1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đố ai biết lịch sử cần thơ như thế nào?

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi bigmans_hn, 06/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bigmans_hn

    bigmans_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Đố ai biết lịch sử cần thơ như thế nào?

    Chào tất cả các anh chị em box Cần Thơ yêu quý!
    Có lẽ mọi người thấy tôi lập topic này có vẻ vô lý đấy nhỉ, người của box Phú Thọ như tôi lại đi đố các bạn Cần Thơ về lịch sử của Cần Thơ, vô lý quá phải không? Cũng không hản vô lý đâu nhưng tôi có thể nói rằng bây giờ không nhiều người thích học về lịch sử nói chung và lịch sử của quê hương mình nói riêng, chính vì vậy Big tôi lập topic này mong các bạn cho tôi hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn nữa về mảnh đất Tây đô này nhé. Big tôi cũng có tìm hiểu về lịch sử của Cần thơ nhưng tuy nhiên chưa được nhiều, vậy rất mong được các bạn nhiệt tình giúp đỡ nhé.
    Tôi cũng có biết một câu ca ngợi về mảnh đất Tây Đô:
    "Cần Thơ gạo trắng nước trong
    Ai mà đến đó lòng không muốn về"
    Bigmans_hn!
  2. TuongTuKhach

    TuongTuKhach Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    827
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến hay à nghe, chờ nghe bà con post bài để mình biết thêm, ở Cần Tho hơn 4 năm rùi nhưng chẳng phải dân Cần Thơ, nên cũng chẳng để ý lắm, mà cả quê mình mình cũng chẳng biết luôn Khi nào rảnh thì phải cập nhật thêm cái mảng này quá, nhưng mà ít có sách tài liệu nói về mấy cái này lắm, nhất là tỉnh lẻ như quê tui Mong các bác post lên để tui học hỏi
    Được tuongtukhach sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 06/06/2005
  3. in_anotherlife

    in_anotherlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Hihi, đại khái in_ano biết được là thành phố CT được 200 năm tuổi, hồi in_ano học lớp 11 hay 12 gì đó có lễ kỷ niệm thành phố 200 lớn lắm, cũng tự hào quá
  4. TuongTuKhach

    TuongTuKhach Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    827
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng có một số thông tin thú vị về từ Cần Thơ đây Đọc ở đâu đó quên mất tiêu rùi, có sách nói rằng Cần Thơ ngày xưa, hai bờ bến Ninh Kiều trông rất nhiều rau cần, nên gọi là Cần Thơ, còn có cái lại nói rằng, ngày xưa, có rất nhiều thi nhân, tài tử tụ họp ở bên bờ bến Ninh Kiều, cùng nhau ca hát ngâm thơ, từ đó xuất hiện từ Cầm Thi, đọc trại đi thành Cần Thơ. Còn bến Ninh Kiều theo tui được biết là có xuất xứ từ câu thơ "Ninh Kiều máu chảy thành sông" trong "Bình Ngô Đại Cáo", vì con đường cặp bến Ninh Kiều là đường Lê Lợi, nên bến sát đó được gọi là bến Ninh Kiều, còn tên trước là gì tôi chẳng biết. Như chúng ta biết, người khmer sinh sống ở Nam Bộ trước, một số địa danh cũng từ tiếng Khmer mà ra, như địa danh Cái Răng là tiếng khmer đọc trại đi, nghĩa gốc tiếng Việt là cái bếp nấu cơm của mình đấy, còn tại sao lại gọi như vậy thì tui không biết, Cần Thơ trong tiếng khmer lại gọi là "sông tre", chẳng biết có phải ngày xưa ở Cần Thơ có nhiều tre hay không nữa Làm tui cứ tưởng là "Bến Tre" không à Nếu có gì sai xót, các bác bổ xung cho nhé
    Được tuongtukhach sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 12/06/2005
  5. TuongTuKhach

