1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồ cổ đây, đồ cổ đây...chuyện Đông - chuyện Tây trên KTNN hồi xưa.

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi vietgreat, 05/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Đồ cổ đây, đồ cổ đây...chuyện Đông - chuyện Tây trên KTNN hồi xưa.

    Cái này là chép lại mục chuyện Đông - chuyện Tây của An Chi (Huệ Thiên) trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay ngày xưa.

    Người lập chủ đề mới này không có bình luận gì về những câu trả lời, nếu có thì chỉ là góp ý (trong khả năng hiểu biết của mình) mà thôi.

    Cuối mỗi bài đôi khi có câu đố vui vui, Người lập chủ đề mới này đôi khi vui vui cũng có thể mời cà phê người có câu trả lời vui vui.


    ______________________________________________

    1- (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
    Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn nghe người ta chửi là "đồ quỷ SaTăng??


    AN CHI: Đấy là hai Sa Tăng khác nhau. Sa Tăng trong tiếng chửi là Sa Tăng bên Chúa Jesus, còn SaTăng mà bạn nói đến là Sa Tăng bên Phật Thích Ca. Sa Tăng bên đạo Thiên Chúa là trùm của loài quỷ, thường được nói đến trong Tân Uớc của Kinh Thánh, chẳnghạn: "Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỷ Satan cám dỗ bốn mươi ngày, ở chung với thú rừng, và có thiên-sứ hầu việc Ngài" (Mác, 1:3). Satan ở đây chính là tên con quỷ mà người ta vẫn phát âm thành "Sa Tăng". Vậy xin phân biệt rõ kẻo oan cho Sa Ngộ Tịnh trong Tây du ký.

    Góp ý: Sa tăng là phiên âm của Satan (Quỷ sứ). Bạn nào hay xem phim kinh dị (phim ma), hay nghe nhạc blackmetal thấy cái ký hiệu ngôi sao chổng ngược có vòng tròn ở ngoài thì là biểu tượng của quỷ sứ đó.

    Câu đố: : Chính sử ngày nay viết nhà Triệu (Triệu Đà) là ngụy triều. Tuy nhiên, có 1 vị quan của triều này mà tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM. Vị quan đó tên gì?
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    2- (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
    Mười hai bên nước trong "phận gái 12 bến nước" là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao là công, hầu khanh, tướng; trung là sĩ, nông, công, thương; và thấp là ngư, tiều, canh, mục? còn trong và đục có phải là thanh khiết, trong sạch và nhơ bẩn, tham ô hay không?

    AN CHI: Nhiều người vẫn quan niệm mười hai bến nước đúng như ông đã nêu. Chúng tôi không tin ở cách giải thích trên mà cho rằng Huình-tịnh Paulus Của giảng có lý hơn:
    "Con gái mười hai bến nước: Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần".
    (Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài Gòn, 1895. X. ở chữ bến, tr. 46-7).
    Điều mà tác giả giảng rằng "Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần" thì chúng tôi lại quan niệm là do từ nguyên dân gian mà ra. Đối với thành ngữ đang xét rõ ràng là hai tiếng trong, đục phải được hiểu rộng hơn cách hiểu mà ông đã nêu.
    Góp ý: Nguyên văn của nó là "thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu". Rất có khả năng 12 bến nước là nói cho có vần, giống như 12 canh giờ trong ngày...còn trong nhờ đục chịu thì đã quá rõ ràng rồi. Ca dao miền nam có câu "Chim khôn kiếm nơi  mà đậu, Gái khôn chọn nơi nhân hậu mà nhờ. Đừng ham lấy công tử bột dật dờ tấm thân" hoặc "Chim khôn kiếm lùm cây mà đậu Gái khôn kiếm thằng chồng nhậu mà nhờ Mai sau nó chết bụi chết bờ khỏi chôn" không phải là vô căn cứ. Ngày nay thì đã khác xưa, không chừng phụ nữ còn đè đầu cởi cổ chồng nữa chứ làm gì mà cam chịu như vậy.
    Câu đố: như trên.
  3. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    3. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
    Rể Đông sàn có phải muốn nói Đông cung thái tử? Dâu Nam giáng có phải muốn nói tích trên núi Nam Giáng (nàng Giáng Tiên) hay không?

