1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đố các bạn

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi nguyentrongnhan1972, 01/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    - Cây cột đèn bị xe đụng ảnh hưởng đến mạng overhead chứ không ăn thua gì đến underground cap.
    - Cáp ngầm bị xà beng đào trúng là do thiết kế đường dây không rõ ràng và không có qui định.
    - Xáng cạp...cạp trúng gần như không thể xảy ra vì underground cap chỉ thích hợp ở các nơi dân cư tập trung đông đúc và được bình ổn trên một cơ sở hạ tầng rõ ràng.
    - Ăn trộm cưa nổ chết đen thui...là vấn đề XH chứ cap ngầm khó cưa hơn overhead cap nhiều.
    - Tự nhiên nổ...trường hợp này không hiểu nổi lý do tại sao.
    - Cáp ngầm qua sông qua biển là cap điện thoại, chứ cap điện mà ngâm dưới nước ngày này năm nọ thì hơi căng đó.

    +++ Thật ra chỉ do hai vấn đề chính là kinh tế và kỷ thuật:
    - Về kinh tế thì underground mắc hơn overhead rất nhiều lần. Tuy nhiên nói không đủ tiền thì cũng không đúng vì bao nhiêu là đủ bao nhiêu là không? Không nhất thiết phải làm ồ ạt mà vẫn có thể làm từng phần nhỏ và phát triển dần. Ở đây cũng giống như là bạn quyết mua chiếc BMW của Đức hoặc chiếc Kia của Đại Hàn.
    - Về kỷ thuật thì overhead và underground có những kỷ thuật khác nhau dẫn đến những vấn đề khác nhau. Trạm điện của Underground không nhất thiết phải chôn xuống đất mà nó vẫn có thể nửa chìm nửa nổi hoặc không khác gì các sub bình thường. Kỷ thuật của Nga và châu Âu sử dụng "paper" để giải nhiệt trong khi kỷ thuật của Mỹ dùng "nhớt" giải nhiệt. Dây cap trong lòng đất sẽ nóng lên, nhất là trong môi trường lòng đất thì vấn đề giải nhiệt là quan trọng nhất. Tôi nhớ năm ngoái báo VN có đăng giếng nước của một gia đình nông dân đột nhiên nóng lên không ngừng. Nguyên nhân của nó là sự hở mạch điện trong lòng đất đã đun sôi giếng nước tổn phí năng lượng nhưng may là chưa dẫn đến chết người.
    - Dây điện trong lòng đất rồi cũng trồi lên để đi vào các nhà nên tựu trung cái mạng nhện hiện tại của lưới điện không ảnh hưởng mấy đến thiết kế dây ngầm. Nếu như ở nước ngoài dây đi ngầm đến tận từng hộ dân thì ta vẫn có thể đi ngầm đến từng khu vực để hoàn thành bước một của ngầm hóa hệ thống điện. Điểm lợi ở đây là tăng an toàn về lưới điện mà chưa tăng giá thành của căn nhà. Cần hiểu rằng giá thành của một căn nhà tại các nước tiến bộ không chỉ là mảnh đất và căn nhà mà còn tính cả giá trị kéo nước và kéo điện cũng như các nhu cầu khác. Chính vì lý do đó mà có những khu vực bắt buộc phải đi dây ngầm nhưng cũng có những khu vực nhà thầu xây dựng được quyền chọn lựa đi dây ngầm hay dây nổi.
    - Chất lượng của dân dẫn. Đây là một vấn đề quan trọng vì nếu đúng tiêu chuẩn an toàn và kỷ thuật thì tuổi thọ của dây ngầm sẽ cao hơn và ít gặp trục trặc hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài. Tuy nhiên nếu chất lượng không đúng sẽ dẫn đến nhiều trục trặc và rất khó tìm ra cũng nhưng tốn kém hơn nhiều lần để sửa chửa so với overhead cap.
    - Cơ sở hạ tầng. Đây là yếu tố kỷ thuật quan trọng nhất mà ta chưa sẳn sàng để đi dây ngầm. Ta chưa có những qui định thống nhất về đường đi, độ sâu của các ống dẫn nước, lưới điện...chính điều này gây khó khăn cho việc đặt cap ngầm. Sự liên hệ giữa các bộ, ngành lỏng lẻo vì không có qui định thống nhất. Hơn nửa các thành phố lớn ở VN lại quá già nua nên không mấy thích hợp để đào lên và làm lại từ đầu vì nó sẽ xáo trộn đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên ta cần có những qui định rõ ràng để áp dụng vào những khu vực mới xây dựng. Hàn Quốc đang chọn lựa để xây dựng một thủ đô mới, biết đâu rồi cũng đến lượt ta.
    Nhìn chung kinh tế chỉ là một hạn chế nhỏ và có thể khắc phục nhưng kỷ thuật và tiêu chuẩn là điều mà ta đang bỏ ngỏ. Để có được những tiêu chuẩn thích hợp nhằm hướng tới phát triển phồn vinh của XH, ta cần tập hợp nhiều nguồn kiến thức hơn là sự đóng cửa của ngành điện như hiện tại. Ở đây trí não của các kỷ sư, tiến sĩ trong ngành chưa đủ để hoàn thiện hệ thống mà sự đóng góp ý kiến của toàn dân rất quan trọng. Trước nay ta chỉ làm một việc là áp đặt kỷ thuật lên cuộc sống nhưng đã đến lúc ta cần làm ngược lại là dùng kỷ thuật để đáp ứng nhu cầu của XH.
    Dù sao thì cũng chúc bác Qiseng mau cưới vợ để con cái lớn lên còn kịp nhìn thấy những cái mạng nhện chứ sau này chắc gì còn được thấy!
    ================
  2. thanhtruc03

