1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đò đưa trở lại

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Đò đưa trở lại

    Kính chào các bạn,

    Tôi là Thái Hòa, một thành viên mới của Diễn đàn Nhạc Trịnh. Từ nhiều năm qua, âm nhạc Trịnh Công Sơn đã là "một phần máu thịt" trong cuộc sống của tôi. Tôi cũng thường xuyên theo dõi những thông tin của các bạn trên diễn đàn này và vô cùng hạnh phúc khi biết được cũng có rất nhiều người đồng cảm và yêu quý âm nhạc Trịnh Công Sơn ở khắp nơi - các bạn đã hy sinh những quỹ thời gian không nhỏ trong mỗi cuộc sống bề bộn hằng ngày cho Nhạc Trịnh.

    Trong hành trình tìm "Chân-Thiện-Mỹ" nhiều năm qua cùng Nhạc Trịnh, tôi may mắn có được quan hệ mật thiết với nhiều người thân chung quanh Trịnh Công Sơn, những người đã ít nhiều ảnh hưởng và còn gìn giữ những phần tản mạn của gia tài âm nhạc và kỷ niệm về Ông. Những mãnh vỡ còn lưu lại ấy nếu được sưu tập và hệ thống hóa một cách hiệu quả có lẽ cũng sẽ góp được một phần trong việc phát triển "Văn hóa Trịnh Công Sơn" và giải đáp được nhiều vấn đề xã hội nhân văn cho tôi và bạn cùng nhiều thế hệ của ngày mai.

    Trên tinh thần ấy, nhân kỷ niệm năm năm ngày Giỗ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sắp tới, tôi mong cùng bạn sẽ tiếp tục đặt những câu hỏi từ diễn đàn này vào chủ đề mới Đò đưa - một chuyên mục thư tín trên Báo Sóng nhạc những năm cuối thập niên 90 do chính cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phụ trách, dù chỉ đi được 5 kỳ nhưng đã để lại ấn tượng hết sức bổ ích về những bài học nhân văn và một lăng kính sống đẹp cho nhiều thế hệ bạn đọc.

    Hỏi và tìm lời giải đáp qua những hiểu biết và cảm nhận từ chính mình trên nền tảng đồ sộ của gia tài âm nhạc mà Trịnh Công Sơn để lại. Hay lắng nghe những người bạn, người thân của cố nhạc sĩ chia sẽ cùng chúng ta lời giải cho riêng họ, dẫu chĩ là một tiếng "thôi kệ" quen thuộc, biết đâu cũng sẽ manh nha cho những niềm hy vọng mới như câu nói mà Trịnh Công Sơn đã dặn dò chúng ta: "...Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hóa cho một ý tưởng mới nảy sinh. Cái mất không bao giờ mất hẳn, cái còn không hẳn mãi là còn..."

    Một chủ đề như thế hy vọng sẽ là một việc làm hữu ích trên diển đàn và cũng là mong mõi cho Đò đưa trở lại...

    Thân ái

    Thaí Hòa
  2. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Chà?o mư?ng anh Thài Hò?a 'Ắn với box Trình trĂn ttvnol. Em tin rf?ng topic nà?y sèf mang lài nhiĂ?u thĂng tin lỳ thù vĂ? con ngươ?i và? Ăm nhàc cù?a nhàc sìf Trình CĂng Sơn. Em 'àf tư?ng 'òc loàt bà?i Đò? 'ưa cù?a nhàc sìf Trình CĂng Sơn trĂn 1 cuẮn sàch, chì? cò 5 kỳ? thĂi. Tư? nay topic nà?y sèf thay nhàc sìf là?m tiẮp cĂng viẶc dang dơ?. Hy vòng topic nà?y sèf 'ược mòi ngư?ơi quan tĂm và? ù?ng hẶ.
  3. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Xin thay mặt ban quản trị diễn đàn nhạc Trịnh - TTVNOL gửi lời chào nồng ấm đến anh. Chúng em rất mong chờ những bài viết tiếp theo của anh
  4. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    12/1/2006
    Thân gởi các bạn,
    5 năm là một khoảng thời gian không nhiều trong một đời người, nhưng cũng đủ để cảm thấy một khoảng trống văn hóa và những mất mát không gì bù đắp được.
    Điều lạ lùng là không chỉ riêng tôi mà mỗi người bạn, dù chỉ một lần được gặp gở, chia sẻ với Ông, đều không muốn tin rằng Trịnh Công Sơn đã mất... Ông dường như vẫn tồn tại ở đâu đó trong tim của mỗi người. Có lẽ vì chữ Tình quá lớn luôn tìm đến vỗ về, ru dỗ từ âm nhạc của Ông, hay vì chính chúng ta trong cuộc sống bon chen, vất vả mỗi ngày đang quá thiếu thốn tình thương yêu giữa đồng loại.
    Không chỉ riêng tôi, mà có những người thân thiết nhất trong cuộc đời sáng tác của Trịnh Công Sơn mà tôi đã gặp, những người luôn muốn sống ẩn mình và đã sống ẩn mình rất lâu trong bóng tối của im lặng suốt nhiều năm qua, mới đây cũng phải thừa nhận rằng: "Có những kỷ niệm riêng, đến giờ có lẽ cần phải thuộc về mọi người cho một thế hệ mới có thể kế thừa văn hóa Trịnh Công Sơn.". Tháng 12 vừa qua, lúc trò chuyện cùng một người trong số đó, tôi muốn rơi nước mắt khi nghe chị nói: "..Làm sao chị có thể ích kỷ để giữ mãi những kỷ niệm của Anh cho riêng mình?, nhỡ có điều gì không may xảy ra cho chị, chị sẽ cảm thấy thật có lỗi với anh Sơn khi đã không chia sẻ với các em!..."
    Vâng, có lẽ vì thế mà âm nhạc và tấm lòng của Trịnh Công Sơn cũng sẽ thở thành bất tử ngay trong chính nỗi lo sợ ấy ...