    AN CHI: Trước hết xin nói rằng đây là rể Đông sàng, dâu Nam gián chứ không phải là "Đông sàn" và ?oNam giáng". Sàng là giường: vậy Đông sàng là giường phía Đông. Gián là khe núi: vậy Nam gián là khe núi phía Nam. Vế rể Đông sàng bắt nguồn ở tích Đông sàng thản phúc, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông. Chuyện rằng nhà Vương Đạo có nhiều con trai chưa vợ nên Hy Giám mới cho người sang đọ để kén chồng cho con gái. Đám con trai nhà họ Vương biết thế nên anh nào cũng lăng xăng tìm cách làm cho khách để ý. Chỉ có Vương Hy Chi là nằm khểnh trên giương ở phía Đông, coi như không có chuyện gì xảy ra. Nghe người nhà thuật lại, Hy Giám biết Hy Chi ắt là rể quý, bèn chọn ngày lành tháng tất mà gả con gái cho. Quả Vương Hy Chi là thư gia (caligrapher) nổi tiếng; ngày nay hễ nói đến thư pháp (calligraphie) Trung Hoa thì phải nhắc đến Vương Hy Chi. Vậy rể Đông sàng không liên quan gì đến Đông Cung thái tử.
    Còn vế dâu Nam gián thì bắt nguồn từ lời của một bài trong Kinh Thi của Trung Hoa: Vu dĩ thể tần, Nam gián chi tân nghĩa là đi hái rau tần bên khe núi phía Nam. Chỉ sự tần tảo của người con gái. Dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó. Vậy Nam gián không liên quan gì đến Giáng Hương của Từ Thức hoặc Giáng Kiều của Tú Uyên cả. Truyện Lục Vân Tiên có câu:
    Xem đà đẹp đẽ hòa hai:
    Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng.
    Góp ý: Ở ta hay dùng "rể Đông sàn" chứ ít khi nghe nói "dâu Nam gián", có lẽ là phụ nữ ở ta không chuộng hái rau tần ở khe núi. Ở quê, tôi thấy nhiều nhà trồng rau tần quanh sân, trẻ em sốt lâu thì lấy rau tần giã dập đắp lên trán thì sẽ hạ nhiệt.
    Trả lời câu đố: vị quan đó là thừa tướng Lữ Gia, tên ông này được đặt cho 1 con đường cạnh nhà thi đấu Phú Thọ, gần Đại học Bách Khoa TP.HCM.
    Câu đố: Có 1 vị tướng của Hai Bà Trưng mà ngày nào cũng có rất nhiều người nhắc đến. Đó là ai?
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    4. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
    Nhà Ngô (939-965) tuy có bị Dương Tam Khả cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đã xưng vương, đóng đô ở CỔLoa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sửgọi là Hậu Ngô vương. Vì lý do gì mà ở cửa miệng dân gian luônluôn nói: "Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đến nhà Ngô"? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trãi?

