1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đò đưa trở lại

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Nhớ năm trước mừng Sinh Nhật anh TCS tại Hội Quán Hội Ngộ ; khi ấy trăng qua thượng tuần mọc lên từ bên kia bến sông như gần gũi hơn , gió cũng từ phía sông thổi vào lay nhẹ những cành hoa Chuối pháo , bãi cõ đọng những giọt sương sớm . Ánh nến soi mặt người và hoa đăng ở mặt hồ Sen hắt tia sáng nhẹ lên những nụ Sen hồng.
    Mừng anh sinh nhật thứ bao nhiêu
    Bao nhiêu sinh nhật cũng không nhiều
    Này anh em chị hãy vui lên
    Bao nhiêu sinh nhật cũng chia đều

    Bài hát như được viết dành cho những người tề tựu ngày hôm ấy cùng chia vui kỷ niệm Sinh Nhật với gia đình của anh TCS ; rồi đến lúc Thái Hòa và Jenifier cùng cất tiếng hát bài Còn Tuổi Nào Cho Em , tiếng dương cầm và giọng vocal nữ của Jenifier Thomas trong nhịp vỗ về nhè nhẹ của tiếng sông vỗ nhẹ nước vào bờ .
    Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
    Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
    Tay măng trôi trên vùng tóc dài
    Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
    Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may

    Tiếng hát của Jenifier liêu trai quá , không gian Hội quán như cô đọng lại , người con gái bên trời Âu ấy đã cảm nhận được gío heo may đang về giữa không gian chiều man mác ở một vùng đất Việt.
    Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
    Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
    Xin cho tay em còn muốt dài
    Xin cho cô đơn vào tuổi này
    Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài

    Chân chim nào để lại dấu trên miền trời phiêu lãng , áng mây nào đang nhẹ trôi trên bầu trời hoàng hôn cho người thiếu nữ ấy đến đây hát chiều nay và phụ bè vocal cùng Thái Hòa .
    Em xin tuổi nào còn tuổi nào cho nhau
    Trời xanh trong mắt em sâu
    Mây xuống vây quanh giọt sầu
    Em xin tuổi nào
    Còn tuổi trời hư vô
    Bàn tay che dấu lệ nhòa

    Ờ thôi trời cũng hư vô quá , mà người cũng buồn giận vu vơ quá , nhớ dáng ai nghiêng mạn thuyền nhẹ thả chiếc đèn giấy trên mặt sông , luồng nước từ đuôi thuyền xô mãi đèn giấy ra xa , ra xa cùng những chiếc đèn thả trước đó thành quầng sáng lung linh trên mặt nước đêm Hội ngộ . Đèn ơi ! một quang cảnh rất thơ chỉ có trên những con sông trôi dòng ra bờ biển phía đông Trái đất này.
    Ôi buồn!
    Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu
    Tuổi nào mơ kết mây trong sương mù
    Xin chân em qua từng phiến ngà
    Xin mây xe thêm mầu áo lụa
    Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ...

