1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DnD Global GROUP: Lý Sơn - Quy Nhơn (13-22/07/12) Lý Sơn-3 ngày hè trên đảo Bé, Quy Nhơn vào hội

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi D_and_D, 03/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Ẩm thực rồi sang phong cảnh:
    Quy Nhơn Bình Định như tôi thấy
    Đoàn xe của chúng tôi gồm một chiếc xe tiến vào Quy Nhơn lúc trời sẩm tối. Đi qua vịnh thấy có rất nhiều đèn, trên xe có đám cá cược đèn ấy để làm gì. Có anh cho rằng đèn thắp thế cho vui, cho tốt đời đẹp đạo thôi, như thể ở Sài Gòn có những chỗ người ta treo đèn hay quấn đèn quanh gốc cây. Có anh không cần đến anh Lại Văn Sâm gọi điện thoại cho người thân hỏi, được trả lời đèn đấy để câu tôm hùm. Mình rút ra kết luận là ở Quy Nhơn ván này tha hồ ăn tôm hùm, Quy Nhơn là xứ sở tôm hùm giống như Hàn Quốc là xứ sở nhân sâm, ở đó nhân sâm nhiều đến nỗi người ta luộc lên ăn thay rau muống hay thay củ sắn củ mỳ. Mình bỗng thấy mình giống bác gì già già râu dài dài chỉ có một mong muốn tột bậc là ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành, bản thân chỉ cần ăn cơm canh cua với cà và đĩa môi cá anh vũ, bản thân mình chỉ cần ăn bát tiết canh tôm hùm là đủ.
    Đoàn xe chạy qua thành phố, vẫn chưa thấy có gì lạ. Ở Khách sạn Thanh Bình, gần tượng Quang Trung Nguyễn Huệ, không biết ở Quy Nhơn có đường Quang Trung và đường Nguyễn Huệ không. Nhiều thành phố có cả hai đường mang tên hai ông. Khách sạn Thanh Bình đang có đoàn các cháu Đại học Sài Gòn đi kiến tập, thực ra là đi ăn chơi nhảy múa, thăm quan thăm dân (thật ra trong Từ điển Tiếng Việt không có từ thăm quan chỉ có từ thăm hỏi, thăm viếng?).
    Mình tắm rửa, trang điểm qua loa rồi xuống sảnh có cơ sở đưa đi ăn ở Hoa Hoa gần Cảng Quy Nhơn. Thấy bảo Cảng Quy Nhơn là cảng nước sâu, tàu nhớn tàu quốc tế vào được. Bữa tối của người cán bộ đạm bạc chỉ có con xía hay con xìa hấp sả, uống bát nước xuýt ngọt ngây lại đỡ đau bụng, mực luộc, cua huỳnh đế tắm kỹ trong nước sôi, con này dở tôm dở cua thịt nhạt mình chỉ ăn thử nửa con, cháo hàu và đặc biệt món gỏi sứa gồm sứa để trong đĩa cũng đủ thứ rau ăn chan nước lèo. Ăn xong về Phan Đình Phùng uống trà Bình Định thật ra là trà Cung đình nhưng thấy bảo có xuất xứ từ Bình Định. Mọi người uống trà Cung đình, hút xì gà vụn Black Capital, ăn những cái bánh đủ loại, có cả bánh làm từ đậu đen trông như bánh chocolate. Ăn các thứ no căng bụng rồi về khách sạn nhịn đói đi ngủ sớm lấy sức cho ngày hôm sau.
    Ngày hôm sau sáng và chiều mình là người của nhà nước, đến 5h chiều khi đoàn xe quay trở lại Nha Trang và bỏ lại mình trước Khách sạn Hoàng Yến, mình mới trở lại là người của nhân dân, của phượt.
    Mình không ở Hải Âu, Hoàng Yến hay Bình Dương mà sang bên đường ở Âu Cơ không bên bờ biển (vì còn có Khách sạn Âu Cơ Bên bờ biển). Phòng mình có hai cái giường to vật và mấy cái cây đắp bằng xi măng ở bốn góc phòng, như thể ở ngoài rừng, như thể ở trong hang đá, vui vãi lúa. Tắm rửa trang điểm qua loa, mình đặt lưng xuống giường 5 phút rồi bắt đầu đi thăm thú (chứ không phải thăm quan hay thăm dân). Quy Nhơn chiều, nhiều thanh niên đá bóng, đánh bóng bên bờ biển, nhiều hàng quán đang dọn ra. Mình đi bộ về phía núi, qua Quy Nhơn Resort của Hoàng Anh Gia Lai, thấy cũng đẹp, qua quán gì mà Ta Về hay Ta Vào?Khu du lịch Gềnh Ráng vé vào cửa 8 ngành, đi một đoạn thấy mộ Hàn Mặc Tử ?oVườn ai mướt quá xanh như ngọc/Lá trúc che ngang mặt chữ điền?. Nhà hàng Hoàng Hậu, bãi tắm Hoàng Hậu vắng người. Mình định đi bộ lên đỉnh núi, tưởng có gì hay hay ho ho vì thấy mấy đôi thanh niên nam nữ chở nhau lên đấy nhưng lại thôi. Ghé Nhà thờ trong giờ cầu kinh chiều, thấy lòng chợt từ bi bất ngờ.
    Đi bộ quay trở lại bãi biển. Định đi xe buýt loanh quanh trong thành phố nhưng xe buýt hình như ký thoả thuận hạn chế cạnh tranh với xe ôm, thấy mình nhất định không chịu dừng. Mình đành đi xe ôm lên Tăng Bạt Hổ ăn bún cá - thấy bảo đây là món đặc sản của Quy Nhơn nhưng giữa đường Trần Phú thấy hàng cơm gà có vẻ đông khách kiu xe dừng lại ăn đĩa cơm cánh gà no căng bụng rồi nhịn đói quay về Trung tâm Thương mại Quy Nhơn ngó nghiêng. Trung tâm này to nhưng cũng không có gì đặc biệt, một người trong Đoàn của mình đã vào đây mua rượu Bàu Đá.
    Đi qua hồ ngồi nhìn nước phun nghe nhạc, đi bộ về Âu Cơ, chợt rút ra kết luận Quy Nhơn là thành phố của sinh viên, ngay bên bờ biển là Đại học Quy Nhơn, là Cao đẳng Quy Nhơn, ở đây còn có Đại học Quang Trung, sinh viên đi xe đạp đầy đường, ngồi uống sinh tố nước mía ngổn ngang. Về khách sạn đi ngủ sớm lấy sức cho ngày hôm sau.
