1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồ chơi mới của US Navy

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi phantom8004, 10/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tý đính chính nhỉ, cái này tôi chỉ ghi là "ĐỌC ĐƯỢC BỌN NGA KHOE THẾ, NHƯNG CHƯA KIỂM CHỨNG" tức là không chính xác ... phải ghi rõ thêm thế cho nhiều người khỏi vin vào đây. Bản thân tôi cung cóc tin là 1vs4.
    Vàbọn Nga nó cũng không đưa ra được hải đội của nó có những gì. Thì khỏi ngồi mà đoán.
    Không biết là tầm phát hiện ra Granit là bao nhiêu, nó to nhưng bay cũng thấp đấy. Kể cả con gọi là bay cao hơn.
  2. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Cái vụ vệ tinh địa tĩnh dùng để trinh sát gì, tới mức độ thế nào thì phải nhờ ai biết chuyện nói rõ giùm.
    Vệ tinh chưa (chưa nhé, mặc dù cũng không chắc lắm về cái chỗ chưa này-chưa thèm nói tới cái chuyện không) định vị được mục tiêu cho tên lửa, thì nó cũng cung cấp được toạ độ của mục tiêu, để tên lửa bay tới đó và dùng radar để sục xạo. Vậy là đủ.
    Mà thấy khoe đồ Mẽo hay thế mà lại cứ giả vờ quên những cái đoạn datalink với vệ tinh link gì đấy của Mẽo. Định vị tốt.
    Bán kính đảm bảo tiêu diệt mục tiêu của Aegis, với lại tên lửa siêu hạng SM-2, SM-3 tầm rất chi là xa thì OK thôi. Nhưng mà cũng phải để ý là cái tầm đấy thì mục tiêu phải ở độ cao bao nhiêu đã.
    Tàu ngầm phóng tên lửa thì E-2 phát hiện ra ngay. Quá đúng. Không chỉ E-2, mà tàu chìm tàu nổi cũng nghe thấy hết. Nó ồn như mấy cái loa phát thanh phường buổi sáng ý. Vấn đề là phát hiện ra rồi thì làm được gì? Cứ nói đơn giản là điều máy bay tới đánh chặn, với lại tên lửa đánh chặn, dưng mà máy bay bay tới được thì còn mất thời gian để tìm rồi mới bắn được; tên lửa từ tàu thì cũng phải chờ cái radar của tàu nó dò được tên lửa đã. Granit thì từ xa không nói. Những loại mới tầm gần hơn, 100km+ hay 200km+ có thể đặt chế độ cho bay thấp hơn (cao cũng chỉ 30-50m), lại bay siêu âm--->thời gian phản ứng very ít. Bắn tên lửa từ máy bay để diệt được tên lửa chống tàu cũng chẳng phải là dễ. Dù tên lửa ASM bay cao tới 200 mét, thì máy bay cũng vẫn phải bay cao hơn, và dễ gặp hiện tượng bóng radar từ tín hiệu phản xạ dội lên từ mặt nước, nên tên lửa từ máy bay trong trường hợp này nhiều khi lại đâm đầu xuống nước. Thế mới chán.
    E-2 tầm trinh sát xa-OK. Dưng mà lúc đánh nhau, nhất là lại đánh nhau với một thằng khủng khác, mà lại tung E-2 lên bật radar thì cũng bằng lạy ông con ở bụi này. Đành rằng là E-2 không bay ngay trên đầu HKMH, nhưng mà cứ bắt được tín hiệu từ E-2 thì cái phạm vi tìm kiếm HKMH nó thu hẹp lại rất rất nhiều. Lại thêm cái chuyện hạm tàu mà không biết đường giữ radio silence mà lại cứ 178 điện thoại đường dài giá rẻ thì đội bạn khỏi mất công tìm kiếm gì cho mệt. Cái HKMH lúc đấy sẽ như cái ngọn hải đăng.
    Cứ nghe Aegis là bảo nó rất đỉnh. Nhưng cái đỉnh của Aegis không phải là ở cái chỗ tầm phát hiện hay là tầm hướng dẫn bắn hạ. Và nó cũng vẫn phụ thuộc vào tầm cao của mục tiêu. Còn ai chê tầm của S-300 gắn trên tàu có nhõn 100 km thì mong rằng không phải là chê vì tầm nó ngắn hơn SM-2 hay SM-3. Thậm chí những cái có tầm 15-20 km thôi, thì nó vẫn là những tên lửa phòng không, và nó vẫn bắn hạ những thứ cần bắn khi lọt vào trong tầm của nó.
    Giờ thấy mấy đồng chí ca đồ Mẽo dữ quá, làm mình lại nhớ tới ku giáo sư Dog. Lúc cần ba hoa bốc phét thì chẳng thấy Dog đâu. Lúc cần viết cho nó chính xác chân thật thì Dog lại xào nấu um lên.
  3. The_Last_Mohican