    thanhtruc03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Đi điện ngầm là khát khao của các nhà quy họach Việt Nam nhằm đảm bao mỹ quan đô thị. Nhưng chưa làm được do nó không khả thi, rất tốn kém....
  3. nguyentrongnhan1972

    nguyentrongnhan1972 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    cái "mạng nhện" ở tphcm chủ yế là dây điện thoại đó nhe.,,có nhiều người cứ lầm tuởng là của điện lực.....
    chính chúng tôi là điện lực mà họ cũng tưởng .....khi là điện thoại ....khi là ....chiếu sáng(khác nữa nhé)......có khi là cây xanh....(tại vì tụi tui cũng có chặt cây-chủ yếu là mé nhánh cây thôi)
    nhìn từ dưới đất lên khoảng 4m là "vương quốc điện thoại"
    nơi sản sinh ra nhiều sợi dây tơ hồng là nơi lãng mạn
    nhất và rối rắm rắc rối nhất
    và có thể có thêm điện thoại của quân đội hoặc cáp quang nữa
    từ dưới đất nhìn lên khoảng 7-8 mét là "đội chủ nhà" điện lực
    và "đội khách" chiếu sáng (đội này hiền lắm chỉ 1 sợi thôi và đèn
    xanh đèn đỏ ngoài đường cũng do đội này quản lý)
    vậy ta thấy trên 1 cây cột đèn mức độ rối rắm có thể như bảng tổng sắp sau đây:
    1) điện thoại
    2) điện lực (chủ nhà-là đơn vị trồng và quản lý cây cột đèn)
    3) điện thoại quân đội
    4) chiếu sáng
    sự rối rắm cũa dây điện thoại là vì
    1nhà là 1 sợi dây riêng biệt kéo về tổng đài
    còn điện lực
    1nhà là 1 sợi dây nhưng chỉ ra đến trụ điện gần nhất ,rồi đấu nối tất cả lại với lưới nên luới điện đơn giản hơn nhiều sau đó lưới điện về máy biến áp hay người dân quen gọi là "bình điện"
    đó là mới nói trên trời thôi đó nhe
    bây giờ nói dưới đất
    một khi xin đuợc giấy phép đào đường là phải thông qua sơ đồ hiện hữu của các đơn vị khác như:
    cấp nước
    thoát nước
    điện thoại
    cáp quang
    cáp ngầm có trước của điện lực
    giao thông công chánh
    chiếu sáng
    cống của dân
    ống cấp nước vào nhà dân(đào gặp thì né)
    đào băng đường .thì đào ban đêm gần sáng thì phải"tái lập mặt bằng" tức là lấp đá nhuyễn lại để xe chạy được
    bàn giao cho giao thông công chánh.cũng đêm đó nếu giao thông công chánh đến thì họ sẽ đào một lớp trên để tráng bê tông nhựa luôn
    cũng có khi mấy ngày sau họ đến ,nên trong mấy ngày đó đường phố đầy bụi bặm .......có vài người dân không hiểu và họ nói "tạisao ông kia mới lấp lại thì ông này đào lên"
    nhiều khi đang đào thì trời đổ mưa ngập cả con đường không còn phân biệt đâu là hố sâu vực thẳm có người bị té xe nữa chửi rủa um sùm
    may mắn là ngành điện đào xong đặt ống PVC (có dây mồi) rồi lấp lại ngay dào đến đâu lấp ngay trong ngày hoặc lấp ngay trước khi bình minh ló dạng
    sau đó lấy dây mồi kéo dây cáp lấy dây cáp kéo cáp ngầm
    còn ngành thoát nước họ không thể làm như vây được
    họ đào "giống như dào ao nuôi cá" cả một đoạn cả cây số
    rồi đưa cần cẩu hạng nặng vào rải ống cống (phải thẳng hàng)
    rồi nối lại bằng gạch xi măng v.vv. rồi mới bàn giao cho giao thông công chánh hay cầu đường rồi mới trả lại con đường xưa em đi dược
    điện thoại thì khác ...còn nữa....

Chia sẻ trang này