    TuongTuKhach Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    827
    Đã được thích:
    0
    Hic hic, chẳng ai biết gì về lịch sử Cần Thơ cả hay seo ấy nhỉ, đã lên TP trung ương rùi mà Lịch sử càng ngày càng ít người biết nhỉ, ngỉ hè này đề nghĩ mọi người có rảnh xem lại nhe, tui cũng xem lại về ST cho biết, rùi có gì post cho các bác coi
  6. bigmans_hn

    bigmans_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà!
    Big tôi cảm thấy buồn quá nè, tôi rât muốn tìm hiểu lịch sử về quê hương các bạn xong dường như có vẻ các bạn box Cần thơ không mấy quan tâm thì phải. Big thấy ở box này thì chỉ có các Mod có vẻ là vào viết xã giao thôi chứ cũng không thực sự quan tâm, còn cô bé Cara thì chắc dạo này đang ôn thi nên chưa để ý đến hay sao ý. Nếu bạn nào biết thì hẫy post bài cho Big tôi được dịp mở rộng hiểu biết nhé!
    Chúc các bạn vui vẻ!
  7. aslongasyouloveme

    aslongasyouloveme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Những thông tin cơ bản về lịch sử Cần Thơ đã được các thành viên của box trao đổi, các bạn có thể dùng goole để tìm kiếm ( do chức năng tìm kiếm của diễn đàn tạm thời không sử dụng được). Ngoài ra các bạn ở ĐCHT muốn tìm hiểu về nguồn gốc các địa danh của Cần Thơ thì trong phòng đọc của thư viện trung tâm có một quyển sánh nói về vấn đề này (mình đọc quyển này cũng lâu rồi, hình như nó nằm ở khu vực các sách về địa lý, các bạn có thể vào trang web của thư viện ĐCHT để tìm sách).
    Riêng về nguồn gốc của địa danh Cần Thơ thì có nhiều giả thuyết, như xuất phát từ chữ Cầm Thi, Cần Thơm...Tuy nhiên trong một tờ báo xuân cách đây vài năm, theo "nhà Nam Bộ học" Sơn Nam thì địa danh Cần Thơ xuất phát từ tên con sông Cần Thơ chảy ngang qua địa phương. Chữ Cần Thơ được đọc trại ra từ tiếng Khmer là "kìn thia" (có thể mình viết không chính xác), có nghĩa là con cá rô, sông Cần Thơ trước kia có rất nhiều cá rô. Người dân địa phương đã gọi tên sông như thế .
  8. aslongasyouloveme

