1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đồ cổ đây, đồ cổ đây...chuyện Đông - chuyện Tây trên KTNN hồi xưa.

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi vietgreat, 05/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    82. (KTTN 115, ngày 01-8-1993)
    Tại sao lại gọi là "đồng bóng"? Có phải ?ođồng? là do ?otiên đồng ngọc nữ? hay không? Nhưng nếu thế thì ?obóng? là do đâu?
    AN CHI:
    Đào Duy Anh đã giảng từ đồng trong đồng bóng như sau: ?oNgười đệ tử của thần tiên trong Đạo giáo tự xưng là đồng tử của thần tiên nên người ta thường gọi là ông đồng? (Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội, 1974, tr.136). Đây chỉ là một lối giảng có tính chất suy diễn chủ quan vì đồng là một từ cổ có nghĩa là cái kiếng, cái gương. Thật vậy, A. de Rhodes đã ghi như sau: ?oĐồng, cái đồng: Gương, kiếng. Gương. Cùng một nghĩa. Soi đồng: Nhìn vào gương để làm phù chú. Làm đồng làm cốt: Bà phù thủy nhìn vào gương để làm phù chú. Thầy đồng: Thầy phù thủy sử dụng gương, chiếu kính? (Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb Khoa học xã hội, 1991).
    Cứ theo những điều trên đây, thì các ông đồng bà đồng đã được gọi bằng tên của chính cái đồ vật mà họ sử dụng để hành nghề. Đặc điểm của nghề đồng bóng còn được phản ánh trong thành ngữ ngồi đồng chiếu kính mà Huình-Tịnh Paulus Của đã ghi nhận trong Đại Nam quấc âm tự vị.
    Khi đồng đã là cái gương, cái kiếng thì bóng tất nhiên là hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu ở trong kiếng, trong gương. Cũng chính A. de Rhodes đã giúp cho chúng ta khẳng định điều này. Ông đã ghi: ?oSoi gương: Nhìn trong gương. Soi đồng: Cùng một nghĩa; cũng là phù phép mà người lương dân ngây thơ nghĩ rằng mình có thể nhờ tấm gương để biết sự dữ nào bởi đâu sinh ra cho mình, nghĩa là bởi ma quỷ dối trá bằng những hình ảnh khác nhau trong tấm gương?. ?oNhững hình ảnh khác nhau trong tấm gương? chính là những cái bóng.
    Vậy đồng bóng là gương và hình ảnh của cảnh vật phản chiếu trong gương. Đó là nghĩa gốc. Còn nghĩa trong ông đồng bà đồng, lên đồng, đồng cô bóng cậu, v.v? là nghĩa phái sinh.
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    83. (KTTN 115, ngày 01-8-1993)
    Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang?
    AN CHI
    : Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là ?ocây huyền thoại?, (là) ?onơi mặt trời mọc vậy?. Sách Thập châu ký cũng giảng: ?o(Cây) phù tang ở trong biển Biếc (Bích Hải), cây mọc cao đến mấy ngàn trượng, tán xòe ra đến hơn ngàn trượng, hai thân chung một cội, cùng nương tựa nhau, (là) nơi mặt trời mọc vậy?. Vì tên của nuớc Nhật Bản có nghĩa là ?ogốc ở mặt trời? nên thời xưa người ta đã đồng nhất hóa nó với xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây mà gọi nó là nuớc Phù Tang. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng hai tiếng này như sau: ?oTên một loại cây thiêng, tương truyền mọc ở xứ mặt trời. Nuớc Nhật Bản ở phương Đông, hướng mặt trời, nên cũng gọi là Phù-Tang?.
    Trong Hán ngữ hiện đại, người ta còn dùng hai tiếng Phù tang để chỉ một loài cây có thật mà tên thông dụng là mộc cẩn hoặc chu cẩn. Đó là cây dâm bụt mà người Nam bộ gọi trại đi thành cây bông bụp, tên khoa học là Hibiscus rosa-sinensis.
  3. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    84. (KTTN 115, ngày 01-8-1993)
    Xin cho biết xuất xứ của tên gọi thành phố Đà Lạt. Có phải là do một câu bằng tiếng La Tinh mà ra? Đó là câu gì?
    AN CHI
    : Câu đó là Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem nghĩa là ?o(nó) cho những người này niềm vui thích, những người khác sự khỏe khoắn?. Nhiều người cho rằng địa danh Đà Lạt bắt nguồn từ câu này: ráp những chữ cái đầu ?" mà chúng tôi cố ý viết hoa ?" của năm từ trong câu đó lại thì sẽ có dạng tiếng Pháp của địa danh đang xét: DALAT.
