1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

**C - Đánh giá môi trường chiến lược.

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi ductue1110, 12/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Thanks tiền bối! Tiền bối nói đúng luôn cái đề cụ thể của em là nghiên cứu và phân tích những khó khăn khi thực hiện **C tại VN. EM thấy bác nói cũng đúng đúng nhưng em ko đồng ý với bác tại một số điểm:
    Thứ nhất là theo bác cái bộ máy lãnh đạo nhà ta có bao nhiêu bác hiểu đc tác dụng của **C mà mấy bác này ko hiểu thì các bác làm kĩ thuật **C cứ ngồi chơi nhé còn lâu mới ghép **C vào các chiến lược PT KTXH mà đây là cái cốt lỗi của **C.
    Thứ hai là Ở VN ta thì có bao nhiêu người hiểu cái **C là cái gì ngay cả người trong nganh còn ko biết nữa là. Nói luôn lớp em chắc là ko có quá 10 người. thế thì đây là một điểm khó khăn hay trở ngại j đó rồi.
    Thứ ba xin thưa với bác là cái luật MT 2005 của ta viết cái **C như kiểu cho có ấy. Tài liệu hướng dẫn đi sau có lẽ còn đúng về mặt kĩ thuật hơn mặt khác đã có dự trù kinh phí cụ thể để làm **C trong các dự án yêu cầu nhưng các bác lãnh đạo mà ko kĩ thì bằng ko (VÌ họ có hiều kí cái j đâu)
    Hơn nữa Ở VN đã làm dc cái **C nào hay ho đâu nghe nói có làm **C cho ngành thuỷ sản (cái này em chưa dc coi) và trong tay em có cái **C của SEMLA nhưng ngay ông làm ra nó thì lại báo nó chẳng ra cái quái gì cả ( em đang thực tập ở đây). Thế nên bác bảo em kiếm cái phản biện thì cũng khó đấy.
    Còn các quy hoạch mà bác nói em đồng ý đó cũng là kĩ thuật nhưng mà kiếm cái phản biện thì ko đơn giản đâu bác ah.
    Còn bác bảo là VN bất làm **C là vừa đúng vừa không đúng. Luật có quy định cụ thể thất đấy nhưng thực hiện thì quá chán. Bác có thấy làm đường HCM ko theo em lẽ ra là phải làm **C nhưng cuối cùng là làm ĐTM nhưng lại làm một đoạn con con chỉ sau khi có sự can thiệp của dư luận.
    Trong bài viết của em định phân tích các khó khăn sau, bác xem có dc ko:
    Khung Pháp ly
    Phương pháp Luận
    Kinh phí thời gian
    SỰ liên kết của các bộ ngành trong thực hiện **C
    Năng lực thực hiện thông tin
    Nhận thức của người ra quyết định và cộng đồng:Cái này quan trọng lắm đó có khi nhất luôn.
    BÁC xem có dc ko bổ xung cho em nhé.
    Thanks bác nhiu nhiu. Mà bác là ai nhỉ để hôm nào gặp em chút hàn huyên.