    Buồn ơi , mong ai chờ ai ! Những tháng cùng ngày?
  2. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Welcome Thái Hòa đến với Box Nhạc Trịnh
    Gà nhớ có lần Temely có nói sẽ gửi cho bài "Chiếc Lá Thu Phai" của Thái Hòa hát vì nó rất hợp với tâm trạng của Gà.
    Còn anh bạn trong phòng thì cứ tấm tắc khen ngợi bài "Áo anh sứt chỉ đường tà".
    Thật hay là có dịp gặp nhau ở đây . Nhân tiện cho mình hỏi đĩa CD "Về nơi cuối trời" mà Thái Hòa giới thiệu có thể tìm mua ở đâu vậy ?
    To Lys: Cái gã giang hồ tưới rượu trên mộ TCS trong bài trên là anh Long của chị đấy. Đính chính một tý là không phải rượu Nếp mới đâu. Hồi đó lão để tóc dài, mặc quần bò rách... trên xe mô tô to đùng luôn có hai bi đông chính hiệu lính Mỹ. Một bình đựng nước, một bình đựng rượu Gò đen Long An mua nóng hổi tại lò. Gặp tri kỷ là móc ra mời uống bằng nắp .
    Giờ thì lão ấy hết ăn mặc bụi rồi. Tóc cắt cao và luôn mặc quần tây áo sơ mi. Nhưng tính thì vẫn điên như thế. Hôm nọ gần nửa đêm còn cùng ĐCLR, SĐH kéo nhau ra uống rượu ở mộ Trịnh. Gần đây nhất thì cũng nửa đêm sau khi uống rượu với ĐCLR và SĐH ở Đà Lạt xong đã nhảy xuống Hồ Xuân Hương bơi (he he... bị lạnh cóng ). Hình như bây giờ lão đang ở nhà Thịnh họa sỹ hay sao ấy, mới làm một chuyến xuyên việt bằng xe máy, ra tới HN rồi. Em mà rảnh ghé nhà chị Linh em chị ở 107/ngách 6, Ngõ Gốc đề...có khi sẽ gặp lão đấy. Thấy em giống chị thế chắc lão khoái lắm nhe răng cười ngay .
    To Nguyệt ca: Tuần sau chị Gà ra, bố trí làm một bữa ở nhà tụi em đi. He he.. để chị ủng hộ cái lẩu vịt ở Lý Quốc Sư nhé
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi các bạn,
    Cám ơn thật nhiều những tấm lòng đồng điệu, mà có lẽ cũng chẳng cần cám ơn ai nữa trong chúng ta, vì từ khắp bốn bể mà gặp được nhau qua nhân duyên cùng với nhạc Trịnh đã là điều hạnh phúc. Để cho người khuất bóng cũng sẽ mĩm cười, nụ cười rất có duyên mà đã mấy chục năm qua, Cô Mai vẫn trầm trồ mãi, nụ cười ông hiền lành chi lạ...
    Bài viết của bạn nhắc về Sinh nhật lần thứ 66 ở HQHN làm tôi nhớ da diết giọng hát cao vút của Jennifer, cô bạn bây giờ đã ở rất xa Việt Nam và ít có cơ hội quay trở lại... Đêm tưởng niệm mà một người vừa ở xa về hát với một người sắp sửa đi xa. Nhớ một sự trong trẻo hiền lành của Jen mà chính anh Sơn nhận rằng đã góp phần làm thánh thiện thêm cho hồn nhạc của ông.
    Cũng thật mong sẽ một lần gặp được anh bạn "giang hồ" từng tưới rượu trên mộ Trịnh Công Sơn năm nào... gần 5 năm qua rồi mà nhiều người vẫn còn nhắc mãi, vì hình ảnh đó tình cờ được thu lại và TT Thúy Nga phát hành đi khắp nơi trong cuốn băng đám tang anh Sơn. Đó là minh chứng rõ nét nhất của cái "vô chiêu" xuất thần trong nhạc Trịnh. Mong gặp một lần để cám ơn cái hình ảnh chân thật xúc động nhất của một khoảnh khắc định mệnh, nó đẹp tựa tấm lòng của hành triệu công chúng vô danh đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Chắc chắn sẽ không có lớp thanh nhạc hay trường dạy diễn xuất nào có thể diễn tả được chữ tình và chất du ca của nhạc Trịnh đẹp hơn cái tiếng Việt lơ lớ pha Đà Nẽng của Jen và hình ảnh người bạn rót rượu cho Trịnh Công Sơn trưa ngày 4/4 năm đó. Cũng như sẽ không có công nghệ lăng xê và sự huyển hoặc nào có thể tạo dựng lại được một huyền thoại thủy chung như Khánh Ly của Ca khúc da vàng và một thời nữ hoàng chân đất...
    Và như thế nhạc Trịnh sẽ mãi tồn tại song hành cùng cuộc sống để cứu chuộc thân phận và an ủi những góc khuất của trái tim con người.
    Tôi tin là như thế...
    Thân ái,
    Thái Hòa
    PS.
    Các bạn có thể tìm CD Về nơi cuối trời ở Hội Quán Hội Ngộ và tiệm Thanh Nhân - Nguyễn Huệ là đại lý duy nhất của HQHN. Dĩa CD này chúng tôi đã thực hiện 2 bản master gởi tặng cho HQHN và Gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với nhãn hiệu "lưu hành nội bộ" ?!?... :)
  4. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Anh Thái Hòa thân mến,
    Bữa rồi (đầu tháng 2) Nguyet-ca tổ chức live show cho band nhạc nho nhỏ của mình (gồm 3 cô gái chơi guitar, piano và hát) tại quán cafe 8X của chị breaking_news. Tình cờ hôm đó gặp chú Trương Hồng Liêm đi cùng nhạc sĩ Phan Cường (là người thu âm album đầu tay cho nhóm của NCa) - chú Liêm có giới thiệu chú là thành viên của tcs-forum.org và hay tổ chức các chương trình nhạc Trịnh ở hải ngoại, không biết anh Thái Hòa có biết chú Liêm không?
    Hôm đó, nhân dịp NCa và các bạn có ngẫu hứng mấy bài nhạc Trịnh mà mọi người có nhắc đến anh Thái Hòa và những cd nhạc Trịnh của anh. NCa rất thích cách hát nhạc Trịnh vô cùng giản dị của anh Chú Liêm nói định tổ chức một show nhạc Trịnh ở Hà Nội này và NCa đang rất mong chờ chương trình đó.
    Nguyet-ca vẫn theo dõi mục Đò đưa của anh đều đều và NCa tin mọi người cũng vậy anh à.
    @ chị Gà: Khi nào tới HN chị ới em và bác Quản nhé. Số fone của em: 0983621978
  5. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Bạn Nguyệt ca thân mến,
    Mình và anh Liêm biết nhau từ những ngày đầu xây dựng Hội Văn hóa TCS ở Pháp. Anh ấy rất nhiệt tình và mệnh danh là Trương Phi vì rất nóng tánh. Anh em cũng đã "đụng" nhau nhiều trận sứt đầu mẻ trán...
    Nhưng năm 2004 TH đến hát với nhóm Vòng tay lớn của các anh chị ấy ở Toulous, Pháp nhân Giỗ TCS mới hiểu hơn tấm lòng và sự thẳng thắn của anh...
    Rất vui nếu nhân duyên nào đó cho mình được cơ hội hát cùng các bạn và anh Liêm ở Hà nội...
    than ái,
    Thái Hòa
  6. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi Nguyệt Ca và các bạn,
    Thái Hòa đang đầu tư vào thực hiện 1 tập sách thật đặc biệt về hành trình âm nhạc của những người trẻ thế hệ hôm nay với Trịnh Công Sơn.
    Mình quyết định dành trọn 2 chương cho chủ đề:
    - Đò đưa trở lại và diễn đàn TTVN - TCS
    - và Nhạc Trịnh trong lòng công chúng ngày nay
    Xin mời tất cả các bạn tham gia gởi bài viết hay về chủ đề này.
    Lâu nay đã có hơn 8 cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn, nhưng chủ yếu từ các bậc "tiền bối" vốn là bạn bè cùng thời với TCS như Bửu Ý, HPNTường, Trịnh Cung,... Lần này chúng ta sẽ góp mặt với mộ cuốn sách của thế hệ "đệm" yêu nhạc Trịnh - không hề thua kém...
    Mình đã đọc nhiều bài viết rất hay, cảm động và nhiều chất thơ, chất du ca của các bạn trên ttvn, nhất là các bài của Hồ Thanh Phương, Nguyệt Ca, TCSKL,...
    Mong Nguyệt Ca và ban trị sự ttvn có thể chọn và giới thiệu cho Thái Hòa một số bài tiêu biểu của các bạn trong 5 năm qua... Chắc chắn sẽ không làm Trịnh thất vọng...
    Thân aí và mong tin các bạn,
    Thái Hòa.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thì đây nè, hôm trước lôi một bài viết cũ ra sửa chữa định đăng cho báo làng kì này. Nhưng báo lại có nhiều bài của mình quá, mục văn hoá- nghệ thuật lại đầy quá. Nên không đăng nữa, post lên đây vậy.
     