    Sự thật thì Đà Lạt là tiếng của người thiểu số sở tại và có nghĩa là ?osuối Lạt?. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ ghi: ?oĐà Lạt: nước của bộ lạc người Lạch (tức Lạt ?" AC)?. Tô Đình Nghĩa cũng nói rõ như sau: ?oĐịa danh Đà Lạt hiện nay, trong các văn bản cũ ghi là Dalat, nguyên gốc là Đạlat hoặc Đalat, trong đó Đạ có nghĩa là nước, Lat là tên gọi của một tiểu nhóm thuộc dân Kơho. Theo ý kiến của nhiều người dân tộc thì trước kia Đà Lạt là nơi cư trú của người Lát và vùng này có nhiều hồ nước, thác nước. Tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ đấy. Hiện nay, cách Đà Lạt khoảng 5km có xã Lát gồm nhiều đồng bào Kơho cư trú? (Nguồn gốc và ý nghĩa các yết tố Đắc, Ya, Krông ?trong một số địa danh ở Tây Nguyên, Khoa học xã hội, số 3, 1990, tr.88).
    Việc Đà Lạt vốn là nơi cư trú của người Lạt là một sự thật đã được Yersin ghi nhận trong nhật ký của ông. Vấn đề còn lại chỉ là xác định xem suối Lạt là con suối nào hiện nay mà thôi. Cunhac, một người Pháp đã góp phần tạo dựng Đà Lạt đã nói như sau: ?oỞ tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lat đã chảy qua. Người ta đã gọi suối này là ?oĐa-lat? (?) và không hiểu vì lý do gì mà người ta đã thay thế bằng danh xưng Việt Nam là Cam Ly? (Dẫn theo Hãn Nguyên, Lịch sử phát triển Đà Lạt, Tập san Sử Địa số 23-24, 1971, tr.272).
    Vậy Đà Lạt, tức suối Lạt, chính là suối Cam Ly, hiện nay. Tên của nó đã được dùng để chỉ vùng mà nó chảy qua và sau rốt lại được dùng để gọi tên thành phố được xây dựng trên vùng đó: thành phố Đà Lạt ngày nay.
    Câu tiếng La Tinh trên đây chỉ là kết quả của một sự chơi chữ bằng cách chiết tự những chữ cái trong tên Đà Lạt viết theo chữ Pháp.
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    85. (KTTN 116, ngày 15-8-1993)
    Xin giải thích về mấy tiếng ?oĐức mẹ đồng trinh?: đã là mẹ, sao lại còn ?ođồng trinh??
    AN CHI:
    Về việc bà Maria mang thai chúa Jesus, Kinh Thánh đã chép như sau: ?oVả, sự giáng sanh của Đức chúa Jésus-Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ Ngài đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau (Chúng tôi nhấn mạnh ?" AC), thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang xấu, bèn toan đem để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì Thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao mà phán rằng: Hỡi Giô-sép, con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Ngươi sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jésus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội (?) Khi Giô-sép thức dậy rồi, thì làm y như lời Thiên sứ của Chúa đã dặn, mà đem vợ về với mình; song le không hề ăn ở với (nghĩa là không hề ăn nằm với nhau ?" AC) cho đến khi người sanh một trai, thì đặt tên là Jésus? (Ma-thi-ơ, 1:18-25 ?" Chúng tôi dùng bản của Thánh Kinh Hội tại Việt Nam, Sài Gòn, 1975).
    Cứ theo như sự tích trên đây thì bà Maria đã có thai Chúa Jésus mà không hề có quan hệ xác thịt với ông Joseph. Việc thụ thai chỉ là do phép của Đức Thánh Thần mà thôi. Vậy, cho đến khi hạ sanh Chúa Jésus, bà vẫn còn đồng trinh. Bà được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh chính là vì thế.
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    88. (KTTN 117, ngày 15-8 & 02-09-1993)
    Có người nói ?oDân dĩ thực vi Thiên? (Dân lấy ăn làm trời). Theo tôi câu này chưa hề thấy ở sách báo. Được biết sách xưa chỉ có ghi ?oDân dĩ thực vi tiên?; vậy câu nói kia đúng hay sai?