  2. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Xin được tranh luận luôn với đồng chí theo từng điểm đồng chí vạch ra. Bài viết hơi dài, hihi :
    He he, đồng chí nói hơi quá, vì theo mình đoán thì 10 người cũng chiếm đến trên 50 % lớp QLMT rồi chứ nhỉ, mà 50 % thì quyết không phải là tỷ lệ nhỏ đâu. Đùa chút thôi, tớ cũng công nhận là **C còn chưa được biết đến nhiều ở VN, nhưng đấy không phải là lý do để nói rằng đấy là một trở ngại, vì việc thực hiện **C là do đơn vị tư vấn thực hiện chứ không phải ai cũng làm **C. Hoặc chính xác hơn, ý của bạn có phải nói rằng nếu đã không có nhiều cơ quan tư vấn biết về **C thì đánh giá số đơn vị có thể thực hiện **C ở VN là thấp chăng. Xin báo cáo với bạn là cách đây 4 năm WB đã đánh giá khoảng trên dưới 30 đơn vị tư vấn khác nhau ở Việt Nam có thể thực hiện **C, con số đó hiện nay có thể tăng cao, nhưng mình vẫn chỉ coi trọng những đơn vị có truyền thống thôi. Nếu thầy của bạn có hỏi, thì bạn có thể nói ngay rằng những số liệu này được WB đánh giá và công bố trong course ngắn ngày TRAINING FOR TRAINER on WB OP tháng 8 năm 2004 nhé
    Cái này thì chắc phải hỏi tận mặt mấy ông đích thân làm tư vấn ấy, hội đồng thẩm định nào chẳng phải có văn bản đánh giá nội dung báo cáo **C, hoặc biên bản họp thẩm định gửi cho chủ đầu tư để chỉnh sửa. Theo mình cái phản biện này mới là quan trọng, vì nó là cơ sở (có thể coi là pháp lý, hoặc có tính khoa học) để đồng chí tìm kiếm các lý do khách quan dẫn đến việc coi một cái gì đó là trở ngại cho thực hiện **C. Nói một cái gì đó trở ngại thì dễ, nhưng để chứng minh nó là trở ngại hay không thì theo mình duy nhất chỉ có cách đấy thôi.
    Chết người vì cái khung pháp lý và phương pháp luận đấy đồng chí ạ. Kết luận thế nào là khó khăn đối với khung kháp lý? Chưa có khung pháp lý? Có khung pháp lý nhưng còn yếu? Còn phương pháp luận? Quy định ở đâu trong Luật? Khó khăn ở điểm nào? Sai? Chưa áp dụng phù hợp trong điều kiện VN? Ý kiến cá nhân mình là bạn không thể tìm được cái "khó khăn" trong hai cái này đâu.
    Theo thiển kiến của tớ thì cái dàn này chắc là do ông thầy của bạn đặt ra, nghe nhiều từ sáo lắm Năng lực thực hiện thông tin là gì thế ? Có đồng nghĩa với năng lực thực hiện **C không? Nếu có thì sao lại gọi là thông tin? Sự liên kết của các bộ ngành trong thực hiện **C? Thực hiện **C do thằng chủ dự án thực hiện, có thể thuê tư vấn làm rồi có thể thằng bộ, ngành chủ quản tham gia vào hội đồng thẩm định, chứ liên kết các bộ ngành thì liên quan gì đến việc thực hiện **C, trong luật có nói tí nào đâu? Tớ hiểu ý của đồng chí có thể là đối với các dự án liên bộ, ngành, nhưng mà cũng như vậy thôi. Nhận thức của người ra quyết định? Trời ơi, nó phụ thuộc vào hội đồng thẩm định. Hội đồng bảo được, thì ông thẩm quyền ký, hội đồng bảo không, thì ông thẩm quyền không ký, chứ ông có nhận thức thế nào cũng đâu thể tự mình che cả bầu trời được. Tất nhiên, ở VN thì có nhiều trường hợp ông thẩm quyền thích cái dự án này, Hội đồng thẩm định không ai được cãi, nhưng mà đưa vào luận văn mà nói là đấy là tình hình khó khăn chung cho việc thực hiện **C thì tớ can đồng chí, nhạy cảm lắm ợ . Nhận thức của cộng đồng? Chả có gì liên quan ngoài cái mục con con ý kiến của cộng đồng trong cái **C cả. Ngay việc tham gia vào trong hội đồng thẩm định còn chả có tí chữ cộng đồng nào ấy, sao nói là quan trọng nhất được.
    Theo tớ, đồng chí nên thu hẹp phạm vi lại bằng cách liệt kê, phân tích và đánh giá các phương pháp đánh giá có thể được áp dụng trong **C ở Việt Nam thì hợp lý hơn nhiều, mà cũng có ý nghĩa thực tiễn nữa.
    Điều quan trọng nhất, không thể nói mồm mà được đâu, đồng chí phải lo tích cóp thêm nhiều cái **C đã được thẩm định rồi mới phân tích được. Cái này thì tớ xui đồng chí lượn lên mấy cái văn phòng của WB, ADB mà ngoại giao thử xem, chứ đi hỏi ở các đơn vị tư vấn thì nửa ngày cũng chẳng lòi ra được một chữ đâu, thề đấy.