    Ngày hôm sau mình dậy sớm lúc 6h, đi xuống chỗ hẹn với bác xe ôm. Ở đây làm giá thuê xe nguyên ngày 120 ngành, có người chở đi cũng 120 ngành không cần đổ xăng nhưng phải cho người ta ăn, mình ăn gì cho người ta ăn nấy. Đầu tiên ghé bên xe mua vé xe Mai Linh chiều ngược về Cà Ná Phan Rang cho yên tâm, sau đó tìm chỗ ăn sáng. Qua đường Đào Tấn (?) gần Nhà hát Tuồng thấy có quán cháo lươn có vẻ đông khách, mình đi phượt tìm chỗ ăn cứ thấy chỗ nào đông là nhào dzô kiếm ăn thôi, quán chắc là của gia đình diễn viên tuồng thấy treo ảnh ba anh em nghệ sỹ cởi trần, cháo lươn kiểu Nghệ An ăn cũng ngon, lúc tính tiền chỉ có 7 ngàn/bát rẻ bất ngờ. Tiếc là không ở Quy Nhơn lâu để xem tuồng.
    Buổi sáng mát mẻ, anh Nam lái xe ôm trước là thợ may nhưng nay thích bay nhảy nên đi lái xe ôm bảo đi Bảo tàng Quang Trung trước. Đi qua một cái hồ rất đẹp, anh Nam bảo tên hồ này là Ao cá Bác Hồ, ở đâu có nhiều cá thì người ta gọi là Ao cá Bác Hồ như kiểu ở đâu có nhiều tiền thì người ta gọi là Ngân hàng Nhà nước. Đi đường 1A rồi rẽ lên đường đi DakLak. Có những chiếc xe chở khách chạy qua, bóp còi ầm ĩ, phụ xe hét inh ỏi như đoàn diễu hành carnaval, lại nhớ bài hát gì mà đời người con gái không giống như đàn ông, đời người lái xe khách chắc cũng không giống như đàn ông nên người ta buồn, phải cố tình huyên náo vậy. Có quãng đường bụi phải dừng lại mua khẩu trang đeo.
    Thị trấn Phong Phú rất sầm uất, phong phú. Đi qua cầu đến Bảo tàng nằm bên sông có bãi đất rộng chắc để tổ chức lễ hội. Anh Nam bảo mùng 5 Tết ở đây tổ chức hội to lắm, có cả voi cả ngựa. Vào Đền thờ nhà Tây Sơn thấy ở giữa có tượng ba anh em, hai bên là tượng các tướng Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu là ba võ tướng cùng quê với Nguyễn Huệ thích hoa huệ; ba quan bên kia là quan văn từ đất Bắc. Trong Đền có bài văn bia hoành tráng đọc thấy Hoàng đế Quang Trung cũng hoành tráng phết thống nhất đất nước đánh Thanh đánh Xiêm đủ cả.
    Tổng kết lại Paris có gì lạ không em, Quy Nhơn có gì lạ không mình?
    Quy Nhơn có tôm hùm (mình chưa được xơi), có cua huỳnh đế, có gỏi sứa; có nhiều sinh viên; có nhiều Tháp Chàm (nhiều hơn cả Phan Rang ?" Tháp Chàm). Bún cá Quy Nhơn thì bình thường như anh Cường, gần gần như bún cá Nha Trang, không đặc sắc như bún cá Châu Đốc (bao giờ về hưu mình sẽ viết một số luận văn tiến sỹ kiểu Bún cá Việt Nam so sánh, Phở so sánh?). Bình Định là đất võ trời văn, địa linh nhân kiệt, quê của Quang Trung và của nhiều đại gia như bầu Đức Hoàng Anh Gia Lai, bác Dũng lò vôi Đại Nam Quốc Tự, bà Diệp Bạch Dương xe Rolls Royce?
    Bún cá đặc sản Quy nhơn không phải ăn ở đường Tăng Bạt Hổ mà ở đường Nguyễn Huệ , Cơm gà Quy nhơn phải ăn ở Nhà hàng Quê Hương đường Lê Hồng Phong chứ không phải Trần Phú , Trung tâm Thương mại không phải là nơi mua rượu Bầu đá , phải là Nhơn Lộc An nhơn kia .
    Đến Thành phố biển Quy Nhơn không khỏi bị hút hồn bởi bầu trời và biển lúc nào cũng xanh ngắt. Bãi biển tại Trung tâm TP không quá dài như bãi Trần Phú Nha Trang tạo nên một sự gần gũi,dễ thương không nói nên lời.
  2. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Khám phá Hải Minh
    Hải Minh là một làng biển nhỏ nằm trên bán đảo Phương Mai (KV9- phường Hải Cảng) thuộc thành phố Quy Nhơn. Đến với Hải Minh bạn sẽ lên thăm tượng Trần Hưng Đạo và biển hiện ra như bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
    Từ nội thành đi đò máy từ bến Hàm Tử, chỉ tốn 2000 đồng và thời gian chưa đầy 10 phút là bạn đã đặt chân lên làng biển Hải Minh. (Nếu không muốn chờ đợi, bạn có thể thuê nguyên một chiếc đò với giá 10.000 đồng/chuyến). Đầu tiên, bạn sẽ viếng thăm tượng đài Trần Hưng Đạo. Tượng được xây dựng từ những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước. Ở chân tượng, bốn mặt đều trang trí phù điêu về cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng. Theo một cầu thang nhỏ, thẳng đứng ở phía tây tượng đài bạn sẽ lên trên phần bệ tượng. Từ đây, giữa bốn bề lộng gió, bạn có thể thoả thích phóng tầm mắt về bốn phương trời. Xa xa về phía đông là đảo Cù Lao Xanh, quay nhìn thành phố Quy Nhơn như một dải lụa nằm vắt ngang giữa nước và trời. Và bên kia là đầm Thị Nại một màu xanh ngắt? Ở đây còn có ngọn Hải Đăng hướng dẫn tàu bè ra vào cảng Quy Nhơn.
    Theo cứ liệu lịch sử, dưới thời Tây Sơn, khu vực Hải Minh được xây dựng hệ thống đồn luỹ, pháo đài án ngữ cửa biển Thị Nại, nay vẫn còn vài dấu tích? Theo con đường mòn trên núi về phía bãi cát dọc biển, bạn sẽ đến Hang Dơi. Theo người dân địa phương, trước kia hang này là lối vào của một con đường dẫn đến tận dưới khu tượng đài Trần Hưng Đạo, sau này sóng biển đẩy cát lấp dần mất lối đi(!?). Bên trái hang, cách một ghềnh đá nhỏ là bãi Rạng, một bãi biển nhỏ còn hoang sơ và đẹp. Leo qua các đồi khác dọc triền núi, bạn sẽ đến các bãi khác mà dân đảo vẫn gọi là bãi Rạng 2, bãi Rạng 3? Nơi đây, cát trắng, biển trong xanh, sóng nhẹ nhàng, e ấp? bạn có thể hoà mình vào sóng nước.
    Với công trình văn hoá, thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú?sao bạn không thử một lần khám phá Hải Minh?