    AN CHI:
    ?oDân dĩ thực vi Thiên? là một câu kinh điển. Chẳng hạn như Hán thư có viết: ?oVương giả dĩ dân vi thiên, dân dĩ thực vi thiên? nghĩa là ?oVua chúa (thì) lấy dân làm trời (còn) dân (thì) lấy cái ăn làm trời?. Do đó mà có cụm từ dân thiên (ông trời của dân) để chỉ cái ăn của người dân. Mathews?T Chinese-English Dictionary dịch dân thiên là ?ofood? (thức ăn) còn Dân dĩ thực vi thiên là ?othe masses regard sufficient food as their heaven? dân chúng xem cái ăn đầy đủ như là ông trời của họ).
    Ở phường Đakao, quận Một, Thành phố Hồ Chí Minh, ngay góc đường Đinh Tiên Hoàng - Trần Quang Khải, có một tiệm ăn của người Tàu lấy hiệu là Dân Thiên '天 . Chắc ông chủ cũng lấy ý từ câu đó! Tuy nhiên, không biết ông có muốn chơi chữ mà ngầm hiểu rằng tiệm ăn của ông ta là ?otrời của dân? hay không.
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    89. (KTTN 117, ngày 15-8 & 02-09-1993)
    Có một mối tình Xuân Hương ?" Chiêu Hổ trong thực tế hay không? Hay chỉ có văn thơ cợt nhả với nhau mà thôi?
    AN CHI:
    Quả là người đời có truyền tụng về một mối tình Xuân Hương ?" Chiêu Hổ. Chả thế mà Phong Châu lại chép: ?oÔng Chiêu Hổ đi làm quan lâu ngày, Xuân Hương nhớ chỗ nhân tình cũ, mới viết giấy hỏi thăm ?? (Câu đối Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr. 25). Nhưng đó chỉ là giai thoại mà thôi.
    Trong thực tế thì mối tình không có đã đành mà chuyện văn thơ cợt nhả cũng không có nốt. Điều khẳng định nghiêm túc này là căn cứ vào lời kể của Siêu Văn, một người thuộc dòng họ Nguyễn Đình, là dòng họ mà có đời và có người đã từng kết thâm giao với cả Hồ Xuân Hương lẫn Phạm Đình Hổ: ?oHồ Xuân Hương hơn Phạm Đình Hổ ngót hai chục tuổi, nên không thể có sự luyến ái, họa thơ giữa hai người đó được. Và trong đám cưới của cháu nội bà Đốc trấn là Nguyễn Đình Vũ lấy con gái Phạm Đình Hổ là cô Phạm Đình Huy, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là người quen biết cả hai họ nên đã đứng lên làm chủ hôn, theoi tục lệ thời đó?. (Về mối quan hệ giữa Hồ Xuân Hương và Phạm Đình Hổ, Tạp chí Văn học, số 5, 1991, tr. 71). Và ở một đoạn khác: ?oNữ sĩ Hồ Xuân Hương lúc đó đã ngoài bảy mươi tuổi, được mời làm chủ hôn, trải giường chiếu cho cô dâu lấy khước?.
    Làm sao có thể quan niệm được rằng người tình cũ của Phạm Đình Hổ, hơn ông ngót 20 tuổi, giờ đây đã ngoài bảy mươi, lại được mời trải giường chiếu cho con gái ông được khước? Làm sao có thể quan niệm được rằng một bà lão đã có thời ?ochành ra ba góc da còn thiếu? mà lại được mời trải chiếu cho con gái tơ của người khác được khước trước khi về nhà chồng? Cho nên những câu thơ tục tĩu xưa nay vẫn truyền tụng là của bà chắc chắn không phải do bà là tác giả. Siêu Văn cũng nói rõ: ?oTheo cụ Nguyễn Gia Thái (1858-1935) người được đọc Xuân Hương thi tập do chính tay nữ sĩ chép tặng gia đình ta, thì không có những bài thơ tục tĩu mà ngày nay người ta gán ghép cho nữ sĩ?.
    Đến như ông Chiêu Hổ, người mà theo truyền tụng là đã có nhiều câu đối Nôm, lắt léo, tài ba, thì chính ông lại tỏ ra xem thường chữ Nôm và tự nhận là mình kém cỏi về thứ chữ này. Sau đây là lời tự thuật của ông: ?oCó người đem những sách truyện Nôm và những trò thanh sắc, nghề cờ bạc, rủ rê chơi đùa, thì ta bịt tai lại không muốn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta lại không biết hết?. (Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, TPHCM, 1989, tr.10). Trong khi đó thì: ?oTa khi mới lên chín tuổi, đã học Hán thư, (?). Các sách cổ, thơ cổ ta thường xem lắm, không lúc nào rời tay? (Sđd, tr. 10-11). Khi đã cao niên, nhắc lại chuyện thuở ấu thời, Phạm Đình Hổ vẫn còn sẵn sàng gộp ?onhững sách truyện Nôm? vào chung với ?onhững trò thanh sắc? và ?onghề cờ bạc?. Một người cả đời vẫn coi thường văn Nôm chữ Nôm đến như thế làm sao có thể là tác giả của những ?ovăn bản? Nôm đã được truyền tụng?
