1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồ chơi mới của US Navy

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi phantom8004, 10/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ý tưởng chính của tàu sân bay là đem máy bay đến sát lãnh thổ đối phương, tất nhiên là đem ra biển rồi. Tuy nhiên khi trên biển và khi gần khu vực tác chiến thì khác nhau. Điều kiện so sánh lý tưởng là 2 bên triển khai đội hình chiến đấu đụng nhau. Bình thường thì đội tàu 2 phía phải trải dài để đảm bảo tầm kiểm soát lớn nhất, nhưng như vậy đội hình sẽ lỏng lẻo. Khả năng phản ứng của đội tàu sân bay có thể rất nhanh, nhưng chắc chắn ko thể cơ động tốt vì tàu sân bay của Mẽo ko phải là tàu tuần dương chở máy bay của Ngố. Đội hình hộ tống tuy nhanh nhưng chẳng lẽ lại bỏ trơ tàu mẹ để đuổi đánh địch?
    Ngay cả phi đội cũng ko thể huy động toàn bộ đi diệt hạm đối phương, phần lớn phải sẵn sàng xuất kích đánh chặn, lỡ đâu có 5 chiếc Su bay thấp lao vào, chỉ 2 chiếc vào được vòng trong bắn trúng tàu mẹ hoặc Thần phong thì cũng là tiêu cơm cả đám...Su tầm bay gấp rưỡi F18, lại có cơ chế buddy refuel nên có thể coi là giáo dài hơn, dù số đòn tung ra có thể ít hơn Mẽo...
    Phía Mẽo sẽ phản ứng bằng cách co cụm đội hình chiến đấu và tung tất cả các loại máy bay trinh sát lên. Phía Ngố cũng tương tự nhưng nó sẽ chia đội hình cơ động tức khắc... Cứ cho rằng Mẽo vẫn ưu thế hơn do có máy bay trinh sát hiện đại, dù rằng E2 phát hiện ra tàu Ngố thì nó cũng phát hiện ra E2...
    Dù sao nếu muốn đánh một đội tàu sân bay của Mẽo, Ngố cũng phải chuẩn bị một lực lượng tương đương, có nghĩa là nó sẽ tập hợp thêm tàu vào để có được số lượng máy bay gần bằng. Lúc này thì tui cho là ưu thế có phần nghiêng về phía Ngố do đặc điểm tàu bè của nó (thực tế muốn đánh thì phải dùng lực lượng mạnh hơn)
    Về mặt tổng lực, ko đời nào Ngố có thể có được số lượng tàu bè như Mẽo, do đó nó xây dựng cơ cấu lệch, dùng nhiều tàu ngầm tấn công, trải khắp nơi, tàu sân bay Mẽo khi di chuyển (với đội hình lỏng lẻo) có thể bị thọc bất cứ lúc nào (việc trả đũa sau đó thì có đẹp mắt thì cũng đã muộn).
    Hiện nay, Ngố dek có tiền, dek có tàu, dek có gì hết, rút về biển nhà...
    Vệ tinh ko dùng để định vị cho tên lửa được, nhưng E2 cũng ko. Chỉ báo vị trí cho tàu và máy bay đến thôi.
  2. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói E-2 nhìn thấy tàu Nga thì tàu Nga cũng nhìn thấy E-2. ĐÚNG. Nhưng carrier của Mỹ ở đâu lúc đó vẫn là DẤU HỎI lớn đối với tàu Nga. Việc duy nhất Nga có thể làm lúc đó là khoanh vùng có thể có carrier của Mỹ dựa vào bán kính hoạt động của E-2. Nhưng mà combat radius của E-2 những 1500km thì khu vực đó vẫn quá rộng => việc này nghĩa là trong khi tàu của Nga vẫn mù thì Mỹ đã có thể chuẩn bị tấn công = máy bay rồi.