    Khi quyết định tham gia cùng các bạn trên Diễn đàn này, thật sự tôi cũng đã rất lo lắng, không biết liệu có làm được không ?... sẽ hỏi và trả lời những gì với nhau đây ? ...Ai có đủ tư cách làm một "người đưa đò" chuyên chở những tấm lòng được như Trịnh Công Sơn đã làm? ...Biết làm sao để Đò đưa trở lại?
    Tôi đã thắp một nén hương cho Ông và rồi tìm đọc lại những bài viết Đò đưa năm cũ ... bỗng nhiên thấy lòng thật nhẹ nhõm... Cuộc sống và những trăn trở hằng ngày chung quanh ta thật ra sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi ta đến với nhau bằng một tấm lòng chân thật, như cái cách mà Trịnh Công Sơn đã làm hết sức đơn giản cùng Sóng Nhạc là trả lời những bức thư và luôn mở lòng mình ra cùng những trăn trở của nhân gian...
    Biết hỏi những gì ư? có thể là...
    - Anh Sơn ơi, tại sao tôi lại buồn đến thế khi nghe tin Quốc Anh bán độ ? Là Quyến, là Vượng thì còn hiểu được, nhưng sao lại là Quốc Anh !
    - Anh Sơn ơi, tại sao trong tất cả các cuộc thi âm nhạc Việt Nam năm vừa qua: Làn Sóng xanh, nhịp cầu Âm nhạc, Sao mai điểm hẹn, Bài hát Việt, ? Không hề có một bài hát nào của anh, anh nhỉ ?? Không lẽ ngày nay, Nhạc Trịnh đã không còn là ?obài hát Việt? ?....
    - Anh Sơn ơi, ... v.v. và ...v.v...
    Tôi tin là sau khi đọc lại những dòng thư cũ của Ông, bạn sẽ tự tin hơn để cùng hỏi, cùng nhau trả lời...
    Thân aí
    Thái Hòa
    PS. Hình như trên Thư viện của chúng ta đăng thiếu mất một bài Đò đưa của Số 6, tháng 3/1999 ? Không biết có thể nhờ bạn Nguyệt_ca xác nhận lại giùm được không ?
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Rất cảm ơn anh Thái Hoà. tặng anh và topic này.
  6. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Goi cac ban tren chu de nay, bai Do dua (so 6, thang 3/1999) that lac da duoc chi Truc Ly dua len mang,
    Mẻci chiLy nhieu
    Thai Hoa
    Đò đưa
    Hằng trăm lá thư tiếp tục bay về nơi chốn tôi ở sau khi báo Hoa Học Trò đăng địa chỉ trên báo. Có một điều chung trong tất cả những lá thư ấy là lời hỏi thăm, lời chúc sức khỏe, sau đó là chờ đợi thư trả lời cùng với một tấm ảnh có ký tên. Một số lá thư khác thì xin chép tay cho bài nhạc này hoặc bài hát nọ. Hầu hết những lá thư đều mang tên những địa danh ở miền Bắc. thư nào cũng mang một nội dung chứa chan tình cảm và lòng tôi thấy được an ủi vô cùng. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm với hàng trăm lá thư trên thì thú thật, các bạn ạ, tôi không thể nào có đủ khả năng làm vừa lòng các bạn được. Vì vậy tôi đề nghị các bạn tìm đọc tờ Sóng Nhạc thuộc Hội Âm nhạc thành phố để theo dõi trên mục Đò Đưa hằng tháng đều có bài viết của tôi cũng như thư trả lời chung cho các bạn trên khắp đất nước. Về ảnh thì các bạn có thể đề nghị báo Sóng Nhạc làm phiếu tặng ảnh hoặc nhờ báo Hoa Học Trò làm thay công việc ấy cũng được.
    Tháng Hai năm nay đi qua cùng với ngày Tết rất thầm lặng rồi ngày Valentine?Ts Day (Ngày tình yêu) cũng trầm trầm không có gì khởi sắc. Hoa đẹp đủ loại cũng lắm người mua với giá rất đắt nhưng hình như thiếu một bàn tay phù thủy có khả năng để biến những ngày lễ ấy thành những ngày hội tưng bừng.
    Hết tháng hai, chúng ta đang chờ đón gì đây trong ngày 8 tháng 3? Lại những cơn mưa hoa đắt tiền trao đến các chị, các em... Làm thế nào để tránh cho những cơn mưa hoa ấy không mang màu thủ tục và hờ hững?
    Ngày 8 tháng 3 là ngày sinh nhật của nhóm ?oNhững người bạn? gồm có Trịnh Công Sơn, Tôn Thất L65p, Trần Long Ẩn, Thanh Tùng, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên... Điều này thì nhiều người đã biết và hình như đã biết. Vì sao lại chọn ngày lễ phụ nữ để làm ngày Khai Sinh của nhóm. Cũng chỉ là tình cờ và khi làm mâm cơm cúng tạ Trời Đất mới biết là nhóm đã rơi vào cái ?ocung oan nghiệt? này. Tuy vậy nhóm ?oNhững người bạn? từ khước theo chế độ mẫu hệ, ngược lại, những người trong nhóm rất muốn luôn luôn mình là kẻ mạnh.
    Nhân ngày Phụ nữ tôi muốn thay mặt nhóm và tạp chí Sóng Nhạc chúc tất cả các bạn gái và các em nơi này nơi kia một mùa Phụ nữ xanh tươi và rực rỡ. Tôi xem mùa Phụ nữ cũng như mùa Giáng sinh, mùa Tết. Tất cả các mùa rồi sẽ đi qua đời sống của chúng ta như những giấc mộng. Cũng có những mùa đầy đặn và cũng có những mùa hao mòn. Cố gắng giữ lại trong lòng ta một số mùa màng ấy như những kỷ niệm đẹp.
    Và cũng trong ngày 8 tháng 3 này, tội muốn gửi đến tất cả những tấm lòng phụ nữ khắp nơi lời cám ơn chân thành về những lời chúc bình an và sức khỏe cho tôi. Đó là điều quí giá nhất mà không phải ai ai cũng nhận được.