    Kỉ niệm 5 năm ngày mất cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1.4.2001 - 1.4.2006)
     
    Đẹp như tranh trừu tượng
     
    Âm nhạc đến với mọi người bằng giai điệu chứ không phải bằng ca từ. Nhưng ?obài hát đâu chỉ là nốt nhạc?.Bởi khi là ca khúc, lớp vỏ ca từ cũng có đời sống riêng. Có khi nó làm cho âm nhạc vì thế mà sâu lên, nhưng cũng có lúc nó làm cho người ta chán ghét.
    Bản thân nhạc Trịnh Công Sơn là những giai điệu rất đẹp. Nhưng cái mà làm cho nhạc Trịnh sống mãi với thời gian, làm lay động bao nhiêu con người , đó chính là lớp vỏ ca từ. Như những hạt phù sa tích tụ lâu ngày, nó ăn sâu vào trong lòng người nghe, in sâu vào trong tâm trí họ. Nhạc Trịnh với những dòng xoay chuyển của thời gian, từ những ca khúc DA VÀNG, đến NỐI VÒNG TAY LỚN, hay như một câu chuyện cổ tích:Một buổi sáng mùa xuânMột đứa bé ra đồngĐạp trái mìn nổ chậmXác không còn đôi chân.
    Một buổi sáng mùa xuânNgực đứa bé tan tànhNgàn hoa đồng cỏ nộiCúi xuống nhìn con tim.
    Một buổi sáng mùa xuânMột đứa bé yên nằmBàn tay cầm cỏ dạiCó hoa vàng mong manh...
    Một buổi sáng mùa xuânMột đứa bé im lìmBờ môi dường thầm hỏiCó thiên đường hay không?
    (Một buổi sáng mùa xuân)
    Nhạc Trịnh đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, và vẫn tồn tại, được đông đảo người nghe đón nhận.Có lẽ ngoài sự mê hoặc của bản thân âm nhạc, ca từ trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn, đó là sự hoà quyện nhuần nhụy những cảm xúc của một thời mà không hề gượng gạo, không bộc lộ những đường gân trên tay người cầm bút.Trong nhạc Trịnh, nốt nhạc không tuyền là nốt nhạc, bài hát không tuyền là bài hát. Mỗi bài hát là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một câu chuyện của một thiên truyện dài.Những câu chuyện có khi là kết thúc có hậu như các câu chuyện cổ tích, cũng có thể lại có 1 kết cục dở dang, không vuông tròn, như kiểu TÌNH NHỚ, TÌNH SẦU, TÌNH VƠI. ( ý của nhà văn Bửu Ý)
    Nhạc Trịnh, trước triên là ngôn ngữ của triết lí, là những điều dăn dạy mà ông muốn nói với mọi người. Để rồi người nghe phải suy nghĩ, chiêm ngắm, và nhìn lại cuộc đời:Sống trong đời sống, cần có 1 tấm lòng.
    (Để gió cuốn đi)
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
    (Diễm xưa)
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.
    (Mưa hồng)Là ngôn ngữ của tình yêu.Của cái chân lí: HÃY YÊU NHAU ĐI.Rồi cái nhẹ nhàng thánh thiện như:Từ khi trăng là nguyệt, đèn thắp sáng trong tôi Từ khi trăng là nguyệt, em mang tim bối rối Từ khi trăng là nguyệt, tôi như từng cánh diều vui Từ khi em là nguyệt, trong tôi có những mặt trời ....
    (Nguyệt ca)
     
    Hay đôi khi người ta thấy một cái gì đó rất hồn nhiên trong tình yêu:
     
    Tôi đã yêu em như trẻ thơ
    Đâu biết đôi khi có lìa xa
    Yêu em trái tim thật thà.
    (Trong nỗi đau tình cờ)
    Nhưng có lúc tình yêu là những đau xót, dằn vặt của những lần chia tay, nỗi đau chia lìa:
     
    Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
    Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.
    (Tình xa)
     
    Dù ngày mai em như chim bay, bỏ quên đây một người...
    (Hãy cứ vui như mọi ngày)
     
