1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DnD Global GROUP: Lý Sơn - Quy Nhơn (13-22/07/12) Lý Sơn-3 ngày hè trên đảo Bé, Quy Nhơn vào hội

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi D_and_D, 03/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1

    Cập nhật tình hình quyên góp cứu trợ Lý Sơn (Quảng Ngãi) Đợt 2 tính tới 18h00 ngày 12/10/2009:
    1. Hiền (D&D Cái Chiên): 200k
    2. Vân Anh (D&D Vĩnh Thực): 100k
    3. Abr + PA (D&D Mẫu Sơn): 100k
    4. Phú (D&D Bản Giốc): 300k
    5. Dương (D&D Khâu Vai): 100k
    6. Hoa (D&D Bản Giốc): 100k
    7. Black Vodka (D&D Cồn Cỏ): 500k
    8. Hà (D&D Mẫu Sơn)
    9. Loan (D&D MCC-2)
    10. Nguyệt Ánh (ban Hồng Anh): 200k
    11. Lê Hoa (bạn của Nguyệt Ánh): 200k
    12. Nguyễn Thu Hà (bạn của bạn Hồng Anh): 300k
    13. Nhóm TNV Thuỵ An ngày 3/10/2009: 3.000k
    14.
    15.....
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Tổng số quyên góp Đợt 2 tính đến thời điểm này: 5.100k
    Các bạn tiếp tục quyên góp ủng hộ Lý Sơn Đợt 2, hạn chót sẽ vào thứ Năm tuần này (15/10/2009) sau đó D&D sẽ gửi vào Lý Sơn trao Đợt 2.
    Sau đây là email của bác Cuuvan gửi D&Ders sau khi đi cứu trợ tại Lý Sơn:
    Thân gửi mọi người,

    CV vừa ở Lý Sơn về Tp.Quảng Ngãi trưa hôm nay. Hiện đang dành thời gian hoàn thành nhiệm vụ chuyến công tác để trở về Huế đúng kế hoạch nên chưa thể tường thuật chi tiết công việc "lan tỏa lòng nhân ái" của D&D ra huyện đảo Lý Sơn. Về việc này, CV sẽ gửi mail cho mọi người vào giữa tuần đến.

    Tóm tắt về 2 ngày ở Lý Sơn:

    - CV đã nhận được 5.400.000 VND từ Tranvuhoang2005 và chia thành 16 phần quả bằng tiền mặt (300K/suất) và số còn lại dùng mua hiện vật.

    - Từ trưa đến chiều hôm qua (09/10/09), CV đã vi hành đến tất cả các gia đình có trong danh sách đề cử của D&D. Không những là các gia đình bị thiệt hại do bão số 9 gây ra mà đó còn là những gia đình neo đơn, hoàn cảnh rất khó khăn (chi tiết về mỗi gia đình CV đã ghi chép đầy đủ trong "Truyền thuyết D&D" - đó là một cuốn sổ nho nhỏ và sẽ gửi cho mọi người trong mail sau) và đã trao quà tận tay cho các gia đình. Bà con huyện đảo gửi lời cám ơn mộc mạc đến các anh chị và rất tò mà D&D, TTVNOL là cái dúng chi chi??" )

    - Riêng gia đình anh Thọ, người địa phương giúp đỡ D&D danh sách khảo sát, lúc đầu CV cũng đã đưa vào 1 phần quà tiền mặt như các gia đình khác nhưng sau khi tiếp xúc và trò chuyện - gia đình anh chị rất ngại "mang tiếng với làng xóm" này kia nên CV đã chuyển sang quà là đồ dùng học tập cho 3 đứa con (ngoan và học giỏi) của gia đình. Gia đình anh Thọ cũng bị bay tôn nhưng so với các nhà trong xóm thì không đáng kể. Tuy nhiên, trong đợt bão số 9, thuyền của anh Thọ không về kịp Lý Sơn nên phải trú bão ở Hoàng Sa và bị tàu Trung Quốc lấy hết phương tiện sản xuất (vậy nên hiện tại anh Thọ không thể đi biển được và đợi các ngân hàng huyện đảo hoạt động trở lại để vay tiền mua công cụ) - Đây là lần thứ 2 trong năm 2009, tàu anh Thọ gặp chuyện chẳng lành.

    - CV ghi được rất nhiều hình minh chứng cho sự khắc nghiệt của thiên tai tại huyện đảo Lý Sơn. Bên cạnh đó là sự chùng lòng khi gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn của huyện đảo sau bão mà mình không giúp được. Và một số hàn huyên khác rất muốn chia sẽ cùng D&D trong mail sau.

    Tóm lại trong một câu, chuyến đi Lý Sơn thực sự là một trải nghiệm ý nghĩa.