    Mong sẽ gặp lại tất cả các bạn trên tạp chí Sóng Nhạc trong mục Đò Đưa, ở đó tôi hy vọng sẽ có rất nhiều điều chúng ta nói với nhau về cuộc sống, về nghệ thuật.
    Nguồn: Tạp Chí Sóng Nhạc số 6, Tháng 3-1999
  7. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    một topic rất hay .vote cho anh 5* . Sao không tiếp tục công việc mà nhạc sỹ đang dang dở nhỉ , thực hiện đúng chủ đề của topic này . Có lẽ còn thiếu một người đưa đò cụ thể chăng.
  8. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Gởi các bạn một bài viết để nhớ về "Cậu Sơn" trong cảm nhận của tôi...
    Cậu Sơn
    Bút ký Nguyễn Hữu Thái Hòa
    LTG: Bài này được viết lại từ những dòng cảm xúc ghi trong nhật ký của tôi từ mùa mưa cuối năm 1997 tại Sài gòn, vào những ngày mà tôi và mọi người đang hết sức lo lắng khi Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâm trọng bệnh. Và cũng chỉ trong bài viết đầu tiên này, tôi xin phép được gọi ông là ?oCậu Sơn? như một lần của hoài niệm.
    Không biết tự bao giờ, tôi đã gọi ông bằng hai tiếng Cậu Sơn, dẫu vào những năm sau này giữa ông và tôi đã có một thỏa thuận ngầm là sẽ xưng hô như anh-em văn nghệ khi ra giao tiếp ngoài xã hội. Còn ở trong gia đình tôi vẫn thích gọi ông là Cậu Sơn một cách thân tình, và hình như ông cũng thích xưng hô như vậy với tôi, vì nó còn hàm chứa cả sự trân trọng về mối quan hệ gắn bó với mẹ tôi và những bạn bè sinh viên Văn Khoa thời xưa của ông trong giai đoạn phản chiến cùng dòng nhạc Trịnh.
    Quả thật tôi cũng không thể nhớ nổi mình đã bắt đầu gọi Cậu Sơn như thế từ lúc nào ?... Có thể từ những chương trình Ca khúc Chính trị mà ông và bô mẹ tôi đã tổ chức ở Hội Trí Thức Yêu Nước vào những năm 79-80 khi tôi còn bé xíu? .
    Hay từ ngày tôi học trung học và đã bắt đầu mê nhạc của ông qua các cuộn băng với giọng ca Thanh Hải - người đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách tôi hát nhạc Trịnh sau này. Đến nỗi chính Cậu Sơn đã thốt lên khi gặp lại chị Hoàng Lan từ Canada về thăm: ?oHoàng Lan biết Thái Hòa chứ, tay ni cũng ở Canada về, hát giống Thanh Hải dễ sợ!?
    Khi tôi trở về Việt Nam công tác và hạnh phúc được ngồi ca hát, tâm sự cùng ông trong căn nhà 47C Duy Tân thân thương, thì ?oCậu Sơn? đã là cách tôi gọi rất tự nhiên và trìu mến đối với thần tượng âm nhạc của lòng mình.
    Cậu Sơn là một người nỗi tiếng, ông nỗi tiếng lắm bởi những bản tình ca vượt thời gian đã để lại dấu ấn qua nhiều thế hệ, ca khúc của ông dường như gắn liền với mỗi giai đoạn của đời sống, như những lời than thở nhẹ nhàng cùng nhân thế mà có lẽ ông chưa bao giờ cố tình tạo dựng ra chúng. Người đời đắm say trong âm nhạc của ông có lẽ cùng chính vì điều đó. Công chúng ở mọi nơi, mọi lứa tuổi đều hạnh phúc khi tìm thấy chính mình trong những rung động chân thật. Như thể nhờ âm nhạc của ông mà họ cảm nhận được cái vui sướng và đau khổ tận cùng, và với không gian ca từ của Trịnh Công Sơn, con người ta có thể rong ruổi trở lại trong những cõi riêng tâm hồn vốn đã vô tình bị lãng quên theo năm tháng. Có kẻ đã từng viết thư thú nhận rằng nhờ âm nhạc của ông mà chất người thức tỉnh trong lòng và biết sống thành thật hơn với chính mình.
    ?Nhạc của Sơn cứ thấm vào lòng người như suối tưới?, Cố Nhạc sĩ Văn Cao, một người nỗi tiếng khác đã viết về Cậu Sơn như vậy.
    Từng ngày qua, Cậu Sơn đi và về, loanh hoanh trong cuộc đời như một chiếc bóng, như ?onụ cười đã cuốn ta đi một ngày lại thấy ta về? và từ trong nỗi cô đơn, trống vắng đó, ông và cuộc đời đã thông cảm cho nhau: ?oCuộc đời đã mang đến cho tôi những buổi ban đầu, để rồi lại vẽ lên những kết thúc chia lìa?, cho ?oĐôi chân ta đi sông còn ở lại?, để rồi dần dần ông chấp nhận sống đơn điệu với cuộc đời, một sự đơn điệu thủy chung làm cho những người thân quanh mình thêm lo lắng.
    Người đời đã viết thật nhiều nhưng hiểu rất ít về Cậu Sơn, mỗi lần như vậy ông lại nói câu nói quen thuộc: ?oThôi kệ! Mỗi người hiểu theo cách của họ cũng được, cũng là cách của Trịnh Công Sơn?. Trong những ngày này tôi đã thấy ông thật mệt mõi và yếu đuối lắm trước những khoảnh khắc đê mê như ảo ảnh và vực thẳm của cõi tình. Cũng như rất ít khi tôi thấy ông từ chối bạn. Vì thế có người nhận xét rằng: Cái vĩ đại làm nên nhân cách Trịnh Công Sơn là ở chổ ông luôn trãi hết lòng mình ra để đối đãi với nhân gian, sống chân tình như một vị ?obồ tát? thật sự giữa đời thường và đó cũng chính là bi kịch cho sức khỏe của ông!