    Bình yên làng biển Hải Minh
    Tượng Trần Hưng Đạo uy nghi
    Bãi Rạng hoang sơ, kỳ thú...
    Không gian xanh của những người gác biển
    Những trẻ em làng biển hồn nhiên...
    ... và nụ cười mến khách của người dân.

    KHÁM PHÁ BIỂN VĨNH HỘI
    Bãi tắm Vĩnh Hội là một vịnh biển rất hoang sơ có chiều dài khoảng 3km. Bạn sẽ rất khó khăn khi muốn tìm kiếm một vịnh biển đẹp hơn thế ở Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết hay Phú Quốc. Với bờ cát trắng mịn, nước trong xanh đến mức bạn có thể nhìn rõ từng bước chân của bạn dưới nước và những con cá con bơi lội dưới làn nước, rõ ràng bạn đang ở một thiên đường tắm biển. Bạn có thể ra xa đến gần 100m mà vẫn chưa ngập đầu vì vậy nơi đây trở thành một bãi tắm an toàn hiếm thấy mà những bé yêu của bạn cũng có thể thỏa sức khám phá. Vậy còn điều gì khiến bạn do dự đến khám phá bờ biển với vẻ đẹp ?oThiên thần? như vậy?
    Từ Quy Nhơn khoảng cách đi các điểm như sau:
    1. Bãi Gềnh Ráng - 2km
    2. Bãi Bầu - 12k
    3. Trại Phong, bãi tắm Hoàng Hậu - 3km (có mua vé tham quan)
    4. Bãi Dài, Bải Xếp - 10km
    5. Tây Sơn - 50km
    6. Hầm Hô 60km
    * Theo ước tính giá taxi Mailinh thì tầm 800.000 đồng
    7. Tháp Đôi -5km
    8. Tháp Bánh Ít - 20km
    9. Tháp Dương Long - 50 km (ngã đường từ sân bay chạy song song với QL 19)
    10. Đảo Ninh Châu (hiện nay các công ty lữ hành ở đây chưa có tàu chuyên nghiệp phục vụ cho khách du lịch, ngoại trừ vẩn thường sử dụng tàu đánh cá của địa phương)
  3. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    KỲ THÚ HẦM HÔ
    Hầm Hô ?" một danh thắng của tình Bình Định, nhưng hình như vẫn còn khá lạ lẫm với du khách khắp nơi. Hầm Hô là một khu vực sinh thái nằm lọt thỏm giữa rừng núi Tây Sơn, cách bảo tàng Quang Trung chỉ khoảng vài ba cây số. Và vài năm trở lại đây, Hầm Hô thường được gắn kết với bảo tàng Quang Trung trong chuyến tham quan một ngày ở Tây Sơn. Một tour tìm hiểu lịch sử kết hợp cùng vui chơi thư giãn với thiên nhiên.
    Về vị trí địa lý của Hầm Hô, dòng sông Đá Hàng bắt nguồn từ Tây Nguyên chia làm hai nhánh, một nhánh chảy qua vùng núi Bà Cương, An Tượng, 1 nhánh chảy qua Đồng Le. Sau đó cả hai cùng hợp lại ở Đồng Giang, chảy ra Đồng Hươu, rồi từ đó đổ ra Sông Côn. Đoạn từ Đồng Giang đến Đồng Hươu còn gọi là sông Kút, hay cũng gọi là suối Hầm Hô.
    Dòng sông yên ả chảy qua đại ngàn, hoang sơ và kỳ bí... Lòng sông ngổn ngang đá, ven bờ cũng chập chùng đá, ?ocây cỏ chen đá, lá chen hoa?... toàn bộ cảnh quan Hầm Hô như vẽ thành 1 hòn non bộ khổng lồ tuyệt mỹ và kỳ bí. Dòng sông Kút chảy qua khu vực Hầm Hô, tạo thành 6 vực, xếp thành tầng, nước đổ như thác?
    Tương truyền, hàng năm Long Vương đều ở 2 cuộc thi lớn, cá sông Côn đều phải vào Hầm Hô để vượt vũ môn, tức là vượt qua ngọn thác này đây. Do vậy mà thác này có tên là Thác Cá Bay hay là Thác Vũ Môn. Tuy rằng bây giờ ít người tin vào truyền thuyết, nhưng hàng năm, vào mùa gió Nam, mùa nước lụt, cá sông tập trung về đây rất nhiều để bay lên thác mà trở về nguồn cho mùa sinh sản mới.
    Người địa phương vẫn thường treo giỏ tre bên dưới để hứng những chú cá không vượt qua được vũ môn...có năm nhiều vô kể luôn đấy.
    Để biết thêm chi tiết thông tin cũng như tour tuyến tham quan ở Hầm Hô, các bạn hãy gọi số: 056.3880860 hoặc 056.3680300
    Hầm Hô - lâm viên du lịch hoang dã - Bình Định
    Chuyện kể rằng, Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có tự rất lâu đời bắt nguồn từ một hiện tượng có thật thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất của mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì ngay trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm "hô phong hoán vũ" mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hầm Hô là hạ lưu của sông Kút chảy uốn khúc quanh theo hai vách núi dày đặc cây rừng và đá trải nên nhiệt độ luôn thấp hơn lưu vực đồng bằng. Khi hạn hán đạt đến đỉnh điểm thì chắc chắn đất trời sẽ chuyển để đổ mưa. Chính trong giai đoạn chuyển mưa đã tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về hạ lưu. Khi qua Hầm Hô gặp phải một địa hình đặc biệt: cây rừng dầy đặc cùng hang hốc thâm sâu của đá núi đã tạo nên âm thanh vang dội.
    Nằm trong lòng sông Kút, trên thượng lưu sông Ðá Hàng đổ ra sông Kôn, với chiều dài khoảng 1.000 m theo dòng nước quanh năm xanh biếc, Hầm Hô có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Hai bên bờ rừng cây rợp bóng mát cùng những vách núi đá dựng đứng của đồi 524 ở phía Ðông, đồi 216 phía Tây, đồi 587 như tấm lá chắn ở phía Nam, còn phía Bắc giáp ngã ba sông Ðồng Hưu. Lòng sông với những dãy đá hoa cương có nhiều hình thù kỳ dị, nhấp nhô hòn đứng hòn nằm tạo nên một kho tàng đá và đá. Với những tục danh rất sử thi lãng mạn như: Ðá Thành, Ðá Bàn Cờ, Ðá Chùm, Ðá Dựng, Ðá Trái, Cửa Sanh - Cửa Tử, thác Cá Bay, Dấu chân khổng lồ nên Hầm Hô còn có tên gọi "Hầm Hô thạch trụ". Như lời một nhà văn thì cảnh quan trời mây sông nước Hầm Hô như một cảnh tiên thật "Sơn thủy hữu tình".
    Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời giáp Tết vẫn còn se lạnh, lúc đó sẽ có hàng vạn du khách tới Hầm Hô trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát..., những nơi tận cùng dòng sông Kút giáp với tỉnh Phú Yên và Gia Lai, du khách có một cảm giác thú vị và hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
    Dòng sông Kút trải dài uốn lượn theo non xanh trùng điệp với những cảnh quan hoành tráng nên thơ đang nép mình phía sau cửa ngõ Hầm Hô. Từ đầu xuân đến cuối hạ, du khách có thể tới Hầm Hô thưởng ngoạn. Ðể đi theo tour tự mình khám phá, phải có ít nhất hai người dân địa phư ơng dẫn đường với giá một ngày công cho một người là 50.000 đ bao ăn uống hoặc liên lạc với Ban quản lý du lịch Hầm Hô. Trong hành trình trở về sông Kút, một điều dễ dàng nhận thấy là tiềm năng sẵn có trên con sông này nhiều nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Hầm Hô hiện tại là khu du lịch khá nổi tiếng vì nét nguyên sơ của nó, nhưng để phát triển hơn nữa thì chưa thể thực hiện ngay được. Hầm Hô hấp dẫn nhưng gian truân và cách trở.
    Cũng đã có người mơ tới một đường cáp treo được xây dựng dọc theo bờ sông Kút để cho du khách chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ hùng vĩ của núi rừng, cái quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát dịu sảng khoái cùng ánh trăng rừng lung linh trên sóng bạc. Lúc đó Tây Sơn, Bình Ðịnh này sẽ là "Lâm viên du lịch hoang dã " nổi bật nhất nhì đất nước. Hy vọng khi có đường cáp treo, Hầm Hô sẽ là nơi hội ngộ du khách từ khắp bốn phương.
    Bến đò nơi dẫn du khách đến đập chính
    Cá suối
    Lá ăn kèm với cá
    Chim mía
  4. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    ĐẦM THỊ NẠI.
    Phía Đông Bắc Quy Nhơn có một đầm lớn chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần 4 cây số. Đầm này đã có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng trong dân gian thì từ lâu vẫn gọi là đầm Thị Nại. Đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại.
    Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng.
    Cảnh quan như vậy nên trong các sách cổ nơi đây có tên đầm Biển Cạn. Trong đầm ở gần bờ phía Tây có một núi nhỏ nổi lên hình dáng trông xa tựa như một ngôi tháp cổ, tục danh gọi là tháp Thầy Bói. Có người giải thích sở dĩ có tên như vậy vì xưa kia có một ông thầy xem bói rất giỏi đến đây xây tháp, hành nghề. Những người sùng mộ phải đi thuyền ra để được xem bói. Sau khi ông thầy qua đời, không ai coi sóc, lâu ngày tháp bị gió bão phá sập. Hiện nay trên miếu này vẫn còn một ngôi miếu nhỏ, nhưng không phải ngọn tháp kia mà do dân chài lập ra để thờ thủy thần.
    Lại có thuyết cho rằng từ xưa đến nay ở đây chẳng có tháp nào cả. Gọi là tháp chẳng qua vì khóm đá trông xa hình thuôn như cái tháp mà thôi. Còn Thầy Bói ở đây là tên một giống chim ăn cá, ngoài Bắc gọi là chim Bói Cá, có người Bình Định gọi là chim Thầy Bói. Đầm nước cạn, dễ bắt cá nên loài chim này kéo về đây kiếm ăn rất nhiều. Lúc mỏi cách chim thường tụ tập trên các khối đá nên có tên như vậy.
    Không rõ thực hư ra sao, cách giải thích nào là đúng, nhưng tháp Thầy Bói nhô lên trên đầm đã làm cho cảnh quan thêm sinh động, duyên dáng. Mỗi buổi ban mai, trước khi mặt trời nhô lên khỏi dãy Triều Châu, mặt đầm mờ mờ, huyền ảo như chốn thần tiên. Đầm Thị Nại nổi tiếng là nhiều cá và cá ngon, nhất là cá Nục. Có hai loại cá Nục: Nục Vọng và Nục Gai. Cá nhiều ăn không hết, người ta phơi khô, làm mắm.
    Làm muối, nấu mắm là những nghề truyền thống có từ lâu đời của cư dân sống quanh đầm. Ai đã vào Bình Định hẳn không quên hương vị nước mắm Gò Bồi, thứ mắm làm từ cá Nục Thị Nại.
    Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã. Trong tiếng Việt cổ, giã là biển. Sau này ở một số vùng giã trở thành từ chỉ nghề đánh cá biển. Có lẽ trước đây cửa biển này là nơi thường xuyên ra vào của thuyền bè đánh cá nên mới có tên như vậy và từ lâu những sản phẩm của biển cả đã ngược theo sông Kôn lên đến tận miền thượng để đổi lấy sản phẩm.
    Ai về cửa Giã chiều hôm,
    Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên
    Thông thường cửa này vẫn thường được gọi là cửa Thị Nại. Cửa được tạo bởi Mũi Rùa bên bờ phía Tây và Gành Hổ thuộc dãy núi Phương Mai bên bờ Đông, trong thế "thủy khẩu giao nha". Theo quan niệm phong thủy, đó là một hình thể đẹp.
    Đầm Thị Nại - Những dấu mốc lịch sử:
    Vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), người con thứ tám của Lý Thánh Tông là Oai Minh Vương đem thủy binh vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, được vua Chiêm Thành ngự giá nghênh kiến.
    Ngày 8 tháng 3 năm 1086, vua Lý Thánh Tôn giao việc nước cho Ỷ Lan nguyên phi và tể tướng Lý Đạo Thành rồi cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Chiêm Thành. Ngày 3 tháng 4 năm 1069, thủy quân Đại Việt vào cửa Thi Nại, đây là cửa ngõ vào kinh đô Chà Bàn (Vijaya) của Chế Củ còn gọi là thành Đồ Bàn, sau đó đổ bộ ở ven bờ vũng Nước mặn. Quân Đại Việt tiếp đến sông Tu Mao để đánh tan quân Chiêm ở đó ...
    Năm Giáp Thân (1284), vua nhà Nguyên sai con là Thoát Hoan cùng các tướng Toa Đô và Ô Mã Nhi sang đánh Chiêm Thành. Thoát Hoan chia binh làm hai đạo. Một đạo đi đường bộ qua ải Nam Quan. Một đạo đi đường thủy kéo thẳng vào cửa Thị Nại, do Toa Đô chỉ huy. Toa Đô đánh mãi không được, phải bỏ Thị Nại theo đường bộ ra Nghệ An. Đến đây bị quân Đại Nam đánh phải chạy ra bắc.
    Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377) Trần Duệ Tông cho quân tiến vào cửa Thị Nại và kéo lên đánh thành Đồ Bàn. Bị Chế Bồng Nga lập mưu tiêu diệt gần hết tướng sỹ.
    Năm Quí Mùi (1403), quân Hồ Hán Thương lại vào Thị Nại để đánh Đồ Bàn, nhưng không thắng.
    Năm Canh Thìn (1470), vua Lê Thánh Tông cử hơn 20 vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn.
    Từ thời Lê Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, gần 300 năm (1470-1744), biển Thị Nại được gió yên sóng lặng.
    Năm Nhâm Tí (1792). Quân Nguyễn Ánh cùng tướng Pháp là Dayot và Vannier, tục gọi là Nguyễn Văn Phấn, Nguyễn Văn Chấn dùng hỏa công đốt cháy thủy trại Tây Sơn. Nguyễn Ánh đổ bộ, song liền đó bị quân Tây Sơn ở thành Quy Nhơn kéo xuống đánh lui.
    Qua năm sau, thủy quân Nguyễn Ánh lại ra đánh Thị Nại lần thứ hai. Nguyễn Nhạc sai thái tử là Nguyễn Bảo cầm quân chống giữ. Quân Nguyễn Bảo bị thua phải cầu cứu Phú Xuân. Nguyễn Ánh rút binh về.
    Năm Kỷ Vị (1799) Nguyễn Ánh cử đại binh ra đánh Quy Nhơn. Thủy quân vào cửa Thị Nại và lục quân từ Diên Khánh kéo ra, quân Tây Sơn đại bại. Thành Quy Nhơn và thành Thị Nại vào tay Nguyễn Ánh.
    Năm Canh Thân (1780), quân Phú Xuân do Trần Quang Diệu chỉ huy vào đánh lấy Thị Nại giao cho Võ Văn Dũng trấn giữ, rồi kéo quân lên vây đánh thành Quy Nhơn (lúc bấy giờ Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định). Nguyễn Ánh cho quân ra ứng cứu nhưng thất bại.
    Năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh Thị Nại. Quân của Nguyễn Ánh dùng mưu đánh bại thủy binh Tây Sơn tại Thị Nại. Trận này là trận lớn nhất giữa hai nhà Nguyễn ở trên biển Thị Nại và cũng là trận sau cùng mà sử quan nhà Nguyễn ghi nhận là "Đệ nhất vũ công". Từ ấy quân nhà Nguyễn giữ vững Thị Nại.
    Khi Gia Long lên ngôi rồi vẫn đóng thủy trại ở Thị Nại để canh phòng.
    Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) cho xây lại Thượng Lộc (tức Cẩm Thượng) một thành đất chu vi 48 trượng bốn thước, cao sáu thước, mở một cửa. Phía đông cửa tại Hổ Ky lại xây một kỳ đài và 12 pháo mô. Đồng thời đặt chức Thủ ngự và Hiệp thủ đến coi việc canh phòng. Phủ sở đóng tại Thượng Lộc. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) làm thêm một kho ngói, hàng năm trữ 30 ngàn hộc lúa, để tải đi các nơi.
    Năm Tự Đức thứ 18 (1865) đặt sở Hải Phòng tại Thị Nại, phía sau Hổ Ky đắp một lũy dài ba trượng có bốn pháo mô, gọi là lũy Thuyền Úc, tức Vũng Tàu và mộ dài ba trượng có năm pháo mô, gọi là lũy Quỳnh Đế.
    Nhưng năm Ất Dậu, quân Pháp đổ bộ lên Thị Nại, quân ta không chống cự nổi phải đầu hàng. Thực dân Pháp dùng thành Thị Nại làm lỵ sở và đổi tên là Quy Nhơn (tên cũ thời vua Lê-chúa Nguyễn). Những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn ở Thị Nại từ khi quân Pháp chiếm đóng đều bỏ hoang. Đến triều Thành Thái (1889-1907) mới triệt hạ.
    Thời Pháp thuộc, có bài thơ hoài cổ rằng:
    Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,
    Nổi chìm thế sự mấy triều Vương...
    Non mây nghi ngút nơi binh dữ,
    Biển ráng chưa tan bọt máu hường.
    Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá
  5. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Chùa Ông Núi, cảnh đẹp Bình Định
    Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự - một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.
    Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra.

    Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông.

    Năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: ?oChùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp?.

    Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện.

    Đứng từ cổng chùa, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Bước chân ra khỏi chùa, nhiều du khách sẽ thấy lòng thanh thản và bỗng thấy cõi nhân gian thật hữu tình.
    Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá thâm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương.

    Đập Đá - Địa chỉ du lịch thú vị ở Bình Định
    Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 13 xã thì hầu hết các xã được bắt đầu bằng chữ Nhơn, như: Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Thành, Nhơn Lộc? Riêng có một xã mang cái tên khác lạ: Đập Đá (trước là xã, nay đã thành thị trấn).
    Sở dĩ xã được mang tên hành chính như vậy vì xưa kia đây là vùng sông nước với sông Kôn, sông Đập Đá và nhiều nhánh chằng chịt. Các cư dân vùng này phải đắp đập bổi để canh tác gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá, vì chỗ này sông rộng, có bến đá ong nổi tự nhiên rất đẹp.
    Đập Đá nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc. Là phên dậu của đất đế vương nên nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng. Đó là nghề dệt vải với các loại hàng cao cấp như lụa, the, lương, xuyến, lãnh. Đó là nghề rèn, nghề đúc đồng với các đồ thờ cúng như tượng, lư, đỉnh? Đó là nghề làm nón ngựa, làm giày da guốc mộc để các chàng công tử ăn diện. Rồi là các nghề chăn tằm ươm tơ, nghề tiện gỗ, nghề gốm, nghề kim hoàn, nghề khảm xà cừ, nghề làm nhang, làm đồ hàng mã? khá phát triển ở mỗi thôn xóm của Đập Đá tạo nên sự đa dạng ngành nghề thủ công và việc buôn bán sầm uất.
    Đập Đá là nơi xưa kia anh Hai Trầu Nguyễn Nhạc thường xuôi ngược sông Kôn từ Tây Sơn Thượng đạo xuống, chở theo trầu cau mua bán, đổi chác hàng hóa ở đây nhưng cũng là để thăm dò dân tình, chuẩn bị tổ chức lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. Đây chính là quê hương của ông "Chảng Ngang Thiên" Đinh Văn Nhưng, một trong những thầy dạy võ, người đỡ đầu anh em Tây Sơn.
    Đập Đá nổi tiếng từ lâu đời nên đã đi vào ca dao: Em về Đập đá quê cha
    Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng
    ...Anh về Đập Đá đưa đò
    Trước đưa quan khách, sau dò ý em
    ?Anh về Đập Đá, Gò Găng
    Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình?
  6. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Chinh phục đỉnh Hàm Rồng

    Đến địa phận thôn Long Thành thuộc xã Phước Mỹ, Tp. Quy Nhơn, theo con đường thôn ngoằn ngoèo, uốn khúc quanh những khu rừng bạch đàn và keo lá tràm khoảng chừng 1,6 km, bạn sẽ đến được bờ tràn của hồ Long Mỹ.
    Men theo bờ tràn của đập vài trăm mét nữa, hẳn bạn sẽ ngỡ ngàng khi bắt gặp con suối Ngang (gọi là suối Đá), do nước đổ từ đỉnh núi Hàm Rồng và chảy xuống hồ Long Mỹ. Lòng suối có rất nhiều phiến đá với đủ hình thù, nhỏ, chen nhau đứng, ngồi. Nước suối Ngang chảy từ trên đỉnh núi cao và dốc, lại bị nhiều phiến đá ngáng trở nên giận dữ trào ra những dòng thác trắng xóa.
    Tiếng róc rách bất tận của nước. Những thanh âm vi vút của rừng và cảm giác được chinh phục, khám phá những bí mật còn nằm sau những tảng đá khổng lồ kia đã đưa bạn đến với lưng chừng núi từ lúc nào.
    Tại đây, bạn đừng bỏ qua cơ hội được tắm nước "Giếng Tiên". Đó là một hốc nước rộng trong văn vắt, quanh năm không bao giờ khô cạn. Sau một hồi lội suối, trèo non, được tắm nước Giếng Tiên thì tinh thần sảng khoái.
    Dân địa phương kể rằng: trước đây, ở suối Ngang có một loại đặc sản rất có giá trị, đó là loài cua Đinh. Cua Đinh (còn gọi là con Trạnh) trông giống như ba ba nhưng mai cứng hơn, vóc dáng to lớn hơn, có con cân nặng 5-7 kg. Thịt cua Đinh vừa dai, ngọt vừa thơm nên giá trị kinh tế rất cao. Về đêm, đi câu chình ở suối Ngang cũng là một cái thú? Còn bây giờ, do sự khai thác "tận diệt", những sản vật quý hiếm ở suối Ngang hầu như không còn.
    Càng ngược lên cao, bạn sẽ gặp nhiều thác đẹp. Nhưng muốn chinh phục đỉnh núi, có lẽ cần phải có sự chuẩn bị "dài hơi" cho đôi chân. Ông Trần Đại Long, một người dân nhà ở gần lưu vực hồ Long Mỹ cho biết: "Người dân ở đây muốn biết "mưa thuận, gió hòa" hay không, cứ nhìn lên đỉnh núi. Hôm nào đỉnh núi có sương mù thì nhất định 1-2 ngày sau trời sẽ có mưa"... Đỉnh Sương Mù (đỉnh Hàm Rồng) còn có một loại chè đặc biệt gọi là chè Tiên, người dân thường lên núi hái về thái nhỏ phơi khô để dùng. Chè có vị ngọt, chát ở đầu lưỡi và đặc biệt còn chữa được bệnh đường ruột.
    Tháp Đôi Quy Nhơn

    Đất Bình Định có nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở 8 địa điểm thuộc các huyện phía nam tỉnh, như cụm tháp Dương Long (3 tháp) ở huyện Tây Sơn; tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc, Tuy Phước; tháp Cánh Tiên ở Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Riêng Quy Nhơn có tháp Đôi (2 tháp) ở gần đường Trần Hưng Đạo, cửa ngõ vào thành phố.
    Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc tại làng Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố chừng 3 km về phía tây bắc. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại. Chẳng hiểu sao người xưa lại cứ "ghép đôi":
    Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
    Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng
    Tháp Đôi cũng như các tháp Chàm khác ở Bình Định, là một di tích văn hóa nghệ thuật mang màu sắc tôn giáo của người Chăm xa xưa. Các tháp có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Tháp cấu trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc.
    Quanh tường phía ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá khá nặng nề.
    Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư hàng tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Từ 1991-1997, các cán bộ khoa học và những người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ thuật mài gạch, lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của tháp. Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là nơi để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Chăm tiếp tục công việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình Định.
    Đánh thức Bãi Bàu
    Trước đây, cái tên Bãi Bàu còn xa lạ với nhiều người và cũng chưa có tên trong bản đồ du lịch tỉnh Phú Yên. Từ khi con đường biển (tránh đèo Cù Mông) nối Sông Cầu - Phú Yên với Quy Nhơn - Bình Định mở ra, Bãi Bàu đã được đánh thức.
    Bãi Bàu nằm phía Bắc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, cách con lộ Sông Cầu ?" Quy Nhơn chừng 200m. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Bãi Bàu, du khách sẽ thấy một bãi biển tuyệt sạch, hình cánh cung, dài chừng 1.000m, bao bọc bởi hai dãy núi nhô ra biển.
    Bãi Bàu còn có những ghềnh đá, đồi núi, tạo nên vẻ nguyên sơ, hữu tình. Khách đến đây ngoài tắm biển còn có thể nhảy ghềnh, câu cá, leo núi. Hiện nay ở đây đã hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng mang tên Bãi Bàu với nhiều hạng mục: nhà hàng, nhà nghỉ, khu lều trại.
    Đặc biệt, trên lưng chừng núi còn có các nhà nghỉ được thiết kế theo kiểu nhà rông Tây Nguyên xinh xắn.
    Đến khu du lịch Bãi Bàu, thực khách sẽ có dịp thưởng thức nhiều đặc sản biển như sò huyết Ô Loan, cá thu chấm với nước mắm Ông Già ngon trứ danh ở Phú Yên. Muốn đến Bãi Bàu, du khách có thể đi từ thị xã Tuy Hòa ra nhưng tiện hơn vẫn là từ thành phố Quy Nhơn đi vào chừng 15km. Thường, tour du lịch của các hãng lữ hành thiết kế: buổi sáng, sau khi dùng điểm tâm tại TP Quy Nhơn khách sẽ tham quan cụm danh thắng Ghềnh Ráng ?" mộ Hàn Mặc Tử ?" bãi Trứng, bãi tắm Hoàng Hậu ?" bệnh viện và làng phong Quy Hòa (khoảng 11 giờ), sau đó tiếp tục đến Bãi Bàu để tắm biển, dùng cơm trưa, nghỉ ngơi (nếu muốn lưu lại thì thuê phòng hoặc quay trở lại Quy Nhơn).
  7. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Hầm Hô - lâm viên du lịch hoang dã

    Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.
    Ngày 17-2-1995 UBND Bình Định đã ra Quyết định số 287/QĐ-UB công nhận khu danh thắng Hầm Hô và cho đăng ký khoanh vùng bảo vệ với diện tích 150.000 km2. Là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhưng Hầm Hô hấp dẫn không phải bởi những công trình xây dựng nguy nga tráng lệ do bàn tay con người tôn tạo.
    Chuyện kể rằng, Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có tự rất lâu đời bắt nguồn từ một hiện tượng có thật thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất của mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì ngay trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm "hô phong hoán vũ" mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hầm Hô là hạ lưu của sông Kút chảy uốn khúc quanh theo hai vách núi dày đặc cây rừng và đá trải nên nhiệt độ luôn thấp hơn lưu vực đồng bằng. Khi hạn hán đạt đến đỉnh điểm thì chắc chắn đất trời sẽ chuyển để đổ mưa. Chính trong giai đoạn chuyển mưa đã tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về hạ lưu. Khi qua Hầm Hô gặp phải một địa hình đặc biệt: cây rừng dầy đặc cùng hang hốc thâm sâu của đá núi đã tạo nên âm thanh vang dội.
    Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời giáp Tết vẫn còn se lạnh, lúc đó sẽ có hàng vạn du khách tới Hầm Hô trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát..., những nơi tận cùng dòng sông Kút giáp với tỉnh Phú Yên và Gia Lai, du khách có một cảm giác thú vị và hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
    Dòng sông Kút trải dài uốn lượn theo non xanh trùng điệp với những cảnh quan hoành tráng nên thơ đang nép mình phía sau cửa ngõ Hầm Hô. Từ đầu xuân đến cuối hạ, du khách có thể tới Hầm Hô thưởng ngoạn. Ðể đi theo tour tự mình khám phá, phải có ít nhất hai người dân địa phư ơng dẫn đường với giá một ngày công cho một người là 50.000 đ bao ăn uống hoặc liên lạc với Ban quản lý du lịch Hầm Hô. Trong hành trình trở về sông Kút, một điều dễ dàng nhận thấy là tiềm năng sẵn có trên con sông này nhiều nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Hầm Hô hiện tại là khu du lịch khá nổi tiếng vì nét nguyên sơ của nó, nhưng để phát triển hơn nữa thì chưa thể thực hiện ngay được. Hầm Hô hấp dẫn nhưng gian truân và cách trở. Cũng đã có người mơ tới một đường cáp treo được xây dựng dọc theo bờ sông Kút để cho du khách chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ hùng vĩ của núi rừng, cái quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát dịu sảng khoái cùng ánh trăng rừng lung linh trên sóng bạc. Lúc đó Tây Sơn, Bình Ðịnh này sẽ là "Lâm viên du lịch hoang dã " nổi bật nhất nhì đất nước. Hy vọng khi có đường cáp treo, Hầm Hô sẽ là nơi hội ngộ du khách từ khắp bốn phương.
    Bình Định là tỉnh có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: bánh tráng nước dừa, nem chua...
    Cổ Kính Sơn Long

    Chùa Sơn Long, dân địa phương quen gọi là chùa Hang, đã được thành lập hơn 300 năm và là một ngôi chùa cổ thứ nhì của tỉnh Bình Định, chỉ đứng sau chùa Thập Tháp (An Nhơn). Chùa Sơn Long nguyên là Giang Long Thiền Thất, tọa lạc trên sườn núi Trường Úc.
    Sau đó, chùa được tái thiết trên một khu đất hình thang sát chân núi (Trường Úc), cách cầu Trường Úc khoảng 700m về hướng Đông, nay thuộc phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn.
    Bạn sẽ gặp một ngôi chùa cổ nép mình bên núi Trường Úc, cổng tam quan khiêm nhường hòa mình cùng hàng rào cây lá xanh mướt xưa kia nay đã lùi vào trong, nhường chỗ cho đôi cổng mới được thiết kế quy mô và hiện đại hơn nhưng ngôi chùa vẫn giữ được những nét rêu phong, cổ kính ban sơ của nó.
    Kiến trúc chùa đã có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Chính vẻ mộc mạc, hoang sơ của khuôn viên chùa đã phần nào tạo nên vẻ u huyền cổ kính cho chùa. Tương truyền, dưới chân núi phía sau chùa, xưa kia có một tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới với một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Vào những tiết hạn hán, các cụ tiên chỉ trong vùng thường đến đây ăn chay, đạp đất để cầu mưa thuận, gió hòa. Tảng đá đó có tên gọi đá Hàm Long, nay không còn nữa vì nạn chẻ đá. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong, cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Theo Đại Thích Đồng Đức, đang trụ trì chùa, năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan âm ở hướng Tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mầu Ni tọa thiền phía tây bắc... mang lại sắc khí mới cho chùa. Đến Sơn Long, bạn còn được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn, cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng được xác định của người Chămpa tạc từ thế kỷ thứ VIII... Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm thú, lễ bái, vãn cảnh... đặc biệt là trong những dịp đầu năm mới.
    Thập Tháp Di Đà Tự, danh lam trời Việt
    Trên đất nước Việt Nam bốn nghìn năm văn vật đã có rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng. Có ngôi chùa ra đời một cách hồn nhiên từ nơi gò đống, trẻ chăn trâu phát hiện một mô đá tượng hình đấng từ bi, bỗng thấy không thể giỡn đùa được mà mỗi lúc đi ngang dứt khoát không thể không cúi đầu.
    Có ngôi chùa ra đời từ giấc mơ, khi thì của một thường dân vượt qua cơn hoạn nạn, khi thì do một vị quan hưu "trẻ nghĩ đến nhà già nghĩ đến chùa", khi thì của một bậc đế vương đang trên đường vi hành chọn chốn tiềm long ẩn phụng. Có ngôi chùa ra đời từ một lời nguyện gia đình, dòng tộc hoặc xóm làng như sấm truyền. Đạo Phật qua các triều đại phong kiến có lúc là quốc đạo. Chùa Trấn Quốc tương truyền có từ thời Lý Nam Đế (544-548) khi ấy được gọi là chùa Khai Quốc. Chùa Diên Hựu (Một Cột) do vua Lý Thái Tông mộng thấy Phật Quan Âm dắt lên tòa sen nên xây tượng hình tòa sen dựng lên bởi cột đá giữa hồ. Chùa Keo kết hợp giữa đền và chùa, được dựng bởi thiền sư Dương Không Lộ với hàng trăm gian "thượng gia hạ trì" giữa biển lúa Thái Bình. Chùa Quán Sứ đời Lê dựng lên cạnh khu nhà đón tiếp các sứ thần Chiêm Thành, Lão Qua để họ thuận tiện hương đăng tụng niệm. Chùa Yên Tử là nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm với tam tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Chùa Mía, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, chùa Bút Tháp v.v? mỗi ngôi là một sự tích vừa mang ý nghĩa Phật giáo vừa hàm chứa phong tục tập quán và tín ngưỡng mang mầu sắc Việt Nam.
    Thập Tháp Di Đà Tự thuộc vào hàng chùa chiền ra đời sớm ở Đàng Trong, tính đến nay đã hơn ba trăm năm, từ 1677. Mười ngôi tháp yểm hậu của người Chàm trên khu gò phía bắc thành Đồ Bàn đã gãy đổ nhưng còn in đấu trong địa danh xứ sở này, tương truyền do đó mà thiền sư Nguyên Thiều, người sáng lập chùa dùng làm tự danh. Chùa nằm trên đồi Long Bích, mặt hướng về núi Mò O, là vùng Lãng Uyển của vua chúa Chiêm Thành xưa. Nay hãy còn các Giếng Vuông và Hồ Sen xây bằng đá ong to đặc trưng trong xây dựng Chàm. Di Đà là tên một vị Phật mà các Phật tử làm cửa miệng trong câu chào hỏi: "Nam mô A Di Đà Phật". Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1715) là vị tổ thứ 33 thiền phái Lâm Tế Chánh Tông, dừng chân nơi đây trên đường truyền đạo với một ngôi lều cỏ đơn sơ được dựng lên. Bảy năm sau, 1683, nhà chùa và bổn đạo dùng gạch đá của mười ngôi tháp đổ dựng lên chùa thay ngôi lều cỏ cũ nát. Chùa Thập Tháp, như một số ngôi chùa khác ở Việt Nam, đã mất mát khá nhiều di sản vật thể cũng như phi vật thể, qua các cuộc chiến chinh ly loạn. Nhưng những gì lưu giữ được, cũng chứng minh một cách hùng hồn giá trị của Tổ Đình mà ai muốn nghiên cứu lịch sử văn hóa xã hội nói chung, lịch sử tôn giáo nói riêng ở Đàng Trong thời kỳ này cũng phải để tâm khảo cứu.
  8. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0

