1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồ cổ đây, đồ cổ đây...chuyện Đông - chuyện Tây trên KTNN hồi xưa.

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi vietgreat, 05/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    66. (KTTN 111, ngày 15-6-1993)
    Tại sao Phi-líp-pin (Philippines) là một nước Đông Nam Á mà lại có một tên rất Tây? Người Phi-líp-pin nói tiếng gì?
    AN CHI:
    Nguyên Phi-líp-pin là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1565, dưới triều vua Phi-líp đệ nhị. Để đánh dấu rằng đây là đất đai họ đã chiếm được dưới triều của Phi-líp (đệ nhị), tiếng Tây Ban Nha là Felipe, người Tây Ban Nha đã gọi đó là Islas Filipinas, nói tắt thành Filipinas. Đây là số nhiều của Filipina, giống cái của Filipino, nghĩa là thuộc về Felipe. Islas Filipinas là các hòn đảo của Phi-líp, người Pháp dịch thành Iles philippines, rồi nói tắt thành Philippines.
    Người Phi-líp-pin nói tiếng Tagal (cũng gọi là Tagalog) là thứ tiếng được chọn làm ngôn ngữ quốc gia. Đây là một ngôn ngữ thuộc họ Mã Lai ?" Đa đảo (malayo-polynésien). Giành được độc lập năm 1946 từ tay Mỹ (Tây Ban Nha đã nhượng đảo quốc này cho Mỹ từ năm 1898), người Phi-líp-pin vẫn dựa theo tiếng Tây Ban Nha là Filipinas mà gọi tên nước mình là Pilipinas (tiếng Tagal không có âm f nên đã thay thế âm này bằng p).
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    67. (KTTN 111, ngày 15-6-1993)
    Từ điển Pháp Việt của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1981) đã giảng Cauris là ?oốc tiền (vỏ ốc xưa dùng làm tiền ở châu Phi) còn Từ điển Anh Việt cũng của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1975) thì giảng Cowrie là: 1. Ốc tiền, 2. Tiền vỏ ốc (ở Nam Phi và Nam Á)?. Không thấy nói đến Trung Quốc. Vậy Trung Quốc xưa có dùng vỏ ốc làm tiền hay không?
    AN CHI: Người Trung Hoa thời xưa vẫn có dùng vỏ ốc để làm tiền (dụng bối xác tác hóa tệ). Sò, ốc tiếng Hán gọi là bối, chữ Hán viết là 貝.

    Các nhà khảo cổ học về Trung Hoa đã thống kê được trên 100 loại sò, ốc từng được dùng làm tiền nhưng chính con ốc tiền mới là phổ biến và thông dụng hơn hết. Con ốc này, tiếng Hán gọi là mã não bối. Vì nó được dùng làm tiền nên người ta gọi nó là hóa bối (ốc tiền). Do công dụng đặc biệt này mà người ta còn gọi nó là bửu bối (ốc quý). Lối nói này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và được dùng theo phép ẩn dụ để chỉ vật quý hiếm, vật hàm chứa phép lạ hoặc điều mầu nhiệm. Tiếng Pháp gọi ốc tiền là cauris, tiếng Anh là cowrie hoặc cowry, tiếng Nhật gọi là tử an bối (koyasugai); tên khoa học là Cypreae moneta. Bản thân chữ bối 貝 khi nó còn ở giai đoạn thực sự tượng hình, chính là hình một con ốc thò râu (xúc tu) ra khỏi vỏ. Hai nét làm thành chữ bát . ở phía dưới của chữ bối chính là hai cái râu đó. Quách Mạt Nhược còn khẳng định dứt khoát rằng chữ bối đích thị là tượng hình con ốc tiền nữa (X. Nô lệ chế thời đại, Bắc Kinh, 1973, tr. 280).
    Chính vì con ?obối? đã từng được dùng làm tiền cho nên trong chữ Hán, những chữ ghi lại các khái niệm có liên quan đến tiền đều thuộc bộ bối, như bần (nghèo), tiện (hèn), quý (sang), trữ (chứa), tham (ham tiền), mãi (mua), mại (bán), đổ (đánh bạc), v.v?
