1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

**C - Đánh giá môi trường chiến lược.

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi ductue1110, 12/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhdenthamemdem30

    anhdenthamemdem30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    358
    Đã được thích:
    0
    Sếp tổng nhà cháu chủ biên quyển **C ấy. Có một quyển mà chưa có thời gian đọc. Làm TỐT NGHIỆP mà chọn **C kể cũng liều nhỉ? Làm quả **C cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cho nó máu!
  2. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    To anhdenthamemdem30!
    Ở VN hình như chỉ có một cuốn giáo trình duỳ nhất về **C của thầy Đăng nhỉ bác? Làm **C cho vùng kinh tế trọng điểm phía bắc thì em chưa đủ trình hơn nữa có ni làm theo nhóm chuyên gia chứ làm sao làm cá nhân dc?
    To khachgiangho
    Hôm trước em mới qua hỏi thầy K về cái bác nói. Thầy K nói:"cái ma trận ở VN vẫn thịnh lắm vì cơ bản là đội ngũ làm ĐTM ở ta vẫn quen cái ni", hok biết có đúng ko chỉ biết thế? Bác K còn nói về đánh giá theo hệ số ô nhiêm là ngon lành nhứt ,cái ni em mới biết qua, ko dc nhiều lắm, bác có bít thì bổ túc em chút.
    Hôm ni mới đọc qua cái An tòan môi trường của bác WB có mấy cái em thấy nó chưa có ở VN và định đưa vào phần kiến nghị trong bài làm của mình.:
    Thứ nhất là tham vấn-vẫn cái cũ mừ nhưng tại cái **C nhà mình chưa có nên em nghĩ cho vào kiến nghị là dc nhỉ?
    Thứ hai là Công khai hóa thông tin cho đối tượng bị tác động, cái ni trong ĐTM cũng chưa có chứ đừng nói tới **C. Pác thấy có ổn hok?
    Thêm cái ni nữa mà em thấy **C nói to nhưng làm hok thấy là ***g ghép vào chiến lược phát triển KTXH, Pác có bit công cụ nào hữu hiệu để ***g nó vào hok, bảo em phát. (Em có đọc qua pác Đăng viết cái ni nhưng thấy chưa thật ổn)
    Còn cái ni em mới tìm dc nữa là Kinh phí thực hiện **C. Theo quyết định sô 281/2007/QĐ-BKH thì em **C của chúng ta dc chi 3% cho quy hoạch thành phố trực thuộc trung ương, 2,5% đối với vùng vùng, và 2% đối với quy hoạch quốc gia. Còn các quy hoạch phát triển ngành thì cũng rứa như trên. Theo như trong đó viết thì số tiến tối đa cho quy hoạch thủ đô thân yêu của chúng ta là 2tỉ, còn em **C thân thương đc 60t đấy cho tất tần tật từ A đến Z, Pác thấy đủ hok?
    EM mong tin pác như nắng mong mưa, như ví mong xiền, như nông dân nhà em mong trời thôi rét.

    Được ductue1110 sửa chữa / chuyển vào 14:24 ngày 06/03/2008
    Được ductue1110 sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 06/03/2008
  3. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Vớ vẩn nhỉ, tớ tưởng nông dân trồng đào quất thì chỉ mong rét để đào quất nở đẹp mà bán Tết chứ lị.
    Chả biết ông thầy đồng chí lâu lâu có làm ĐTM không mà nổ như pháo thế, có điểm cũng đúng là phương pháp ma trận hay được nhà mình sử dụng, nhưng theo tớ là vì đội ngũ chuyên gia trình còi lại còn lười nên ma trận luôn là một cái phương pháp được ưa thích, vì làm có mất thời gian đâu, lại có thể tận dụng cái cũ. Nói cho cùng cứ nhắm mắt cho điểm bừa phứa rồi bảo là đấy là ý kiến chuyên gia thì ai cãi cho đây. Tớ thấy các báo cáo ĐTM trên thế giới hiện nay, chủ yếu nó dùng ma trận cho cái TOR, screening các tác động là chính, còn vào công cụ thực hiện thì chủ yếu đã dùng mô hình, cost/benefit analysis, material flow analysis (MFA), thậm chí cả Life Cycle assessment (LCA), etc.