    Bác có tuổi mà chịu khó coppy & pót bài ghê nhỉ ???
    Hôm nào Cafe ở HN cho em hóng hớt chút . Em về HN hít khói , hưởng tắc đường rùi .
    Oánh dấu thỉnh thoảng vào ngó Đi :D
  9. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Hi bác nhà sàn, ẩn dật lâu lắm mới xuất gia. Lúc nào tham gia cùng D&D đi
    Festival Tây Sơn - Bình Định
    Cái nóng ngột ngạt của mùa hè như lên đến đỉnh điểm làm cho phố biển những ngày tháng Bảy này bừng bừng sức nóng. Vượt lên trên tất cả là khí thế quyết tâm của tất cả mọi người để có thể hoàn tất công việc chuẩn bị cho kì festival đầu tiên được hoàn hảo nhất trong tất cả khả năng của chính quyền và người dân nơi này.
    Những công trình ngổn ngang của ngày trước cũng đã vừa kịp hoàn thành để có thể phục vụ cho các hoạt động đa dạng và lý thú của kì lễ hội chỉ còn tính từng ngày sắp tới. Nổi bật là hoa viên Quang Trung với tượng hoàng đế Nguyễn Huệ uy nghi trên lưng ngựa với lưỡi kiếm báu chỉ hướng trời xanh thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của con dân Bình Định. Nơi này nhiều năm trước đây là công viên Quang Trung gắn liền với bức tượng cũ bằng đá. Giờ đây thay vào đó là hình ảnh mới của hoa viên với cảm nhận chung là gọn gàng hơn và cũng ấn tượng hơn, lòng đường được mở rộng ra và tầm ngắm dành cho công trình đặc sắc và có giá trị thẩm mỹ cao này cũng được ưu ái hơn.Cùng với nó, Trung tâm Văn hóa thông tin của tỉnh Bình Định cũng đang đi vào những công đoạn trang trí cuối cùng để sẵng sàn phục vụ cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật sắp tới với hi vọng có thể đáp ứng được như cầu tinh thần phong phú và đa dạng của cư dân một đô thị loại II văn minh và hiện đại. Với nhiều bạn đã lâu chưa về thăm Quy Nhơn thì hình ảnh mới này thực sự sẽ để lại nhiều cảm xúc đặc biệt trong lòng một khi có dịp về thăm quê nhà.

    Tượng Hoàng đế Quang Trung uy nghi giữa trung tâm thành phố và phía xa là Trung tâm văn hóa thông tin với mô hình kiến trúc đặc sắc và mang tính thẩm mỹ cao
    Ngoài ra, phố biển cũng đã kịp hoàn thành thêm nhiều công trình khác để tôn tạo và chỉnh trang lại bộ mặt của mình hòng có thể tự tin với những gì tinh tươm nhất để chào đón du khách bốn phương và bạn bè gần xa về với Quy Nhơn trong mùa lễ hội nhộn nhịp và đa dạng sắc màu sắp tới. Nhà văn hoá Lao Động cũng đã hoàn thành để góp thêm vào bức tranh kiến trúc thành phố một điểm nhấn thực sự thú vị và nhiều ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh khi mà nhiều địa phương khác dồn đất cho các tòa nhà cao tầng để làm văn phòng, khách sạn thì Quy Nhơn đã "dũng cảm" tự dành cho mình những không gian nhiều màu xanh của cây cỏ và những công trình phục vụ cho đời sống văn hóa của người dân. Thêm vào đó, khu du lịch Ghềnh Ráng cũng được tu sửa với nhà hàng Hoàng Hậu mới được xây dựng thật sự tạo nên một không gian thơ mộng và trữ tình để du khách được lắng hồn trong quãng thời gian ghé thăm phố biển. Phần mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng được sửa sang đẹp đẽ hơn với bộ áo mới bằng đá hoa cương lấy từ các mỏ đó granite tốt nhất của Bình Định. Và để phục vụ cho festival, một ngôi nhà mái lá cũng đang được dựng lên ngay tại công viên Thiếu nhi mới với hi vọng có thể giới thiệu với du khách nét đặc sắc trong kiến trúc nhà cổ của đất xứ miền Trung duyên hải này.

    Khi hoàn thành, nội thất sẽ được trưng bày đúng kiểu ngôi nhà Bình Định xưa, gồm án thờ, liễn thờ, trường kỷ, phản gõ... Du khách sẽ cảm nhận thêm về nếp sống của người Bình Định dưới một nếp nhà
    Cùng với những niềm vui thì nỗi buồn cũng len lỏi giữa lòng phố biển trong những ngày tháng Bảy nhiều nắng gió này khi mà đội bóng của thành phố đang rơi vào giai đoạn hết sức khó khăn vì có nguy cơ sẽ bị rớt hạng trong mùa giải năm nay nếu như không vượt qua được trận playoff sinh tử. Tất cả niềm tinh yêu lúc này có lẽ chính là lời nguyện cầu cho những gì may mắn trong thời gian tới với hi vọng các chàng trai đất võ sẽ giành được suất trụ hạng để làm quà tặng muộn mằn cho festival đầu tiên nhiều xúc cảm.
    Và có lẽ lấp vào niềm thất vọng ấy chính là công trình Hồ phun nước nghệ thuật hết sức thú vị và cũng gợi trí tò mò cho bao người dân phố biển và bạn bè gần xa. Công trình nằm ngay trước mặt Nhà văn hóa Lao Động bên đường Nguyễn Tất Thành. Vừa nhằm phục vụ cho festival vừa cũng nhằm đáp ứng như cầu vui chơi giải trí cho người dân về lâu dài. Với nhiều kiểu phun nước độc đáo như "Thuyền và biển", "Đoàn kết"...sẽ hi vọng tạo nên được nhiều thích thú cho du khách thưởng lãm.

    Tất cả cùng hướng về festival và tháng Bảy nhiều bộn bề dần đi vào hoàn thiện với nhiều hi vọng, dự cảm tốt đẹp về một thành công thực sự của mùa lễ hội đầu tiên. Phố biển tháng Bảy tuy nóng bức nhưng tâm trạng của nhiều người phấn chấn hơn lên. Niềm tự hào về những thay da đổi thịt trên quê hương đất võ như rạng ngời trong bao nụ cười và ánh mắt...
    Được tranvuhoang2005 sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 03/08/2010
  10. tranvuhoang2005

    tranvuhoang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2.033
    Đã được thích:
    1
    Về chốn kinh xưa
    Ta đã hái nhành hoa kia của đá
    Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng [1]
    Cách Quy Nhơn khoảng 25 km, về hướng Tây bắc có một thành cổ đã thành phế tích, chìm sâu dưới đất, đó là thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. ?oThành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471. Ba thế kỷ sau, vào năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân, và đổi tên gọi là thành Hoàng Đế ?o[2].
    Một ngày cuối tuần đẹp trời, tôi cùng người bạn đặt chân đến đây. Ở dưới bước chân ta ấy, ở bên dưới kia ấy, dưới ánh nắng vàng này là chốn kinh xưa, chứa bao chuyện tồn vong của một vương triều. Một vương quốc kéo dài dọc biển, theo dải đất hẹp miền Trung đến miền Nam, hùng mạnh suốt mười hai thế kỷ, nay chỉ còn man mác những tượng tháp cũ hoang vu.