    aslongasyouloveme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình xin post lại bài của bác ngoisaotimban, để những đứa con của mảnh đất Cần Thơ biết về truyền thống hào hùng,để hãnh diện với mọi người rằng: "Tôi là người Cần Thơ"
    (nguyên văn lời của bác ngoisaotimban)
    Cần Thơ-biên niên sự kiện lịch sử.
    1739: Tổng trấn Mạc Thiên Tứ mở thêm 4 vùng đất mới & cho nhập vào Hà Tiên gồm có : Long Xuyên (Cà Mau),Kiên Giang (Rạch Giá),Trấn Giang (Cần Thơ)*,Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
    1740: (Năm Canh Thân),Tổng trấn Mạc Thiên Tứ dâng đất mới mở cho chúa Nguyễn.
    - Chúa Nguyễn Phúc Khoát tiếp thu phần đất mới khai thác.Sau đó,ra sắc lệnh cải cách khoa cử tạo thêm điều kiện cho hoạt động văn hoá cho nhóm Chiêu Anh Các ở Hà Tiên & ở miệt Cần Thơ.
    1753: Võ vương Nguyễn Phút Khoát phái ký lục Bố chính dinh là Nguyễn
    Cư Trinh vào Nam để đôn đồn các cấp thừa hành ở miền Nam.
    1757: Cần Thơ thuộc đoạ Châu Đốc (sau này là An Giang),một trong ba đạo do Nguyễn Phút Khoát lập sau khi sát nhập đất Tầm Phong Long (Châu Đốc-Sa Đéc) do Mạc Tôn (được Mạc Thiên Tứ dưa về nước) hiến đất để tạ ơn.
    1777: Quân Tây Sơn diệt các tướng của Chúa Nguyễn là Trần Chính Vương & Thái Thượng Vương.(Cũng vào năm này,Tham tướng Mạc Tử Sanh tử trận ngay bên một con rạch nay còn mang tên Tham Tướng thuộc phường Xuân Khánh-Cần Thơ).Năm 1995,thành phố Cần Thơ do mở rộng đường nên lấp cầu Tham Tướng lạI mang một tên mớI là ?o Xuân Khánh?.
    1781: Quân Xiêm chiếm Hà Tiên rồI kéo tớI Trấn Giang nhưng bị đánh trả phảI rút lui.
    1787: Chúa Nguyễn khôi phục lại đất Hà Tiên.
    1808: Nam Bộ chia thành 5 trấn (Phiên An,Biên Hoà,Vĩnh Thanh, Định Tường,Hà Tiên).Trấn Giang (Cần Thơ) thuộc trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long + An Giang).
    1814: Năm Gia Long thứ 12 lập thêm huyện Vĩnh Định (Cần Thơ) thuộc phủ Định Viễn,trấn Vĩnh Thanh.
    1832: Tổ chức hành chính,cải tổ toàn diện thờI Minh Mạng (sau khi Lê Văn Duyệt chết). Đổi ?otrấn? thành ?otỉnh? & hình thành ?oNam kỳ lục tỉnh? vớI các tỉnh : Biên Hoà,Gia Định, Định Tường,Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên.Các tỉnh này hợp thành cặp gồm có: Định Biên (Gia Định & Biên Hoà),Vĩnh Tường (Vĩnh Long & Định Tường) & An Hà (An Giang & Hà Tiên).
    Cũng vào năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13) Việt Nam có tất cả 31 tỉnh.Mỗi tỉnh đặt dưới quyền Tổng Đốc hay Tuần phủ,có Bố chính sứ, Án sát sứ & lãnh binh phụ giúp.?oGia Định thành? trước đây nay được gọi mới gọi là Nam Kỳ (còn gọi là Nam kỳ lục tỉnh).Cần Thơ bấy giờ (huyện Vĩnh Định) tách ra khỏI Vĩnh Long,thuộc về tỉnh An Giang,phủ Tân Thành.
    1839: Vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện Phong Phú,thuộc phủ Tuy Biên (Châu Đốc,tỉnh An Giang).
    1854: Một đội 50 người xin khẩn 2 khoảng đất tổng cộng 200 mẫu của làng Trưòng Thạnh (nay là Cái Răng,Cần Thơ); Đội trưởng Nguyễn Văn Tân đứng đơn,có thôn trưởng,hương thông ra dịch mục ký tên.Thông trưởng làng giáp ranh (làng Như Lăng) ký vào để xác nhận ranh giớI,viên cai tổng cũng ký vào. Đơn này được tổng đốc An Hà phê chuẩn. Đồn điền nói trên thu hút dân của làng Trường Thạn & cắt đất này ra đến 200 mẫu.
    1862:Ngày 5-6 Triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp.
    1864: (Tự Đức thứ 17) triều đình nhà Nguyễn mở kỳ thi Hương cuối cùng ở nam kỳ, đặt tại huyện Phong Phú (vì Pháp đã chiếm mất Gia Định).
    1867: Ngày 20/22/24-6 ba tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên) bị Pháp chiếm đóng.
    - Ngày 25-6-1867,De La Grandière bố cáo trọn xứ Nam kỳ thuộc Pháp.
    1868: Ngày 1-1,theo Nghị định của Thống Đốc Nam kỳ Bonard,huyện Phong Phú (Cần Thơ), được sáp nhập với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) thành lập quận đặt với quyền cai trị của người Pháp,lập Toà bố tại Sa Đéc (hạt Sa Đéc,phủ Tân Thành) gồm có 3 huyện (An Xuyên,Vĩnh An & Phong Phú).