    AN CHI: Ý bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói "Đinh,Lê, Lý, Trần " thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào Bình Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch của Bùi Kỷ được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trãi. Bùi Kỷ dịch: "Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhưng chính Nguyễn Trãi thì lại viết: "Tự Triệu, Đinh,Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc; dữ Hán, Đường, Tống,Nguyên nhi các đế nhất phương" nghĩa là "Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (thì chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của âu Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay tại Đồng Sâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
    Vậy Nguyễn Trãi đã không viết "Đinh, Lê, Lý, Trần" mà viết "Triệu, Đinh, Lý, Trần". Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đã xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. Còn nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ thì bị xem là ngụy triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính vì thế mà Nguyễn Trãi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của vế "Triệu,Đinh, Lý, Trần" mà đối với vế "Hán, Đường, Tống, Nguyên" trong đó Triệu đối với Hán còn Trần đối với Nguyên.
    Thế là Nguyễn Trãi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đòi hỏiNguyễn Trãi phải nói cho đầy đủ vì ở đây ông không viết sử ký mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, thì từ nhà Hán đến nhà Đường, ông còn "bỏ quên" các nhà sau đây nữa: Ngụy, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống vàTùy. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít.
    Góp ý: Đúng là cái nạn dịch đâu chừa dịch sách. Thật ra nếu xét về thì đối thì nguyên văn của Nguyễn Trãi cũng chưa chuẩn. Triệu Đà lập nước Nam Việt có thể sánh với Hán Cao tổ (Lưu Bang), mấy triều khác cũng tạm chấp nhận được, duy có triều Đường so với triều Đinh của ta thì hơi gượng ép (khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế thì triều Đường đã bị diệt từ lâu). Tuy nhiên, đây là văn chương thì những lỗi như vậy có thể chấp nhận được.

    Câu đố:
    như trên.
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Giải đáp câu đố: Có 1 vị tướng của Hai Bà Trưng mà ngày nào cũng có rất nhiều người nhắc đến. Đó là bà Lê Chân, hàng chục ngàn người ở Hải Phòng ngày nào cũng nhắc tên bà này.
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    5. (KTNN 58, ngày 15-11-1992)
    Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Xin cho biết tại sao?

    AN CHI: Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống không phải là vật tổ (totem) của dân tộc Pháp.Thứ đến, người ta cũng không nói con gà trống mà phải nói đầy đủ là con gà trống Gô-loa (con gaulois). Và con gà trống Gô-loa là một biểu tượng (emblème) - chứ không phải "vật tổ" - của dân tộc Pháp. Vật tổ và biểu tượng là hai khái niệm khác nhau. Việc lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng có bao hàm một sự chơi chữ ý nhị ở trong đó. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa(Gauiois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là gallus, có nghĩa là con gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm "người Gô-loa" lại vừa biểu hiện khái niệm con gà trống". Vậy cứ theo ngôn ngữ này, người ta có thể chơi chữ bằng đẳng thức:
    Người Gô-loa (Gallus) = con gà trống (gallus).
    Đó là lý do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc mình. Nếu ta biết rằng tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra thì ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho dân tộc mình như thế.
    Góp ý: Cứ theo kiểu này thì người Việt Nam ta sẽ chọn cái rìu làm biểu tượng, có điều như vậy thì sát khí quá.
    Câu đố: Khi lên ngôi, Lý Bí xưng hiệu là gì.
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    6- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
    Hoa Kỳ hiện nay có bao nhiêu tiểu bang? Tên của các tiểu bang đó?

    AN CHI:
    Hoa Kỳ có 50 bang:
    1. Alabama, 2.Alaska, 3. Arizona, 4. Arkansas, 5. California, 6.Colorado, 7. Connecticut, 8. Delaware, 9. Floriđa, 10.Georgia, 1l. Hawaii, 12. Idaho, 13. Illinois, 14. Indiana, 15. Iowa, 16. Kansas, 17. Kentucky, 18. Louisiana, 19.Maine, 20. Maryland, 21. Massachusetts, 22. Michigan, 23. Minnesota, 24. Mississippi, 25. Missouri, 26. Montana, 27. Nebraska, 28. Nevađa, 29. New Hampshire, 30. New Jersey, 31. New Mexico, 32. NewYork (chú ý: thuộc bang này có thành phố cùng tên NewYork, trước vẫn phiên bằng âm Hán Việt là Nữu ước.Nhưng thủ phủ của bang New York lại là Albany), 33.North Carolina, 34. North Dakota, 35. Ohio, 36. Oklahoma, 37. Oregon, 38. Pennsylvania, 39. Rhode Island, 40. South Carol1na, 41. South Dakota, 42.Tennessee, 43. Texas, 44. Utah, 45. Vermont, 46.Virginia, 47. Washington, 48. West Virginia, 49.Wisconsin, 50. Wyoming.
    Vùng Alaska, nằm ở phía Tây Bắc của Hoa Kỳ, là đất mà nước Nga Sa hoàng nhượng cho Hoa Kỳ từ năm 1867, trở thành bang thứ 49 củanước này từ năm 1958. Quần đảo Hawaii (tên cũ là Sandwich), thủ phủ là Honolulu, là lãnh thổ của Hoa Kỳ từ năm 1898, trở thành bang thứ 50 của nước này cũng từ năm 1958.
    Câu đố: Như trên.
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    8- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
    Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị Hà. Xin tìm giúp xem sách xưa có ghi tên Hồng Hà là những sách nào?