    Nhìn vương miện trên voi đá trước cổng thành, tôi chợt nhớ câu chuyện vua Chế Mân tặng nước Đại Việt châu Ô, châu Rí cầu hôn nàng công chúa Huyền Trân. Thân gái theo chồng về sống ở Trà Bàn, đất Bình Định nay. Từ đó vương quốc Champa bắt đầu bị đẩy lùi về phía Nam đèo Hải Vân. Đến năm 1471, nước Đại Việt đánh chiếm Trà Bàn và thôn tính Champa, một nền văn minh Nho giáo thay thế nền văn minh Ấn Độ giáo.
    Một vương triều đi qua, hồn phách mộng đã xa rồi... Cỏ xanh kia đang đăm chiêu chuyện gì?

    Hỡi các nàng công chúa, vương phi ngồi vén xiêm y trên hồ bán nguyệt, tôi vô tình hay hữu ý mà giẫm lên gót ngà gót ngọc dấu lại trên bờ đá nhỏ kia?
    Hỡi ơi, là là? giữa cõi miền này các thời đại đi quanh. Tôi chạm tay vào tường thành, nghiêng đầu tạm biệt Đồ Bàn?
    Thành cổ Đồ Bàn
    Thành Đồ bàn cũng thôi không nức nở
    Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
    Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
    Tan dần trong yên lặng của đồng quê?
    (Điêu Tàn-Chế lan Viên)
    Còn đâu nữa những ngày vàng son của Đồ Bàn đô cũ và còn đâu nữa những cảnh rộn rịp ngựa xe? Tất cả đều trôi vào quá khứ xa vời!
    Ngày nay, du khách đến thăm thành cổ Đồ bàn chứng kiến tạn mắt cảnh tang thương dâu bể không khỏi chạnh lòng hoài cổ, tiếc thương cho một triều đại đã lùi vào dĩ vãng xa xăm.
    Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể tìm lại hình ảnh thời xa xưa.
    Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc.
    Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.
    Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471 sau khi vua Lê Thánh Tông mang đại binh vào đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn và cả châu Vijaya, sau khi đổi thành phủ Hoài Nhơn trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên.
    Theo sách ?oĐồ Bàn Ký? của Nguyễn Văn Hiển thì: ?oThành Xà bàn hình vuông xây bằng gạch, mở bốn cửa, chu vi hơn mười dặm?. Sách ?oThiên Nam Tứ chí lộ đồ? vào thời Lê thì ghi: ?oXã Phú Đa xưa có thành gạch gọi là thành Đồ Bàn, hình vuông, mỗi bề dài một dặm, mở bốn cửa, trong đó, có điện, có tháp, Điện đã bị sụp đổ, tháp còn 12 tòa tục gọi là tháp Con gái??
    Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân. Sách ?oLê Quý Dật sử? có chép: ?oNhân đất cũ của Chiêm Thành, Nguyễn Nhạc cho sửa dắp lại thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở cung điện?. Đến năm 1778, thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế và giữ vai trò Đại bản doanh của Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.
    Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, xuất phát từ thành Hoàng Đế vượt biển vào Gia định đánh tan 5 vạn quân Xiêm, lập nên chiến công vang dội ở Rạch Gầm-Xoài Mút, giữa năm 1786, quân Tây Sơn cũng dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, từ thành Hoàng đế tiến ra Bắc Hà lật đổ chế dộ chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất quốc gia.
    Từ năm 1786 đến năm 1793, thành Hoàng đế là kinh đô của chính quyền trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đứng về phương diện lịch sử, thành Hoàng đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó lại là một kiến trúc quân sự quan trọng gắn liền với quá trình phát triển thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn đầu.
    Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng đế gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.
    Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, hình chữ nhật nhưng các cạnh uốn lượn, không thẳng, chu vi do được 7400m. Hiện nay, quốc lộ 1A chạy qua góc đông bắc của thành ngoại và đường xe lửa thì cắt qua góc tây bắc và cạnh nam của thành. Thành mở 5 cửa, cạnh nam mở hai cửa là cửa Vệ hay cửa Nam và cửa Tân Khai. Ba cạnh đông, tây, bắc thì mở ba cửa đông, tây và bắc. Thành ngoại đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài bó đá ong.
    Thành nội có tên là Hoàng thành, được xây chếch về hướng tây nam của thành ngoại và hầu như đã bị san phẳng hoàn toàn. Thành nội cũng hình chữ nhật, chu vi đo được 1600m. Hai cạnh đông và tây, mỗi cạnh dài 430m, hai cạnh bắc và nam, mỗi cạnh dài 370m. Thành nội cũng đắp bằng đất, bên ngoài và bên trong bó bằng đá ong, chân thành rộng từ 7-9m. Thành nội mở ba cửa: Cửa Tiền hay cửa Nam ở chính giữa cạnh nam nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành nội.
    Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, hình chữ nhật, chu vi đo được gần 600m. Thành chỉ mở một cửa phía nam, rộng chừng 15m, gọi là cửa Nam Lâu hay cửa Quyển Bồng.
    Theo ?oĐồ Bàn Thành ký? của Nguyễn Văn Hiển thì thành Hoàng đế được xây dựng trên nền đất cũ của thành Đồ bàn và chỉ mở rộng về phía đông, kéo dài chu vi đến 15 dặm.
    Năm 1793, Nguyễn Nhạc mất, thành Hoàng đế đổi tên là thành Quy Nhơn, lệ thuộc vào kinh đô Phú Xuân. Năm 1799, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành Bình Định. Năm 1823, Gia Long phế bỏ thành Bình Định, cho chuyển ly sở về thôn Kim Châu và thôn An Ngãi, cách đó chừng 4km về phía nam (nay là thị trấn Bình Định, huyện lỵ huyện An Nhơn). Thành Bình Định hoang phế và bị hủy hoại theo thời gian.
    Thành cổ Đồ Bàn hay thành Bình Định từ ấy đến nay chỉ còn trơ một dãy gò sỏi đá cùng ngọn tháp Chàm Cánh Tiên ngạo nghễ với nắng mưa và theo nhà khảo cổ Parmentrir, thì đó là trung tâm thành Đồ Bàn thuở xa xưa. Đó đây lác đác vài cây cổ thụ dáng dấp mệt mỏi u buồn cùng những bụi cây gai xương xẩu. Những ao nước như Ao Liệt, Bàu Vệ, Bàu Nóc? là những nét chấm phá, điểm tô cho toàn cảnh bức tranh Đồ Bàn ngày nay.
    Ở trong khu cổ thành, những kiến trúc còn lại hầu hết đều thuộc đời nhà Nguyễn Gia Long. Đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đền chỉ thu hẹp thành một tiểu đình mỗi cạnh 2m20, là di tích lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu mình.
    Trong Tử Cấm Thành hiện còn giữ 5 con nghê đá và hai con voi đá, là những di vât quý báu của nghệ thuật Chămpa còn sót lại.
    Hiện nay, thành cổ Đồ bàn, còn gọi là thành Hoàng Đế hay là thành Bình Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia cần được bảo tồn và trở thành nơi tham quan du lịch và nghiên cứu đầy hấp dẫn của Bình Định.
    Theo www.thuvienbinhdinh.com

Chia sẻ trang này