1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DnD Global GROUP: Lý Sơn - Quy Nhơn (13-22/07/12) Lý Sơn-3 ngày hè trên đảo Bé, Quy Nhơn vào hội

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi D_and_D, 03/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    D&D NEWS: Chương trình mừng giỗ tổ đón ngàn năm Thăng Long văn hiến.
    Đầu năm Kỷ Sửu D:-)D 15 người con đã ngược dòng Hồng Hà lên núi. Vì vậy, mùng 10 tháng 3 năm nay, 15 giọt máu lạc hồng sẽ theo An Tiêm cưỡi sóng ra biển gieo hạt mầm du lịch. Đất Lạc Long, biển Âu Cơ đã dành cho con cháu, chuyến đi này bắt đầu cho hành trình biển đảo năm nay, với Đích Đến là: tắm biển Nghi Sơn, ngắm cảnh Hòn Mê
    Thông tin về Hòn Mê rất ít để có thể tìm hiểu trước, cho nên chuyến đi khám phá này rất cần thiết.
    Tiếp sau Hòn Mê sẽ là đảo thanh niên tương lai với những bãi cát trắng, biển xanh, mây bạc: đảo Trần.
    Những hòn đảo trên còn vắng bóng chân khách lữ hành, nên chuyến đi sẽ rất cần thiết.
    Chuẩn bị sẵn hành trang đi là vừa các bạn à!
  2. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Như thế sẽ đi vào sáng thứ 6 - 23/4 , và về HN vào CN - 25/4 đúng không anh?
  3. bukhu

    bukhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
  4. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Đúng thế, D&D sẽ đi sáng thứ 6 và về chiều tối CN. Chuyến đi này sẽ ghé thăm 1 số điểm trên đường Hồ Chí Minh or QL1 như cầu Hàm Rồng, thành nhà Hồ, đảo cò, nói chung là các điểm trong chuyến D&D Tĩnh Gia chưa đi.
    Mụ già bukhu có đi k đấy? Lướt chổi qua đây mà k nói gì?
  5. ngthihp

    ngthihp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2009
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Bác Hoàng cho biết phương tiện dự kiến đi. Em còn lên kế hoạch lừa mụ vợ ở nhà đi hú hí
  6. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Dự kiến sáng thứ Sáu đi từ 9h sáng, ăn trưa Ninh Bình, dê nhé.
    Chiều tắm biển Tĩnh Gia. Ăn tối tại Tĩnh Gia
    Tối không ngủ ở Tĩnh Gia, vì dịp này phòng đắt, đông.
    Sáng thứ Bảy ăn sáng xong lên tàu đi Hòn Mê. Đem theo đồ ăn và đồ bơi.
    Lên đảo thăm quan 1 vòng quanh đảo và giao lưu với bộ đội, sau đó tăm biển, ăn trưa tại bãi biển.
    Chiều lên tàu về đất liền.
    Ăn tối ngủ nghỉ tại biển Nghi Sơn.
    Sáng Chủ Nhật lên xe quay về, trên đường đi ghé thăm cầu Hàm Rông (vừa đc trùng tu lại), thành nhà Hồ, biển Hải Tiến.
    Ăn trưa tại biển Hải Tiến.
    Nghỉ ngơi, chiều về Hà Nội
    Phương tiện: xe 16 chỗ, tàu biển ra đảo (đảo cách đất liền 11km).
    Thành phần: thành viên D&D cũ.
    Chi phí: dự kiến 1,5 - 1,8 tr
    Khi đi nhớ chuẩn bị đồ chống nắng, bikini..., đồ ăn cho 1 buổi trưa trên đảo
    Kính báo! :-)
  7. ngthihp

    ngthihp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2009
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Hơ. Vậy em xuất phát từ HP khoảng 8h, tới khoảng 10h tới Nam Định city, cafe đợi đội nhà lướt qua xốp. Quá đẹp, mỗi tôi chưa tính ra chiều về thế nào . Ko sao, em khắc phục đc, bác trưởng cho em một cái dập dòm xịn nhé.