    Cái mà ông thầy đồng chí gọi là đánh giá ngon lành nhất ấy gọi là phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) theo hệ số của WWHO hoặc các hệ số khác. Cái này đồng chí phải được học trong môn ĐTM rồi chứ. Thừa nhận là cái này làm đơn giản hơn mô hình nhiều, cứ từ thông tin sản phẩm mà quất ra tải lượng ô nhiễm thôi, chả có gì phức tạp cả. Tuy nhiên nếu mà soi cho kỹ thì nó cũng có nhược điểm chỉ là đánh giá nhanh, còn muốn đánh giá chính xác thế nào thì phải tuỳ thuộc cụ thể vào dây chuyền sản xuất, tình trạng thiết bị, điều kiện tự nhiên, v.v. Ngay trong cái **C An Nhơn, nếu có thể gọi là **C cũng có sử dụng phương pháp này đấy. Tớ thì không đánh giá cao, vì cái này đơn giản dễ làm, dễ nói, vì ít nhiều thì nó cũng là kết quả nghiên cứu tổng hợp của WHO rồi mà.
    Để tớ trích cho đồng chí một đoạn tài liệu của tớ:
    Phương pháp đánh giá nhanh có hiệu quả cao trong xác định tải lượng nồng độ ô nhiễm đối với các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông. Từ đó có thể dự báo khả năng tác động môi trường của nguồn gây ô nhiễm.
    Để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính: tải lượng và nồng đột ô nhiễm trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc, phân tích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề nghị sử dụng phương pháp đánh giá nhạnh (Rapid Assessment). Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng tại nhiều quốc gia. ở Việt Nam, phương pháp này đã được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM.
    Ví dụ đối với nước thải:
    Lưu lượng và thành phần nước thải đô thị và công nghiệp phụ thuộc vào nhiều thông số. Đối với nước thải tải lượng L của chất ô nhiễm j có thể được tể hiện ở dạng toán học sau
    Lj = f
    f: dạng nguồn thải, quy mô nguồn, qui trình công nghệ và đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, đặc điểm sản phẩm, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh, v.v.
    Các thông số trên đều có vai trò trong việc tạo ra nước thải và các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
    Để xác định được Lj trước hết cần xác định hệ số tải lượng thải ej đối với chất ô nhiễm j qua phương trình:
    ej=Lj(kg/năm)/SS(sản phẩm/năm)
    Như vậy ej được thể hiện qua kg/đơn vị và không phụ thuộc vào qui mô nguồn và hoạt động của nguồn (hoạt động sản xuất) ej chỉ là hàm số của các thông số sau:
    ej = f (dạng nguồn, quy trình công nghệ và đặc điểm thiết kế tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, loại hình và hiệu quả của hệ thống xử lý điều kiện môi trường xung quanh, v.v.)
    Bằng cách thống kê tải lượng và thành phần nước thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế giới, các chuyên gia WHO đã xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá nhanh, xác định ej (kg chất ô nhiễm/đơn vị sản phẩm), từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm (Lj) trong ngành công nghiệp.

    Về các phần dự định kiến nghị của đồng chí, tớ thấy cũng chả sao, đưa vào cũng chẳng có hại gì mà lợi thì cũng chả chắc đã có. Xin nhắc lại là **C nhé, đánh giá môi trường chiến lược cho các dự án quốc gia, liên vùng, v.v. đấy nhé, chứ không phải là một cái dự án con con nào đâu, trước ý kiến của cộng đồng còn phải đặt lợi ích quốc gia lên trên nữa cơ, thấy bài học đường HCM không. Và theo đồng chí, liệu cộng đồng có đánh giá được cost (tác động)/benefit (lợi ích) của dự án phát triển lớn như vậy không, hay là đội ngũ chuyên gia sẽ có ích hơn, tự đặt mình vào vai trò decision maker xem đồng chí phải quan trọng cái nào hơn. Như vậy theo tớ, cái tham vấn cộng đồng chả bằng việc công khai hoá thông tin, nhưng không phụ thuộc vào ý kiến cộng đồng đồng chí ạ.