    Vì nhu cầu trao đổi càng ngày càng phát triển mà ốc tiền lại càng ngày càng khó tìm nên về sau người ta phải nung ốc bằng gốm (đào bối), gọt ốc bằng xương (cốt bối), mài ốc bằng đá (thạch bối) thậm chí bằng ngọc (dao bối) mà làm tiền để đáp ứng nhu cầu đó. Cuối cùng người ta đã đúc ốc bằng đồng (đồng bối). Việc này đánh dấu sự ra đời của tiền bằng kim loại trong lịch sử tiền tệ Trung Hoa. Tiền đồng bắt đầu có từ đời Chu nhưng thời đó vỏ ốc vẫn còn tiếp tục được dùng để làm tiền. Chỉ đến đời Tần Thủy Hoàng thì việc này mới bị cấm hẳn.
  3. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    68. (KTTN 111, ngày 15-6-1993)
    Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long đất lở, sập nhà đổ cửa. Do đó mới có câu cù dậy, đúng không?
    AN CHI:
    Quả thật mỗi lần cù dậy là một lần dông to gió lớn, có thể gây ra đổ cửa sập nhà. Nhưng cù dậy chỉ là một cách diễn đạt theo quan niệm và ngôn ngữ dân gian để chỉ hiện tượng thời tiết nói trên mà thôi. Sự thật thì chẳng có con cù nào đã dậy sau một giấc ngủ hàng trăm năm cả. Cũng như khi người ta nói gấu ăn trăng là người ta muốn chỉ hiện tượng nguyệt thực, nghĩa là hiện tượng mặt trăng bị tối một phần hoặc toàn phần trong một lúc vì đi vào vùng tối của trái đất. Chứ sự thật thì chẳng có chú gấu nào đã lấy mặt trăng làm đồ nhắm mà nhậu với ba xị đế cả. Hoặc nữa, khi người ta nói rồng hút nước thì cũng chẳng có con rồng nào bị cơn khát hành hạ. Đó chẳng qua là cột nước hoặc cột hơi nước chuyển động thành cơn xoáy do gió gây ra mà thôi.
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    73. (KTTN 113, 7-1993)
    Do tích gì mà người Anh lại gọi chú rể (bridegroom) là người giữ ngựa (groom) của cô dâu (bride)? Có chuyện gì na ná chuyện anh hoàng tế (rể của vua) được gọi là phò mã chăng?
    AN CHI:
    Ở đây không có chuyện gì na ná chuyện đó vì bridegroom xét theo từ nguyên vốn không phải là chú giữ ngựa của cô dâu. Hình thái cổ đại của nó là brydguma. Bryd là cô dâu còn guma là người đàn ông, người anh hùng. Vậy brudguma là bậc tu mi của nàng dâu, là đấng anh hùng của nàng. Hình thái cổ đại này đã diễn tiến một cách tự nhiên sang hình thái trung đại tảo kỳ là brudgume, rồi mạt kỳ là bridegome. Đến đây thì bắt đầu có xảy ra sự cố: gome dần dần không còn được người Anh sử dụng như một hình vị độc lập nữa. Cuối cùng, ngoại trừ ở bridegome, nó đã không còn được phân bố trong cấu trúc từ pháp hoặc cú pháp nào khác. Vì không còn biết đến nó nữa nên ngay cả trong bridegome người Anh cũng không cảm nhận được rằng nó là một thành tố có nghĩa. Trong ý thức của họ, đó chỉ là bridegrome bị nói sai đi vì grome (= người giữ ngựa) mới có nghĩa chứ còn gome thì không. Và họ đã phục hồi dạng bridegrome theo kiểu từ nguyên dân gian (folk etymology) đó mà không hề ngờ rằng đây chỉ là một hình thái tiếm lập (intrusive). Do grome trở thành groom ?" y như lome (khung cửi) thành loom, blome (hoa) trở thành bloom, brome (cây chổi) trở thành broom, v.v? nên bridegrome đã trở thành bridegroom như đang biết hiện nay.