    Vì thế mà người đời thêm yêu mến ông và tôi trân trọng cái chân tình ấy đến vô bờ !.
    Những người yêu nhạc Trịnh xem Cậu Sơn là hiện thân của một thân phận Việt Nam đích thực. Bởi suốt mấy mươi năm qua, hồn nhạc của Trịnh Công Sơn đã luôn trãi dài với lịch sử bằng những tình yêu chân thật. Dù viết về tình cảm lứa đôi trong sáng, tình yêu quê hương đất mẹ, hay tình yêu thiên nhiên, yêu đồng lọai, âm nhạc của ông luôn hướng tới cái thiện đầy nhân bản. Cho dù ở thời đại nào, dòng nhạc Trịnh cũng không bao giờ thỏa hiệp để đứng về phía kẻ mạnh, mà luôn luôn thông cảm, sẻ chia với những số phận lẻ loi, đơn độc và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Cuộc đời Trịnh Công Sơn vì thế đã luôn gặp nhiều trắc trở của bạo quyền và đố kỵ từ cái xấu và cái ác!
    Nhạc Trịnh có lẽ vì thế tuy thánh thiện, nhưng thấm đượm nỗi buồn từ trong ?ophúc âm? như hình ảnh người Việt nằm co ro trong thân phận một dân tộc nhược tiểu, đắm chìm trong khói lửa của chiến tranh và của lòng thù hận. Nhưng nếu đã là thân phận thì ta có thể nào chối bỏ để không là người Việt Nam ?onhư tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người?

    Tôi nhớ mãi những đêm lang thang viễn xứ, chúng tôi thường tụ tập nhau bên tập nhạc của Cậu Sơn, chỉ với cây đàn guitar gỗ nhưng có khi làm cả nhóm thanh niên ở tuổi ?obẻ gãy sừng trâu? rơi lệ. Lòng chùng xuống trước những ham hố đời thường vì những ca từ đầy triết lý của ông. Lời hát nhắc chúng tôi về những mảnh đời trôi nổi, bôn ba. Làm gợi nhớ đến quay quắt những con đường có lá me bay và những kỷ niệm cứ hiện về trong từng nỗi nhớ. Mỗi chúng tôi lúc đó đều chợt hiểu rằng trong ***g ngực mình, một trái tim Việt Nam biết dạt dào thương yêu vẫn chưa ngừng nhịp đập.
    Từ đó nhạc Trịnh đã luôn giúp tôi không quên cội nguồn và thân phận của mình .
    Tôi về thăm Cậu Sơn vào lúc ông đang vắt kiệt sức mình cho những sáng tác sau cùng. Ánh mắt thường thẩn thờ, lặng lẽ bên ly rượu khi chiêm nghiệm về tình yêu và tiếng hát : ?o...Tình yêu đã cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn của những khổ đau và hoan lạc. Không có bất hạnh và nụ cười có lẽ âm nhạc cũng không thể có cơ duyên ra đời?.
    Khoảng thời gian này Cậu Sơn thường ngồi uống rượu và cùng bạn bè mỗi ngày ngắm hoàng hôn xuống qua khung cửa sổ trong vườn nhà. Đôi mắt mõi mệt của ông thường ánh lên niềm vui trong hoài niệm về những chân trời cũ. Cậu Sơn thích kể về những người bạn ngày xưa. Qua những mẫu chuyện của ông tôi thấy chạnh lòng khi ngẩm nghĩ về tình bạn thời nay. Sống ở đời ta quen biết bao nhiêu con người, thật sự có mấy ai giữ bạn trong tim được như ông. Chúng tôi thấy xấu hổ vì những toan tính hằng ngày trong cuộc mưu sinh, trước trái tim ông quá dạt dào như lời ca thảng thốt hôm nào: ?oSống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. để gió cuốn đi?
    Ngày tôi hết hạn hợp đồng và phải quay về lại Canada, Cậu Sơn và tôi ngồi lặng lẽ trong căn phòng khách, trước mắt ông là ly rượu và chúng tôi đã im lặng rất lâu khi ông chăm chú nhìn vào mảnh tường vôi trắng. Rồi ông phá tan sự im lặng như vừa khám phá ra một điều mới lạ: ?oLúc trẻ mình viết nhiều về mưa, cứ tưởng mưa buồn. Thật ra nắng đầy màu sắc, nhìn màu nắng thay đổi mổi buổi hoàng hôn giống như đời sống lúc về chiều, lòng cảm nhận một nổi buồn ghê gớm?.
    Cậu Sơn là như thế, dù giữa đám đông bạn bè ?ohuyên náo hay tĩnh lặng?, ông vẫn ngồi đó để quan sát thiên nhiên, thực tại trong nỗi cô đơn . Tôi luôn tự hỏi làm sao ánh mắt mỏi mệt kia lại tinh tế đến như vậy! Và mãi về sau này, lòng tôi vẫn băn khoăn. lẽ nào. lẽ nào ?omưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ?. lại không buồn bằng màu ?onắng thủy tinh??
    Dòng chảy của cuộc sống lại cuốn tôi đi xa, xa nơi Cậu Sơn đã nằm lại yên nghĩ. Để mỗi lần trở về, tôi thường tìm đến bên Ông như để được tịnh dưởng tâm hồn và trãi lòng ra cùng những hoài niệm: ?o... Tiếng hát là con đẻ của thân xác. Từ thân xác bay lên những giai điệu và lời ca. Ca hát là để nhớ nhau và đôi lúc, để an ủi mình. An ủi một cái gì còn ở lại và than thở một điều gì đã ra đi."
    Kể từ cái ngày ngồi lặng im bên ly rượu ấy, lòng tôi đã vỡ ra được biết bao là điều mới lạ.
    Cậu Sơn ơi!
    Một ngày mùa Đông buồn của năm 2002,
    Làng GIVRY, Cộng Hòa Pháp
    Thái Hòa
  9. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    ...Hôm nay Đò đưa trở lại. Đứa con thất lạc đã về lại nhà. Đứa con đi hoang đã trở về cố quận....