    ***g ghép **C vào chiến lược phát triển ư, tớ chả hiểu ý đồng chí nói sao nữa. Cái **C lập ra chính là để chiến lược phát triển được điều chỉnh theo hướng có lợi nhất về mặt kinh tế, xã hội mà thiệt hại ít nhất về mặt môi trường, như thế bản thân việc thực hiện **C và việc điều chỉnh định hướng phát triển ấy chính là đã ***g ghép yếu tố môi trường vào rồi còn gì. Nó là cả quá trình ấy chứ có phải là một nhiệm vụ đâu mà đòi hỏi có công cụ gì thích hợp. Hoặc nói sâu xa hơn, chỉ có một công cụ duy nhất: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, êhêhê
    Mà vụ kinh phí tớ nhắc đồng chí mãi rồi, hoàn toàn đủ, hoàn toàn hợp lý để triển khai. Nói thêm là tớ chắc ông thầy của đồng chí chắc cũng đã đứng tên đến vài chục cái ĐTM chỉ có giá trị từ 20 tr đổ xuống đấy nhé. Không nên bị cái **C doạ mà nghĩ nó phức tạp cần nhiều tiền đồng chí ạ. Mà dự án phát triển, quy hoạch chiến lược chỉ là một phần trong những mục tiêu cần được lập **C thôi, xét thử đường HCM như tớ nói trong cái post trước xem nào, chỉ sợ nhiều tiền quá không biết làm gì thôi, vì nếu cứ sử dụng ma trận với lại đánh giá nhanh thì biết bóc tách cái gì cho đủ.
    Được KHACHGlANGHO sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 06/03/2008
  4. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Hu hu cả tuần chả làm ăn dc gì cả. Đã tự giác đặt ra mục tiêu là tuần ni ăn gọn các công cụ kĩ thuật làm **C thế mà chả ăn được bao nhiêu, hic hic. Nhưng mà tuần ni cũng đọc được nhiều tuy nó chả liên quan gì đến em **C cả.
    Thế là biết thêm về cái rừng ngập mặn, biết thêm lượng giá trị hàng hóa sinh thái, đã thế lại thêm em Hạch toán MT-MFCA- nữa chứ. Càng ngày càng thấy học bao nhiêu càng ít. Biết thế ko học có khi lại hay
    Hôm ni chỉ có một chút linh tinh hỏi các pác thôi. Đang đọc cái phân tích chi phí lợi ích (CBA) mà nghe nói cái ni bây h hay sử dụng lắm đọc thấy cũng hay hay (mình học kinh tế chắc ổn hơn chăng?). Nên hỏi thêm các pác là cách chọn tỉ lệ chiết khấu trong công thức của CBA ấy, làm sao chọn nó cho tốt, phù hợp đến có thể đánh giá chính xác các phương án áp dụng vì nếu như chọn sai thì có thể làm cho cả cái dự án đi tong. Nếu chọn quá cao thì có thể dẫn đến là dự án không khả thi, nếu chọn thấp quá thì dự án sẽ khả thi dài dài cái ni mang tính chủ quan quá nhỉ?. Một điểm nữa là khi chọn tỉ lệ chiết khấu thì căn cứ các chỉ tiêu nào nhỉ: Lãi xuất ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ thay đổi công nghệ trong tương lai...Cái nào có trọng số quan trọng nhất nếu đem đánh giá vì chỉ có làm thế mới có thể chọn cái tỉ lệ chiết khấu oke nhất, để đảm bảo có thể giảm thiểu tối đa rủi ro của phương pháp (cái ni là hạn chế của CBA nhể các pác?)
    EM sẽ cố gắng nghiên cứu hết các công cụ kĩ thuật trong thời gian sớm nhất để em **C ngày càng ổn hơn. . Pấc nào vào đọc thì cho ý kiến đóng góp nhé.
    Thanks các bác nhìu nhìu.
  5. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Tại sao chuyên gia môi trường lại phải cắm đầu sâu vào cái tỷ lệ chiết khấu thế
    Phân tích chi phí lợi ích, về mặt môi trường mà xét thì là một phương pháp sử dụng để đánh giá các phương án thực hiện dự án khác nhau, thông qua việc so sánh lợi ích kinh tế dự án đem lại với những chi phí và tổn thất mà việc thực hiện dự án gây ra, trong đó có các chi phí và tổn thất về mặt môi trường (đây là lý thuyết ).
    Vì vậy, chủ topic không cần phải đi sâu vào tỷ lệ chiết khấu làm gì cả. Chỉ khi tính toán lợi ích kinh tế thuần cho dự án thì mới cần đi sâu, vì lí do rất đơn giản là khi so sánh lợi ích/chi phí của các phương án, ta đều sử dụng chung một tỷ lệ chiết khấu đó. Giữa hai vế của phương trình, tỷ lệ chiết khấu, nếu có, sẽ bị loại trừ. .
