowa class battleship: http://www.youtube.com/watch?v=b_l9LrN1C84
  2. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Lắm battleship nhỉ, thế sao ko có cái con hàng khủng của Nhật???
  3. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Đây là một danh sách do Mỹ lập nên có nhiều tàu của Mỹ.
    Những battleship đều trải qua WWii nên biết thực lực. Những modern warship chỉ có Type 42 của Anh là có đối kháng trực tiếp nhưng quá yếu (mặc dù nói là lúc bị Exocet bắn trúng là lúc không mở radar tracking vì sợ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc). Còn lại đều là quảng cáo ai tin được. Có Ticonderoga cũng mang tính rải đều vì Ticonderoga thực ra chưa đụng trận nào hoành tráng (chỉ gặp kháng cự yếu từ Lybia).
    Nimizt thì khỏi nói, nó là yếu tố chính tạo nên sức mạnh Mỹ. Mặc dù chưa đụng trận trực tiếp nhưng nó đã chứng tỏ qua nhiều cuộc chiến trên bộ.
  4. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Thế thực lực thì con Battleship bào ở TBD mạnh bằng con của Nhật???
    Bảng của Mỹ nên chắc cũgn thiên vị, hay họ còn tính thêm các yếu tố gì khác nữa ngoài giáp, hoả lực pháo???
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 22:53 ngày 28/01/2007
  5. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Vừa xem xong thấy chuối vật. 1 nửa trong số đó chưa có trận thủy chiến với tầu khác nào ra hồn chỉ toàn ngồi 1 chỗ bắn vào bờ.
    Con lớp IOWA là No1 nghe hơi chuối nó xếp nhất vì chắc trải qua chiến tranh ở Việt Nam và sống sót để đánh nhau thêm ở vùng Vịnh nên lấy tiêu chí con này có tuổi thọ đánh nhau nhiều
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Quá nửa số này đã bị đánh chìm trong chiến đấu mang theo hàng nghìn sinh mạng thuỷ thủ của nó.Hình như Es*** kô chìm hẳn.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đúng là danh sách trên được lập theo thêi chí đầu tiên là thiên vị Anh Mỹ, thứ hai là dính chút chiến (mặc dù chiến chả vinh quang gì). Trong nội chiến Mỹ, xuất hiện các tầu chiến sau này được gọi là Battle Ship. Nhưng ở một số nước, trong đó có Việt Nam, người ta gọi đúng hơn là tầu bọc thép-thiết giáp hạm. Thời đầu nội chiến Mỹ, tầu chiến là những tầu bọc thép thiết kế cổ với pháo hai bên sườn. Tuy nhiên, thiết kế mới dần dần hình thành, ban đầu là một cỗ pháo hở (không ở trong tháp pháo bọc thép). Tuy nhiên, tiến bộ hơn là cỗ pháo này đã được đặt trên giá quay ở mũi tầu. Hạn chế của thời đó là thuốc súng, nên không thể chế được pháo nòng dài, những cỗ pháo, tiền thân của pháo chính (main gun) này rất to và ngắn. Trong trận đánh ở vịnh Midle, lần đầu tiên, tầu bọc thép "hiện đại" tham chiến. Đó là tầu chiến chạy hơi nước, pháo đặt trong tháp xoay được bọc thép. Trận đánh này của thiết giáp hạm khôing may mắn (pháo duy nhất kẹt đạn), nhưng trận đánh đã đánh dấu sự ra đời của thế hệ tầu chiến mới, ưu thế thể hiện rõ ràng trước một tầu địch to lớn hơn nhiều lần. Từ đó cho đến đầu chiến tranh ww2, nhiều nơi coi loại tầu này là tầu đối kháng (tầu diệt tầu) chủ lực trên biển.
    Theo ý kiến riêng của HP thì battle ship đến chiến tranh ww2 đã không còn là những tầu chiến mạnh.
    Trong số đó, Bismarck chỉ một loạt đạn bắn chìm một thiết giáp hạm Anh, chứng tỏ khả năng bắn đạn xuyên và dẫn bắn tốt, tuy rằng cỡ nòng không mấy to. (trong chiến tranh, cả hai chiếc lớp này bị chìm vì máy bay). Người Đức trước và trong thế chiến đứng đầu thế giới về đại bác cal lớn bắn đạn xuyên. Đặc điểm chung là cỡ nòng nhỏ hơn các nước khác.