    Tôi đang tìm kiếm những người bạn của Cố NS Trịnh Công Sơn để tìm hiểu vì sao: ...gần 5 năm Đò đưa vắng mặt trên Sóng Nhạc...
    Vì như thế có nghĩa là Đò đưa đã có mặt trên Sóng Nhạc từ hơn 5 năm trước ? tức vào thời điểm 1993 ?
    Nếu anh chị nào có thêm hiểu biết về giai đoạn này xin giúp đở...
    Thân ái,
    Thái Hòa
    Đò Đưa (12-1998)
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Thế mà đã gần 5 năm Đò đưa vắng mặt trên Sóng Nhạc. Cùng với thời gian này dòng thư tín cũng bị gián đoạn và Đò đưa cùng bạn đọc Sóng Nhạc đành phải thất lạc nhau. Một sự thất lạc hoàn toàn không cố tình cố ý mà chỉ vì một sự thất thoát hồn nhiên của một vài sự kiện trong đời sống rồi nó đẩy đưa lui tới làm rối tung một thứ trật tự không phải tự nhiên mà được hình thành.
    Hôm nay Đò đưa trở lại. Đứa con thất lạc đã về lại nhà. Đứa con đi hoang đã trở về cố quận. Lời nói đầu tiên là xin lỗi gửi đến bạn bè khắp khắp nơi nơi. Xin lỗi là vì không có đất để trả lời thư của các bạn gửi đến, còn trả lời thư riêng thì cho dù được sống cùng một lúc 3 cuộc đời cũng không thể nào trả lời hết được.
    Ai cũng muốn có một tâm tình dành riêng cho mình. Điều đó dễ hiểu. Một lá thư từ miền cực Bắc. Một lá thư từ vi vu gió thổi ở cuối trời đất nước cực Nam. Làm sao không cảm động, nhưng để thỏa mãn một nhu cầu về tình cảm đòi hỏi phải có thì giờ, phải có một khoảng trời riêng để nói, để viết, và để tâm sự. Nhưng tâm sự với một người chưa quen thì cũng không phải là điều dễ. Vì vậy, chúng ta nên có một giao ước chung là mọi lời thăm hỏi, thắc mắc, đòi hỏi một điều gì đó đều được điều trần trên trang Đò đưa của Sóng Nhạc bộ mới.
    Đò đưa trở lại có nghĩa là có một bến sông thức dậy. Thức dậy cũng có nghĩa là có một đời sống đã tỉnh thức bên bờ một dòng sông. ?oĐưa người ta không đưa sang sông ?" Mà nghe tiếng sóng ở trong lòng?. Không có liên hệ gì với Đò đưa ở đây. Tuy nhiên đò nào mà chẳng đưa. Dù chỉ một người. Phải đưa vì nếu không bờ này sẽ nhớ bến nọ và những bến bờ hoang vu của những năm xa cách sẽ nghĩ rằng người người đời đời đã phụ mình. Đò đưa đưa đò. Đò lại đưa, đưa lại về chốn cũ nào đây.
    Thong dong sẽ có nơi này.
    Bạn bè bốn phía có rày có mai.
    ________________________________________
    nguồn: Tạp chí Sóng Nhạc số 3, tháng 12-1998
  10. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân tặng các bạn nhân sinh nhật 67 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - 28/2/2006.
    Chút hoài niệm với ?oVề nơi cuối trời?...
    Anh Sơn ơi! Đã một trăm ngày sau khi anh mất, nhưng một ngàn ngày nữa những người yêu nhạc Trịnh sẽ vẫn tha thiết nhớ anh qua từng nốt nhạc, lời ca. Đối với em, cuộc hành trình cùng âm nhạc Trịnh Công Sơn dường như đã bắt đầu ngay từ đêm hôm đó, cái đêm 4/4/2001. Khi những đứa em tinh thần của anh: Thái Hoà, Công Luận, Thanh Huy, Phan Triều Hải tình nguyện đến giúp đở cho các chị những chuyện lặt vặt trong lúc tang gia bối rối, làm nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn cho dòng công chúng xếp hàng dài bất tận để vào đưa tiễn anh .
    Cả một rừng hoa!.Ôi, cả rừng người và rừng hoa (tiếc thay là những vòng hoa tang lễ) cũng làm sao vơi được nỗi thương tiếc anh trong lòng mọi người. .
    Một chi tiết thật thú vị của tụi em - 3 đứa Hoà, Luận, Huy ngay trong cái đêm tiễn đưa định mệnh ấy, là sau khi quanh quẩn bên quan tài của anh đến gần 2 giờ sáng ?oĐói quá, phải kiếm gì ăn đã mấy chú ơi !? Thanh Huy buột miệng than trước tiên. Thế là tụi em phóng xe ra đầu đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) làm mỗi đứa một tô phở gà thật nóng ?oBiết làm gì nữa đây??. Trở về với cái không khí ngột ngạt, ảm đạm và nặng như dây đàn chùng tiếng : Lan Ngọc, Cẩm Vân cứ thút thít, sụt sùi,. Cô Bống Hồng Nhung vừa mới đến thì khóc mùi mẫn và phóng viên VTV3 liền có mặt để lấy tin.
    Có chút gì thật vô vọng! Có cái gì đắng đắng trong từng giọt nứớc mắt(?).
    Chị Diệu, người em gái yêu thích văn chương và thường gần gũi với hồn nhạc của anh nhất, hôm nay mắt ráo hoảnh đến lạ lùng ... Có điều gì còn đau đớn hơn cả cái chết, của một sự ra đi!
    ?oThôi, đi coi đá banh đi" vẫn là Thanh Huy lên tiếng. ?oĐúng rồi, biết đâu anh Sơn cũng sẽ đi theo tụi mình vì quá sợ cái cảnh than khóc và tang tóc ở trong kia.? Hoà và Luận đồng tình. ?oNhớ ngày nào anh Sơn cũng rất mê bóng đá và thích cá độ với tụi mình lắm mà ?hahaha?.