  8. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Quần đảo Hòn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia, nằm ở phía nam tỉnh Thanh Hóa và cách đất liền 11km. Toàn quần đảo có diện tích khoảng 450ha bao gồm đảo Hòn Mê có diện tích 420ha và hơn 10 đảo nhỏ. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trong năm là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Trên đảo hiện nay vẫn chưa có dân định cư, chỉ có đơn vị bộ đội đóng quân. Tuy nhiên, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác(1).
    Theo kết quả điều tra mới đây, khu vực quanh đảo Hòn Mê đã ghi nhận được 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống bao gồm 133 loài thực vật phù du, 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Các rạn san hô đang bị suy thoái nghiêm trọng , nhiều nơi chỉ còn lại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites và có độ phủ không cao, bình quân dưới 30%(2). Các loài sinh vật biển cần được bảo vệ trước hết là nhóm san hô tạo rạn, tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm và một số loài rong biển. Các khảo sát về hệ sinh vật trên đảo còn thiếu, tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ cho thấy rừng mưa nhiệt đới trên đảo được bảo tồn khá tốt với độ phủ cao. Trên đảo có rất nhiều khỉ và một số loài động vật khác như sơn dương, chồn và sóc.
    Đảo Mê thuộc huyện Tĩnh Gia nhưng chủ yếu được lực lượng quân đội trên đảo quản lý trực tiếp. Theo đề xuất của Bộ KHCN&MT (1999), KBTB Hòn Mê sẽ bao gồm toàn bộ đảo và phần nước xung quanh cách bờ đảo ít nhất 3km với tổng diện tích khoảng 5.600ha. KBTB đề xuất Hòn Mê hiện nay là một trong mạng lưới các KBTB Việt Nam. Trong tương lai, việc thiết lập KBTB Hòn Mê là rất cần thiết, cơ quan quản lý tại địa phương cần nghiên cứu và với sự hướng dẫn của Bộ Thủy sản sớm triển khai thành lập khu bảo tồn này để bảo vệ các quần cư và nguồn gien quý hiếm cho vùng biển ven bờ Bắc Trung bộ.
    Quần đảo nằm phía đông cách cửa Bạng khoản mười cây số, trong đó Hòn Mê lớn nhất và xa bờ nhất, hòn Biện sơn gần cửa biển nhất, có dân sinh sống ở đây và có một họ lẻ gọi là họ Biện Sơn thuộc giáo xứ Ba Làng. Trong những ngày đép trời, đứng từ cửa Bạng, người ta trông thấy quần đảo này rất rõ . Thế nhưng những tháng có gió nồm, trời mù mịt, người ta chỉ thấy quần đảo này mờ mờ ảo ảo thôi.
    Trong những thập niên cuối 40 mươi và bán thập niên năm mươi, ban đêm có nhiều tầu chiến của hạm đội Pháp thường neo để yểm trợ cho những công tác tuần dương của họ. Từ núi Thủi phía bắc hay núi Do, phía nam cửa Bạng, người ta nhìn ra thấy tầu bè nhập nhô, ban đêm đèn điện sáng choang cả một vùng. Những ghe chài đánh cá hay đa số là những mảng luồng dân chúng dùng đi câu ngoài khơi, thường có dịp cặp lại bên các chiến hạm để xin dầu nhớt hay quà bánh. Chiến hạm pháp cũng nhân cơ hội này để lấy tin tình báo ở trong đất liền.