    Vấn đề chính là đồng chí sẽ tính toán những giá trị không thể quy đổi ra tiền được như thế nào, ví dụ như tổn thất về môi trường. Thông thường, người ta sử dụng giá quy ước (shadow price), tuy nhiên bản thân giá trị này không cố định và thay đổi theo thời gian cũng như mức độ của các nhân tố ảnh hưởng. Vì vậy, đây mới chính là cái cần phải quan tâm, vì nó chỉ nằm đơn thuần ở vế phải (chi phí) của phương trình so sánh.
    Trong quá trình thực hiện **C, phần tính toán lợi ích kinh tế không thể tự làm, mà phải dựa trên tính toán lợi ích của các báo cáo khả thi của dự án, vì vậy mắc công gì mà phải quan tâm đến cái tỷ lệ chiết khấu kia. Do vậy mà đồng chí đánh giá sai rằng tỷ lệ chiết khấu là một hạn chế của CBA, trên thực tế phải nói chính xác rằng, trong các phương pháp CBA mở rộng (về mặt môi trường), các yếu tố phi giá trị (không thể quy đổi thành tiền) là hạn chế chung cần khắc phục trong từng dự án cụ thể.
    Được KHACHGlANGHO sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 18/03/2008
  6. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    bác khachgiangho nói đúng quá quá trời luôn!
    Cái tỉ lệ chiết khấu hôm ni em có ngôi nghiên cứu thì thấy nó rất phức tạp đúng là ko phải là lĩnh vực mà anh môi trường có thể dễ dàng tiếp thu. Nhưng thưa bác là em mới nảy ra ý tưởng (nghe có vẻ to nhỉ? :D) là định xem xét, phân tích đánh giá và đưa cái CBA như là công cụ để xuất thực hiện CBA, CBA thì không mới nhưng em muốn đưa thêm cơ sở lý luận của định giá môi trường, hoạch toán môi trường vào để tính toàn các chi phí phi tiền tệ cụ thể là: Môi trường, sinh thái,tài nguyên, xã hội....Vì suy cho cùng bất cứ dự án nào cũng cần xem xét về mặt kinh tế mà. Em đang định mang cái ý này lên trình bày cho bác thầy nghe xem thế nào (kết quả của đọc mấy cái linh tinh đât bác à). Theo cuốn của Đánh giá tác động môi trường của GS.Lê Thạc Cán thì CBA rất có tiềm năng, triển vọng và tính khả thi cao khi làm ĐTM tuy nhiên là trong CBA hiện tại thì các chi phí phi tiền tệ còn chưa được tính đến và em nghĩ mình có thể kết hợp anh CBA (đã mở rộng) và công cụ hoạch toán +Định giá môi trường vào. Tất nhiên chỉ là phương pháp luận thôi vì em chưa làm thực tế. Còn cái tỉ lệ chiết khấu thì bác có thể yên tầm là em có đủ cơ sở cũng như lý luận kiến thức để có thể giải thích như dấn kinh tế luôn (Nếu làm cái CBA này thì ko thể cho qua tỉ lệ chiết khấu).
    Bác khachgiangho xem rồi góp ý cho em nhá! Em đang cày ải cái CBA đây nếu bác có biết sách nào hay về cái này, hay hoạch toàn QLMT, Định giá môi trường thì giới thiệu em nhá. Thanks bác.
    P/S: Đầu năm khoái định giá cái hồ gươm nhà ta lắm nhưng bác Quang bảo là cái ni chỉ bên kinh tế làm thôi làm em mất cả ba tháng hè nghiên cứu kinh tế đấy. hic hic cái số em nó khổ thế!
  7. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Câu văn lủng củng quá chủ topic ơi, thế này thì lúc đi cưa ẻm, tay đồng chí còn nhanh hơn cả mồm đấy .