    Thân chào và Hẹn gặp

    Cửu Vạn

    Một lần nữa cám ơn tấm lòng nhiệt tâm, tận tuỵ, hết lòng vì dân nghèo của bác Cuuvan.
    Căm thù bọn DOG Tàu,chúng không từ những hành động hèn mạt đối với những ngư dân vào tránh bão số 9. Mặc dù, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm đề nghị chúng giúp đỡ ngư dân vào tránh bão số 9. Vậy mà chúng đang tâm lấy hết đi tất cả ngư cụ của họ.
    Sự kiện D&D quyên góp hỗ trợ ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc bắt giữ hòi 6/2009 đã xong xuôi, có thể công khai được tôi xin mạn phép đăng bức thư anh Thọ nói về sự đối xử của bọn cẩu Tàu đối với ngư dân tabị chúng bắt giữ đòi tiền chuộc:
    [​IMG]
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 12/10/2009
  2. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Trú bão : Bị cướp và ăn đòn
    Khoảng 21 chiếc ghe (17 ở Lý Sơn, 4 ở Bình Châu) đã gặp bão khi đang lênh đênh trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Mỗi ghe đều có sự chọn lựa riêng : kẻ đi trú bão, người chạy về nhà. Tất cả đều thoát chết nhưng số phận của 21 chiếc ghe lại không giống nhau khi lâm nạn bão và người.
    Bốn chiếc ghe của dân đảo Lý Sơn đã chọn cách chạy thẳng vào bờ. Còn 17 chiếc rủ nhau đi trú bão vì đánh bắt cách quần đảo Hoàng Sa, nơi có cảng trú bão, chỉ khoảng 50 hải lý. Hơn 200 con người, tuy không bị bão dập nhưng phải chịu cướp bóc và đòn thù của lính trên cảng.
    ĐẾN BỊ SÚNG BẮN
    Ông Dương Văn Thọ (là một trong 13 ngư dân bị Trung Quốc bắt hồi tháng 6 vừa qua) nhớ lại, đêm 26 tháng 9 khi nghe tin bão ông lệnh nhổ neo nhằm hướng đảo chạy tới, trên ghe đã đánh được hơn bốn tấn cá. Đến sáng sớm 27, ghe của ông đến cửa cảng Hữu Nhật, một cảng quân sự của hải quân Trung Quốc nằm trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cảng này là nơi tàu bè đi ngang trú mỗi khi có bão, người Việt gọi đây là cảng Cần Cẩu vì nơi đây có nhiều cần cẩu. Gần như cùng lúc, 17 chiếc ghe của ngư dân Việt Nam (13 chiếc của xã An Hải, Lý Sơn; 4 chiếc của Bình Châu) đánh chung một vùng biển đều giương cờ trắng chạy đến đây.
    Thấy ghe Việt Nam đến, lính đảo TQ liền nổ súng cảnh cáo. Mấy ghe đi đầu lập tức vòng ra xa. Lúc này nhiều ghe đã gọi điện về thẳng biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để ghe được vào trú bão và xin đừng lấy đồ của ghe. Biên phòng VN nhận lời và dặn thêm, không lo đồ đạc, vì nguyên tắc, vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Đoàn ghe tạm yên tâm, quay mũi về cửa cảng, nhưng đạn lại vãi ra, ghe cuống cuồng bỏ chạy.
    Kể chuyện buổi sáng hôm đó, ông Nguyễn Phụng Lưu còn bàng hoàng, ghe của ông chạy cùng lúc với ông Thọ, lính đảo bắn choé lửa quá trời quá đất. Hai ghe đi đầu chạy dạt ra vì lo trúng đạn. Vài lần như thế, không còn ai dám mon men đến cửa cảng nữa. Tất cả neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn ghe tàu của Trung Quốc, Hongkong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà buồn bực. Neo đến chiều, gió lớn thổi mạnh, sóng cao đập từng hồi, bão đang đến gần. Thấy vậy, ông Lưu la lớn : "Lao vô đại thôi, trúng đạn thì còn người sống người chết, ở ngoài này bão vô sẽ chết hết". Tất cả ùn ùn lao vào cảng, ghe ông Thọ chạy vào trước, tất cả nín thinh, nhưng lần này không nghe súng nổ. Thế là thoát bão, ba ngày ba đêm trong cảng an toàn, không ai bị kiểm tra, ai nấy mừng thầm tai qua nạn khỏi.
    ĐI BỊ ĐÁNH VÀ CƯỚP
    Sáng 30 tháng 9, biển đã bớt sóng gió, 17 chiếc ghe sửa soạn ra khơi. Bỗng dưng, trước cửa cảng xuất hiện một toán lính khoảng vài chục người, tay lăm lăm súng đạn nhảy xuống các ghe.
    Lúc đó, ông Thọ bị bất ngờ vì đinh ninh ghe trú bão sẽ không bị làm khó, nên khi lính ồ ạt nhảy lên ghe, cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán lính là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: Máy Ecom (thiết bị liên lạc), máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị, khoảng một tạ cá. Có lẽ do ghe ông cặp sát cầu cảng nên hai chiếc thuyền thúng cũng bị tước mất. Ông nài nỉ xin lại máy định vị (để biết hướng đi về) nhưng lính TQ không cho. Tài sản còn lại chỉ là chiếc la bàn. Xong việc, toán lính lại nhảy sang ghe khác.
    Thấy các ghe trước lao xao chuyện lính lấy đồ, ông Lê Đủ liền giấu ngay máy móc xuống khoang máy, vừa kịp lúc toán lính khác nhảy lên. Hai lính đi trước, một cầm búa, một cầm dao chỉ mặt ông ý hỏi máy định vị và Ecom đâu? Ông lắc đầu, chiếc dây chuyền vàng trong cổ lòi ra, một tên lao vào vạch áo giật sợi dây đút ngay vào túi. Tên khác ra hiệu mọi người lột đồ trong túi, nguy ngập, ông Đủ lanh trí móc ra cái điện thoại xịn và số tiền còn lại để chúng ko truy bạn ghe. Chưa yên, tên cầm búa bằm nát 8 cuộn dây lặn, một số tên khuân luôn đồ ăn, thức uống xuống ca nô. Mọi thứ tạm ổn, lúc này hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu). Thấy Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai tên lính TQ vắt người thằng bé lên cửa và bắt đầu tra tấn. Hợp nhớ lại, giày đinh thi nhau đá vào hai mạng sườn, những cú tát nảy lửa. Đau đến ngất nhưng thằng bé nhất định không hé răng. Trước họng súng dí vào đầu, người cha bất lực nhìn con bị hành hạ. Đánh một lúc, không moi được gì, hai tên lính thả Hợp ra, sức vóc 15 tuổi chẳng thấm vào đâu với những đòn thù, thằng bé đổ gục, toán lính rút, người cha lao ra ôm đứa con, hai be sườn đỏ tấy, người mềm oặt.
    Số phận của cha con ông Lưu còn bi đát hơn, thấy lính chặn đường, ông cùng con trai tên Tâm 19 tuổi vội vàng nhét máy móc, điện thoại vào thúng gạo ở gầm ghe. Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn thuỷ thủ đoàn để tìm ra điện thoại. Cả hai cha con đều bị đánh nặng, đứa con chịu đòn không nổi, chỉ sau vài loạt đấm đá, Tâm khóc thét chạy vô lấy điện thoại từ hũ gạo ra. Nhưng, một tên lính đi theo, biết chỗ và moi ra hết đồ giấu, trận đòn tái diễn và nặng hơn đổ xuống đầu cha con ngư dân và bạn ghe vì tội "nói dối, không chịu khai". Mắt phải Tâm đỏ rực, máu chảy ròng ròng, người cha vừa chịu đòn nhìn đứa con trong nước mắt. Đánh xong, toán lính gom sạch đồ, cả hai chiếc radio cũng không thoát, trừ chiếc la bàn.
    Cứ thế, hết chiếc này đến chiếc khác, 17 chiếc ghe cùng chung bi kịch, phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, thùng phuy chứa nước ngọt bị búa băm thủng, thúng bị chặt rách đít... Tính sơ, mỗi ghe mất hết đồ chừng 50 - 70 triệu đồng.
    Định vị không còn, ông Thọ chọn hướng bằng la bàn, ghe theo đó mà đi, lênh đênh trên biển thêm hai ngày nữa, bến quê hiện ra. Không may mắn, ghe của ông Lưu đi lệch xuống mãi Quy Nhơn.
    Ghe ông Đủ thiệt hại nhẹ nhất nên ông vẫn ra khơi thêm ít ngày nữa, chỉ khổ đứa con út quằn quại cả tuần trên ghe. Hợp bị sốt, khắp người ê ẩm vì đòn. Đến khi về nhà, đôi mắt đứa trẻ 15 tuổi còn ngơ ngác, khuôn mặt còn sưng mọng sau những ngày hãi hùng trên biển.
    Ngồi quanh ngọn đèn dầu dưới nền nhà, đôi vai ông Lưu như càng thõng xuống khi kể lại những ngày qua. "Mình trú bão chứ có làm gì đâu mà họ đánh đập, cướp bóc tàn tệ", ông nức nở. Mấy người bạn ghe ngồi cạnh đều lặng lẽ khóc, không một tiếng nấc mà nước mắt cứ chảy dài xuống chiếu ...