    Nói chung đây cũng chỉ là trao đổi, đóng góp ý kiến riêng thôi mà ý kiến của tớ thì chẳng nhất thiết là phải đúng. Tuy nhiên nếu khi nào ta tranh luận mà ngã ngũ được các điểm này thì đồng chí cũng nên chuẩn bị phương án dự phòng xin thầy đổi một chút cái title.
    Chờ ý kiến đồng chí, hôm nào tranh luận xong ta đi làm tí bia nhẩy .
  3. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Theo như bác nhận xét thì em nhận thấy là bác nắm khá rõ về cái này và có vẻ như bác đã làm hay tham gia vào một số dự án nhỉ (có vẻ như của nước ngoài hơn là VN).
    Em xin trao đổi với bác như sau:
    Thứ nhất em đồng ý với bác là cái khung pháp lý chính là các văn bản luật, nghị định, thông tư. Cái mà em muốn khai thác ở đây là các văn bản này hiện nay có theo kịp với sự phất triển bây h ko, và điều nữa là liệu các văn bản hướng dẫn thực hiện này liệu đang thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho thực thi chưa. Hơn nữa theo như bác nói thì một số dự án xin tầi trợ của WB hay ADB, xin ODA thì cần làm **C nhưng cái term của các tổ chức này là khác VN ta bác ah. và điều xảy ra là cái ta làm theo ta thì WB ko chấp nhận do đó cần có sự thống nhất hơn giũa hai cái term này (nghe có vẻ hơi sáo đúng không bác).
    EM đống ý với bác cả hai tay là hiện nay cái tham vấn cộng đồng của ta coi nó nhỏ nhỏ con con nhưng bác có biết là cái **C của WB nó coi trọng cái này như thế nào ko? Ko nghe theo nói thì ko có xiền đâu bác. Mà theo như cái bác làm **C trên vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường ấy thì cái này quan trọng lắm (cái vụ chiu trách nhiệmto đùng về **C ở VN) còn được tách hẳn riêng ra thành một phần trong các phương pháp và kĩ thuật làm **C ấy (phương pháp kĩ thuật như cái ma trận ý và hẳn một phần về tham vấn riêng). Dân ta ngày càng hiểu biết nhiều, phương tiện thông tin đại chúng mà càng phát triển thì cái này mệt đấy, nó ko chỉ dừng lại ở mặt trận tổ quốc đâu bác ah mà đang dần dần chuyển sang lất ý kiến như kiểu cái thành phố Sông Hồng ấy - Có lẽ nó là phương pháp tham vấn dc s/d nhiều trong các siêu quy hoạch, chiến lược đấy. nếu cái này mà thêm cái PSR vào thì có khá nhiều cái đấy.
    Công nhận là cái đề cươngnày là do bác thầy sửa cho nhưng theo em cũng có ý khá chính xác vì bản thân muốn nghiên cứu hay xem xét cài gì thì bác phải xem những cái mà nó tác động đến cái mình nghiên cứu chứ mà đây là những cái cơ bản lắm mà bác,
    Còn cái Sự liên kết của các bộ ngành trong thực hiện **C. EM nói cái này vì bác ah khi mà đưa lên mầy thằng cha thẩm định thì nó có cả các bộ ngành khác nhau mà ông nào cũng dành phần cho minh cho cái của mình là to, chưa tính đến cài thằng môi trường đã tranh nhau rồi tính đến thì mệt đấy mà cái này thì phải ***g vào trong chiến lược phát triển KT XH thì nó mới có tác dụng. MÀ ở VN là luônc có kiểu thằng nào thằng ấy làm sáng thằng nước chôn thi chiều là thằng điện nó đào. Túm lại là các dự án liên ngành thì cần phải hợp tác làm cùng thực hiện Không thì nhiều cái khi tiến hành dự án là toi ngay,nghe có vẻ sáo thật đấy nhưng em tin là em sẽ tìm dc dẫn chứng ý
    Còn về phần thông tin em muốn nói là các dự báo , đánh giá cấn có số liệu quan trắc trong một thời gian dài , thông tin phải chính xác nhưng mà thật sự em thấy thất vọng về mấy bác làm quan trắc đấy, số liệu MT của nước ta ko rõ dc đến 20 năm chưa nhỉ? Mây trạm quan trắc quốc gia hihi có lẽ chẳng may bác động đến ko khéo đền oan thì lấy đâu ra độ chính xác. Thế thì làm mô hinh dự báo sẽ sai số là bao nhiêu hả bác. Nhân tiện hỏi bác cài phần mềm nào làm mô hình là ngon nhất,mà lại free nữa em mới biết suffer thôi .