    - Định Sâm dấy binh khởI nghĩa ở Láng Hầm,Trà Niềng (nay thuộc huyện Châu Thành,Cần Thơ), giết tên cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh rồI rút về đầm lầy Ba Láng.
    1870: Đỗ Thừa Luông khởi nghĩa kháng Pháp ở Cần Thơ bị thất bại,nổi dậy lần thứ hai ở Cái Tàu (Cà Mau) lấy U Minh làm căn cứ.
    1872: Ngày 30-4,Thống đốc Nam kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú vớI vùng Bắc Tràng (trước đây là phủ Lạc Hoá,tỉnh Vĩnh Long) lập thành hạt Toà bố đặt tạI Trà ôn.Toà bố hoạt động được 1 năm thì dời về Cái Răng (Cần Thơ).
    1876: Ngày 23-2 Thống đốc Nam kỳ,ra Nghị định lấy huyện Phong Phú (một phần huyện An Xuyên & Tân Thạnh) thành lập hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang).Lần đầu tiên địa danh Cần Thơ được dùng để gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh (hạt) hạt Cần Thơ chia làm 11 tổng,119 làng.Dân số 53.910 người.
    1880 - 1890: Cần Thơ xảy ra quá nhiều việc thưa kiện về đất đai,chứng tỏ ngườI dân thấy rõ tương lai sáng sủa của nghề nông.Chủ tỉnh ra lệnh lập Bộ điền cho kỹ hơn để thu thuế.Năm 1887, đất canh tác là 85.000 mẫu,so với năm trước (1886) tăng 17.000 mẫu.Diện tích của tỉnh là 205.000 mẫu,tức là còn 110.000 mẫu có thể canh tác.Dân ghi trong Bộ để chi thuế trong toàn tỉnh khi đó là 26.500 người.
    1897: Chính quyền thực dân khởi sự đào kinh thuỷ lợi, đào kinh Rocquillon thông ra rạch Sóc Trăng để nối tỉnh Sóc Trăng & kinh Ô Môn,tạo tuyến giao thông đường thuỷ từ Rạch Giá tới Mỹ Tho,kinh Ba Láng nối Rạch Giá với Cần Thơ từ Cái Lớn tới sông Hậu dài gần 40 km (1904).
    1889: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi gọi ?ohạt? (Arrondissement) - đơn vị hành chính ở Nam kỳ lúc bấy giờ thành ?otỉnh? (Province) & ?ohuyện? đổI thành ?oquận?.
    1900: Ngày 1-1,phân chia Nam kỳ thành 3 miền gồm 20 tỉnh & 1 đơn vị hành chính : Cap Saint-Jacques.
    A.Miền Đông (4 tỉnh) : Bà Rịa,Biên Hoà,Tây Ninh,Thủ Dầu Một.
    B.Miền Trung (9 tỉnh) : Chợ Lớn,Gia Định,Tân An,Mỹ Tho,Gò Công ,Bến Tre,Sa Đéc,Vĩnh Long,Trà Vinh.
    C.Miền Tây (7 tỉnh) : Châu Đốc,Hà Tiên,Long Xuyên,Rạch Giá,Cần Thơ,Sóc Trăng,Bạc Liêu.- Sóc Trăng có 158.439 mẫu ruộng (đứng đầu Nam kỳ).- Cần Thơ có 124.588 mẫu.
    1901: Kinh Xà no đào từ 1901 đến tháng 7-1903 là xong,bề ngang trên mặt rộng 60m,dưới đáy 40m,tốn phí 3.680.000 quan (Francs).
    1903: Lập trường nữ tiểu học ở Cần Thơ (với một nữ giáo viên ngườI Pháp quản lý).
    1904: Nghị định ngày 9-1 thành lập tại Cần Thơ một đồn thường trực gồm có 2 hiến binh.
    1906: Nghị định ngày 15-1 cấm đi lại trên kênh Saintenoy (Cần Thơ) trong suốt quá trình vét kênh.
    1907: Nghị định ngày 15-4 thiết lập một sở dinh điền (với tính cách thí nghiệm tại Cần Thơ).
    - Nghị định ngày 15-8 ấn định đồn hiến binh Cần Thơ bao gồm cả hai trung tâm Bình Thuỷ & Cái Răng.
    - Nghị định ngày 22-11thành lập một Uỷ ban để nghiên cứu có nên sửa đổi ranh giới hiện thời của các tỉnh Cần Thơ & Trà Vinh dọc theo sông Bassac (Hậu Giang).
    - Nghị định ngày 30-12 cho phép thực hiện dự án cải tạo kênh Phú Dương ở Cần Thơ.
    1908: Nghị định ngày 14-3 nâng khu chợ Rạch Gòi (tỉnh Cần Thơ) lên thành trung tâm.
    - Nghị định ngày 26-5 huỷ bỏ Nghị định ngày 22-4-1908 cho phép thực hiện dự án cảI tạo kênh Carabelli nằm trong đồng bằng Cần Thơ - Sóc Trăng.
    - Nghị định ngày 4-12 thành lập Sở Trước bạ,Sở Điền địa,Sở Bưu cục,Sở Quản lý tài sản tại Cần Thơ.
    - Đường từ Cần Thơ đi Long Xuyên được khởI công.
    - 84 gia đình ở Thái Bình được đưa đến Phụng Hiệp (Cần Thơ).
    - Đào kinh Xẻo Vông (1908 - 1912).
    - Cất xong nhà chợ (chợ cá) tại Cần Thơ (1908 - 1909).
    - Chủ tịch Outrey đưa kế hoạch biến Phụng Hiệp trở thành một thương cảng (Port fluvial).
    - Xáng đào thêm con kinh nốI Phụng Hiệp với Sóc Trăng.
    1909: NĐTQ ngày 18-5 thu hồi nghị định ngày 17-11-1908 liên quan đến việc sáp nhập vào tỉnh Cần Thơ một phần của làng Ninh Thới bao gồm giữa ranh giới làng Hội Ân & kênh Mỹ Vân...