    Vậy cứ theo hình thái hiện đại mà phân tích thì bridegroom quả là anh chàng giữ ngựa của cô dâu, nhưng xét theo từ nguyên thì đó chỉ có thể là người anh hùng của nàng mà thôi.
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    74. (KTTN 113, 7-1993)
    Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái ?ođông tây? thành ?ođây tông?)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?
    AN CHI:
    Trong bài ?oNói lái trong tiếng Việt? (Ngôn ngữ, số 3, 1971, tr.34-40 và 63), Lữ Huy Nguyên đã khẳng định rằng ?otiếng Hán không có khả năng nói lái?. Đây là một điều sai lầm vì cấu trúc của âm tiết trong tiếng Hán, nhất là tiếng Hán cổ, đã cho nó một tiềm năng nói lái rất dồi dào. Chính tiềm năng này đã tạo ra cho âm vận học cổ điển Trung Hoa lối phiên thiết rất hữu hiệu để ghi âm chữ Hán trong các tự thư và vận thư. Phiên thiết chính là dữ kiện để nói lái. Không đi sâu vào những nguyên tắc ghi phiên thiết và đọc phiên thiết, chúng tôi chỉ xin nói rằng, nói chung, người ta chỉ cần nói lái hai tiếng (ghi bằng hai chữ) dùng để phiên thiết rồi lấy tiếng thứ nhất đã lái được: âm của tiếng này chính là âm của chữ đã được phiên thiết. Thí dụ chữ nhân 人 được phiên thiết thành như lân (Quảng vận, Đường vận) hoặc nhi lân (Tập vận, Vận hội, Chính vận). Nói lái thì như lân thành nhân lư, nhi lân thành nhân li. Nhân (tiếng thứ nhất đã lái được) chính là âm của chữ đang xét.
    Người Trung Hoa cũng có chơi chữ bằng lối nói lái mà họ gọi là phiên ngữ. Một số nhà nghiên cứu của họ cũng đã có lưu tâm đến hiện tượng này, chẳng hạn Cố Viêm Vũ trong thiên Âm luận hoặc Lưu Phiến Toại trong Lục triều Đường đại phiên ngữ khảo, v.v?
    Để dẫn chứng về lối chơi chữ này, xin nêu lên trường hợp của vua Tống Minh Đế (465-472) thời Nam Bắc Triều (420-589). Tương truyền rằng đây là một ông vua tính hay ghét người. Vì ghét Viên Xán mà tên cũ là Viên Mẫn nên ông ta đã nói lái tên của ông này thành vẫn môn. Ý muốn nói ông này vấp cửa mà té ngã (vẫn là rơi từ trên xuống, môn là cửa). Xin chú ý là ở thời đó, viên được đọc gần như vươn, mẫn gần như mỡn, vẫn gần như vỡn và môn thì đọc gần như mươn. Vậy Vươn Mỡn (nay là Viên Mẫn) nói lái thì thành vỡn mươn (nay là vẫn môn). Ông vua khó chịu đó cũng đã nói lái tên cũ của Lưu Thuyên là Lưu Thầm thành lâm thừu. Ý muốn nói rằng Lưu Thuyên rơi vào tình trạng bị thù ghét. Cũng xin chú ý rằng chữ thù (trong thù nghịch) đọc theo đúng âm Hán Việt chính thống hiện đại phải là thừu.
    Vậy rõ ràng là tiếng Hán cũng có khả năng nói lái và người Trung Hoa cũng có lối chơi chữ bằng nói lái.
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    75. (KTTN 113, 7-1993)
    Nước ?ocam lồ? là nước gì?