    Buddy refuel thì bạn nghĩ là SU của Nga có còn Mỹ ko có ah? Thậm chí HQ Mỹ còn có nhiều lựa chọn hơn HQ Nga vì ngoài F/A-18 có khả năng làm tanker thì S-3 hay A-6 cũng đều làm được. Cái này giúp Mỹ ko phải hy sinh máy bay chiến đấu làm tanker.
    Mình có câu hỏi cho bạn là HQ Nga sau khi tập hợp tàu bè lại thì đưa được bao nhiêu máy bay chiến đấu lên trời? Vì theo mình biết HQ Nga chỉ có duy nhất 1 carrier Kuzetsov với 12 chiếc Su-33 và 5 Su-25 thôi. Ko tính trực thăng vì trực thăng vai trò chủ yếu là ASW-săn ngầm, dù nó có mang đựơc tên lửa chống hạm nhưng mà bay chậm, tầm tên lửa ngắn và quan trọng nhất là có jet fighter họat động thì heli chưa kịp vào đến tầm xịt tên lửa đã bị hạ rồi.
    Bạn nói phải để máy bay lại để xuất kích đánh chặn, uh thì mình đồng ý để lại. Thôi thì để lại hẳn 85 - 16 = 69 máy bay chiến đấu đi (rải ra cả 4 chiếc để tận dụng máy phóng, phóng 4 x 4 = 16 chiếc gần như cùng 1 lúc) Vậy là đội tàu của Nga lúc này vẫn phải đối phó với 1 số lượng máy bay ko hề nhỏ (85 - 16) x 3 = 207 chiếc.
    5 chiếc Su bay thấp sneak in cũng rất khó đó, vì 4 chiếc carriers là mang những 8 chiếc E-2, mình nghĩ chỉ cần 2 đến 3 chiếc soi tàu của Nga là đủ có fix trên radar rồi. 1 hoặc 2 chiếc E-2 sẽ bay CAP với 2 hoặc 4 fighters hộ tống, số E-2 còn lại để dự phòng. NHƯNG QUAN TRỌNG NHẤT là Nga ko nhìn thấy carrier của Mỹ thì làm sao mà vector cho Su lẩn vào được ???
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Trước hết, tui giả định là lực lượng tàu bè Ngố đang ở thời LX, chứ bi giờ có dek gì đâu.
    Các đội tàu bè giờ đều bị vệ tinh soi từ trước khi đến khu vực có thể đụng độ, cả 2 bên đều chuẩn bị sẵn tinh thần rồi. Giờ phía Mẽo tung E2 ra soi thì Ngố làm gì? Nó có thể ... chạy, và tung Su33 lên do thám, sẵn sàng chặn đánh F18, đuổi E2 đi chỗ khác, một vài Su là có thể kéo kha khá F18 lên đối phó rồi, có 4 F hộ tống E2 e ko đủ. Lúc đó E2 cũng phải rút về gần vùng phòng ko của AEGIS. Tầm của Su khá dài nên tàu mẹ phải gọi tàu con về bảo vệ, đồng thời cho một nhóm khu trục tiền tiêu để bám tàu của Ngố (trong vòng yểm trợ của máy bay). Phía Ngố thì chạy vòng vòng, vừa tránh bị công kích bằng máy bay, vừa tìm cách dập tàu Mẽo, hoặc dụ kéo dãn đội hình theo cách nào đó...
    Muốn biết diễn tiến thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ (đi hỏi Tom Clancy đã )
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tomahawk sử dụng để chống tầu hiện đại là trò đùa không tế nhị lắm, bởi thời của kamikaze qua lâu rồi ạ. Em cảm tưởng dùng một tên lửa dưới âm để đánh tầu bây giờ chả khác gì là dùng kamikaze, các hệ thống phòng thủ tầm gần của tầu chiến như súng cao tốc, tên lửa chống tên lửa hạ tụi này không phải bàn cãi.