    Được aslongasyouloveme sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 24/06/2005
  9. aslongasyouloveme

    aslongasyouloveme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Trích bài của bác hoaithuonglp
    Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi. Năm 1958 theo quyết định của Bộ Nội Vụ do ông Lâm Lễ Trinh làm Bộ trưởng thời Đệ Nhất CH, bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê lợi được đặt tên bằng 1 trận đánh của nghĩa quân Lam Sôn là Ninh Kiều. Ninh Kiều là tên ghép của 2 xóm Phù Ninh và Đồng Kiều thuộc xã Tốt Động huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây.
    Ninh Kiều chính là địa đanh đã diễn ra trận đánh ác liệt và cũng là trận thắng lớn đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn kể từ khi mở cuộc hành quân ra đất Bắc. Trận đánh diễn ra vào ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ (tức 13/9/1426). Chính trận Ninh Kiều đã tạo tiền đề cho trận đại thắng ở Tốt Động ngày mùng 7 tháng 10 năm Bính Ngọ (tức 7/11/1426) tiêu diệt hơn 6 vạn quân Minh
    Bến Ninh Kiều trước đây còn có tên là Bến Lê Lợi hay bến Hàng Dương (theo tên gọi của dân Cần Thơ). Bến Ninh Kiều trước đây còn có 1 tên Pháp nữa là "Le quai de Commerce"
    Được aslongasyouloveme sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 24/06/2005

Chia sẻ trang này