    [​IMG]
    (Người về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm)
     
    Để hiểu được ngôn ngữ trong nhạc Trịnh, người ta phải chiêm nghiệm, phân tích, nhưng đôi khi người ta phải cần tưởng tượng. Bởi lẽ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn, không chỉ có ngôn ngữ thơ mà còn có ngôn ngữ của hình ảnh. Có khi là những nét kí hoạ, có khi là bức chân dung của ?ongười về soi bóng mình giữa tường trắng lặng câm?. Hay là những bức tranh cảnh vật đầy màu sắc:
     
    Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng lay, bờ xa mờ gọi
    Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
    (Nhớ mùa thu Hà Nội)
     
    Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng
    Trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng me.
    (Tuổi đời mênh mông)Có người cho là âm nhạc hay nhất và đẹp nhất là âm nhạc mang tính nhân bản. Không biết nhạc của Trịnh Công Sơn có hay nhất, đẹp nhất hay không, nhưng có lẽ nhạc của Trịnh Công Sơn mang nhiều tính nhân bản nhất. Ngoài những ca khúc về tình yêu và quê hương, Trịnh Công Sơn còn viết nhiều ca khúc để đời về thân phận. Một trong những bài ca mà tôi cho là có tính đại diện cho phong cách sáng tác và nhạc thuật của Trịnh Công Sơn là bài Cát Bụi. Bài ca được viết theo thể điệu chậm, khoan thai (như phần lớn các ca khúc của Trịnh Công Sơn); lời rất đơn giản, không có tính cách trao chuốt, và gần như một bài thơ :
    Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    Để một mai vươn hình hài lớn dậy.
    Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi.Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    Để một mai tôi về làm cát bụi.
    Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi.Bao nhiêu năm làm kiếp con người
    Chợt một chiều tóc trắng như vôi
    Lá úa trên cao rụng đầy
    Cho trăm năm vào chết một ngày.
    (Cát bụi)
     
    Còn gần một tháng nữa nữa ( 1.4.2006) là tròn 5 năm ngày cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Hi vọng rằng với bài viết nhỏ này của tôi, sẽ gợn lên trong lòng chúng ta sự tưởng nhớ, lòng cám ơn sâu sắc đến những gì cố nhạc sĩ đã để lại, để chúng ta được ca, được cảm nhận và chiêm nghiệm từng lời ca trong ca khúc của ông.
     
     
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 07/03/2006
  8. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Bài viết ngắn nhưng thật cảm động và súc tích...
    Rất cám ơn bạn. Nếu chọn đăng thì bạn muống dùng tên tác giả là gì ? hay để nick name ?
    thân aí,
    Thái Hòa
    PS. Tập sách tưởng niệm năm nay sẽ chọn ưu tiên những bài viết của các bạn trên diễn đàn ttvnol này vì thâm niên và tình cảm của các bạn với nhạc Trịnh trong suốt thời gian qua. Sẽ là rất thú vị khi thấy âm nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn "thấm vào lòng như suối tưới" như thế nào...
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    40 năm Hành trình âm nhạc
    Trịnh Công Sơn, Thái Hòa và tôi​
    Trần Tuyết Hoa