    Theo tớ, đồng chí nên thu hẹp phạm vi lại bằng cách liệt kê, phân tích và đánh giá các phương pháp đánh giá có thể được áp dụng trong **C ở Việt Nam thì hợp lý hơn nhiều, mà cũng có ý nghĩa thực tiễn nữa.
    Trời ơi bác nói đúng ý em quá rồi nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong quá trinh làm một **C thôi mà, Nếu đi quá sâu vào phân tích các phương pháp đấnh giá thì lại lác đề bác ah. đồng ý là có ý nghĩa thực tiến cao nhưng cái em muốn làm là rà soát lại tất cả những cái j liên quan đến quá trình thực hiện **C ở VN từ đó đề xuất ra ý kiến để thúc đẩy làm nó tốt hơn (nghe oai nhỉ) để tính thực thi cao hơn (em có ý định làm nhà nước mà )Cái bài này em hướng đến tính chất luật hơn là tính kĩ thuật thuần tuý của văn bản. Chấc là khó đấy bác nhỉ?
    Hôm nay em hỏi qua mấy cái tái liệu của hội đồng phản biện rồi, có thể xin dc nhưng bác ah vì đây là các phản biện khi chưa có **C nên chỉ là ý kiến của bác công nghiệp, nôngnghiêp, du lịch ..ý mà ông nào cũng đòi ngành mình phải thế này thế khác,có đề cập nào đến ông môi trường nhà mình đâu. Có lẽ chờ bác với em phản biện môi trường đấy bác ah
    MÀ Bác biết em chấc là hồi đó em năm thứ hai hả bác thì mới bảo lớp em khoảng 20 SV chứ vì hiện nay lớp em có 12 nhân thôi. Nói nhỏ bác nhé em bảo lớp em tối đa là 10 tên biết **C là em phóng đại đấy nói thật là ko đầy 5 tên trong đó, chắc là ko quá nửa người biết khá khá mội tí đấy. Nói thế chứ mấy tay lớp em học trâu lắm. Nhất nhất các khoá của viện mà em biết đấy. Nói nhỏ là ko có em đâu.
    Chờ tin bác.
    BÁC LÀM ĐÂU THẾ HAY ĐANG HỌC MASTER.
  4. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Híc, dài quá chẳng biết trả lời từ đâu . Để tớ cắt ra từng đoạn một vậy.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cái mà em muốn khai thác ở đây là các văn bản này hiện nay có theo kịp với sự phất triển bây h ko, và điều nữa là liệu các văn bản hướng dẫn thực hiện này liệu đang thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho thực thi chưa.[/QUOTE]
    Nếu vậy ý đồng chí nói chung đến khung pháp lý chứ không phải là khung pháp lý cụ thể cho việc thực hiện **C chứ gì. Đồng ý là trong điều kiện VN hiện nay, hệ thống văn bản luật vẫn còn nhiều bất cập, tuy nhiên hy vọng đồng chí không dùng phản đề đề bắt buộc khung pháp luật phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển (nhóm đối tượng cần phải thực hiện **C) mà không bắt dự án phải thay đổi để phù hợp với khung pháp lý liên quan. Mặc dù vậy, ý kiến của mình ngay từ đầu là rất rõ ràng, pháp luật tạo điều kiện cho các chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển ra đời, miễn là chúng tuân thủ luật pháp và phù hợp với dự kiến/định hướng phát triển đã có. Mà khi đã như vậy, thì báo cáo **C nghiễm nhiên không gặp trở ngại nào cả, vì **C là một phần của chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển. Theo tớ thì ở đây, có thể thầy của đồng chí đã có sự nhầm lẫn giữa một dự án cụ thể với nhóm đối tượng cần lập báo cáo **C
    Tất nhiên, còn cần phải nhìn nhận đến một khía cạnh khác của vấn đề, chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển tiến hành bị vướng khung pháp lý, nhiều khi còn do bản thân chúng đó không đáp ứng được yêu cầu của định hướng phát triển, hoặc vi phạm các văn bản luật, quy định đã có từ trước, tuy nhiên thì khía cạnh này không hề liên quan đến việc trở ngại cho báo cáo **C từ khung pháp lý.