    Cửa Bạng là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử truyền giáo cho tới ngày nay hầu như dân chúng sống tại cửa Bạng, tức làng Do Xuyên không còn vết tích gì liên hệ tới giáo hội Công giáo. Người ta nói tới Ba Làng, là giáo xứ lớn vào hàng nhất của giáo phận Thanh Hóa, nằm cách cửa Bạng mấy cây số về phía bắc. Sở dĩ gọi Ba Làng vì giáo xứ này được thành lập chiếm diện tích của ba thôn : Như Xuân, Ngoại Hải và Sung Mãn. Đây là một giáo xứ có lòng đao. Nói về kinh tế thì dân Ba Làng sống phồn thịnh, sầm uất nhờ vào việc đánh cá và làm mắm. Nước mắm Cửa Bạng bán khắp miền Bắc và miền Trung. Nổi tiếng là nước mắm đầu nõ ( nước mắm nhỏ giọt, chảy từ vòi của một thùng mắm lớn cỡ một gian nhà đã ướp nhiều thập niên, một ngày chỉ được một ly thôi), người ta chỉ mở nút lấy nước mắm khi trời mùa xuân bắt đầu nổi gió nồm ( gió nam). Cũng chính vì tính cách thương mại, trẩy thuyền đi khắp các nơi mà những nhà truyền giáo đầu tiên khi tới giảng đạo ở cửa biển này đã có cơ hội theo những thương thuyền chở nước mắm để đi giảng đạo ở đất Bắc.
    Trở lại vấn đề truyền giáo ở địa phận đàng ngoài, theo giáo sử thì thánh Inhaxio, sau khi lập dòng Tên ở Bồ Đào Nha vào năm 1540. Tháng 4 năm 1541 ngài đã sai thánh Phanxicô đi tầu vòng qua Phi Châu, sau 13 tháng, thánh Phanxicô đã đến An Độ. Tại đây ngài lập nhà thương, săn sóc bệnh nhân kèm theo việc truyền giáo. Ngài đã rửa tội nhiều ngàn người. Sáu tháng sau, ngài tới Mã Lai giảng đạo. Nhờ sự quen biết với một người quí phái Nhật Bản tên Hashiro. Năm 1547 thánh Phanxicô cùng hai cha nữa rời Mã Lai đi Nhật cùng ông Hashiro . Vì gặp bão lớn, chiếc tầu đã ghé hòn Mê (ngoài cửa Bạng) để trú. Truyền thuyết kể lại, chẳng may cỗ tràng hạt thánh nhân cầm trong tay rớt xuống biển, một con ghe đã mang lên trả lại cỗ tràng hạt cho ngài . Thánh Phanxicô ban phép lành cho nó. Từ đó tại vùng hòn Mê, hòn Biện Sơn, có những con ghẹ mang hình thánh giá ở mu, người Ba Làng gọi là ?oghẹ thánh giá?. Người ta cũng tìm thấy tại cửa chính vào nhà thờ Tôn Đạo thuộc giáo phận Phát Diệm, chiếc cửa có chạm trổ cảnh trí và trong cảnh trí đó có hình con ghẹ trên mu nó mang hình thánh giá.
    Cũng tại cửa Bạng, cha Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) và cha Pêdrô Marquez tới cửa Bạng vào chính ngày lễ thánh cả Giuse ( 19 tháng 3 năm 1627 ) và giảng đạo tại làng Do Xuyên ngay phía bắc cửa biển, bên tả ngạn sông Cửa Bạng. Từ cửa Bạng các ngài đã ra Bắc giảng đạo.
  9. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Nếu một lần được đặt chân lên đảo Mê ?" đảo tiền tiêu trên vùng biển thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa- để tham quan cảnh biển, cảnh đảo và được nghe cán bộ, chiến sĩ phân đội S8, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa kể những câu chuyện ?ochỉ có ở đảo Mê? thì chắc hẳn không có gì ấn tượng và thú vị bằng...
    Cầu nối giữa đảo Mê và đất liền chính là Trạm hậu cứ của phân đội S8 đóng tại cửa biển xã Hải Bình. Trạm có 2 chiếc tàu, mỗi tuần lần lượt thay nhau vận chuyển hàng, vật tư, thực phẩm ra đảo. Với những cán bộ, chiến sĩ của Trạm hậu cứ thì con đường độc đạo nối đất liền với đảo như là một dải khăn xanh trên mặt biển.