    Con đường âm nhạc của Trịnh Công Sơn
    Những câu chuyện tản mạn hơn 40 qua với dòng Nhạc Trịnh
    Những kỷ niệm viết về một người bạn tâm giao
    Những lời nhắn gởi của một người Mẹ viết cho đứa con
    Và những niềm hy vọng ...
    Trịnh Công Sơn,
    Thái Hoà và tôi ​
    NHỮNG GIỌNG CA
    Hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn trong tôi nói riêng và gia đình chúng tôi khởi đầu từ sự tâm giao của những người bạn thời sinh viên. Ở đó tấm lòng chân thành của bạn bè đã đưa chúng tôi lại gần với nhau tự lúc nào không biết. Cho đến khi nhân ra điều này thì âm nhạc Trịnh Công Sơn đã là một phần trong cuộc sống của chúng tôi rồi.
    Đầu những năm 1960, tôi nghe một số tình ca là lạ Ướt mi, Thương một người... của Trịnh Công Sơn (TCS) - một nhạc sĩ trẻ chưa nổi tiếng lắm, qua giọng hát liêu trai của Thanh Thúy làm mê hoặc không ít người trẻ. Rồi Nhìn những mùa thu đi với giọng ca trong sáng rất dễ thương, mượt mà, có người cho là ?osang trọng? kiểu Huế của Hà Thanh, nhất là khi song ca với giọng truyền cảm kiểu Bắc của Mai Hương, cũng một thời làm người ta khó quên. Đặc biệt khi nghe Chiều một mình qua phố, thì ở lứa tuổi học trò của chúng tôi thời ấy không ai mà không thuộc. Dân Huế lại ?oghiền? hơn, có người thích đạp xe lang thang dưới những hàng me xanh Sài Gòn để tự ru dỗ mình cho đở nhớ nhà, tự thì thầm với mình: ?Chiều một mình qua phố / Âm thầm nhớ đến tên em / Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím... Ngày nào mình thôi có nhau xin người biết đau?. Có bạn kêu lên: ?Cha ni ?~ba lơn?T chi lạ, đau hay không thì kệ người ta, mắc chi mình phải ?~xin?T??
    Tôi lại nghĩ khác, TCS đã linh cảm được thân phận của kẻ làm ?~người?T, làm một ?~vết lăn trầm?T biết đau, cái nỗi đau trần thế trước uy lực cay nghiệt của tạo hóa. Ngay trong tình yêu mà TCS cũng đã bắt đầu trăn trở về thân phận con người từ đây chăng, rồi Diễm xưa, Hạ trắng, đến những Phôi pha, Mưa hồng, Tình nhớ, Tình xa... Rõ ràng tình có buồn thật nhưng không ?Tsến?T, vì những lời ca quá thánh thiện và đầy triết lý: ?oLàm sao em biết bia đá không đau?... ?oNgàn sau sỏi đá cũng cần có nhau?. Đến loạt Ca khúc Da vàng sau này, TCS luôn xin con người ?~biết đau?T trước nỗi đau của người khác trong chiến tranh.
    Niên khóa 1964-65, tôi ở trong Ban đại diện Sinh viên Đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn (đường Nguyễn Trung Trực, nay là Thư viện Quốc gia). Lần đầu tiên tôi gặp TCS đến trường tôi hát với ca sĩ Thái Thanh. TCS giới thiệu và nhờ cô hát 2 bài mới sáng tác là Lời buồn thánh và Tuổi đá buồn. Sơn người gầy, đeo kính cận rộng vành, dáng dấp thư sinh, nói giọng Huế hơi nhỏ nhẹ. Ôm chiếc ghi ta thùng đệm cho Thái Thanh hát giữa trời, trong sân cỏ của trường, không có sân khấu. Hai người đứng trước một bức tường rêu của ngôi nhà tiền chế bỏ hoang, nhìn ra đường Nguyễn Trung Trực. Khán giả hầu hết là những sinh viên trường chúng tôi và bạn bè ngồi xổm xuống đất, lót giấy báo hay guốc dép, không có ghế. Cứ như là mấy đêm hát lửa trại, vậy mà vui. Khi Thái Thanh và mọi người ra về, Sơn ngồi lại với nhóm sinh viên thân hữu của trường. Sơn hỏi ý kiến mọi người, ai cũng khen giọng ca Thái Thanh còn phong độ, còn khỏe quá... Tôi cũng công nhận giọng ca của cô còn tuyệt lắm và rất độc đáo, nhưng xin trả Thái Thanh về cho ?~Hội trùng dương?T và ?~Danube bleu?T (Dòng sông Danube xanh), vì bắt cô hát nhạc của TCS thì ?~hơi uổng?T cho cả hai... Mọi người gật gù và Sơn chú ý đến lời nhận xét hơi ?~lạ?T của tôi rồi bắt đầu làm quen.
    Vài tuần sau, Sơn mời Lệ Thu đến hát một số tình ca, quê hương và thân phận của Sơn nữa. Cũng hát trước bức tường rêu phong đó. Khán giả vổ tay tán thưởng, góp ý này nọ. Sơn hỏi riêng tôi: ?Chị thấy sao?? Tôi nói thật: ?Giọng Lệ Thu hay, truyền cảm nhưng có vài bài như vẫn còn thiếu cái gì đó của chất nhạc TCS?. Sơn gật gật...