    Vì nói những điều này rất mơ hồ, đề nghị đồng chí chỉ đích danh ra có cái văn bản, thông tư, nghị định nào làm cản trở việc thực hiện báo cáo **c của một chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển nào đó, thì ta sẽ tiện trao đổi hơn. Nhắc lại, cá nhân tớ cho rằng không có khung pháp lý nào cản trở sự ra đời của một chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển (quốc gia, ngành, vùng, vùng kinh tế, lưu vực sông, tỉnh), và do vậy, không thể có khung pháp lý nào cản trở việc thực hiện báo cáo **C, là một phần của chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển đó cả.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Hơn nữa theo như bác nói thì một số dự án xin tầi trợ của WB hay ADB, xin ODA thì cần làm **C nhưng cái term của các tổ chức này là khác VN ta bác ah.[/QUOTE]
    Theo tớ hiểu thì hoàn toàn không có sự khác nhau nào giữa các chính sách an toàn của các tổ chức tài trợ với yêu cầu của Luật BVMT cả, nếu như không nói rằng luật BVMT sửa đổi hiện nay đã tham khảo từ các chính sách an toàn này rất nhiều. Do vậy mà các nội dung chính của cả hai phía đều phù hợp, đồng thời các báo cáo chuyên môn (Environmental Assessment) của WB hay ADB thường yêu cầu ngắn gọn hơn là nội dung của **C rất nhiều, tiện cho việc thực hiện **C (đa phần từ tiếng Việt) và biên dịch sang tiếng Anh. Nhắc thêm là yêu cầu format EA report của WB hoặc ADB hoàn toàn không khắt khe như Thông tư 08-2006/TT-BTNMT. Vì vậy theo tớ, thầy của đồng chí nói phần này hoàn toàn là sáo
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:EM đống ý với bác cả hai tay là hiện nay cái tham vấn cộng đồng của ta coi nó nhỏ nhỏ con con nhưng bác có biết là cái **C của WB nó coi trọng cái này như thế nào ko? Ko nghe theo nói thì ko có xiền đâu bác. Mà theo như cái bác làm **C trên vụ thẩm định và đánh giá tác động môi trường ấy thì cái này quan trọng lắm (cái vụ chiu trách nhiệmto đùng về **C ở VN) còn được tách hẳn riêng ra thành một phần trong các phương pháp và kĩ thuật làm **C ấy (phương pháp kĩ thuật như cái ma trận ý và hẳn một phần về tham vấn riêng). [/QUOTE]
    Kết luận mức độ quan trọng của tham vấn cộng đồng ở đây theo tớ là hơi sớm, vì chúng ta làm báo cáo **C cho các chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển. Cộng đồng có quyền được biết, có thể được tham vấn, nhưng trong báo cáo **C, người ta coi trọng ý kiến chuyên gia hơn, điều khác biệt với các dự án trực tiếp xảy ra cần phải có sự tham vấn của cộng đồng tại chỗ. Lưu ý ở đây là ta đang nói đến chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển nhá. Vì vậy mà trong thông tư 08-2006/TT-Bộ TNMT, mục II.1 đối với báo cáo **C hoàn toàn không đả động đến tham vấn cộng đồng, trong khi đó, mục III về báo cáo ĐTM giành hẳn khoản III.2 cho việc tham vấn cộng đồng. Tương tự, ở phần phụ lục, nội dung báo cáo **C không đề cập đến tham vấn cộng đồng, trong khi đó, nội dung báo cáo ĐTM giành hẳn Chương 8 cho phần này.