    To nhất trong các tầu thiết giáp từ trước đến nay là 2 chiếc Yamato và Musashi. 65 ngàn tấn rỗng, 9 pháo 460mm. Nhưng chúng được đóng với vai trò là các soái hạm (flag ship) của hạm đội. Lúc đó, khản năng đối kháng ( và được chứng minh bằng chiến công trong chiến tranh) của Hải Quân Nhật đặt vào các tầu sân bay. (cả hai chiếc thiết giáp hạm đó sau cũng bị máy bay đánh chìm)
    Queen Elizabeth, gia đình nó gồm Nữ hoàng, vua và hoàng tử cũng đều bị chìm tuốt tuột trong chiến tranh. Những tầu này không lấy gì vinh quang trong chiến trận và mạnh mẽ ttrong thiết kế.
    Iowa thì bé, sự vô địch của nó được chứng tỏ bằng vô dụng trong chiến tranh nói chung của thiết giáp hạm, những chiếc còn sống sau đó cũng bị tháo dỡ vì vô dụng. Chỉ còn 1-2 chiếc sau này để làm pháo hạm, nhưng rất ít tác dụng thực tế, nay làm bảo tàng (New Jersey và Iowa, gọi là 1-2 chiếc vì thỉnh thoảng Iowa nghỉ phục vụ). 45ngàn tấn rỗng, 9 pháo 405mm. Tuy nhiên, đây là những thiết giáp hạm lớn nhất Mỹ hạ thuỷ.
    Montana và anh em cùng lớp không chiếc nào rời xưởng, vô dụng quá nên dỡ làm sắt vụn. 60,5 ngàn tấn rỗng, 12 pháo 405mm. Đây là những thiết giáp hạm lớn nhất Mỹ đóng.
    North Carolina class battleship mà xếp vào hàng vô địch thì thật buồn. Đây là những chiến hạm bọc thép đời cũ hơn so với Iowa. Choáng nước rỗng 33 ngàn tấn, vỏ mỏng bằng nửa Iowa và Montana.
    Nếu kể về chiến công thì các tầu chiến Nhật và Mỹ trong chiến tranh Thái Bình Dương xứng đáng là vô địch. Nhưng lúc đó các tầu sân bay chưa được chú trọng lắm, nên chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, người Nhật cũng đac có những tầu sân bay dài 300 met. Trong chiến tranh, chiếc tầu chiến lớn nhất thời đó được đóng là tầu sân bay Shinano 1944 (nó giữ ngôi này cho đến hết những năm 1950. Tuy nhiên, chgiếc này hạ thuỷ được mấy ngày thì bị tầu ngầm Mỹ Archerfish đánh chìm (một chiếc tầu chiến lớn nhất thế giới bị một chiếc tầu bé tí tẹo hạ). Shinano choáng nước 68 ngàn tấn, được đóng từ một chiếc thiết giáp hạm.
    Nimitz là tầu chiến hiện đại hạ thuỷ 1968, phục vụ 1975. Đây là tầu sân bay hạt nhân cỡ choáng nước 91,400 rỗng, dài hơn 3 trăm mét. Tuy nhiên, đến thập niên 1980, tầu sân bay chỉ còn là một trung tâm hỗ trợ. Tính đối kháng của chúng nhường bước cho những tầu thiết giáp kiểu mới.
    Các tầu đối kháng kiểu mới thường được gọi là tầu chiến (battle ship) hay khu trục hạm lớn, hay tuàn dương hạm phóng tên lửa. Đặc điểm chung của chúng là nhiệm vụ diệt tầu trên biển và chống lại các cuộc tấn công của chiến hạm đối phương. Chúng tấn công bằng vũ khí chĩnh là tên lửa chống hạm thay cho đại bác, phòng thủ chủ yếu bằng hệ thống phòng không tự động thay cho vỏ thép. Vì xuất hiện nhiều vũ khí mới, nên các tầu này được trang bị nhiều phương tiện và vũ khí kiểm soát mặt nước, dưới nước, trên không và cả trên quỹ đạo.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 29/01/2007
  8. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Thiết giáp hạm Huyphuc bắt đầu nổ súng bà con ơi.
    Một bài tham luận lủng củng chẳng có ý nghĩa và mục đích ngoài việc "nổ", có lẽ nói về súng đạn nên cũng bị ảnh hưởng

Chia sẻ trang này