    Rồi bạn bè tổ chức cho TCS tự hát một đêm bên trong căn nhà tiền chế sau này lấy làm phòng ấn loát cho sinh viên. Sơn đứng ôm đàn hát một mình, sinh viên chúng tôi lót giấy báo ngồi xuống đất vây quanh (như trong bức hình tôi còn lưu giữ và đã tặng cho TCS, sau này in vào mặt sau tập nhạc ?oNhững bài ca không năm tháng?). Lần nào TCS cũng được sinh viên hoan nghênh nhiệt liệt và bắt đầu làm quen với sinh viên học sinh từ Đại học Văn khoa.
    [​IMG]
    Trịnh Công Sơn 1967
    Tuy vậy, Sơn vẫn cứ muốn đi tìm một giọng ca thật thích hợp cho nhạc của mình để cùng hát thì hay hơn. Sau này Sơn đã gặp được Khánh Ly đang hát cho một phòng trà ở Đà Lạt. Sơn đã mời cô về hát thử những ca khúc mới của mình, cũng ở Đại học Văn khoa. Lần này thì ai cũng phải công nhận giọng hát Khánh Ly trầm khàn, mà hát nhạc của Sơn thì như là có chất ma túy, càng hát càng thu hút người nghe. Tôi chúc mừng Sơn đã tìm được tri kỷ rồi nhé.
    GIỌT NƯỚC MẮT
    Theo yêu cầu của bạn bè, anh tổng thư ký NNB ban đại diện Sinh viên đoàn Văn khoa đã ký tặng các bạn của TCS một căn nhà tiền chế bỏ hoang trong khuôn viên trường ở góc đường Lê Thánh Tôn - Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi nghĩa) để làm Hội Họa sĩ Trẻ. Ở đó các họa sĩ như Nguyễn Trung, Đinh Cường, Trịnh Cung, Nguyên Khai... và họa sĩ bạn đến sinh hoạt thường xuyên. Và Sơn có thêm một chỗ an trú trong những ngày trốn lính ở Sài Gòn, nếu cái gác xếp nhà xuất bản An Tiêm bị lộ. Trong tình trạng này, Sơn luôn di chuyển khi thì ở nhà bạn bè, như TVN, cứ mỗi chỗ vài hôm cho khỏi bị theo dõi. Và chỗ nào bị chú ý thì Sơn phải biến ngay.
    Dạo ấy, tôi thường liên lạc với thầy Nhất Hạnh và các thầy ở nhà xuất bản Lá Bối rồi An tiêm để mang phổ biến những tác phẩm hòa bình, đạo pháp và dân tộc của thầy Nhất Hạnh: Tình người (Tâm Quán, bút hiệu đầu tiên của Thầy), Nói với tuổi 20, Phật giáo hiện đại hoá, Hoa sen trong biển lửa... và Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện.
    Đây là quyển thơ mang nội dung hòa bình bất bạo động của thầy Nhất Hạnh mà một hôm tôi mang vào bán cho sinh viên Văn khoa. Vừa vào lớp xin phép thầy CL (ở Pháp về), mới nhìn thấy tựa cuốn thơ là thầy đã la lên:? Ồ! Hòa bình hả? Hòa bình là có lợi cho *********, không thể phổ biến ở đây được?. Thầy đuổi tôi ra khỏi lớp, cả bọn sinh viên phân ban Pháp như một lũ con Tây xua tay: ?Sortez! Sortez!...? (đi ra, cút đi). Tôi ôm chồng thơ, chào thầy rồi chạy vội ra khỏi lớp với tràng cười cợt đuổi xua theo sau lưng. Có một giọng tiếng Việt còn ngọng nghịu: ?Ra ngoài Bắc mà kêu hòa bình đi!? Tôi nghẹn ngào, xấu hổ, nước mắt bỗng tuôn rơi vì đời tôi từ nhỏ tới giờ chưa bị ai xua đuổi nhục nhã như vậy. Đi ngang phòng thầy khoa trưởng Nguyễn Đăng Thục, thấy cửa mở, thầy ngoắc tôi vào:? Đi đâu, mang sách gì mà khệ nệ thế này?? Tôi vào, đóng vội cửa lại và kể hết cho thầy nghe. ?oCon xin lỗi thầy là đã không xin phép thầy trước?. Thầy Thục cầm một quyển thơ lên xem và khuyên tôi: ?Thôi cô mang về giả lại thầy Nhất Hạnh đi! Thưa với thầy là ở đây khó khăn lắm. Tôi ngồi đây cũng không yên thân nữa là. Vì cái vụ danh sách Hòa bình Tự quyết của các ông giáo sư TTDK đấy. Ối dào, mấy cái anh Tây con này mà biết gì tới hòa bình, đạo pháp và dân tộc kia chứ! Rõ khổ!?
    Tôi mang chồng thơ về Đại học Vạn Hạnh (lúc đó còn ở chùa Pháp Hội) gặp thầy Nhất Hạnh, kể hết sự tình ở Văn khoa: ?...Họ bảo sách thầy có lợi cho *********, thầy Thục cũng không can thiệp được...? Thầy Nhất Hạnh buồn bã khuyên tôi: ?Thầy khoa trưởng nói đúng đó, họ không còn là người Việt Nam nữa rồi, không hiểu gì hết hay không cần hiểu nữa. Họ đã vong thân chính trên quê hương của mình rồi! Thôi cô đem về An Tiêm giao lại cho thầy Thanh Tuệ, đừng buồn nữa!?
