1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đố 1 cái nào

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi genhitsuu, 28/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. genhitsuu

    genhitsuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Đố 1 cái nào

    Đố các bác già trẻ lớn bé ở đây là tại sao cái đồng hồ tiếng Việt lại có tên là ..đồng hồ (tôi chưa viết chữ Hán vội) chứ không phải là thời kế (T,^) như các bạn láng giếng Nhựt, Tàu và Hàn đang sử dụng . Bác nào giải thích cái nào
  2. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi bị mốc meo hết cả rồi bác già ơi. Thế đáp án là gì thế ạ?
  3. gomenasai

    gomenasai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Iem ứ bít
  4. lovelypiglet85

    lovelypiglet85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Có thể là do đặc điểm của "cái đồng hồ" thời xưa. Có liên quan đến "đồng", đến "hồ" chăng?
  5. genhitsuu

    genhitsuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Hè, tự nhiên quên féng mất câu hỏi mà mình đã post, già roài có khác
    Chán thế, không bác nào trong cái bốc cu sù này biết à
    Đơn giản là tiếng Hán của Vịt nam du nhập từ TQ nhiều nhất ở thời Đường (1000 năm bắc thuộc) cho đến thế kỷ thứ 10. Thời này chỉ có loại "đồng hồ" bằng nước chứa trong một cái hồ bằng đồng (nước chảy từ hồ cao xuống hồ thấp và ở hồ thấp có các vạch báo giờ tương ứng) nên các bác Tàu lúc đấy mới gọi cái "đồng hồ" là đồng hồ S.-?? và các cụ nhà ta cứ thế bê nguyên xi về dùng. Sau này các bác Tàu chế ra từ tân tiến hơn là cái thời kế (T,^) và sử dụng đến ngày nay. Điều đáng nói là các cụ Vịt nam lúc đấy lại có chính sách bài Bắc nên cứ giữ rịt lấy cái từ cổ xưa đấy và sử dụng cho đến ngày nay. Các nước Nhật và Hàn du nhập chữ Hán chậm hơn Vịt nam nên được dùng đồ mới, chỉ buồn cho mỗi mình Vịt nam mình lúc nào cũng xài hàng quá đát thôi . Hiện tượng Vịt nam dùng nhiều chữ Hán cổ (và cả cách phát âm cổ) so với các nước khác, ngay cả với TQ cũng đều có thể giải thích như trên
  6. aqneo

    aqneo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Hay!!!
    Em giống các cụ ta ngày trước yêu nước ái quốc nên không có gọi Việt Nam là Vịt Nam.
  7. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Hóa ra chỉ đơn giản thế này thôi á? Sao em chả thấy thuyết phục gì cả nhỉ
    Được mit-uot sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 12/03/2007
  8. genhitsuu

    genhitsuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Ò, thế vẫn chưa phục à bác trẻ !
    Thế bác nào cho tôi biết chữ Hán du nhập vào Triều Tiên và Nhựt bủn vào các thời điểm nào nào ? So sánh với Vịt nam thì biết ngay
    Nhân tiện cũng đố thêm này : đố các bác tại sao tiếng Hán của Nhựt bủn nó lại dị dạng xa với gốc (phát âm, ngữ nghĩa) nhiều nhất so với Vịt nam (Vịt nam thì không dị dạng nhưng toàn đồ cổ như đã nói ở trên) và Triều Tiên thế ?
  9. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Em nói linh tinh thôi nhá, trúng thì trúng mà chả trúng thì thôi
    Nhật chủ động vay mượn chữ Hán của Trung Quốc, nhưng mượn về ko phải cứ thế là dùng luôn mà từ đó còn phát triển thêm ra. Hiragana và katakana cũng là từ chữ Hán mà ra. Phát âm cũng thay đổi theo cách nói có trong tiếng Nhật từ trước.
    Còn Việt Nam (đề nghị bác ko gọi là Vịt Nam nữa nhá) là bị ép dùng chữ Hán, cho nên cứ sonomama mà xài thôi
  10. genhitsuu

    genhitsuu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Bác mít nói cũng đúng 1 phần. Cái chính là Nhựt bủn du nhập tiếng Hán không phải trực tiếp từ TQ mà từ Cao Ly (tên cũ củaTriều Tiên) vào qua các anh lái buôn qua eo biển Hàn Nhật lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ 5, 6. Lúc đấy các bác Shogun chưa có chữ viết nên thấy các anh lái buôn dùng sổ hý hoáy viết ghi nợ thì khoái lắm, thế là tìm cách học chữ Hán qua các anh lái buôn này. TQ thời này đang loạn Lục quốc và nước Ngô gần Triều Tiên nhất nên Triều Tiên bị ảnh hưởng tiếng Hán kiểu Ngô , các bác Nhựt lại học cách phát âm qua các anh lái buôn Cao Ly nên nó mới xa nguyên gốc như thế . Sau này thời Nara trở đi thì Nhựt bủn có bang giao chính thức với TQ (lúc này là thời Đường) và du nhập 1 lượng rất lớn kinh sách Phật bằng chữ Hán, tiếng Hán Nhật trong thời kỳ này có cách phát âm gần tiếng Hán Vịt nhất . Bác nào hay dùng 漢-源 thì sẽ thấy các cách phát âm theo kiểu '?Y?"Y được ghi trong đấy.
    Sau đấy chẳng hiểu vì sao các bác Tướng quân, Mạc Phủ, Thiên Hoàng, Thủ tướng sau này chán tiếng Tàu hay sao đấy mà chế ra ひ,?Oな?,,,fS rồi lại dùng chung với 漢- thành món thập cẩm hổ lốn như hiện nay, lại còn đẻ thêm ra mấy em >z đọc sái cả quai hàm nữa chứ
    Tất nhiên các yếu tố cơ bản như cách ly địa lý, chủ tâm của con người, sự tiến hoá ngôn ngữ vẫn là nguyên nhân chính khiến cách phát âm chữ Hán của 4 nước khác nhau mặc dù cùng chung gốc. Trên đây chỉ là vài dòng góp vui thôi, bác nào muốn tìm hiểu kỹ hơn thì lên wiki hay gúc mà tìm thêm

Chia sẻ trang này