    AN CHI:
    Cam lồ là âm xưa của cam lộ (Ss. lõa lồ ~ lõa lộ, lăng loàn ~ lăng loạn, mồ (mả) ~ mộ, v.v?). Theo nghĩa đen thì cam là ngọt còn lộ là sương. Người ta thường cứ theo nghĩa đen mà giảng rằng cam lộ là một thứ ?osương ngọt làm mát dịu lòng người?. Nhưng lộ không chỉ có nghĩa là sương mà còn có nghĩa là thứ rượu thơm ngon (Từ hải: tửu vi phương hương giả chi xưng) như trong mai quế lộ, tường vi lộ, v.v? Vậy cam lộ ở đây là một thứ rượu ngon ngọt.
    Hai tiếng cam lộ đã được người Trung Hoa dùng để dịch tiếng Sanskrit am-ta mà nghĩa gốc là bất tử (a = phi, bất + m-ta = chết). Am-ta là hình thức tỉnh lược của am-ta-rasa có nghĩa là trường sinh tửu, bất tử lộ (am-ta = bất tử + rasa = thức uống). Trong huyền thoại Ấn Độ, am-ta là một thứ rượu có quyền năng kỳ bí được tạo ra khi các vị thần hoặc các con quỉ đánh cho biển sữa dậy lên. Tiếng Anh và tiếng Pháp phiên âm thành amrita. VẬy cam lộ, dịch từ tiếng Sanskrit am-ta, có nghĩa là rượu trường sinh. Người Trung Hoa cũng còn phiên âm từ Sanskrit này thành a mật lý đa.
    Đoàn Trung Còn đã viết về cam lộ như sau: ?oCũng dịch là Bất-tử tửu (Thuốc rượu uống chẳng chết), Trường sanh tửu (Thuốc rượu uống vào sống mãi), Thiên tửu (Thuốc rượu của chư Thiên). Ấy là thứ thuốc nước ngon ngọt, thơm tho, linh diệu, để làm đồ uống của chư Tiên, chư Thần: Cam lộ là chất thuốc Tiên, thuốc Phật, ngon ngọt và linh diệu hơn các thuốc phàm, hễ rưới lên mình ai thì người ấy dứt hết bệnh tật, dầu sắp chết cũng được sống lại.? (Phật học từ-điển, q. I, tr. 312-3).
    Am-ta thường được so sánh với chất ambrosia (tiếng Pháp: ambroisie) là thức ăn của các vị thần trong huyền thoại Hy Lạp. Ai ăn được nó thì sẽ được trẻ, đẹp vĩnh viễn; các nữ thần còn dùng nó làm mỹ phẩm. Thần Zeus cũng dùng nó để xức những lọn tóc quăn của mình nữa. Chú ý: ambrosia là danh từ phái sinh từ ambrotos có cấu tạo hệt như am-ta, nghĩa là: a = (phi, bất) + mbrotos (nay brotos = chết).
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    76. (KTTN 113, 7-1993)
    Tại sao biểu tượng SEA Games XVII 1993 tổ chức tại Singapore lại là con sư tử?
    AN CHI
    : Vì SEA Games lần này được tổ chức tại Singapore mà Singapore có nghĩa là Thành phố Sư tử. Singapore (tiếng Anh) và Singapour (tiếng Pháp) là phiên âm từ tiếng Mã Lai Singapura, vẫn được xem là bắt nguồn từ tiếng Sanskrit Simhapura, trong đó Simha là sư tử, pura là thành phố (trong tiếng Mã Lai hiện nay singa là sư tử còn thành phố thì lại là puri).
    Tuy nhiên, có người đã đưa một nguyên từ khác cho nguồn gốc của Singapura. Marc Reinhorn, trong Dictionnaire laotien-français (t.I, Paris, 1970, p.607, art. Sirnga có nghĩa là sừng, mũi nhọn, đỉnh, mũi đất, v.v? Kiến giải này không phải là không có lý vì srngapura có cấu tạo và ý nghĩa giống như tên Thành phố Mũi đất của Nam Phi mà tiếng Afrikaans (tiếng Hà Lan nói ở quốc gia Nam Phi và là một trong những ngôn ngữ chính thức của nước này) là Kaapstad còn tiếng Anh là Cape Town (Kaap = cape = mũi đất; stad = town = thành phố).