    Hơn nữa, em chưa tìm được nguồn nào cho thấy guidance của tomahawk phiên bản anti-ship khác các phiên bản trước như thế nào. Bét ra nó phải có passive radar chứ các bác nhỉ???? Bác nào biết nguồn chỉ em cái.
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Lo gì chuyện không phát hiện được TSB đối với trình độ hiện nay. Bản thân TSB đã là một trạm thu phát để cho máy bay hoạt động được thì không lẽ đi phương không biết khai thác để định vị.
    Mặt khác vệ tinh viễn thám luôn theo dấu TSB từng đường đi nước buớc để có thể báo toạ độ cho tên lửa tấn công.
    Cần lưu ý là các thế hệ tên lửa hiện đại có thể hoạt động bằng nhiều cơ chế. Từ tự động chuyển sang điều khiển, từ đạn đạo chuyển sang hành trình hay ngược lại.
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Nga chỉ có duy nhất một em HKMH Admiral Kuznetsov chạy động cơ Steamturbines chạy một hơi 7100Km là hết dầu . Nimitz xài động cơ nguyên tử . Nga chỉ có 12 Su-33 không có AWACS trên biển . Su-33 tính năng chả có gì vượt trội so với Super Hornet . Khi nó turn on PESA radar của nó EA-18G và F-18E/Fsẽ nhận ra nó từ ngoài 300Km . Không có AWACS dẫn dường nó như kẻ mù bay trong không trung . Nói chung Su-33 của Admiral Kuznetsov đấu với rừng F-18E/F kết quả không khác gì MiG-29 Nam Tư đấu rừng F-16 Mỹ . Tầu Sovremennyy thì càng thảm hại chỉ có 9 chiếc với SAM tầm ngắn thảm thương . Nhìn bầy F-18 với JASSM bu quanh chỉ có khóc mà không biết làm sao hơn . Tên lửa chống tầu Subsonic ưu thế ở rất nhỏ RCS và nguồn nhiệt rất nhỏ rất khó phát hiện từ xa . Máy bay và tầu chiến có thể vác nhiều bắn từng bầy như bầy ong . Chúng tất cả đều bay quỷ đạo chử S . Chống bầy ong ấy chỉ có chết . trừ phi bạn có một bầy Aegis đông như Mỹ . Một con ticonderoga đã có thể vác 122 Tomahawk .
    Tầu Do Thái bị C-802 subsonic của TQ bắn nó không phản ứng gì được . Tên lửa siêu thanh ngược lại lại có nhược điểm dể bị phát hiện . Nó quá to RCS quá lớn . nguồn nhiệt khổng lồ . Cruise altitude cao ( với Granit khoảng 100 - 200 mét ) bị nhìn thấy là chết . MiG-25 bay rất cao và siêu nhanh nhưng dể bị rơi trong lúc F-117 chậm rì lại rất ít rơi là vì vậy . Không bị nhìn thấy là sống sót .
    2 chọi 1 đã là khó trong lúc Nga HKMH lấy 1 chọi hơn 12 . Nga nhỏ yếu và kỹ thuật lại kém hơn . CHẾT LÀ CÁI CHẮC .
    Chưa hết B-2 từ các căn cứ vây quanh nước Nga cất cánh . Nó vác một đống vũ khí chống tầu đến và đi như một bóng Ma . Đấy là hiện nay .Thêm 10 năm nữa hải quân Nga vẫn chả có gì mới . Hải quân Mỹ có F-35 . Có CV-21 , Có FCS , Có DDX , Có radar vũ trụ , có RATTLRS ......khi đó càng chết chắc .
    Được AndrewTran sửa chữa / chuyển vào 01:32 ngày 28/01/2007
    Được AndrewTran sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 28/01/2007
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ko đùa đâu bác ạ. Người ta tính bắn hạ Tô ma hốc là trên đường đi của nó hoặc lúc vào gần mục tiêu mặt đất thì nó vọt lên ko bổ xuống, chứ bắn tàu thì nó lao theo phương ngang, bắn nó lúc nó đâm sầm vào mục tiêu thì cũng khó như các loại khác. Cái chính là active radar của Tômahốc cũng nhỏ xíu, mà đầu định vị của nó dễ bị nhiễu. Còn tên lửa siêu âm của Ngố radar mạnh hơn, vào final phase nó tính đường bay rồi cứ theo cours lao vào nên khó bị nhiễu hơn nhiều, vả lại thời gian phản ứng với super sonic khi bị set quá nhỏ...