    Có thể coi là rõ ràng, phỏng ạ. Nếu mà đồng chí chủ động đưa ra đề nghị về việc bổ sung tham vấn cộng động vào báo cáo **C do tầm quan trọng của nó, thì đồng chí cần phải cân nhắc kỹ càng. Trên thực tế, dù dân trí của người dân cao đến đâu, thì các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển vẫn cần các ý kiến chuyên gia xây dựng nên, chứ không phải đi hỏi từng người dân một.
    Chịu, cái tính cục bộ này thì có mà giời đỡ. Nhưng nếu nó xảy ra, thì phải buộc ngay tội mấy thằng tư vấn trong giai đoạn xây dựng dự án đã không tham khảo đầy đủ ý kiến các bộ ngành liên quan trong giai đoạn sàng lọc ==> Kết luận là lỗi của dự án trước khi coi đó là lỗi của cái cục bộ giữa các bộ ngành, và đó thì đâu phải là khó khăn. Anh xây dựng chiến lược liên bộ, ngành, thì anh phải có trách nhiệm phối hợp ý kiến của nó, chưa kể Ban lập dự án còn phải thành lập gồm đầy đủ đại diện của các bộ ngành ấy mà. Xin nhắc lại là theo tớ, ông thầy của bạn vẫn coi các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giống như một dự án cụ thể nhiều hơn đấy.
    Bái phục đồng chí. Ý kiến thì tớ đã nói hết ở trên rồi, nên đọc phần này chả ý kiến gì được nữa cả. Chỉ kết một câu là hình như vừa khó vừa không khả thi, nhưng mà chỉ là ý riêng của tớ thôi nhé
    Hic, dài quá rồi, để chờ ý kiến của đồng chí
    Được KHACHGlANGHO sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 25/01/2008
  5. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận là tay Bác khoẻ ghê! và tnói luôn là ông thầy em là dân ĐTM chuyên nghiệp mới chuyển sang **C nên hay nghĩ theo ĐTM. mà theo em là hai cái này bản chất là khác nhau hoàn toàn chỉ giống nhàu về công cụ kĩ thuật thôi.
    Đầu tiên là em công nhận không phản đối cái gì cả là luật pháp tạo điều kiện và định hướng cho hoạt động phát triển . Nhưng em thấy một điều là cái Luật MT 2005 rồi cả cái thông tư 08/2006 ấy nêu rất đấy đủ nhưng mà có điều là khi thực hiện thì cho em hỏi cái là đã có văn bản nào nêu ra thực hiện như thế nào chưa nhỉ" hay là các bác lại lấy luôn cái term của EC hay WB vác vào (cái này em ko rõ lắm chỉ là nghĩ cảm tính thôi), hơn nữa theo em nhận thấy Luật MT 2005 có hiệu lực từ lâu, thông tư 08 cũng lâu rồi bác nhỉ thế mà đã có tài liệu nào hướng dẫn để làm tài liệu chuẩn cho VN ta chưa nhỉ em đang có chỉ là bản thảo chứ lại chưa public, do đó là luật VN quy định rõ ràng nhưng có khi thực hiện thì lại vác nước ngoài vào. Có thể điều này cho kết quả đấy nhưng theo em đã là tài liệu kĩ thuật hơn nữa mang tính pháp luật thì phải có một hương dẫn chi tiết cụ thể từ văn bản pháp luật luật cho đến tài liệu hướng dẫn thực hiện của VN ta ban hành cho dù là dịch từ nước ngoài như phài dc bộ TNMT ban hành thì tinh pháp quy mới cao.
    Em đọc luật MT 2005 của ta thấy cái định nghĩa DMC như sau:'' ...để đảm bảo phát triển bền vững''. Bác cho em hỏi là cái PTBV tối thiểu là bao nhiêu năm nhỉ trogn khi chiến lược của ta thì tối đa là 10 năm và định hướng chỉ dám đến 20 cái nào cao lắm có khi dc 25 năm đấy . Thế nếu ***g **C vào chiến lược KTXH nó có đánh nhau ko bác.