    (Doãn Khởi - Sài Gòn Tiếp Thị)
    Các bạn thông cảm, tin này không có trên mạng chỉ có trên báo in thôi.
  3. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Có một bài của SGTT online nhưng không giống bài trên?
    Chuyện gì xảy ra vậy?
    Về từ tâm bão số 9 - Bão đuổi và phận ghe
    SGTT - Khoảng 21 chiếc ghe (17 ở Lý Sơn, 4 ở Bình Châu) đã gặp bão khi đang lênh đênh trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Mỗi ghe đều có sự chọn lựa riêng: kẻ đi trú bão, người chạy về nhà. Tất cả đều thoát chết nhưng số phận của 21 chiếc ghe lại không giống nhau khi lâm nạn bão và người.
    Bốn chiếc ghe, chứa hơn 50 ngư dân của đảo Lý Sơn ra khơi vào những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch (ngày 18 ?" 19.9.2009), điểm đến của họ là vùng lộng Trung Sa, gần quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ là mùa bão nhưng trong ngày xuất phát ra khơi, trời trong và đẹp. Chỉ được dăm ngày đánh bắt, cả bốn đã bị bão đuổi, cái chết cận kề.
    Bất trắc
    Bên cạnh đứa con gái, nét mặt ông Cương vẫn còn hiện lên vẻ căng thẳng khi kể lại chuyện vượt bão
    Mất hơn một ngày đêm, ông Võ Văn Sĩ (32 tuổi) mới đưa ghe của mình đến vùng lặn. Thợ xuống biển được bốn ngày thì nghe báo bão xa. Mười bốn sinh mạng trên ghe vẫn miệt mài lặn ngụp. Làm thêm hai ngày, một chiếc tàu mà các ông cho là tàu tuần tra xuất hiện. Họ hốt hoảng bỏ chạy trong vô vọng vì ghe đánh cá chỉ chạy được khoảng 7 lý/giờ.
    Nỗi lo tăng thêm khi sau lưng là bão, lỡ có bề gì sẽ không xoay xở kịp. Khi con tàu kia đuổi kịp, ông Sĩ nhớ lại, cả ghe chỉ còn biết quỳ xuống sàn và giơ hai tay lên đầu. Một người trên chiếc tàu này xách theo cây búa, gặp gì chặt nấy: dây lặn, thùng phuy đựng nước ngọt? bất kể đồ gì trong tầm búa. Số người còn lại lao vào đấm đá ngư dân bằng giày đinh và nắm tay. Xong tất cả trở về tàu sau khi lấy một số đồ ăn thức uống, thứ gì không thích, họ vứt xuống biển.
    Bị đánh đau, mọi người ê ẩm nên thả neo nghỉ một buổi, dự kiến hôm sau sẽ lặn tiếp. Sáng 26.9.2009, trời mù mịt, tin bão đang đến gần với vận tốc 25km/giờ và đúng hướng ghe lặn. Ghe quáng quàng nhổ neo, hướng mũi về đất liền. Chạy được gần một ngày thì bão đến sát lưng. Sóng lớn mưa to, thêm gió trong bờ thổi ngược như đẩy ghe xa bờ hơn. Cả đêm ấy, không ai ngơi tay, gần trưa 28.9.2009, chỉ còn cách Lý Sơn khoảng 7 lý nhưng sức cùng, ghe cũng như người không thể cập bến. Tất cả thả trôi, mặc sóng gió đưa đi đâu thì đi. Những đồ vật nặng trên ghe được tận dụng kẹp hai mạn để giữ thăng bằng. Ghe bị đẩy dần xa trôi tuột về phía nam. Hai ngày hai đêm ròng rã trong bão, đến sáng 30.9.2009, khi bớt sóng ngư dân mới hay ghe đã trôi đến ngoài khơi Quy Nhơn, cách Lý Sơn 90 lý. Mọi người xốc lại, đưa ghe trở về đảo nhà. Leo lên bờ mới tin mình đã thoát chết.
    ?oNhờ trên?
    Lặn ở khu vực Trung Sa (cách Lý Sơn 320 lý), ghe ông Nguyễn Lộc cũng bị bão rượt nguy khốn như ông Sĩ. Ngày 26.9.2009, nghe tin áp thấp ở 123 độ kinh đông, 15 con người đều chắc mẩm, bão còn ở xa nên từ từ hãy tính. Ngày hôm sau, tin bão quá lớn, đi nhanh nên ghe phải quay đầu chạy vô bờ. Nhưng, vận tốc chiếc ghe cá không nhằm nhò gì với bão số 9, chạy được 150 lý thì gặp gió thổi ngược trong bờ ra nên ghe chậm hẳn lại. Bão sau lưng, ông Lộc tính đưa ghe tấp vào đảo Bom Bay tránh nhưng rồi thôi vì biết với bão cấp 14 ?" 15, tránh cũng chết. Ông Lộc nói, 200 lý còn lại đến bờ dài như bất tận, lênh đênh tiếp một ngày một đêm nữa mà chỉ nhích chưa được 70 lý. Những con sóng cao hàng chục mét, mưa như trút nước ập vào hòng nhấn chìm con tàu.
    Đêm 28.9.2009, chiếc ghe thứ hai này phải thả trôi về hướng nam khi không thể tiến thêm một mét nào. Vật vã đến chiều 29.9.2009, ông Lộc quyết định neo ghe sau ba ngày hai đêm vật lộn vì máy đã yếu hẳn. Điểm neo ghe cách Quy Nhơn 80 lý ngoài khơi. Thoát tâm bão nhưng mọi người vẫn hì hục tát nước, tránh sóng thêm một ngày một đêm nữa. Chiều 30, biển mới tạm yên. Nhiều ngày mặc đồ ướt, không được thay tháo, các vùng kín của mọi người sưng tấy, lở loét. Bão tan, ghe quay về Lý Sơn nhưng đến hôm nay, ai cũng bàng hoàng vì không hiểu sao mình còn sống khi ở tâm bão. ?oTôi cứ nghĩ như có người trên giúp?, ông Lộc thì thầm. Người vợ ở quê mất tin chồng khóc hết nước mắt, bà chỉ tin vào phép màu, khi bão tan, từ chỗ tàu dạt, người chồng gọi điện thoại về nhà.
    Lòng tin
    Cặp mắt của ông Nguyễn Lộc chưa hết đỏ sau nhiều ngày trôi dạt trên biển
    Hai chiếc ghe còn lại là của ông Lê Văn Cương và ông Nguyễn Văn Lộc tuy không bị trôi dạt nhưng cả hai cũng thoát lưỡi hái tử thần chỉ trong tích tắc. Giống như bạn ghe, ông Cương không muốn ghé về đảo Hoàng Sa tránh bão vì rủi ro nơi đây cũng lắm. Gặp tình huống xấu, tuy không mất mạng như khi lênh đênh trên biển nhưng bị cướp đồ đạc, tiền chuộc? sẽ đưa gia đình ông vào một bất hạnh khác.
    Do đánh bắt gần nhau nên khi nghe tin bão, tối 26.9.2009, ông Cương và ông Lộc quyết định nhổ neo chạy vào bờ. Cả hai ghe chạy cùng lúc nhưng rồi máy chiếc ghe của ông Cương trở chứng, ông tụt dần lại sau so với ghe bạn. Ông Cương nhớ lại, chạy được dăm tiếng, ghe tắt máy, ai nấy mặt xanh lè. Bỏ tay lái, ông chui xuống khoang máy cùng thợ. Cả hai loay hoay một thôi, máy nổ. Mừng húm, tất cả lao đi. Nhưng lại chỉ được năm bảy tiếng nữa, máy lại tắt. Lại hồi hộp, rồi tiếp tục chạy. Cứ thế, chạy ?" sửa ?" chạy? đến mờ sáng 28.9.2009, 13 con người đã cảm giác thấy bến quê. Sóng ngút mũi tàu nước ngập lênh láng, nhưng phải cố vì đang ở trong tâm bão. Chiếc ghe nhích chậm dần, 3 rồi 2 lý/giờ. Ráng đến gần 10 giờ sáng, chiếc ghe lọt vô bến. Thoát rồi, người vợ là cô giáo mầm non và ba đứa con đội bão líu quýu ôm chồng trong nước mắt. Ghe của ông vào sau chiếc ghe bạn gần ba tiếng.
    Kể lại chuyện thoát bão, ông Cương vẫn còn rùng mình. Đây là một trong hai chuyến đi biển hãi hùng nhất trong hơn 25 năm làm nghề của ông. Lần trước, vào năm 1992, ghe ông gặp bão ở Hoàng Sa, ghe chìm, người cha và hai người em chết mất xác và lần này. Ông vẫn không lý giải được tại sao mình lại thoát chết hai lần. Nếu cái máy im luôn, không biết sự thể đến đâu?
    Về từ cõi chết, gần tuần nay, Lý Sơn vui như hội. Ngày nào ở các lăng, sở, dinh ở hòn đảo bão tố này đều nghi ngút khói hương và gà heo lễ tạ ơn trên. Ông Lộc nhẩm tính, phải cúng cả tuần mới hết các chỗ, nơi dân biển gửi lòng tin mỗi khi ra khơi kiếm sống. Nghèo khó thì đã rồi, nhưng đã hứa phải làm, không thể bội ước được!