    The_Last_Mohican Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Không nói thì mọi người ai cũng biết, sự sống còn của Nga ngày nay phụ thuộc vào hệ thống tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của họ. Chứ còn so từ Hải Lục Không quân của họ với Mỹ thì so thế nào được. Nếu mà theo chiến tranh quy ước thì phải gộp cả 3 nước là Nga, TQ và Ấn lại thì mới cân bằng với Mỹ được, và cả 3 đang cố liên kết lại với nhau là vì lý do này đấy.
    Nói về hỏa tiễn P-700 Granit mà anh em đang nói thì thằng này bây giờ cũng giống như Scud ở trên lục địa vậy, kỹ thuật đã cũ rồi, nói chung sử dụng nó theo quy ước chống lại tàu sân bay lúc này là không khả thi. Được Chelomei/NPO Mashinostroenia phát triển những năm thập kỷ 70s trên nền của SS-N-12 Sandbox dùng chống lại US Navy carrier battle groups. Nó có thể mang 1 trong 3 loại đầu đạn, 750 kg cho 2 loại HE warhead, FAE warhead, hoặc 500 kt nuclear warhead. Sử dụng động cơ ramjet nhiên liệu rắn thế hệ cũ. Năm 80 nó được trang bị trên Kirov-class cruisers Admiral Nakhimov, Pyotr Velikhy, và tuần dương hạm Kuznetsov, 1 số submarines cũng có trang bị lọai này (như Kursk mang 24 quả trong mình, hồi nó chìm cũng có giải thích là do nổ ống phóng khi nó đang phóng hỏa tiễn, chắc là phóng loại này đây). Nhưng sau này do kỹ thuật càng lúc càng phát triển và Granit tỏ ra không phù hợp nữa (nặng nề, hiệu quả không cao, dễ làm mồi cho đám Patriot khử). SS-N-19 sẽ thật sự nguy hiểm nếu mang nuclear warhead, đây mới là thứ đáng ngại cho carrier, bán kính sát thương của nó sẽ tăng lên đáng kể, độ tản mát của hỏa tiễn có lớn đến đâu đi nữa cũng không thể lọt ra ngoài cái vòng kim cô này của đầu đạn hạt nhân được. Tuy nhiên, nếu mà đã chơi nuke thì Mỹ cũng dại gì mang carrier ra cho Granit làm gỏi như vậy, trừ phi bị đánh lén, khả năng này không cao vì Nga không dại gì mà tung quả đấm trước.Trở về với chiến tranh quy ước thì Nga đã phát triển SS-N-22 Sunburn trang bị trên Sovremenny class destroyers và Tarantul class corvettes (may quá, NC đã có loại này) tầm ngắn hơn (200 km), nhưng lại nhanh hơn và linh hoạt hơn nhiều. Có hai loại SS-N-22, một loại Chelomei''s P-80 Zubr mang đầu đạn 250 kg, một loại Raduga P-270 Moskit mang đầu đạn 300 kg. Độ tản mát của cả hai loại là 20 m, carrier thì lớn hơn 20 m nhiều đấy chứ. Vấn đề là tàu Nga làm thế nào vào đủ gần để xịt hỏa tiễn thôi, chứ nếu như mà vào được tầm bắn hiệu quả rồi thì carrier chỉ còn biết cầu Chúa.
  4. thanhvan0186