    Còn cái term của VN và WB thì em cam đoan là khác nhau đấy. Cái term của WB nặng phần tham vấn lắm bác ah vì nó là tổ chức quốc tế nên nó coi trọng cái cộng đồng lắm còn cái của ta thì xem cộng đồng nhỏ bằng con kiến. bây h có lẽ sẽ dần dần thay đổi vì ko thể để cái thằng đứng mũi chịu sào mà ko ý kiến ý cò j cả.
    Còn về tham vấn cộng đồng thì em ko rõ tại sao bạn vẫn giữ cái quan điểm nó con con. Nhất chỉ là nó do các chuyên gia xây dựng nên là chính nhưng em đọc cái chỉ thị EC ấy em thấy gần như phần nào cũng tham vấn ngoại trừ về kĩ thuật dành cho các chuyên gia thì ko nói. mà các phương pháp tham vấn nó đưa ra khá hay đấy bác ah. Cái báo cáo **C của ta chưa có tham vấn em tháy là có vấn đề vì suy cho cùng mấy bác chịu tác động cuối cùng là dân đen. **C và ĐTM thì cái nào tác động mạnh hơn trong khi ĐTM có tham vấn (làm cho có thôi ). Trong phương pháp PSR của dân QLMT thì có P và S ở đâu thì ta phải R ở đấy mà trong đó áp lực từ cộng đồng theo em là không nhỏ khi ban hành bất cứ chủ trương chính sách nào chứ đừng nói cái chiến lưọc to như con voi ấy.
    Hiẻu biết của em chỉ đến đây thôi bác ah. Để em tu thêm mấy cuốn nữa rồi em sẽ tiếp bác thêm.
    P/S nói về cái Suffer ấy, em thấy khá hay vì cứ cái gì liên quan đến biến không gian và hàm không gian là nó chơi tuốt. EM thấy nó làm nước cũng ok đấy chứ vì em có làm qua về mấy COD hay BOD hồ tây mà, làm cà tràn dầu đấy, bên INEST đang có bác làm cao học vè mô hình hoá tầng bùn đáy sông nhuệ bầng suffer đấy. Còn khí thì cũng có người làm rồi nhưng mà chỉ là dùng phương pháp luận để quy hoạch quan trắc thôi. Em ko biết ý bác thể nào nhưng theo em làm mô hình mà ko overlay lên cái map nào đó thì cũng khá buồn trừ trường hợp bất khả kháng thôi. Thầy dạy em môn GIS và THống kê MT có nói là:'' Nếu số liệu quan trắc mà ko có toạ độ địa lý thì nhiều khi là phải làm lại mà đa số số liệu quan trắc nhà ta là thế bác nhỉ?
  6. bkhn121085

    bkhn121085 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Nhìn các bác tranh luận mà phát khiếp nhưng cũng có nhiều cái hay để thu lượm. Đàn em xin tiếp tục " Tọa sơn coi Hổ đấu " và mong nhận được sự giúp đỡ với đề tài mô hình ISC ST3 của đệ. Cám ơn các sư huynh.
  7. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    [quote-bkhn121085 viết lúc 22:02 ngày 26/01/2008:
    Nhìn các bác tranh luận mà phát khiếp nhưng cũng có nhiều cái hay để thu lượm. Đàn em xin tiếp tục " Tọa sơn coi Hổ đấu " và mong nhận được sự giúp đỡ với đề tài mô hình ISC ST3 của đệ. Cám ơn các sư huynh.
    [/QUOTE]

    Cám ơn bác đã ghé qua topic của em nhưng cái cụm từ '' Tọa sơn coi hổ đấu '' hình như ko đúng lắm theo kiến thức kiếm hiệp của em thì nó là '' Tọa sơn quan hổ đấu'' Nghe hay hơn chứ nhỉ?