    Để giúp tôi hiểu rõ hơn câu nói trên, Đại úy Nguyễn Đức Tám, Trạm trưởng Trạm hậu cứ chỉ tay vào những con sóng trước mũi tàu nói: ?oĐường ra đảo Mê không xa, nếu biển lặng, đi bằng tàu cỡ nhỏ từ cảng Hải Bình cũng chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ, tương đương với gần 10 hải lý. Thế nhưng nếu người lái tàu không phải là người dày dạn kinh nghiệm, thông thuộc luồng lạch và những dải đá ngầm, thì không thể đưa tàu đến đích an toàn được. Ngay cả ngư dân thổ địa ở đây cũng ít người dám cầm lái đưa tàu đến đảo Mê nếu không có hoa tiêu của đảo dẫn đường?.
    Hơn một giờ, ngồi trước mùi tàu, ngắm từng con sóng, đi qua những ?ohòn Bằng?, ?ohòn Vát?... tôi mới hiểu: Tại sao huyện Tĩnh Gia trước kia lại được gọi với cái tên là Ngọc Sơn và câu nói ?oNgọc Sơn trung tú vạn niên cơ? (nghĩa là: Ngọc Sơn tập trung cảnh đẹp có nguồn gốc vạn năm) quả không ngoa chút nào với vùng đất, vùng biển này. Cụm đảo Mê phân bố trên diện tích 10km2 mặt biển, là một trong những thắng cảnh hùng vĩ nhất cả nước có đầy đủ các yếu tố về hải - giang - sơn - thuỷ. Cụm đảo Mê cũng có tên chữ là ?oThập bát Mã Sơn?. Những khi trời yên biển lặng, mặt biển xanh lam màu bích ngọc, nhìn đủ 18 hòn núi lớn bé của cụm đảo Mê không khác gì một đàn ngựa ung dung gặm cỏ giữa thảo nguyên bát ngát xanh rờn...
    ?oĐảo Mê, có diện tích hơn 4 ki-lô-mét vuông, độ cao trung bình so với mặt biển 175m, đỉnh cao nhất 250m. Xung quanh đảo chủ yếu là vách đá dựng đứng, chỉ có 2 bãi cát ở chân đảo phía Bắc và phía Nam, thuận lợi cho tàu thuyền tiếp cận đảo, nhất là khi có bão tố. Toàn bộ hòn Mê là những cánh rừng nguyên sinh tương đối phong phú đa dạng các hệ thực vật, động vật. Ngư trường quanh cụm đảo Mê cũng dồi dào hải sản quý, hiếm...? ?" đó là những lời giới thiệu đầu tiên về đảo Mê mà Thiếu tá Trần Ngọc Bình, Chính trị viên phó của đảo nói khi tôi vừa đặt chân lên đảo.
    Trên đường ?oleo? lên sở chỉ huy của đơn vị, thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp những cán bộ, chiến sĩ khoác những chiếc ba lô căng phồng, nặng nhọc bước từng bước chân ngược lên đỉnh núi. Trung úy Nguyễn Duy Hữu, Trung đội trưởng Trung đội 1 cho biết, do đặc điểm địa lý của đảo, nên phân đội S8 phải phân công cho từng trung đội, đóng quân trên các vị trí khác nhau của đảo, thường là từ bình độ 150 trở lên. Mùa mưa thì anh em thay nhau hứng nước để dự trữ, còn mùa khô thì các trung đội đóng ở trên cao thường thiếu nước ngọt, phải về tận sở chỉ huy Tiểu đoàn để lấy nước về phục vụ sinh hoạt cho bộ đội. Trước kia nước được vận chuyển bằng can 20 lít và phải cần có 2 người khiêng. Sau anh em nảy ra sáng kiến, lấy áo mưa lót bên trong ba lô để đựng nước, vừa dễ mang lại hiệu quả. Việc vận chuyển nước ngọt chẳng cứ là chiến sĩ hay cán bộ, ai tiện đường đi công tác đều tự giác mang từng ba lô nước ngọt về cho anh em dùng chung.
    Trên đảo Mê, xung quanh các điểm đóng quân của đơn vị S8 luôn xanh ngắt bởi những vườn rau, cây ăn quả, cây lấy bóng mát... Để có thể phủ xanh doanh trại, bộ đội đảo Mê đã "cõng" hàng nghìn mét khối đất, nước ngọt để ươm mầm cho những cây xanh...