    Bài và ảnh Doãn Khởi
    Bài này đã bị xoá,:
    http://www.sgtt.com.vn/detail24.aspx...009/1006/57802
    Giờ còn bài này, nhưng không biết tồn tại đuợc bao lâu????
    http://www.sgtt.com.vn/Detail24.aspx?ColumnId=24&newsid=57913&fld=HTMG/2009/1008/57913
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 12/10/2009
  4. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Copy bài báo:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Có 1 sứ thần VN khi qua TQ, TQ đã ko cho đi vào cổng mà bắt chui qua... lỗ chó, ông vẫn bình thản chui qua, khi chui qua rồi ông đứng dậy phủi bụi ở tay chân rồi dõng dạc nói lớn : Tục lệ xưa nay thế, qua nước người thì đi cửa người, qua nước chó phải đi cửa chó"
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 00:47 ngày 12/10/2009
  5. ThatWhy01

    ThatWhy01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, Nguyễn Hoàng Vân Trang là bạn thủ quỹ bên nhóm TNV Thụy An tui em đới bác ợ. Hix, tiếc là nhóm k thể chuyển tiền cho các bác trong đợt quyên góp đầu. Hum thứ 7 bạn ý đã chuyển tiền cho bác nhưng chắc cũng chưa kịp gửi msg để báo cáo lại với bác
  6. trangnhv191