    AN CHI: Xin thưa, sở dĩ sách xưa không có tên Hồng Hà vì đây là một cái tên rất mới do chính người Việt chúng ta dịch từ tiếng Pháp, gọi nôm na hơn một chút là sông Hồng. Sông Hồng có đặc điểm nổi bật là nước của nó về mùa lũ thì rất đỏ, nên người Pháp dựa vào đó mà gọi nó là fleuve Rouge (sông Đỏ). Cũng cùng một cách đặt tên như thế họ đã gọi sông Đà là rivière Noire (sông Đen) còn sông Lô thì lại là rivière Claire (sông Trong). Họ cũng dịch tên sông Hoàng Hà của Trung Hoa sang tiếng Pháp là fleuve Jaune (sông Vàng) rồi lại dựa theo cách diễn này mà dịch tên con song Dương Tử (Dương Tử Giang) thành fleuve Bleu (sông Xanh) mặc dù họ cũng đã có một tên phiên âm từ Dương Tử Giang thành Yang-tseu-kiang (trước thườngviết là Yang-tsé-kiang). Vậy Hồng Hà hay sông Hồng chỉ là những "bản dịch" sang tiếng Việt của tiếng Pháp fleuve Rouge mà thôi. Xin phân biệt với Hồng Giang, một chi lưu xưa của sông Hồng, chảy qua tỉnh Hải Dương.
    Góp ý: Cái từ Khmer đỏ nghe nói cũng dịch từ tiếng pháp ra, hình như là từ Khmer Rouge. Lại còn nghe nói hình ảnh "thức trắng đêm" hay dùng trong văn học cũng là dịch từ nguyên bản tiếng Pháp ra. Có điều dịch như thế nào thì người Việt Nam ta vẫn hiểu. Tiếng Việt ta thật là phong phú và giàu đẹp.
    Giải đáp câu đó: Khi lên ngôi, Lý Bí xưng là Nam Việt đế (theo Đại Việt sử ký toàn thư), sử sách sau này gọi là Lý Nam đế.
    Câu đố: Trong lịch sử Việt Nam có vị vua nào lập cùng 1 lúc nhiều hoàng hậu.
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    10 (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
    Tại sao Colomb có công tìm ra châu Mỹ mà tên ông lại không được dùng để gọi châu này? Tên nước Colombia có liên quan gì đến tên của Colomb hay không?