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    91. (KTTN 122, ngày 01-11-1993)
    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một số nơi thờ cúng gọi là Chùa Ông, Chùa Bà. Nghe nói Chùa Ông thờ Quan Công còn Chùa Bà thì thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vậy Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?
    AN CHI
    : Chùa Ông mà người Quảng Đông gọi là Quán Tây miễu (Quan Đế miếu) thì thờ Quan Công, còn Chùa Bà mà họ gọi là Phò miễu (Bà miếu) thì thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tuy nhiên, theo lời học giả Vương Hồng Sển cũng có nơi gọi là Phò miễu (= miếu Bà) nhưng không thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, mà lại thờ bà Chúa Thai sanh, coi về sinh đẻ. (X. Sài Gòn năm xưa, TPHCM, 1991, tr. 199).
    Tương truyền bà Thiên Hậu là người huyện Bồ Điền, tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc. Bà sinh vào đời Tống, là con gái thứ sáu của Lâm Nguyện. Mới lọt lòng, bà đã phát hào quang rực rỡ và tỏa huơng thơm kỳ lạ. Ngay khi bà hãy còn nhỏ, anh bà đi buôn đường biển, gặp gió to sóng cả nguy hiểm đến tính mạng, bà nhắm mắt định thần mà biết được rồi xuất thần đi cứu anh thoát nạn. Lúc lớn lên, bà có thể cỡi chiếu bay trên biển hoặc đằng vân mà đi ra các đảo xa. Sau khi thăng, bà thường khoác áo bào màu đỏ bay lượn trên biển. Tương truyền bà đã thăng vào năm tròn hai mươi tuổi. Vào các đời Tống, Nguyên, Minh bà đều có nhiều lần hiển hiện rất là linh thiêng. Người đi biển thường thờ bà và khấn bà để được độ cho thuận buồm xuôi gió. Theo Từ nguyên thì bà được phong là Thiên Phi vào đời Vĩnh Lạc nhà Minh, sau lại được phong Thiên Hậu, được lập đền thờ tại kinh đô. Còn Từ hải thì lại chép rằng bà được phong Thiên Phi, sau gia phong Thiên Hậu vào đời Khang Hy nhà Thanh.
    Học giả Vương Hồng Sển lại chép rằng bà húy là Mi Châu, người Bồ Dương, sinh nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) đời Tống Nhân Tông, là con của ông Lâm Tích Khánh. Tám tuổi biết đọc. Mười một tuổi tu Phật. Mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ Nguyên vi bí quyết. Ngoài ra, bà còn tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư khác. Bà coi theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo. Được phong Thiên Hâụ Thánh Mẫu năm Canh Dần niên hiệu Đại Quan đời Tống tức năm 1110 (X.sđd, tr. 201-203).
    Có thể là trong lời kể của nhiều người khác sẽ còn có những chỗ dị đồng khác nữa. Đây không phải là chuyện lạ: khi mà cuộc đời của một nhân vật đã đi vào truyền thuyết, nó có thể có những dị bản.
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Đền cũ lâu đài bóng tịch dương...

    Lâu rồi không ghé hội gà thấy buồn thỉu buồn thiu
  9. tuvanphongthuy3

    tuvanphongthuy3 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ (y) . Nhân tiện Mình đang rao hộ cho bạn mình. Bán nhà HCM sổ Hồng chính chủ, 48m2, 1 lầu 1 trệt, gồm 1 phòng khách 3 phòng ngủ, 1 bếp+vệ sinh. Ngõ 4m. Giá 1tỷ 2. Liên hệ chính chủ 0987.623.484.. Địa chỉ: KP7.P-TÂN THỚI NHẤT.Q12.TP.HCM. (GẦN CẦU VƯỢT AN SƯƠNG, TRƯỚC CỔNG CTY MAY XUẤT KHẨU TÂN CHÂU)Tin rao ngày 12 tháng 11. Gọi ngay.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này