    trangnhv191 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Bác Hoàng ơi em là Trang đây ạ, em báo cáo bác muộn quá vì tưởng là tiền nó chưa đến được tài khoản, bác ghi tên là nhóm TNV Thuỵ An ngày 3/10/2009 hộ em bác nhé!
  7. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Cập nhật tình hình quyên góp cứu trợ Lý Sơn (Quảng Ngãi) Đợt 2 tính tới 15h00 ngày 13/10/2009:
    1. Hiền (D&D Cái Chiên): 200k
    2. Vân Anh (D&D Vĩnh Thực): 100k
    3. Abr + PA (D&D Mẫu Sơn): 100k
    4. Phú (D&D Bản Giốc): 300k
    5. Dương (D&D Khâu Vai): 100k
    6. Hoa (D&D Bản Giốc): 100k
    7. Black Vodka (D&D Cồn Cỏ): 500k
    8. Nguyệt Ánh (ban Hồng Anh): 200k
    9. Lê Hoa (bạn của Nguyệt Ánh): 200k
    10. Nguyễn Thu Hà (bạn của bạn Hồng Anh): 300k
    11. Nhóm TNV Thuỵ An ngày 3/10/2009: 3.000k
    12. Hà (D&D Mẫu Sơn): 100k
    13. Loan (D&D MCC-2)
    14. Lan (ban LGchocola): 200k
    15.
    16....
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Tổng số quyên góp Đợt 2 tính đến thời điểm này: 5.400k
    Các bạn tiếp tục quyên góp ủng hộ Lý Sơn Đợt 2, hạn chót sẽ vào thứ Năm tuần này (15/10/2009) sau đó D&D sẽ gửi vào Lý Sơn trao Đợt 2.
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 13/10/2009
  8. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Cập nhật tình hình quyên góp cứu trợ Lý Sơn (Quảng Ngãi) Đợt 2 tính tới 12h00 ngày 14/10/2009:
    1. Hiền (D&D Cái Chiên): 200k
    2. Vân Anh (D&D Vĩnh Thực): 100k
    3. Abr + PA (D&D Mẫu Sơn): 100k
    4. Phú (D&D Bản Giốc): 300k
    5. Dương (D&D Khâu Vai): 100k
    6. Hoa (D&D Bản Giốc): 100k
    7. Black Vodka (D&D Cồn Cỏ): 500k
    8. Nguyệt Ánh (ban Hồng Anh): 200k
    9. Lê Hoa (bạn của Nguyệt Ánh): 200k
    10. Nguyễn Thu Hà (bạn của bạn Hồng Anh): 300k
    11. Nhóm TNV Thuỵ An ngày 3/10/2009: 3.000k
    12. Hà (D&D Mẫu Sơn): 100k
    13. Loan (D&D MCC-2)
    14. Lan (ban LGchocola): 200k
    15. Huyenmeo09 (D&D Lào): 100k
    16. Chầm (D&D Cồn Cỏ): 200k
    17.
    18......
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Tổng số quyên góp Đợt 2 tính đến thời điểm này: 5.700k
    Các bạn tiếp tục quyên góp ủng hộ Lý Sơn Đợt 2, hạn chót sẽ vào thứ Năm tuần này (15/10/2009) sau đó D&D sẽ gửi vào Lý Sơn trao Đợt 2.
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 11:27 ngày 14/10/2009
  9. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết
    Đã hơn 7 ngày trôi qua, trên gương mặt của những ngư dân trở về từ cõi chết nơi biển khơi xa vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi hơn 200 ngư dân của 17 con tàu đánh bắt không chỉ bị bão quật tơi bời, mà còn bị đánh đập, trấn cướp hết tài sản.

    Bị sóng biển quần xéo suốt 3 ngày đêm trôi dạt tứ tán trên đường về với đất liền, những ngư dân đã kể lại cho phóng viên VietNamNet nghe những giờ phút kinh hoàng trên biển, đó là 3 lần thoát chết, hơn 192 giờ nghẹt thở vì cái chết treo lơ lửng trên đầu?

    Nỗi kinh hoàng giữa biển xa

    Hơn 2 ngày đêm bị bão dữ đuổi chạy giữa biển khơi xa, đến khi cùng đường, 17 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đành chạy vào trú bão tại đảo Hoàng Sa lúc chiều tối ngày 28-9.

    Lão ngư Nguyễn Văn Bay, vừa thoát chết trở về cùng 10 thuyền viên trên tàu QNg-5012 vẫn chưa hết bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến những giờ phút kinh hoàng mà theo lời ông kể là chưa từng thấy bao giờ. Lão ngư Nguyễn Văn Bay là một tài công cứng cựa đã từng lướt sóng cưỡi gió, ngạo nghễ trước những trận cuồn phong giữa biển khơi hơn 3 chục năm nay.

    Tàu anh Trương Minh Quang ở Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi trở về trong tơi tả vì bị bão đánh và bị cướp

    Nhưng điều vừa làm ông bàng hoàng đó là cách con người ứng xử với nhau. Ông đã tận mắt chứng kiến những người mặc sắc phục hải quân Trung Quốc đã nhẫn tâm đánh đập, hành hạ những bạn nghề của ông ngay tại đảo Hoàng Sa khi ông cùng hơn chục tàu cá vì cùng đường phải táp vào tránh cơn bão dữ hôm 28-9.

    "Nhận được tin báo bão ngày 27-9, lúc đó tui đang điều khiển tàu ở toạ độ 16,04 độ vĩ bắc và115,01 độ kinh đông. Nhận được tin báo bão, tui cùng thuyền trưởng Nguyễn Văn Tàu ra lệnh cho tàu nhổ neo tìm nơi trú ẩn", lão ngư nhớ lại.

    Người đàn ông chưa từng biết khiếp sợ trước thiên tai kể rằng: Lúc đó bão chưa đến, nhưng gió đã bắt đầu săn lắm rồi. Sóng biển đánh trùm cả buồng lái, không thể chạy kịp về đất liền. Tui cùng anh em tát nước cố giữ tàu để chạy về đảo Hoàng Sa trú bão. Bão đuổi sát phía sau. Lúc đó tàu chết máy, không còn đường nào khác, tui gọi tàu QNg-90078-TS do anh Trương Minh Quang làm thuyền trưởng quay lại kéo tàu.

    Thuyền trưởng, kiêm chủ tàu QNg-90078-TS Trương Minh Quang bất chấp hiểm nguy quay trở lại kéo tàu QNg-5012 bị chết máy trên đường chạy bão đuổi phía sau cùng với 14 tàu của bà con Lý Sơn đến trước khu cảng Cẩu tại quần đảo Hoàng Sa lúc đó khoảng 15 giờ chiều ngày 28-9. Lập tức đạn từ trên các tàu quân sự đang neo đậu trong cảng bắn ra xối xả.

    Tài công Nguyễn Văn bay kiểm tra lại tàu bị cướp sau khi trở về đất liền

    Thuyền trưởng Trương Minh Quang, người đồng nạn với ông Bay tiếp lời: ?oTrong lúc bấn loạn bão đuổi sau lưng, đạn bắn trước mặt, anh em trên các tàu quyết định đưa tàu ra xa cảng neo đậu. Đồng thời gọi điện về báo cáo với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi để can thiệp giúp đỡ.

    Đến 21 giờ tối cùng ngày, gió giật mạnh, sóng lớn đánh trùm cả 17 tàu với hơn 200 con người (Trong đó 14 tàu của bà con đảo Lý Sơn và 3 tàu của xã Bình Châu, huyện Bình Sơn-P.V). Không chịu nổi với gió giật, lại mất liên lạc với đất liền. Không còn đường nào khác, anh em trên các tàu quyết định treo cờ trắng, đồng loạt nổ máy lao vào đảo Hoàng Sa mới có cơ may sống sót.