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    77. (KTTN 114, ngày 15-7-1993)
    Trong bài ?oĐôi điều thu lượm quanh Hán tự? (Văn nghệ, số 43, 1992), Nguyễn Dậu có nói rằng Nguyễn Du đã dùng nhầm mấy tiếng lầu xanh và thanh lâu ?okhiến cho mấy chục triệu người Việt đều nghĩ rằng lầu xanh là nơi ổ chứa ca kỹ (gái điếm)?. Ông nói rằng ở Trung Quốc, người ta không hề coi thanh lâu là ổ điếm mà lại hiểu đó là ?onhà cao lầu của những người phú quí?. Vậy có đúng là Nguyễn Du đã nhầm hay không? Tác giả còn nói rằng do đọc sai mà ?otất cả các nhà nho Việt Nam từ cổ đến giờ đều gọi hai cái hột của giống đực là dịch hoàn? nhưng ?ocả tỷ người Trung Hoa đều gọi là cao hoàn?. Có thật đúng như thế không?
    AN CHI:
    Về hai tiếng thanh lâu, Từ hải đã giảng như sau:
    1. Lầu Hưng Quang của Vũ đế, bên trên sơn xanh, người đời gọi là thanh lâu (Vũ Đế Hưng Quang lâu, thượng thi thanh tất, thế nhân vị chi thanh lâu).
    2. Chỉ lầu gác của nhà hào phú (Vị hào gia chi lâu).
    3. Chỉ lầu của người đẹp ở (Vị mỹ nhân sở cư chi lâu)
    4. Chỉ nơi hành nghề của gái điếm (Vị kỹ viện dã)
    Vậy Nguyễn Du đã không nhầm vì cái nghĩa do Nguyễn Dậu nêu lên chỉ là một trong bốn nghĩa của hai tiếng thanh lâu mà thôi.
    Còn chuyện "hai cái hột của giống đực? thì lại hoàn toàn đúng như Nguyễn Dậu đã nêu. Đó là trướng hợp ?otác đánh tộ, ngộ đánh quá? vì tự dạng của chữ dịch 睪 và chữ cao 睾 rất giống nhau: chúng chỉ khác nhau ở nét phẩy '' phía trên bên trái của chữ 睾 mà thôi. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng đều phiên âm đúng chữ đang xét là cao và đều giảng cao hoàn là ?ongoại thận = hòn dái? (Đào Duy Anh), ?ohòn dái? (Nguyễn Quốc Hùng), ?ohạt dái? (Thiểu Chửu).
    Trớ trêu là ngày nay hầu như không ai nói cao hoàn mà chỉ nói dịch hoàn. Hai tiếng này đã được Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng là ?ohai hòn dái của đàn ông và của một số động vật giống đực?. Còn Từ điển tiếng Việt 1992 thì ghi: ?odịch hoàn, d.x. tinh hoàn? mà tinh hoàn thì được giảng là ?ocơ quan sinh ra tế bào sinh dục đực?. Rõ ràng là dùng từ sai đấy, nhưng chẳng biết có ai muốn sửa lại cho đúng hay không.
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    78. (KTTN 114, ngày 15-7-1993)
    Trong câu :
    Dù xây chín bậc phù đồ
    Không bằng làm phúc cứu cho một người
    Thì ?ochín bậc? có phải là ?ocửu phẩm? không và ?ophù đồ? là gì?
    AN CHI
    : Phù Đồ (cũng như Phật Đà, Phật Đồ) vốn là hình thức phiên âm bằng tiếng Hán (đọc theo âm Hán Việt) của tiếng Sanskrit buddha, có nghĩa là Phật. Dần dần nó bị dùng sai đi vì được xem là đồng nghĩa với từ tháp, dạng tắt của tháp bà, phiên âm từ tiếng Sanskrit stupa.