    Thế là tụi em đã bỏ đi xem trực tiếp Cúp C1 ở bên vỉa hè đường Hai Bà Trưng trong một quán cà-phê cóc. Đêm hôm đó có trận đấu giữa Bayern Murich gặp Mancheter United, và đội bóng Đức đã lạnh lùng dạy cho người hùng thời trang - bóng đá David Beckam một bài học lớn: M.U. thua tan nát 0 - 3. Ba đứa tụi em đã cùng anh Sơn tạm bỏ quên lại sau lưng một cuộc tiễn đưa vào thế kỷ, để lăn theo trái bóng lúc nửa đêm!
    Hơn 3 giờ 30 sáng cả đám mới quay về lại 47 C Duy Tân. ?oHoà nì, tụi em đi đâu mất rứa? Sao không ở lại đây với Cậu Sơn??. Chị Trinh giọng có vẻ hờn. Không đứa nào lên tiếng. Huy lặng lẽ mở hộp lấy cây đàn guitar. Luận lấy thêm một cây đàn cũ của anh Sơn, 2 cây guitar chưa kịp so dây. Hoà đã buông tiếng hát : ?oTrời buông gió và mây về ngay trên lưng đèo? (Dấu Chân Địa Đàng) ?oAnh nằm xuống sau một lần đã đến đây,? Bạn bè rồi quên, người tình rồi xa, ôi tháng năm những dấu chân người cũng bụi mờ? (Cho Một Người Nằm Xuống). Tụi em cứ hát như vậy cho đến gần hết đêm. Thêm vài người bạn nữa tụ lại rồi giãn ra,. Có người lại thút thít khóc, có người gật gù khi trời vừa hừng sáng. Em và Luận, Huy lúc này dường như đã quên mất mình là ai, chỉ còn nhớ một lời hứa sẽ hát bên anh trong đêm cuối cùng này. Để sẽ chẳng bao giờ còn được tụ tập và ca hát trong ngôi nhà này cùng anh nữa!
    ...Rồi người đàn ông ngồi bên cạnh em khi nãy, đôi mắt đỏ hoe đưa một tấm giấy nhỏ xin số điện thoại để liên lạc. Sau này mới biết đó là chú Cao Lập - Giám đốc khu du lịch Bình Quới. Nơi đó sau này là hiện thân của Hội Quán Hội Ngộ - Trịnh Công Sơn, đã cùng tụi em tổ chức nhiều đêm hát tưởng niệm anh, với mong muốn góp phần giữ lại những mảnh rời kỷ niệm của anh với công chúng. Dần dần Hội Quán Hội Ngộ đã trở thành một sân chơi văn hóa có chiều sâu của dòng nhạc Trịnh, may mắn vốn chưa bị vẫn đục của các thị hiếu âm nhạc thị trường. Ít ai biết sự hội ngộ đó đã bắt đầu thật đơn giản như thế trong đêm cuối tiễn đưa anh, và đã được nuôi dưỡng bằng nhân duyên của những rung động rất thật, từ trái tim đến trái tim, từ thế hệ này đến thế hệ sau của một cuộc tiễn đưa lịch sử chưa từng có trên mảnh đất Sài gòn.
    Sáng hôm sau, Luận ngồi sau xe môtô của em, cả hai phờ phạt cố chạy đua theo dòng người tiễn anh về tận nghĩa trang Gò Dưa, Bình Dương. Em cũng không còn nhớ rõ lắm những chi tiết khác, chỉ nhớ là đã tập trung lo giữ trật tự vì lo sợ trước tình trạng thiếu an ninh từ đám đông công chúng khổng lồ, quá tải. Đám thanh niên chúng em cố gắng tách dòng người ra và nắm chặt tay nhau làm thành một rào chắn để đưa linh cữu anh vào huyệt mộ. Trong lỏm đất nhỏ bé chỉ vài chục mét vuông giữa khu nghĩa trang Chùa Quảng Bình, gia đình anh và mọi người có thể bị đè bẹp dí trước sức ép của biển người nếu họ tiếp tục chen lấn và tràn vào.
    Nhưng thật lạ lùng là hơn 2000 con người ta, kẻ lam lũ, người thơm tho, có đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, trong thời khắc định mệnh đó bỗng nhiên đã tự nguyện trang nghiêm đến bất ngờ, tất cả mọi người lòng như đều chùng xuống thật bình tĩnh, để cùng nhau hát một bản hợp ca liên khúc nối tiếp giữa trưa nắng gắt: Cát bụi, Tình xa, Biển nhớ, Một cõi đi về,? không hề có nhạc đệm, không cần người lĩnh xướng, mọi người cứ hát vô tư trong tiếng nấc nghẹn của lòng mình, trong những cánh hoa hồng nhung rơi lả tả. Một cậu thanh niên dáng vẻ rất ?ogiang hồ? kính cẩn quỳ xuống, rót lên mộ anh chai rượu Nếp Mới, rồi rất thong thả nhặt nhẹ nhàng từng cánh hoa rơi để xếp lên dòng chử : Anh Sơn ơi!
    Màu hoa hồng đỏ tươi như máu viết trên nền huệ trắng.
    Đó có lẽ là bản hợp ca vĩ đại nhất mà em và công chúng Sài gòn đã được chứng kiến. Riêng em, sau đó đã lẳng lặng, len vào bên chổ anh nằm, hốt vội vàng một nắm đất của ngày hôm đó. Mấy năm qua nắm đất của anh vẫn luôn đi theo em chu du khắp nơi, nằm trang trọng trên bàn thờ anh. Nhưng có điều nó đã bị vơi đi một nửa, vì năm rồi gã Frank Gerke-Trịnh Công Long từ Đức qua Pháp thăm em, hát với anh cả đêm, đã nhất định xin lấy một phần để mang về Đức tưởng nhớ anh. Hắn nói cũng đã lập một nơi thờ cúng anh ở nhà riêng bên Đức.