    AN CHI: Chính Christophe Colomb đã gọi châu Mỹ là Tây ấn Độ (Indes occidentales) vì đã nhầm tưởng rằng đó là nước ấn Độ. Do cách đặt tên này của Colomb mà thổ dân da đỏ châu Mỹ đã được gọi là Indien (tiếng Pháp), Indian (tiếng Anh), nghĩa là người Ấn Độ. Sau khi biết rõ sự thật, người ta mới dần dần gọi châu Mỹ bằng cái tên Amerique (tiếng Pháp), America (tiếng Anh) như hiện nay. Đúng là trong tên nước Colombia có tên của Colomb. Ông đã đến miền đất này năm 1502 nhưng trước đó thì Alonso de Hojeda đã phát hiện ra nó từ 1499. Sau khi hoàn thành việc chinh phục đất này vào năm 1539 thì Gonzalo Jiménez de Quesada đã gọi nó là Nueva Granada; mãi về sau nó mới được gọi là Colombia.
    Góp ý: hồi học phổ thông thấy mấy vị viết SGK cứ phiên âm là Anh-điêng chẳng hiểu gì cả (chắc mấy vị này học ở Pháp). Còn nghe nói sở dĩ châu Mỹ có tên là America là do mấy ông khám phá ra châu Mỹ nhờ 1 người Ý vẽ lại bản đồ hoàn chỉnh trên cơ sở phát họa của mấy ổng. Sau đó người Ý này ghi tên mình (America) lên tấm bản đồ. Thế là tên người vẽ bản đồ thành tên 1 châu còn tên người khám phá chỉ là tên 1 nước. Trớ trêu thật.
    Câu đố: như trên.
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    11. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
    Tam tộc trong "tru di tam tộc" là những tộc nào?

    AN CHI: Hai tiếng tam tộc có ít nhất là bốn cách hiểu mà Từ nguyên (một bộ từ điển tiếng Hán ra mắt năm 1915) đã cho như sau:
    1. Cha mẹ, anh em, vợ con là tam tộc (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc).
    2. Họ cha, họ mẹ, họ vợ là tam tộc (Phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc vi tam tộc).
    3. Cha, con, cháu (= con của con) là tam tộc (Phụ, tử, tôn vi tam tộc).
    4. Anh em của cha, anh em của mình, anh em của con là tam tộc (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc).
    Vì có nhiều cách hiểu như trên cho nên ngay vụ án Nguyễn Trãi cách đây 555 năm (1442) cũng được người thời nay hiểu khác nhau. Cao Huy Giá dịch Đại Việt sử ký toàn thư đã viết như sau:"Ngày 16 (tháng 8 năm Nhâm Tuất - AC), giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời" (t.III, Hà Nội, 1972, ti.131). Ba đời đương nhiên chỉ có thể là đời cha, đời con và đời cháu (ứng với nghĩa 3 của Từ nguyên) mà thôi. Nhưng Phan Huy Lê thì lạiviết: "(?) Nguyễn Trãi bị ghen ghét gièm pha, có lần bị hạ ngục và cuối cùng bị tru di ba họ" (Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (tập kỷ yếu), Hà Nội, 1982, tr.75). Ba họ, theo cách hiểu thông thường là họ cha, họ mẹ và họ vợ (ứng với nghĩa 2 của Từ nguyên), đương nhiên phải nhiều và nặng hơn ba đời vì ba đời chỉ thuộc có một họ mà thôi.
    Góp ý: chuyện này cãi nhau cũng phải, vì chữ "tộc" trong tiếng Hán - Việt (từ điển Hán - Việt Thiều Chửu) vừa có nghĩa là "đời - con cháu cùng một liêu thuộc với nhau gọi là tộc. Từ cha, con đến cháu là ba dòng. Từ ông cao tổ đến cháu huyền gọi là chín dòng, cửu tộc" và cũng có nghĩa là "họ - cùng một họ với nhau gọi là tộc". Tru di 3 tộc của ngày xưa là giết 3 đời thì hợp lý hơn (nếu 1 trong những bà vợ của Nguyễn Trãi họ Lê thì tính thế nào đây).
    Giải đáp câu đố: Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì khi lên ngôi Đinh Tiên hoàng cho lập cùng lúc 5 hoàng hậu, Ngoạ Triều, Lê Thái tổ đầu vậy..
    Câu đố: Khi lên ngôi, Lý Thái tổ dời đô về đâu.

Chia sẻ trang này