    Rất may lúc đó gió thổi quá mạnh, đạn trên các tàu quân sự không bắn nữa, anh em trên các tàu của tụi tui mừng húm, ôm nhau khóc và bảo: Sống rồi??

    Thoát bão, gặp cướp

    Sau hơn 2 ngày đêm trú tại đảo Hoàng Sa bị bão đánh tơi bời, bị người lạ xua đuổi, nhưng may mắn tất cả đều bình yên vô sự. Bão tan, trời yên, biển lặng, cả đoàn 17 tàu hối hả nhổ neo rời cảng để tiếp tục hành trình ra khơi.

    Khi cả đoàn tàu nhổ neo chuẩn bị rời cảng thì bất ngờ một tàu chiến mang số hiệu 1312 đứng chắn ngang đường. Đồng thời một nhóm người lạ mặt mặc sắc phục hải quân Trung Quốc với súng ống trên tay cùng búa tạ, rìu, xà beng?nhảy sang các tàu của bà con ngư dân kiểm tra giấy tờ và lục soát.

    Thuyền trưởng Trương Minh Quang và thuyền viên Lê Trầm kể chuyện tàu bị bão đánh và bị cướp khi trú bão

    Theo mô tả của thuyền trưởng Trương Minh Quang: ?oLúc đó tui quá bất ngờ, chỉ nghe được một câu của nhóm người từ trên tàu chiến nhảy sang bảo: Thuyền trưởng đâu? Tui bước lên thì lập tức những họng súng đen ngòm chĩa vào bắt tui đưa tay lên đầu.

    Một người lực lưỡng tiến đến bóp cổ tui và bắt đầu lục soát trên người tui và lấy đi chiếc đồng hồ, dây chuyền vàng cùng khoảng trên 800.000 đồng trong túi. Quá hoảng sợ, tui bảo anh em lột hết đồ đưa cho họ để khỏi bị đánh và giữ mạng sống. Còn người là còn của mà??

    Một ngư dân khác cùng tàu với anh Quang là Trương Văn Trầm có lẽ trông to con, nên bị đánh phủ đầu bằng mấy bạt tai ngã chúi xuống sàn tàu và bị bóp cổ. Chưa hết, chúng nhẫn tâm lột nốt chiếc đồng hồ trên tay người ngư dân đáng thương này.

    ?oHọ đông quá, lại có vũ khí cùng rìu, búa?, tui sợ quá núp sau buồng lái thì một người cao to bước đến giáng thẳng vào mặt tui hai bạt tai, máu chảy tràn lên mặt, tui bất tỉnh ngã ra sàn tàu?? Anh Trầm kể lại trong nỗi bàng hoàng.

    Chưa buông tha, những người này còn dùng búa đập phá một số phi đựng nước và không quên cướp luôn mấy thùng dầu, máy Icom đường dài, máy tầm ngư, máy định vị. Rồi họ còn thẳng tay dùng búa chặt đứt toàn bộ dây lặn và cướp toàn bộ số hải sản trước khi bỏ sang tàu khác. Rất may là chiếc la bàn gắn trước buồng lái bọn chúng không lấy, nên còn cái để mà biết phương hướng tìm đường chạy về.

    Cùng chung số phận với tàu của anh Quang, chiếc tàu gặp nạn chết máy trên đường chạy tránh bão được anh Quang kéo chạy tránh bão của ông Nguyễn Văn Tàu cũng cùng chịu chung thảm nạn cướp giật, đập phá, và thuyền viên bị đánh bầm dập.

    Cũng theo lời ông Quang: nhóm của ông vẫn may hơn nhiều ngư dân trên các tàu ở Lý Sơn. Do các tàu này đã tìm cách cất giấu tài sản trước khi bọn cướp ập đến, vì không thấy đồ có giá trị, nên nhóm lính này đánh đập các ngư dân rất dã man bắt khai chỗ giấu máy móc và tài sản.

    Nhiều thuyền viên trên tàu của ngư dân Lý Sơn bị đánh tơi bời rất thương tâm. Câu chuyện kinh hoàng trong những ngày tránh bão số 9 tại Hoàng Sa được cha con ông Dương Văn Thọ kể lại với gương mặt vẫn chưa hết kinh hoàng.

    Sáng 30.9, khi tàu chuẩn bị nhổ neo ra khơi thì tàu ông bất ngờ bị một toán người súng ống lăm lăm trên tay nhảy lên. "Lúc đó, tui và anh em trên tàu bất ngờ, vì cứ đinh ninh rằng tàu của bà con mình cũng như tàu các nước khác vào tránh bão xong là đi, nên chắc không bị tra hỏi.

    Ai ngờ cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán cướp là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: máy Icom, máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị?Toàn bộ tài sản trên tàu bị cướp sạch chỉ còn lại duy nhất con tàu với chiếc la bàn. Cướp xong, toán người này bỏ sang các ghe khác??, ông Thọ vẫn nhớ tường tận.

    Thấy người lạ nhảy lên các tàu phía ngoài, các ông Lê Đủ, ông Nguyễn Lưu?đã tranh thủ tìm cách cất giấu tài sản khi nhóm người này chưa kịp tiến đến gần. Do vậy khi không thấy tài sản, họ đã xông vào đánh đập dã man các thuyền viên.

    Khi nhóm cướp nhảy lên tàu cầm dao dí vào mặt hỏi máy Icom đâu? Ông Đủ lắc đầu trả lời không biết. Cùng lúc đó sợi dây chuyền trên cổ ông lòi ra. Lập tức một tên đứng gần lao vào giật sợi dây đút ngay vào túi.

    Các tên khác trong nhóm cướp ra hiệu cho mọi người trên tàu lột đồ trong túi. Biết sẽ bị đánh, nên ông Đủ móc điện thoại và số tiền còn để chúng không đánh bạn ghe.

    Vậy mà trước khi bỏ đi, nhóm người này còn cầm búa bằm nát tám cuộn dây lặn. Nhưng hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu).

    Tàn nhẫn hơn, khi thấy em Lê Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai tên xốc thằng bé đặt nằm vắt mình bên cửa cabin tàu bắt đầu tra tấn.

    ?oHai tên to vật vã bắt đầu đấm đá, tát tai làm em tối tăm mặt mũi. Rồi giày đinh thi nhau đá vào mạn sườn, em bị ngất lúc nào không hay. Đến lúc đó bọn chúng mới bỏ đi?? Em Lê Hợp kinh hãi kể lại.