    Hoàng Công Luận hôm đó đã rất xúc động, em không biết hắn nghĩ gì . chỉ biết vài tuần sau, trong cái phòng thâu nhạc mini ở nhà, Luận bảo em hát thử bài hát này: Về nơi cuối trời - gởi tặng hương hồn anh Sơn! Em hát thử tone La trưởng: ?oĐêm ta về ta nằm, nghe đời quạnh hiu?. Nét nhạc thật tuyệt vời nhưng rất lạ. Rất du ca mà vẫn chứa chan tình cảm. Luận bảo em thâu thử. Hai đứa cùng ngồi hát chung vào 1 micro. Luận đệm đàn guitar, em hát và chỉ dự định để cái làm sườn chủ đạo cho một hoà âm mới theo từng track nhạc. ?oAnh về một cõi, mù khơi cuối chiều. đi đâu mà vội. đi đâu ! Nắng vàng đã tắt, đi đâu sao vội, ra đi cuối trời?. Em đã sững sờ trước những nốt nhạc và lời ca của Luận! Không! Có lẽ tất cả tinh hoa của cái ?ovô chiêu? trong nhạc Trịnh vốn phôi thai từ lâu nay đã đọng vào trong hồn nhạc của Hoàng Công Luận.
    Bài hát này, mãi đến về sau, công chúng vẫn cứ tin là của chính Trịnh Công Sơn - người ta còn kháo nhau rằng: ông Sơn linh lắm, tự viết cả bài hát sau cùng từ khi còn sống để tiễn đưa chính mình (?) mặc cho tụi em đã đính chính đến hai lần trên báo, và trên bìa Album tiếp theo.
    Chung quanh một thiên tài quả có nhiều điều kì lạ!
    Riêng với em và Luận, track nhạc hát chung hôm đó được lưu lại ngay sau lần thu đầu tiên, không cần hát lại và cũng không cần hoà âm nữa. Mãi đến hôm nay, hình như cũng chưa bao giờ tụi em hát lại bài hát này một lần nào khác. Một lần "rung động" đã là quá đủ! Đĩa CD ?oVề nơi cuối trời? đã được làm trên tinh thần bài hát đó. Làm rất say mê, bất vụ lợi cùng những bạn bè đồng điệu, cả mấy thế hệ đệm góp mặt, nó gần như là một bức tranh thu nhỏ của những thành phần công chúng đã tham gia tưởng niệm và tiễn đưa anh. Có chị Kim Ngọc - ca sĩ chính của nhóm Dây leo xanh của Bố Cầu (cố NS Phạm Trọng Cầu) ngày xưa, một giọng ca điêu luyện với nhạc Trịnh đã từng được anh rất ưng ý, nhưng lâu nay đã bỏ nghề ca hát đi làm kinh doanh vì quá chán cái cách sống của nghệ sĩ thời thị trường; Có nhà thơ Đỗ Trung Quân - người luôn tự xưng là bản sao về ngoại hình và cân nặng của Trịnh Công Sơn. Nhưng phải công nhận rằng cách hát nhạc Trịnh theo kiểu vô chiêu với đàn guitar thùng của anh Quân, thì đúng là rất giống Trịnh Công Sơn thật;
    Chị Kim Lan là một phát hiện hết sức lạ lùng của em và Luận, Huy trong những đêm tổ chức hát tưởng niệm anh ở Hội Quán Hội Ngộ. Giọng ca đặc quánh như sáp, nghe nhừa nhựa rất giống Khánh Ly, giống đến mức em đã ?onỗi da gà? khi lần đầu gặp chị, vì linh cảm được về một nhân duyên đến với anh để nhắc nhở về một tri âm. Chị Kim Lan hát và đọc thoại trong Cd làm rất nhiều người lầm tưởng Khánh Ly đã âm thầm trở về Việt Nam để hát tưởng niệm Trịnh Công Sơn. Chị Lan rất yêu nhạc Trịnh, đã từng yêu lắm, nhưng lại gặp phải một cảnh gia cảnh quá khó khăn để được quyền ca hát. Chị đã từng là một giọng ca của Đoàn văn công Quân khu 7, nhưng chia tay âm nhạc cũng vì những thành kiến ?oxướng ca vô loại? trong gia đình. Nên mỗi lần đi thu và hát tưởng niệm cùng với tụi em, chị đều đã phải sắp xếp hết sức khó khăn. Thật là quá đáng tiếc để bỏ phí một giọng ca trời phú rất phù hợp với nhạc Trịnh như vậy. Nhưng chúng em cũng không biết phải làm sao khi sau này nhân duyên đã hết!
    Kể cũng lạ là trong cái Album tưởng niệm không có ca sĩ chuyên nghiệp này, lại có hai giọng hát hậu bối, trẻ hơn nhưng lại mang âm hưởng rất gần gũi với người sành nghe nhạc Trịnh. Giọng chị Kim Lan hát rất giống Khánh Ly, và cách hát của em dù không hề cố ý nhưng vẫn làm nhiều bạn bè của Trịnh Công Sơn nhớ về Thanh Hải của những năm 79-80. Tất cã có lẽ cũng đều bắt đầu từ nhân duyên với Trịnh Công Sơn cả. Và còn nhiều gương mặt mới lạ nữa: đó là chị Bích Ngà - giám đốc của Tổng công ty xây dựng số 1; có Mai Trang - cô sinh viên trường ĐH Kinh tế, xinh xắn, thể hiện rất nhẹ nhàng và trong trẻo bài hát dể thương của anh ?oCho đời chút ơn?. Cô đã làm say mê rất nhiều khán giả trong các đêm tưởng niệm trước đó.
    Đặc biệt nhất là kỷ niệm với Thế Duật, cậu sinh viên 19 tuổi của ĐH Báck khoa TPHCM. Năm 2001, Duật đang chuẫn bị xuất ngoại sang Canada cùng với gia đình, và đến xin tham gia hát tưởng niệm Trịnh Công Sơn trong mấy tuần lể tưởng niệm. Tình cờ em được nghe lời tâm sự của cậu bé sinh viên như thế này: ?oCháu tên là Duật, học năm thứ nhất ĐH Báck Khoa, cháu rất yêu nhạc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và đã nhiều lần đi ngang con hẻm 47 Phạm Ngọc Thạch, cháu muốn bước vào để xin chữ ký và được một lần gặp mặt ông. Nhưng lúc đó cháu còn học phổ thông trung học, thấy mình quá bé nhỏ nên chưa dám tìm đến gặp Nhạc sĩ. Vào được Đại học rồi, mấy lần cháu muốn đến nhưng vẫn chưa có dịp, thì nay ông đã ra đi. Xin cho cháu được hát bài hát này để tiễn đưa ông bằng bài hát Như một lời chia tay?.