    Đại úy Lê Bá Bằng ?" Đảo trưởng kể rằng: Trước đây xung quanh đơn vị chỉ có một mầu nâu ?" mầu của núi đá. Mùa hè, bộ đội phải huấn luyện dưới trời nắng gắt, không một bóng cây để tạm nghỉ giữa giờ, nhưng khổ nhất vẫn là thiếu rau xanh trong mỗi bữa ăn. Có khi, biển động, cả tháng trời không có tàu ra, bữa ăn của bộ đội chỉ có đồ hộp và cá khô.
    Chỉ cần có đất và nước ngọt là có thể trồng được rau xanh. Suy nghĩ trên đã biến thành quyết tâm đối với mỗi người lính đảo. Vào những ngày nghỉ, giờ nghỉ, anh em lại thay nhau, người lấy đất, người xếp đá thành từng bức tường rào vững để ngăn không cho đất trôi đi, người xây bể để trữ nước ngọt. Cứ thế, như con kiến tha lâu cũng đầy tổ. Một vườn rau được nhân lên thành nhiều vườn rau, loại rau khác nhau.
    Nhìn bộ đội thu hoạch những cây rau cải mập, xanh mướt, anh Bằng nói: ?oKhi thu hoạch những luống rau đầu tiên, anh em trên đảo ai cũng xúc động. Có rau xanh trong bữa ăn mà không tin đấy là rau của mình trồng được?.
    Bây giờ thì trên đất liền có rau gì thì bộ đội đảo Mê đã trồng được thứ rau đó. Vào mùa mưa, những luống rau được tưới nước ngọt thường xuyên, lớn nhanh thư thổi, bộ đội ăn cũng không hết, phải chuyển ngược vào đất liền. Những cây bàng, cây bằng lăng... do bộ đội trồng trên đảo cũng đã đủ lớn để cùng với bộ đội đảo đương đầu với những cơn bão lớn, hay tỏa bóng mát làm vơi đi cái nắng giữa mùa hè. ?o...Đây hòn Mê hiên ngang đứng giữa biển trời/ Hải đảo rộn vang lời ca anh bộ đội coi đảo là nhà biển cả là quê hương/ Tay súng tay chèo giữ vững biển trời...? . Thỉnh thoảng dưới những tán cây xanh trên đảo lại vang lên câu ca trần đầy sinh lực như thế.
    Đưa chúng tôi đi thăm một vòng trên đảo Mê, Thiếu tá Đinh Lệnh Thanh, Chính trị viên của đảo cho biết: Đảo Mê có vị trí địa lý thuận lợi về tầm chiến lược quân sự rất quan trọng đối với Quân khu 4, Thanh Hoá và Bắc miền Trung. Cũng chính vì vậy mà trong những năm kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược, đảo Mê là một trong những trọng điểm bị máy bay Mỹ tấn công đợt đầu tiên. Từ ngày 7-5 đến ngày 11-8-1965 chúng đánh đảo Mê 31 trận kể cả ném bom và pháo kích từ tàu chiến hòng huỷ diệt hòn đảo này. Ngày 11-8-1965, bộ đội đảo Mê đã hạ gục chiếc máy bay F105 đầu tiên. Cả hai giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ từ 1965 đến cuối năm 1972, đảo Mê được mệnh danh là ?ochiến hạm nổi? kiên cường giữa biển trời Thanh Hoá. Giặc Mỹ đã cho 1.631 lần tốp máy bay, 402 lượt tàu chiến bắn phá tiêu diệt đảo Mê với 4.236 quả bom sát thương, 11 quả bom nổ chậm, 206 quả bom xuyên, 15 quả bom bi mẹ, 3 quả bom hoá học. Bên cạnh đó là đạn rốc két, tên lửa, đại bác, đạn 20mm... nhiều không kể xiết. Bộ đội đảo Mê đã chiến đấu với quân xâm lược gần 2.000 trận lớn nhỏ, bắn rơi 33 máy bay, bắn chìm và cháy 18 tàu chiến Mỹ. Phát huy truyền thống anh hùng, trong những năm gần đây, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã cùng nhau đoàn kết một lòng yêu đảo, yêu đơn vị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.