    Thấy toán lính nhảy xuống các tàu bên, hai cha con ông Lưu đã kịp thời chôn máy móc, điện thoại vào thùng gạo ở gầm tàu.

    Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn những người trên tàu để tìm điện thoại. Cả hai cha con bị đánh rất nặng, đứa con tên Tâm, 19 tuổi, sau hàng loạt cú đấm vào mặt máu chảy đầm đìa và giày đinh đá vào mạn sườn không chịu nổi đòn đau đã phải khai ra nơi cất giấu.

    Trận đòn cứ thế tiếp diễn và càng nặng hơn. Cả hai cha con ông Lưu và 12 thuyền viên trên tàu bị đánh nặng nhất vì tội ?onói dối, không chịu khai?.

    Ông Lưu nhớ lại: ?oHơn 30 phút đánh đấm trên tàu, khi 13 thuyền viên trên tàu mặt đầm đìa máu và ngã gục vì ngất, cuối cùng đám lính cũng bỏ đi, nhưng không quên đập phá những gì có thể và cướp tất cả đồ đạc, trừ chiếc la bàn gắn trên cabin, vì nó không có giá trị??

    "Toàn bộ máy móc thiết bị đều bị cướp..." thuyền trưởng Trương Minh Quang kể và chỉ vị trí bị đánh cướp trên tàu

    Cuộc bố ráp, cướp bóc, đánh đập tàn nhẫn các ngư dân trên 17 tàu của bà con xã An Hải đảo Lý Sơn và Bình Châu, Bình Sơn Quảng Ngãi diễn ra từng chiếc tàu một. Xong tàu này, chúng nhảy ngay sang các tàu khác.

    Vẫn điệp khúc đánh, đe doạ bằng vũ lực, bằng những họng súng đen ngòm, bằng dao, búa, xà beng và cướp tất cả những gì trên tàu có thể cướp được. Đập phá tất cả những gì chúng nhìn thấy, từ máy móc, thực phẩm, thùng chứa nước ngọt đều bị băm thủng, đập bể.

    Tính bình quân, tài sản gồm máy móc phục vụ đánh bắt như Icom, định vị, dây lặn, dầu?mỗi tàu bị mất khoảng 80 triệu đồng. đó là chưa kể những thiệt hại khác không thể tính được bằng tiền.

    Sau hai ngày đêm bị bão đánh tơi tả. Khi bão tan, lại bị cướp và bị đánh, 17 tàu đánh bắt của bà con ngư dân lại càng tả tơi hơn. Trên đường trở về đất liền, các tàu đánh bắt không còn máy móc liên lạc, chỉ trông chờ vào chiếc la bàn nhỏ xíu dò dẫm tìm đường về và tiếp tục bị sóng biển sau bão tiếp tục đánh trôi dạt tứ tán.

    Thu thập thông tin ngư dân bị ngược đãi
    Trao đổi hôm 13/10 về thông tin hơn 200 ngư dân VN khi trú bão số 9 tại quần đảo Hoàng Sa bị người phía Trung Quốc đánh đập, cướp bóc, cả ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam và ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội, đều cho biết đã biết thông tin về vụ việc này.
    Theo ông Trần Cao Mưu, đến chiều tối 13/10, Hội vẫn chưa nhận được báo cáo hay văn bản chính thức từ phía chính quyền tỉnh Quảng Ngãi về vụ việc. Tuy nhiên, lãnh đạo Hội đã cơ bản nắm bắt được tình hình.
    Dù chưa nhận được báo cáo, nhưng theo ông Mưu, nếu đúng như những gì báo chí đưa tin thì đây là sự việc nghiêm trọng và lãnh đạo Hội đã thống nhất: Khi nhận được báo cáo chính thức của Quảng Ngãi, Hội Nghề cá Việt Nam sẽ có văn bản chính thức gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối hành động ngược đãi ngư dân.
    Ông Mưu cho rằng hành động ngăn cản, không tiếp nhận và cứu hộ người bị nạn khi gặp bão trên biển của bất kỳ ai đều là hành động không nhân đạo, không tuân thủ quy định quốc tế về cứu hộ người gặp nạn trên biển.
    Đặc biệt, ngược đãi, đánh đập ngư dân, trong đó có trẻ em và cướp bóc, phá hoại tài sản, ngư cụ của ngư dân sau khi đã cho trú tránh bão là một hành động dã tâm.
    Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn để thu thập thông tin từ các ngư dân bị phía Trung Quốc hành hung, tịch thu tài sản trong lúc 21 tàu xa bờ vào quần đảo Hoàng Sa trú bão số 9.
    Ngay sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tỉnh Quảng Ngãi sẽ có văn bản báo cáo chính thức gửi Bộ Ngoại giao và Hội Nghề cá Việt Nam để có giải pháp can thiệp, bảo vệ quyền lợi cho ngư dân. (Tuổi Trẻ)