    Đêm tưởng niệm đó, tim em va mọi người như thắt lại trước tấm lòng của Thế Duật khi em vừa hát vừa khóc. Luận và em đã hội ý rất nhanh sau đó và quyết định phối thêm bài này cho Duật tham gia dù lúc ấy thời gian tổng kết album đã rất cận kề. Nhưng sẽ đẹp lắm nếu thế hệ của Thế Duật, Mai Trang tiếp tục thể hiện nhạc Trịnh theo tinh thần và những rung động chân thật như vậy.
    Em còn nhớ rõ hôm gọi điện thoại cho Duật để đến thu âm thì ngỡ ngàng biết rằng cậu bé đang trên đường làm chuyến du lịch xuyên Việt cuối cùng trước khi đi xuất ngoại. Anh Nhân bố của Duật nói rằng gia đình đang ở Huế, sẽ hội ý lại và trả lời ngay. Thật sự là tụi em đã không còn thì giờ để có thể đợi Duật trở về sau chuyến đi dài. Nhưng thật thú vị là một giờ sau, Hoà nhận được điện thoại từ Huế vào và ngở ngàng khi nghe bố của Thế Duật báo tin: ?oThằng bé đã nhảy xe đò đi ngay vào Đà Nẵng, để đáp cho kịp chuyến bay vào Sài gòn ngay trong đêm nay, hy vọng thu âm kịp với mấy anh em. Anh nhờ Hoà cố thu xếp đón giùm em, vì nó chưa bao giờ đi xa một mình như thế!? Một lần nữa, em và Luận cười bảo nhau rằng, tất cả là do nhân duyên của anh Sơn dẩn dắt!
    Thế là đêm hôm đó, em đã đi đón Thế Duật, từ sân bay TSN chở thẳng về nhà Luận để ráp nhạc. Khốn nỗi, là có lẽ vì quá xúc động và lần đầu tiên hát trong phòng thu, Duật không thể hiện được gì trong đêm hôm đó. Luận quyết định bắt cậu bé phải về nhà ngũ một đêm và hẹn sẽ thâu lại vào hôm sau. Thế Duật sau đó đã rất tự tin thể hiện bài hát Như một lời chia tay của mình trên cả tuyệt vời, đó cũng là một đêm rất đáng nhớ cho chúng em để rất tin vào thành công từ những nhân duyên của Album Về nơi cuối trời có quá nhiều kỷ niệm này. Tất cả các bài hát và phối âm đều làm rất vội vàng và tài tử ngay trong cái phòng thâu nhạc mini của tụi em (cũng là phòng ngủ của Luận - Tú). Tất cả mong sao cho kịp 100 ngày tưởng nhớ anh. Có thêm Lý Giai Niên từ Mỹ về chơi, tham gia cùng anh Phương Vĩnh phụ giúp phần mix nhạc. Phần âm nhạc và biên tập cũng khá ưng ý dù em đã phải sưu tập và viết lại những lời thoại trong suốt hai tuần của chuyến đi công tác tại Pháp. Gởi fax về nhờ bác Hoàng Song Nhi, ba của Luận đọc và cho ý kiến. Mọi người đều rất ưng ý với nội dung và biên tập của Album này. Mỗi người một tay để cuối cùng Album nhạc cũng hoàn thành. Khi em đang rất lúng túng về việc thiết kế bìa thì được giới thiệu gặp một anh Tây yêu nhạc Trịnh - Vaghn Christian - nhà thiết kế đồ họa người Pháp, rất xông xáo và nóng tính đến mức nhiều lúc thiếu kiềm chế. Nhưng Christian - tên Việt tự đặt là Chung Khánh Ly (anh chàng giải thích là vì chỉ muốn Chung thủy với giọng hát nhạc Trịnh của Khánh Ly) là người có cái nhìn vô cùng độc đáo về chủ đề ?oVề nơi cuối trời?. Anh bạn này đã ngồi chụp từng đống rác ở con hẻm 47C Duy Tân ngay ngày 4/4/2001 với cảnh những người phu xe, xích lô giành giật từng vòng hoa tang lễ, tan tác những dòng chử ?oVô cùng thương tiếc Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?. Gặp và đưa cho em xem bộ ảnh này, Anh Chung nói trong ánh mắt thẩn thờ ứa lệ: Anh Sơn đã đi thật rồi!
    Và còn rất nhiều nữa những cái tình không thể kể hết của ?oVề nơi cuối trời? trong 100 ngày đó. Để rồi tình yêu của công chúng ái mộ dành cho anh đã đẩy chiếc Album đi rất xa, qua đến Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Canada. rồi lại tìm về Huế, lưu lạc ra Hà nội. Vẫn mang trên mình cái nhãn hiệu thật ngây ngô ?oLưu hành nội bộ?- Hội Quán Hội Ngộ Trịnh Công Sơn. .
    Chính em đến hôm nay cũng không ngờ rằng sản phẩm từ một cuộc rong chơi rất tài tử của mấy người bạn nhỏ chung quanh Trịnh Công Sơn năm nào, lại có thể ?ovượt biên? đi xa đến như vậy. Có lẽ do sự đồng cảm và những mối nhân duyên chăng (?) Và nếu đã như thế thì làm gì còn có sứ mệnh nào có thể ngăn chặn được những rung động từ trái tim đến trái tim con người?
    Nhớ và viết lại tại Cộng hòa Pháp, 28/2/2006
    Sinh nhật 67 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Thái Hoà

Chia sẻ trang này