    Được biết, trong tương lai không xa, khu kinh tế trọng điểm của Bắc miền Trung - đô thị biển Nghi Sơn sẽ được xây dựng nguy nga tráng lệ. Khi đó cụm đảo Mê sẽ nằm trong tua du lịch Sầm Sơn - Lạch Bạng - Đảo Mê - Nghi Sơn. Mới đây, qua khảo sát, nghiên cứu dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn, các đối tác KPI và Idemitsu đã cùng PetroVietnam tiến hành hiệu chỉnh báo cáo khả thi về các hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh, hợp đồng cung cấp dầu thô, hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Dự kiến trong tháng 4 ?" 2009 tới, dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn với công suất chế biến 7 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 1,8 tỷ USD. Như vậy vị thế, tiềm lực kinh tế và tầm quan trọng của Đảo Mê sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.
  10. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Cuối năm, những cơn gió thổi từ phương Bắc không chỉ đem đến cái lạnh cắt da mà còn khiến mặt biển dậy sóng. Từ mờ sáng, con tàu nhỏ chở đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa và nhân dân ra thăm chúc Tết, tặng quà bộ đội đảo Mê đã trồi lên, hụp xuống giữa những con sóng cấp 4, cấp 5, từ cảng Hải Bình hướng mũi về phía đảo Mê thẳng tiến.

    Ngồi bên tôi, Đại úy Nguyễn Đức Tám, Trạm trưởng Trạm hậu cứ - Phân đội 68 sợ mọi người say sóng nên tàu vừa rời bến đã bắt đầu kể chuyện, đọc thơ và hát cho cả tàu cùng nghe. Có lẽ phải yêu biển, yêu đảo và yêu ''''nghề bộ đội'''' lắm, anh Tám mới cất công tìm hiểu kỹ vùng đất này đến vậy. Giọng anh Tám át cả tiếng sóng biển:
    - Huyện Tĩnh Gia trước kia có tên là Ngọc Sơn, chẳng thế mà có câu ''''Ngọc Sơn trung tú vạn niên cơ''''. Nghĩa là: Ngọc Sơn tập trung cảnh đẹp có nguồn gốc vạn năm. Cụm đảo Mê phân bố trên diện tích 10km2 mặt biển. Đảo Mê được xem là một trong những thắng cảnh hùng vĩ nhất cả nước, có đầy đủ các yếu tố về hải - giang - sơn - thủy. Cụm đảo Mê cũng có tên chữ là ''''Thập bát Mã Sơn''''. Những khi trời yên, biển lặng, mặt biển xanh lam màu bích ngọc, trông thấy 18 hòn núi lớn bé của cụm đảo Mê như một đàn ngựa ung dung gặm cỏ giữa thảo nguyên bát ngát xanh rờn...
    Chẳng biết có phải vì câu chuyện của anh Tám mà gần hai giờ bập bềnh trên biển, không có ai say sóng cả. Điều này khiến đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch xã Hải Bình ngạc nhiên:
    - Biển động thế này, ngay cả người dân vùng biển còn ngại đi. Không ngờ đoàn mình lại khỏe chịu sóng đến như vậy. Thế thì lần này tha hồ mà hát thi cùng bộ đội đảo nhé.
    Sương mù ngày càng giăng đầy mặt biển, tầm nhìn chỉ được vài chục mét. Bất ngờ từ trong làn sương vang lên tiếng hát ''''... Đây hòn Mê hiên ngang đứng giữa biển trời/ Hải đảo rộn vang lời ca anh bộ đội coi đảo là nhà biển cả là quê hương/ Tay súng tay chèo giữ vững biển trời...''''. Nghe tiếng hát, mọi người cùng ùa lên: ''''Đến đảo rồi! Đảo Mê kia rồi!''''. Trên cầu cảng, cán bộ, chiến sĩ đã xếp thành hàng dài, tay cầm những bó hoa rừng đón đoàn công tác.