    Tôi lại mang chồng thơ hòa bình về An Tiêm trong con hẻm đường Lý thái Tổ. Thầy Tuệ ngạc nhiên: ? Ủa, sao lại mang trở về?? Tôi lại kể lể bị xua đuổi ở Văn khoa. Vừa tức, vừa tủi thân, vừa thấm mệt, tôi bật khóc: ? Cuốn thơ dễ thương như vậy mà họ bảo là thân Cộng đó...Thầy?. Trên khung cửa nhỏ của cầu thang. TCS ló mặt xuống hỏi: ? Gì vậy??, rồi ngoắc tôi lên. Thầy Tuệ bảo chị lên uống trà với anh Sơn cho ấm, hết mưa rồi về. Tôi leo lên thang gác gỗ nhỏ xíu. Cái gác xép vừa đủ cho một bộ xa lông nhỏ cũ kỹ và một tấm màn xanh đen lớn che chắn nửa phòng. Bên trong là giang sơn của các vị văn nghệ sĩ lang thang và trốn lính: Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Bửu Ý, Nguyễn Đức Sơn... thường xuyên ghé một hai ngày rồi đi. Nhà xuất bản An Tiêm của thầy như một bến sông nhỏ của những con thuyền độc mộc tài hoa một thời, cứ tấp vào rồi lại ra đi. Tôi ngồi uống trà nhìn ra cửa sổ, mưa rỉ rả buồn chi lạ. Sơn đã nghe hết chuyện, lên giọng kẻ cả la tôi:? Có chi mà khóc như con nít rứa?? Tôi ức quá kêu kên: ? Chớ tụi nó cũng là sinh viên mà đuổi mình như cùi hủi, không tức hả? Ngày mai tụi nó sẽ kháo ầm lên, cái con bé mặc áo tím đấy nay bày đặt đi bán sách hòa bình thân Cộng bị thầy đuổi. Làm sao mà còn ngồi học được!?...
    Sơn buồn buồn nhìn ra cửa sổ bảo tôi: ?Bạn nhìn ra terrasse (sân thượng) xem, thấy gì không?? Tôi nói không thấy gì, mưa vừa tạnh. Sơn bảo, nhìn kỷ đi. Tôi đang tức mà hỏi chuyện vô duyên nên gắt lại: ?Nhìn kỷ rồi, chỉ có một sợi giây thép phơi áo quần mà mưa nên thầy không phơi. Hết.? Sơn cười chọc quê làm tôi tức thêm: ?Rứa mà cũng học Triết, uổng quá!? Rồi Sơn chỉ tay qua lại như người lên đồng và bảo: ?Bạn thấy không? Những giọt mưa đang chạy qua lại trên sợi dây kẻm ngoài kia, hễ gió thổi qua thì nó chạy qua, gió thổi lại thì nó chạy lại, chúng nó dìu dắt nhau đi tìm sự ?~an trú?T mà không có...Rồi gió thổi mạnh thì chúng run rẩy... và rơi xuống đất, tịch lặng...Tội nghiệp chưa? Mấy giọt mưa kia còn khổ hơn mình nhiều. Tui với bạn ngồi đây được ?~an trú?T dưới mái tôn che chở của An Tiêm, dù nhỏ bé và nghèo cũng còn hạnh phúc hơn những giọt mưa ngoài kia... Đừng có ?~con nít?T nữa. Quan tâm làm gì những lời lẽ vong thân mất gốc. Phải bỏ ngoài tai mới sống nỗi. Bạn mà cứ còn suy nghĩ kiểu ?~công nương?T đó thì còn buồn khổ dài dài. Nhìn những giọt mưa kia có giống những giọt nước mắt quê hương mình không? Mình ở trong thành phố, cực mấy cũng còn sướng chán. Dân ở nông thôn mới khổ dễ sợ. Đạn bom cày xới mỗi ngày, bạn bè đi lính thì cứ nghe tin ngả xuống liên tục. Thật là đau đớn, nhức nhối!...?
    Trên đường về tôi suy nghĩ mãi về những liên tưởng, những cộng hưởng lương tri của TCS. Từ những giọt mưa đi tìm an trú trên giây kẻm đến những giọt nước mắt quê hương mình trong chiến tranh thì thật lạ và cũng thật tuyệt diệu. Sơn đã đưa triết học vào âm nhạc rồi đó. Có phải từ những liên tưởng này mà Sơn đã viết bài Giọt nước mắt quê hương chăng? Hôm sau tôi vào trường thì bị ngay một dàn chào hí hố:?Bồ câu xuất hiện rồi kìa... Ôi giời! Sao bồ câu không bay ra Bắc mà kêu gọi hòa bình nhĩ? vv,,, và vv... Nhớ lời Sơn, tôi cứ mặc kệ phớt tĩnh vào học. Và thỉnh thoảng vẫn lên Đại học Vạn Hạnh giúp thầy sửa chửa bản thảo sách báo hòa bình và qua An Tiêm gặp lại Sơn và các bạn bè nghệ sĩ lang thang. Họ bàn luận và bức xúc về chiến tranh cùng những hậu quả của nó, và nhất là sự có mặt nghênh ngang của lính Mỹ trên đường phố Sài Gòn...đến không chịu nỗi nữa. TCS luôn đốt thuốc lá ngồi nghe, trầm tư và tích lũy bao ý tưởng bạn bè. Sau này, nhìn thấy trong những ca khúc TCS, thỉnh thoảng có bóng dáng bạn bè, như ?oCòn hai con mắt, một con khóc người...? thì rõ là cái kiểu Bùi giáng rồi.
  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    THỂ NGHIỆM CA KHÚC DA VÀNG
    Sau vụ Phật giáo bị đàn áp năm 1966, tình hình chiến sự ngày càng tăng nhanh. Báo chí đưa tin người chết hai bên quá nhiều. Khoảng năm 1967, nhóm sinh viên Phật tử vận động hòa bình chúng tôi bàn với TCS nên viết nhạc phản chiến, kêu gọi ngưng tiếng súng để nói chuyện giữa người Việt với nhau. Sơn nói muốn viết phải về Huế vì ở đó là địa đầu của những trận chiến đẫm máu nhất. Nhưng sau một tuần Sơn viết cho tôi một lá thư bảo là ngày nào cũng úp mặt lên đàn mà ý nhạc vẫn chưa tới. Rồi sau đó nghe bạn bè ngả xuống. Huế đúng là địa đầu của tải thương và nhận xác. Không lâu sau, Sơn đem tập bản thảo ?oCa khúc da vàng? vào Sài Gòn hát thử cho bạn bè nghe ở nhà anh TVN. Ai cũng thấm thía đến sửng sờ, nhất là các bài Người con gái Việt Nam da vàng, Tình ca người mất trí, Gia tài của mẹ...