    Được ductue1110 sửa chữa / chuyển vào 23:16 ngày 26/01/2008
  8. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Hình như phạm vi tranh luận ngày càng hạn hẹp lại thì phải
    Làm ơn đợi một thời gian đi, các bản hướng dẫn **C cho các lĩnh vực cụ thể sắp ra đời rồi đấy . Tình hình cũng tương tự như đối với **T, có trong luật từ năm 1994, nhưng đến năm 1999 mới có các bản hướng dẫn ĐTM cho một số ngành chính và lần lượt được bổ sung (Năm ngoái có bổ sung thêm cái hướng dẫn ĐTM cho ngành hoá mĩ và dược phẩm, không biết đã được public chưa). Mà tớ thì chẳng nghi ngờ ông thầy của đồng chí biết đâu đi tắt đón đầu cái dự án soạn thảo **C nào đó nên mới bắt đồng chí nhồi sâu, chôn chặt vào cái này chăng .
    Xin xem lại kỹ các OP (đặc biệt là OP/BP 8.60) của WB rồi hẵng phát biểu đồng chí ơi, mà coi chừng giống ông thầy của đồng chí đấy, nhầm sang ĐTM và ĐTMX thì chán lắm. Thêm một điều nữa, khái niệm term đồng chí sử dụng ở đây có vẻ là một keyword nữa của ông thầy, xin nhắc lại là các term của WB và VN là tương tự nhau .
    Vụ này tớ cũng no comment, chỉ xin nhắc lại Suffer là một chương trình nội suy không gian, nghĩa là nó chỉ nên được dùng phối hợp với một mô hình chất lượng môi trường để trực quan hoá kết quả thôi, chứ không phải sử dụng nó - với vài ba kết quả đo đạc quan trắc mà có thể mô phỏng được lan truyền của ô nhiễm trong môi trường nhá, kể cả đối với hiện tượng tràn dầu cũng vậy. Xin nói thêm là với bác cao học nào đó, nếu chỉ dùng suffer để mô hình hoá tầng bùn đáy sông Nhuệ như đồng chí nói, thì tớ mắng ngay vào mặt là khoa học giả hiệu. Đến ngay như anh Hoàng Dương Tùng, trưởng phòng thông tin Môi trường của Cục, làm đến luận văn tiến sĩ về chất lượng nước Hồ Tây nhé, trên 6000 kết quả quan trắc, mà còn phải dùng mô hình - tớ chả nhớ chính xác, trên 5 năm rồi. Mà tớ nói ví dụ đến anh Tùng thì là vì ông thầy của cậu cực quen luôn, chứ không phải là khoe nhé, vì anh ấy chả biết tớ là ai cả. Thế mà ông thầy cậu hồi ấy lại chả xúi anh ấy dùng suffer cho nó gọn, heh.
    Lại xin đợi ý kiến của đồng chí
  9. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác Khackgiangho nhiu nhiu!
    Nhất định em sẽ ý kiến ý cò sớm nhất với bác khi có thể, Em nghỉ tết vài hôm nhé bác. Mong lại sớm trao đổi với bác.
    P/S Mà bác đã đào quất gì chưa, tết nhất đến rồi,nói nhỏ với bác là chỗ em là sào huyệt mặt hàng này đấy. Nều rảnh mời bác qua làng em chơi, Em hứa sẽ bồi đáp bác tận tình.
    Hẹn gặp lại bác trong thời gian sớm nhất!
    [​IMG]
    Được ductue1110 sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 28/01/2008
  10. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Ớ, ơ, sắp đến Tết roài .
    Chúc đồng chí chủ topic ăn Tết vui vẻ nhẻ. Nghe nói năm nay đào quất lại được mùa nhẻ, cho khuây đi nỗi nhớ đào Nhật Tân nào . Liệu đến 30 Tết tớ lên chỗ đồng chí thì còn cành đào nào cho anh em không đây? Đào xịn nhe. Số ĐT của đồng chí tớ biết dzồi, nhẻ
    Ah, còn câu đồng chí hỏi chưa kịp trả lời, phải trả lời ngay kẻo dzông mất, Khach_Giang_Ho là cái nít nêm xịn của tớ chứ không phải là cái đồ fake dỏm như bây giờ đâu .
    Đến thế mà chưa đoán ra được tớ là ai thì đồng chí có họ với Bờm roài
    Anyway, chúc chủ topic và anh chị em trong box một cái Tết thật vui, nhẻ.
    Mừng tuổi tất cả mọi người $$$$$$$$$$$$$
    Được KHACHGlANGHO sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 30/01/2008

Chia sẻ trang này