    Hơn hai tiếng đi tàu, vượt qua quãng đường khoảng 10 hải lý (tương đương với gần 20km) đoàn công tác đã lên đến đảo. Sau những cái bắt tay, câu chào hỏi, trong đoàn công tác và nhất là những người lần đầu tiên ra đảo Mê đều bảo:
    - Hóa ra đảo Mê thật gần! Thế mà có những hôm trời trong, phải đứng trên đỉnh núi Voi mới nhìn thấy được đảo Mê thấp thoáng trong sóng nước.
    Quà từ đất liền
    Năm nào cũng vậy, dù biển có động, sóng có cao cấp 9, cấp 10, những chuyến tàu ra thăm, chúc Tết bộ đội đảo Mê vẫn đều đặn. Vừa chung tay chuyển từng thùng quà Tết lên đảo, đồng chí Nguyễn Đức Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa nói với tôi:
    - Năm ngoái ra thăm đảo, thấy bộ đội chỉ có một chiếc ti-vi. Hỏi ra mới biết: Đồ điện tử trên đảo chỉ dùng được vài tháng là hỏng, cho dù anh em đã bảo quản rất kỹ và tự nghiên cứu, sửa chữa. Cố gắng là vậy, nhưng cũng chỉ có một cái duy nhất là dùng được? bập bõm, khi mất hình, khi mất tiếng. Chính vì vậy, năm nay đã có rất nhiều đơn vị, cơ quan tặng bộ đội đảo Mê ti-vi để xem.
    Đón những thùng sách mới còn thơm mùi mực in từ đoàn công tác, Đại úy Lê Bá Bằng, Đảo trưởng đảo Mê không giấu được niềm vui:
    - Sách báo đối với bộ đội đảo luôn là món ăn tinh thần quý giá nhất. Trước đây, vì thiếu sách nên có những cuốn anh em đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến khi thuộc lòng. Những cuốn sách văn học, hóa học, lịch sử... này sẽ giúp cho bộ đội đảo có thêm những giờ nghỉ bổ ích, thiết thực.
    Tình cờ cùng trên chuyến tàu ra đảo Mê tôi gặp lại Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) ?" Nguyễn Anh Tuấn. Mới chỉ cách đây ít tháng, qua Báo Quân đội nhân dân Công ty đã ủng hộ đồng bào bão lụt 5.000 thùng sữa. Lần này, anh tặng bộ đội đảo Mê hơn 100 thùng sữa. Vừa cùng bộ đội vận chuyển hàng, anh Tuấn vừa cho biết:
    - Đây là lần đầu tiên tôi ra biển, cứ ngỡ sẽ say sóng vật vã, thế mà chẳng hiểu sao đến đảo lại thấy khỏe hơn. Được tặng những phần quà, giúp bộ đội đảo có thêm sức khỏe để huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc là vinh dự và tự hào của tất cả các thành viên trong ''''đại gia đình'''' Hanoimilk.
    Ra thăm đảo Mê, không thể thiếu được chương trình giao lưu văn nghệ với những người lính đảo. Những người lính đảo thì đã quen với văn nghệ, bởi ngày nào cũng hát. Họ hát để quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu, hát để thêm yêu đảo, yêu Tổ quốc, yêu đồng chí... Còn những người ở đất liền mới ra thì bị chính ''''ngọn lửa'''' văn nghệ của lính đảo đốt lên. Và thế là tất cả cùng hát. Tiếng hát lan dần ra khắp đảo và dường như lan cả trên mặt biển...