    Hoàng Anh
    http://vietnamnet.vn/xahoi/200910/Chuyen-ke-cua-nhung-ngu-dan-tro-ve-tu-coi-chet-873607/
  10. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Tình hình thiệt hại bão số 9 ở Huyện Đảo Lý Sơn tính đến ngày 30/09/2009
    Tôi đã từng chứng kiến cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho miền trung mà nhất là TP. Đà Nẵng những năm sinh viên, lúc đó thấy mọi người dân thật bàng hoàng vì lần đầu tiên chứng kiến cơn bão nặng nề như thế, còn đối với tôi, một người con đất đảo thì cơn bão đó cũng như nhiều cơn bão khác. Nhưng lần này tại quê mình tôi đã từng chứng kiến nhiều cơn bão nhưng cơn bão này theo ông bà nhưng người lớn nhận xét đây là cơn bão lớn nhất mà ông bà tôi từng trãi. Theo dự báo thì mắt bão ?okinh hoàng? rộng đến 20-30km. Nhờ sự kiên cố về nhà cửa nhiều năm chống chọi với bảo nên người dân nơi đây mỗi lần xây nhà rất kiên cố để chống chọi với từng đợt bão, nhưng cơn bão trước, những năm trước dù có thiệt hại, nhưng đến cơn bão năm nay tôi từng chứng kiến thật thảm khốc nhà cửa, cây cối, tàu thuyền điêu tàn... theo tôi biết thì cơn bão gió có khi giật cập 13, cấp 14 và thời gian kéo rất dài suốt từ 17 giờ ngày 28/9/2009 đến tận 16 giờ ngày hôm sau (kéo dài gần 1 ngày đêm, khác với những cơn bão khác gió chỉ thổi mạnh từ 1 đến 2 giờ đồng hồ).
    Sau đây là báo cáo nhanh của chính quyền địa phương với Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
    Ngày 27/9 bão số 9 tuy còn cách đất liền 470km, nhưng trên đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8, cấp 9 và có mưa rất to, suốt từ 17 ngày 28/9/2009 đến 16 gìơ ngày 29/9/2009 trên địa bàn huyện Lý Sơn có gió cấp 12, cấp 13, giật 14, 15, lượng mưa trên 300mm, sóng biển dữ dội cao từ 6-8m, cơn bão rất mạnh đến nhanh và có sức tàn phá, nhân dân Lý Sơn đã chống chọi 2 ngày 1 đêm với cơn bão số 9 nhưng gió bão và sóng biển đã gây thiệt hại rất lớn đối với địa bàn đảo Lý Sơn như sau:
    Về người:
    Có 02 người chết, ông Trần Toàn 71 tuồi ở thôn Đông xã An Vĩnh, ông Trần Hộ 40 tuổi ở Thôn Đông xã An Vĩnh và 04 người bị thương.
    về nhà ở:
    Làm hư hỏng trên 80% khoảng 2300 ngôi nhà bị tốc mái, sập tường... trong đó sập hoàn toàn 40 ngôi nhà (số liệu được cập nhật đến 9 giờ ngày 30/9/2009 và có thể tăng thêm).
    Về cơ quan hành chính, sự nghiệp, các công trình của nhà nước:
    tất cả 100% các công trình cơ quan hành chính, sự nghiệp đóng trên địa bàn huyện Lý Sơn đều bị hư hỏng nặng, như nhà làm việc huyện ủy, UBND huyện, chi cục thuế, ngân hàng chính sách, đồn biên phòng 328, UBND Xã An Vĩnh, các trường học...tốc mái tôn, sập bờ tường, bể cửa kính, ướt tài liệu và máy vi tính.
    Đường dây và trụ điện thắp sáng bị đứt, gẫy; trụ, dây truyền thanh, dây điện thoại bị ngã đỗ khoảng 200 trụ; trụ phát sóng của viettel, cần Icom của ban PCLB bị gẫy; làm mọi thông tin liên lạc trên địa bàn bị tê liệt hoàn toàn từ ngày 28 đến nay.
    Cầu cảng Lý Sơn bị sập đỗ phần chữ T, đường giao thông nhiều đoạn bị sạt lở nặng gây ách tắt giao thông, mương thoát nước bị vỡ làm một số khu vực nhà dân ngập 1m-1,5m như khu vực sau UBND xã An Hải, xóm Vò Vò Xã An Vĩnh.
    Sóng biển to, cao đã cuốn trôi 20 nhà dân và làm hư hỏng nặng bờ kè biển của nhân dân, xâm thực có đoạn từ 3m-10m, dài khoảng 500m.
    Về ngư nghiệp:
    Tàu đánh cá của ông Nguyễn Văn Thiện số tàu QNg 6308TS, công suất 74CV gồm 14 ngư dân và tàu ông Nguyễn Văn Lộc QNg 96307TS, công suất 160CV gồm 15 ngư dân trên đường đi vào bờ đã bị mất liên lạc từ 18 giờ 30 ngày 28/9/2009. Do sóng to gió lớn đánh chìm 28 chiếc tàu lớn nhỏ (12 chiếc neo tại vũng còn lại 16 chiếc tại địa bàn xã An Vĩnh).
    về Nông nghiệp:
    cây trồng:
    Toàn bộ hoa màu hiện có trên tất cả cánh đồng của huyện bị dập nát và mất trắng 100%, khoảng 150 ha hành, 2 ha rau các loại, hư hại trên 200 ha đất vừa cải tạo xong chuẩn bị trồng vụ tỏi Đông Xuân 2009.
    Chăn nuôi:
    Hầu hết các chuồng trại của các hộ sập hoàn toàn.
    Cây ăn quả bị ngã đỗ 90%, cây cảnh ngã đỗ 70%.
    Về lâm nghiệp:
    Cây trồng trên các đồi núi bị ngã gẫy trên 80%.
    Riêng xã An Bình chưa nắm được thiệt hại do bị cô lập hoàn toàn.
    Nhìn chung thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra là rất nặng ước tính khoảng trên 500 tỷ đồng.UBND huện đã chỉ đạo BCH PCLB huyện, các đơn vị lực lượng vũ trang, UBND xã đang tập trung chỉ đạo giúp dân khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra. Đồng thời thống kê, rà soát thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra để có số liệu chính thức báo cáo UBND tỉnh, BCH PCLB tỉnh, các cấp các ngành có liên quan biết và có hướng chỉ đạo tiếp theo.
    Trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ làm việc ngắn ngủi với Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đã tranh thủ báo cáo và đề nghị với Phó thủ tướng Chính phủ một số vấn đề sau:
    Qua thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra, Đảng bộ, chính quyền huyện kính đề nghị Phó thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh có hướng hỗ trợ để nhân dân sớm khắc phục thiệt hại và ổn định đời sống nhân dân trên đảo:
    1.Đề nghị sớm sửa chữa lại cầu cảng Lý Sơn vì đây là tuyến giao thông huyết mạch giữa đảo với đất liền, là nơi tàu thuyền cập cảng chở khách và hàng hóa.
    2.Đề nghị sớm triển khai giai đoạn 2 vũng neo đậu tàu thuyền, trước mắt cần mở rộng cửa ra vào và nạo vét lòng vũng.
    3.Hỗ trợ nhà dân bị sập, nhà bị tốc mái.
    4.Hỗ trợ 02 chiếc thuyền bị mất tích và tàu thuyền bị chìm.
    5.Hỗ trợ cây trồng của nhân dân bị thiệt hại.
    6.Hỗ trợ công cải tạo đất do đất cát bị rữa trôi, ngập lụt.
    7.Hỗ trợ để sửa chữa các cơ quan, bệnh viện, trường học.
    8.Hỗ trợ kinh phí để sửa chữa các tuyến đường giao thông, cầu cống, kênh mương, kè chắn sóng của nhân dân bị hư hỏng khoảng 70 tỷ đồng.
    9.Đề nghị xây dựng hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoát nước trên đảo.
    2 tàu mất tích trong tâm bão đã về đến nơi, rách nát, tơi tả, nhưng không thiệt hại về người.
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH THIỆT HẠI SAU BÃO SỐ 9 TRÊN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN: xin xem tại link: http://lyson.forum-viet.net/forum-f3/topic-t156.htm#374

Chia sẻ trang này