    Sau khi phù đồ được dùng theo nghĩa của tháp thì nó lại có thêm nghĩa phái sinh là cái chóp lộng (tán đỉnh) vì chóp lộng có hình dạng của một cái tháp tí hon. Thiên ?oNghi vệ? trong Kim sử đã dùng danh từ phù đồ theo nghĩa này để ghi chép việc qui định cách thức và cấp bậc cho việc sử dụng các loại chóp lộng: kim phù đồ (chóp lộng bằng vàng), kim độ ngân phù đồ (chóp lộng bằng bạc mạ vàng), ngân phù đồ (chóp lộng bằng bạc), chu phù đồ (chóp lộng màu son) và thanh phù đồ (chóp lộng màu xanh).
    Trong liên lục bát đã nêu, phù đồ chính là cái tháp, nghĩa là một công trình kiến trúc được xây lên để chôn xá lợi (tro xương) của đức Phật, của các bậc cao tăng, đại đức. Chín bậc không phải là cửu phẩm (chín phẩm trật của các quan) mà là cửu trùng (= chín tầng).
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    81. (KTTN 115, ngày 01-8-1993)
    Người ta thường nói bọn ăn chơi ngang tàng là ?olục lăng cửu trối?. Vậy ?olục lăng cửu trối? vốn có nghĩa gì và tại sao lại nói như thế?
    AN CHI:
    Viết đúng chính tả thì đó là lục lăng củ trối. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của giảng lục lăng là ?ođứa ngang tàng không biết phép? còn củ trối là ?ocái rễ lớn ở dưới sâu. Nguyên củ cái lâu nằm ở sâu, khó bấng khó đào?. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giảng lục lăng củ trối là ?ohạng trẻ cứng đầu khó dậy, khó điều khiển?.
    Lục lăng là do nói trại từ Lục Lâm mà ra. Hai tiếng Lục Lâm vốn là tên một ngọn núi ở phía Đông Bắc huyện Đương Dương, miền Kinh Châu, nằm trong dãy núi Đại Hồng, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày nay. Núi này nguyên là nơi tụ tập của những người nổi dậy chống lại chính quyền Vương Mãng vào cuối đời Tây Hán. Sử Trung Quốc ngày nay gọi đó là cuộc khởi nghĩa Lục Lâm những nhà nước phong kiến Trung Hoa ngày xưa thì coi đó là giặc cho nên đã dùng hai tiếng lục lâm để chỉ những người chống chính quyền hoặc những tên bạo tặc cướp phá tài sản của dân lành. Nghĩa này đã được Mathews?T Chinese-English Dictionary ghi nhận là: ?oa ban***? (tên ăn cướp). Trong phương ngữ Nam Bộ, do không biết rõ xuất xứ nên nhiều người đã nói trại hai tiếng lục lâm thành lục lăng và hiểu là ?ođứa ngang tàng không biết phép? như đã dẫn ở bên trên.
    Sau khi lục lâm bị nói trại thành lục lăng và được dùng theo nghĩa vừa nói thì nó còn được ghép với củ trối để tạo nên thành ngữ lục lăng củ trối. Ở đây, hai tiếng củ trối không còn có cái nghĩa mà Huình-Tịnh Paulus Của đã giảng nữa. Nó đã được dùng để chỉ kẻ khó bảo, khó dạy, khó làm cho thay đổi, lay chuyển, ví như củ trối là rễ cái cứng chắc và ăn sâu xuống đất nên rất khó lay chuyển để bứng để nhổ vậy.
    Theo cách hiểu đã trình bày thì lục lăng là kết quả nói trại của lục lâm, được ghép với củ trối để tạo nên thành ngữ lục lăng củ trối. Nhưng cũng có thể có một cách hiểu khác. Theo cách hiểu này thì đó là kết quả của lối nói trại thành ngữ tiếng Hán lục lâm thảo khấu: lục lâm thành lục lăng còn thảo khấu (giặc cỏ) thành củ trối.

Chia sẻ trang này