    Đưa chúng tôi đi thăm một vòng trên đảo Mê, Thiếu tá Trần Ngọc Bình, Chính trị viên phó của đảo giới thiệu:
    - Đảo Mê, có diện tích hơn 4 ki-lô-mét vuông, độ cao trung bình so với mặt biển là 175m, đỉnh cao nhất 250m. Xung quanh đảo chủ yếu là vách đá dựng đứng. Toàn bộ hòn Mê là những cánh rừng nguyên sinh tương đối đa dạng các hệ thực vật, động vật. Ngư trường quanh cụm đảo Mê cũng dồi dào hải sản quý, hiếm. Đặc biệt, đảo Mê có vị trí địa lý quan trọng trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Chẳng thế mà trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đảo Mê là một trong những trọng điểm bị máy bay địch tấn công đánh phá dữ dội. Từ ngày 7-5 đến ngày 11-8-1965, chúng đánh đảo Mê 31 trận, kể cả ném bom và pháo kích từ tàu chiến, hòng hủy diệt hòn đảo này. Ngày 11-8-1965, bộ đội đảo Mê đã hạ gục chiếc máy bay F105 đầu tiên. Cả hai giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (từ 1965 đến cuối năm 1972), đảo Mê được mệnh danh là ''''chiến hạm nổi'''' kiên cường giữa biển trời Thanh Hóa. Giặc Mỹ đã cho 1.631 lần tốp máy bay, 402 lượt tàu chiến bắn phá hòng hủy diệt đảo Mê với hàng nghìn quả bom sát thương, bom nổ chậm, bom xuyên, bom bi mẹ và bom hóa học. Bên cạnh đó là đạn rốc-két, tên lửa, đại bác, đạn 20mm... nhiều không kể xiết. Bộ đội đảo Mê đã chiến đấu với quân xâm lược gần 2.000 trận lớn nhỏ; bắn rơi 33 máy bay; bắn chìm và cháy 18 tàu chiến Mỹ.
    Giọng Chính trị viên phó bỗng chùng xuống:
    - Trong chiến đấu và công tác, 51 cán bộ, chiến sĩ đảo Mê đã anh dũng hy sinh.
    Lịch sử là điểm tựa vững chãi để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đảo Mê hôm nay phấn đấu vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vậy, khi thăm đảo Mê, ai cũng ngạc nhiên và khâm phục những việc làm của cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Thiếu tá Trần Ngọc Bình cho biết:
    - Sau những giờ huấn luyện, tuần tra, canh gác bảo vệ đảo, cán bộ, chiến sĩ đảo Mê lại cùng nhau san lấp đất, đá, cải tạo những mảnh đất cằn cỗi để trồng rau xanh, làm vườn hoa, khu chăn nuôi, góp phần cải thiện đời sống, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, để bảo đảm sức khỏe SSCĐ, giữ vững sự bình yên cho vùng trời, vùng biển quê hương. Kết quả huấn luyện, SSCĐ năm 2008 của bộ đội đảo Mê đều đạt từ khá trở lên; không có trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật, nội bộ đoàn kết, một lòng yêu đảo, yêu đơn vị.
    Cùng vui với những người lính đảo, đồng chí Nguyễn Đức Thắng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: ''''Trong tương lai không xa, khu kinh tế trọng điểm của Bắc miền Trung - đô thị biển Nghi Sơn sẽ được xây dựng nguy nga tráng lệ. Khi đó cụm đảo Mê sẽ nằm trong tua du lịch Sầm Sơn - Lạch Bạng - Đảo Mê - Nghi Sơn. Mới đây, qua khảo sát, nghiên cứu dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, các đối tác KPI và Idemitsu đã cùng PetroVietnam tiến hành hiệu chỉnh báo cáo khả thi về các hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh, hợp đồng cung cấp dầu thô, hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Dự kiến trong tháng 4-2009, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất chế biến 7 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa với tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 1,8 tỷ USD. Như vậy vị thế, tiềm lực kinh tế và tầm quan trọng của đảo Mê sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.
    Rời đảo Mê, đoàn công tác mang theo tiếng hát, tiếng cười, hình ảnh trực chiến bên trận địa đầy hoa của những cán bộ, chiến sĩ và niềm tin chắc rằng: Xuân này và những mùa xuân tiếp theo, cán bộ, chiến sĩ đảo Mê luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. Bởi bên họ, luôn có tình cảm và niềm tin tưởng tuyệt đối của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân.

Chia sẻ trang này