    thanhvan0186 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Sao các anh không nghĩ là Mỹ cũng làm ra mấy cái mục tiêu giả cho Nga tương Granit, Moskit, Yahok vào nhỉ?
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Mục tiêu giả là các đài phát radar hoặc âm thanh từ tàu tạo ra các tín hiệu giống hệt tàu nhưng cách mục tiêu thật một khoảng cách. Hoặc là trực thăng mang máy phát tín hiệu giống tàu bay vòng quanh, cũng hơi nguy hiểm cho trực thăng...
    Cái này cũng chưa chắc đã thành công vì với các tên lửa siêu âm thì thời gian phản ứng để bật tín hiệu giả lên khá ngắn. Ngoài ra cũng có những biện pháp chống ECM nhất định...
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 29/01/2007
  6. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Tàu biển muốn hay không thì nó chỉ có tác dụng khi nổi trên mặt nước, không cần phải xác định cao độ như máy bay.
    Khi đó người ta vận dụng mặt biển như là mặt gương nên không cần quan tâm tới đường chân trời.
    Nguyên lý của radar biển xin phép không giải thích.
    Một radar tầm thường từ cảng SG có thể đếm từng chiếc thuyền thúng ngoài Nha Trang.
    Có ai tin không?
    Được freesky sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 30/01/2007
  7. thanhvan0186

    thanhvan0186 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi cắt ngang anh Freesky, mấy điều anh nói thì em tin là như thế thật rồi đấy, nhưng mà chuyện rada cảng SG nhìn thấy từng cái mũng ngoài NT thì em hơi thắc mắc, chả là thế này : pilot khi tập kích mục tiêu mặt đất họ vẫn thường áp dụng chién thật bay với cự ly đội hình thật gần nhằm đánh lừa rada, vì trên màn hình rada chỉ hiện lên có 1 điểm rất lớn, và người ta dễ nhầm lẫn với máy bay dân dụng, vì chỉ có máy bay dân dụng mới có tiết diện phản xạ rada lớn như thế thôi. Có nhiều cuộc tập kích thành công nhờ chiến thuật này. Em chỉ có thêm ý thé thôi, chứ em nghĩ anh freesky nói chắc đúng, rada có thể nhìn thấy từng cái mũng, cái thuyền tam bản thật.
  8. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Phi đội khi bay "trốn" radar bằng cách bay trong bóng khuất của nhau (radar và các thành viên trong phi đội tạo thành một đường thẳng), không thuần tuý là bay sát nhau.
    Chống lại chiến thuật này người ta dùng nhiều radar ở các vị trí khác nhau hoạt động một lúc.
    Radar cảnh giới hàng không ngoài loại điện từ truyền thống còn có các loại xác định mục tiêu bằng hồng ngoại và loại đo nhiễu loạn không khí.
    Chống lại radar hồng ngoại buộc máy bay TH phải bay ở công suất rất nhỏ nên không thể có chuyện... cơ động hay lùng sục. Bởi vậy để an toàn thì hiện tại máy bay TH cũng chỉ dừng ở mức xâm nhập... cắn trộm, không chiến quần thảo được thì còn xa vời lắm.
    Với radar xác định mục tiêu dựa vào nhiễu loạn không khí thì lý thuyết máy bay TH chưa có thuốc chữa. Cũng may cho máy bay TH Mỹ là loại này hiện tại loại này vẫn khá "thô sơ". Nhưng vài năm nữa thì không biết...
    Radar biển hoạt động theo nguyên lý phản xạ của mặt nước nên không thể có chuyện núp bóng nhau được vì các tàu đều nằm trên một mặt phẳng.
    Được freesky sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 30/01/2007
  9. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Nói tiếp vụ TSB.
    TSB có kẻ thù số một là tàu ngầm tấn công.
    Để phát hiện tàu ngầm xâm nhập ở bán kính 100-200Km là hoàn toàn không đơn giản.
    Với cự ly đó tên lửa chống hạm hiện đại chỉ mất 1.5-3.0 phút là tới mục tiêu.
    Nếu ai mê TSB thì giải bài toán đó đi.
  10. thanhvan0186

    thanhvan0186 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Các anh cho hỏi mấy cái thùng ALQ là thùng gì vậy?
    Chức năng nó làm việc gì?
    Với lại sao người ta không nhét nó vào trong thân MB mà lại gắn ra ngoài cho vướng víu thế k bít?

Chia sẻ trang này