    Ok, thôi thì với tình hình đói rách hiện nay đọ tàu thì Ngố chết chắc, khỏi phải bàn cãi gì thêm. Giờ Ngố chuyển hy vọng sang phương pháp rưới tên lửa khác, dùng hypersonic BM có nhiều đầu đạn là AShCM bắn vào hạm đội, liệu cái này có hữu hiệu ko ta?
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 28/01/2007
  8. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Trong đám in đậm chỉ ghiền con DDX thôi! Tuy giá cắt cổ hơn 1 tỷ 1 chiếc nhưng có chừng vài ba chiếc cũng đủ rồi! Mơi mốt US Navy LCS (Littoral Combat Ships) với 1 bầy UAV, UUV (Unmanned Underwater Vessels), USV (Unmanned Surface Vessels) của nó thì đừng hòng đứa nào trên trời hay dưới biển thấy được con HKMH. Mới nhào vô chưa kịp xáp lại gần là chít hít roài!
    Chưa kể còn đến mấy thứ HPM (High Power Microwave thì phải). BAE System đang dẫn đầu trong lĩnh vực này khi họ kết hợp HPM với laser để tạo ra sức công phá mạnh hơn và thu nhỏ kích thước vũ khí. Northrop và Raytheon đang ngâm cứu lĩnh vực này và dự kiến trong vòng 5 đến 10 năm tới sẽ trang bị cho F-22, F-35, F-18E/F. Lúc đó radar trên tàu cũng sẽ biến thành vũ khí có thể vô hiệu hóa hấu hết các loại tên lửa. Về mặt này tin tình báo của Mỹ nêu ra China và Russia cũng đang ngâm cứu. Nếu cần tính cơ động thì những UCAV có thể được trang bị HPM, những em như X-45N có lẽ thích hợp.
    Nga hiện nay không quân còn lo chưa nổi đào đâu ra tiền mà lo cho Hải Quân. Anh và Pháp cũng đã bắt đầu xây dựng nào là HKMH mới và Sub mới, UCAV. Nga chắc đợi thêm chục năm nữa mới tính đến chuyện tân trang Hải Quân, UCAV thì chắc miễn bàn!
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 03:55 ngày 28/01/2007
  9. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Dùng được đọc lại thông số của tên lửa granit và banzalt. Nói chung theo bác họ Trần thì Mỹ bắn gì chẳng trúng chẳng rụng .. lại nhớ film Rambo ....một mình vác súng chạy lon ton bắn gì cũng trúng ... .
    Granit khi bắn có thể dùng vệ tinh để định hướng cần thiết, quả bay cao hơn mở radar tìm kiếm, khi bắt gặp hải đội của đối phương thì nó ra chỉ thị cho đàn em ví dụ: Tầu sân bay hai chú lao vào, tuần dương và khu trục mỗi tàu một chú ....
    Tô ma hốc hình như nhiễu GPS, bay sang tận Thổ Nhĩ Kỳ .... .
  10. anhkhoayy

    anhkhoayy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    HKMH để làm gì ?. Cách đây vài năm vụ đắm tàu ngầm Nguyên tử Kursk của Nga ngố .Hình như thông số của tên lửa hành trình của nó có ghi chỉ cần 1 quả thì HKMH cũng thành tàu chìm thôi mà . ( Tên lửa ko gắn đầu đạn hạt nhân đấy nhé , đầu đạn thường thôi ) .
    Xong luôn HKMH ( em nói thế đúng ko ạ )

Chia sẻ trang này