    Hoá ra là bị anh Quang thuốc, ờ mà cũng chả sao, kỹ sư QLMT thì đương nhiên phải coi những công cụ quản lý hơn là công nghệ và kỹ thuật rồi. Có vài điểm cần chú ý sau:
    (Lý do tại sao tớ kêu đồng chí lủng củng ở đấy đấy)
    Ý đồng chí muốn nói đưa cái CBA như là công cụ đề xuất thực hiện **C? Về mặt kỹ thuật thì đương nhiên CBA đã là công cụ thực hiện **C rồi, và trong các báo cáo **C thì CBA là kết quả tổng hợp của các công cụ kỹ thuật khác rồi, kể cả MFA (thì qua đó mới tính được chi phí môi trường chứ, phỏng ạ). Mà đã là kết quả tổng hợp thì nó hiển nhiên được coi là yếu tố chủ yếu của **C rồi còn gì. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong báo cáo **C của dự án, nếu có phần so sánh tác động môi trường của các phương án thực hiện theo báo cáo khả thi của dự án, thì đương nhiên CBA mới là công cụ quyết định. Còn nếu không, thì không nhất thiết phải thực hiện CBA, mà có thể dùng MFA hoặc LCA thay thế, nhiều khi thậm chí chỉ cần sử dụng model là đủ. Vì vậy, việc triển khai CBA lại tuỳ thuộc từng loại dự án, mà chuyên gia thực hiện **C là người sẽ quyết định sử dụng loại công cụ nào (phụ thuộc vào trình độ và kinh phí cho báo cáo ), nên không cần ép buộc luật phải yêu cầu cứ báo cáo **C thì phải có CBA, đấy là tớ hiểu ý của đồng chí nói thế.
    Việc đưa cơ sở lý luận của hạch toán môi trường và định giá môi trường cũng là một ý tưởng hay, nhưng không mới, vì sao thì mời đồng chí xem lại tài liệu. Tớ đã send theo địa chỉ mail của đồng chí một cái bài viết nhỏ về Environmental accounting, còn một quyển sách nhỏ có tiêu đề Introdutory Guide to Environmental accouting thì chưa gửi được, sẽ upload rồi gửi link sau cho đồng chí. Tất nhiên, có thể đồng chí cũng đã có rồi, cái này là theo yêu cầu thôi
    Thêm một ý nữa, quyển sách của cụ Lê Thạc Cán viết từ lâu lắm rồi đấy, nếu có dùng để refer thì cũng nên cẩn thận
  8. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Link đây:
    http://rapidshare.com/files/100634960/Introductory_Guide_to_Environmental_accounting.pdf.html
    Hoặc là:
    www.p2pays.org/ref/19/18249.pdf
    Còn nữa, từ từ tớ gửi.
  9. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Ối giới đúng là chú mày! Công cụ thì đầy, nhưng mà ai chạy, hệ số đâu ra mà chạy, ở VN đã nghiên cứu xem chạy nó ntn quái đâu. Nhưng mà mạnh ai dùng thì cứ dùng, cùng lắm ra hội đồng choảng nhau 1 2 câu là cùng. Mới cả lại bây giờ hết "chiến sĩ" rồi, vì thành "tử sĩ" hết cả. Bây giờ người ta coi trọng câu dĩ hoà vi quý mà. Ví dụ chỗ ông Hoàng Hân đà nẵng làm mấy cái **C ở miền trung thì đành chịu thôi. Chắc mấy cái loại kin kin đấy phải chục năm nữa mới thực sự đi vào luật mất. Mà cũng là lạ vì tại sao trong luật quy định về quy mô thực hiện **C rồi mà mấy ông ý vẫn câu được tiền làm **C cho mấy cái đấy nhẩy! Chăng tuân thủ luật gì hết, cả thằng lập dự án lẫn thằng duyệt tiền. Pó tay.
    Sau sẽ nói tiếp nhé
  10. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Chỉ muốn đạp cho một cái vào mặt lão KAB cái. Ở đâu chạy vào ngoáy đuôi tít lên rồi lại chạy đi.
    Vàng: Thì tại các bố cứ thích nghiên cứu mấy cái "của nhà trồng được" cơ ạ. Đồ miễn phí có sẵn thì chẳng ai thèm nhìn ngó gì đến cả. Đồ xịn bỏ tiền mua custome code thì lại chẳng ai có mấy, mà ông đã không có mà mày cứ tinh vi trước mặt ông thì ông đạp cho một cái cho mày chết lăn quay. Có trách thì trách cái thời "người người là chiến sĩ, nhà nhà là chiến sĩ" năm 90s ấy. Than ôi, bây giờ thì đúng là "bao chiến sĩ anh hùng" trở thành "tử sĩ", không thì cũng thành hết ông Phạm Ngũ Lão, vác giáo đâm vào người mà cũng cóc thèm ngẩng đầu lên nhìn thằng nào nó đâm mình nữa.

Chia sẻ trang này