    Chị bác sĩ Đổ Thị Văn và tôi đem về thể nghiệm ở trụ sở Sinh viên Phật tử trong cư xá Thích Quảng Đức 294 Công lý (nay là Nam Kỳ Khởi nghĩa). Nhưng khi chúng tôi trương tấm biểu ngữ ?oTrịnh Công Sơn và Ca khúc Da vàng? lên trước cổng thì ai cũng ngại. Chị Văn thì thấp, tôi thì cao nên cái biểu ngữ cứ xéo xẹo hoài. Sơn vừa đến, hỏi:?Chứ con trai đâu hết mà để cho con gái leo lên thang vậy?? Tôi cười: ?Con trai mà ló ra đây để cho cảnh sát hốt vô trại lính à!? Sơn kêu: ?Chị Văn nhích lên tí cho bằng bên kia?. Chị cười ngặt nghẽo: ?Ta ráng hết sức rồi, ráng nữa té sao?? Sơn quăng điếu thuốc, bảo: ?Chị xuống đi, để tôi?, rồi leo lên cùng tôi căng thẳng biểu ngữ không nghiên lệch nữa.
    Khi giới thiệu Sơn hát, anh đoàn trưởng nói: ?Chính tác giả đã cùng bạn bè leo lên thang treo biểu ngữ đó?. Khán giả vổ tay nồng nhiệt. Sơn ôm đàn hát Người già em bé, Giọt nước mắt quê hương, Ca dao mẹ, Vết lăn trầm... Khi đến loạt Ca khúc da vàng thì khán giả đứng lên vổ tay vang dội cả hội trường. Một số bạn phải chạy ra cổng canh chừng xe cảnh sát. Sau đợt thể nghiệm đó, TCS rất thành công, bạn bè đưa Sơn về hát ở Đại học Văn khoa.
    ?oNỘI CHIẾN?
    Một hôm, có một chị bạn của tôi và cũng là bạn TCS đã đến nhà tôi phê bình: ?Sao TCS viết nhạc như vậy mà chị cho là tiến bộ? Bài Gia tài của mẹ có câu ?~Hai mươi năm nội chiến từng ngày?T. Chữ ?~nội chiến?T không đúng với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc chiến chống Mỹ xâm lăng giành độc lập thống nhất chứ không phải nội chiến như Trịnh - Nguyễn ngày xưa?. Tôi nói nhưng rõ ràng là người Việt Nam hai miền Nam-Bắc đang cầm súng giết nhau kia mà. Chị bảo thì do Mỹ đổ quân lên miền Nam và chỉ đạo từ A đến Z. Rồi chị hạ nhỏ giọng như mệnh lệnh: ?Các anh ở trong không bằng lòng hai chữ ?~nội chiến?T, chị nói Sơn sửa lại đi!?. Nói xong chị đi ngay.
    Tôi nghe mà sợ quá vội chạy lên An Tiêm tìm gặp Sơn, cầm theo cả tâp Ca khúc da vàng Sơn vừa đưa tôi hôm 18/7/1967 có kèm chữ ký tặng. Tôi kể cho Sơn nghe và đề nghị sửa hai chữ ?~nội chiến?T cho rồi, chứ tôi ngán mấy chữ: ?ocác anh ở trong không bằng lòng? quá! Sơn suy nghĩ một hồi rồi nói có vẻ bực mình: ?Mệt quá, nhạc viết ra rồi còn bắt sửa đi sửa lại...? Và Sơn thở dài: ?Thôi tùy bạn, muốn sửa gì cứ sửa!? Tôi đặt bút xuống gạch ngang chữ ?~nội chiến?T trong tập nhạc của tôi, viết lên trên đó chữ ?~giặc giã?T. Rồi gạch bỏ luôn chữ đó, vì thấy: ?Dỡ quá phải không Sơn?. Hay là ?~chinh chiến?T vậy? ?~Chinh chiến?T nghe hơi nhẹ hơn tí, nhưng thôi, cũng được nghen Sơn?? Sơn ậm ừ: ?Tùy bạn... thôi cũng được!?
    Tập nhạc tôi còn lưu giữ đến nay với mấy dấu gạch sửa đầy kỹ niệm đó. Cho dù Sơn đã đồng ý sửa lại bằng chữ ?~chinh chiến?T, mà khi hát người ta vẫn cứ hát ?~nội chiến?T, thế mới khổ. Khi tôi báo cho Sơn biết việc đó, Sơn cười: ?Bạn thấy chưa? Đó là quyền của người hát, làm sao mình cản nỗi!?
    Giọng hát Khánh Ly đi vào Ca khúc da vàng của TCS như một ?oduyên kỳ ngộ? của Ca và Nhạc. Từ đó dân Sài Gòn chỉ nghe TCS qua giọng hát Khánh Ly mà thôi. Và Sơn về an trú ở Hội họa sĩ trẻ trong một góc vườn Văn khoa. Thường khi không có giờ học, tôi băng qua đồi cỏ, xuống căn nhà Họa sĩ trẻ nghe Sơn tập cho Khánh Ly hát. Một hôm, Mai (tên thật của Khánh Ly) nhìn thấy tôi bổng kêu lên: ?Chị ơi, từ sáng giờ có mỗi chữ ?~chết?T mà em ?~chết?T mãi không được, ảnh mắng em...kìa!?. Sơn đang ngồi hút thuốc, nhìn ra cửa sổ có vẻ khó chịu. Thì ra chữ ?~chết?T trong ?ochết trận Đồng Xoài...? trong bài Tình ca người mất trí mà Sơn cứ bắt Khánh Ly phải láy xuống cho hơi Huế một tí. Mà cô này cứ ?~chết?T lên theo giọng Bắc hoài nên Sơn bực. Khi tôi nghe và phát hiện ra như thế, Mai à lên một tiếng. Tôi giải hòa, bảo Sơn đừng có ?okhó chi mà ác rứa!? Rồi kéo Mai đi lên đồi cỏ chơi một vòng cho đỡ căng hãy tập tiếp.
    Khi Quán Văn mọc lên ở Văn khoa thì ban đại diện cũ của chúng tôi hết nhiệm kỳ nên tôi ít lui tới quán sinh viên đó, Chỉ nghe sinh viên xầm xì là do một nhóm sinh viên Văn khoa và bạn bè ở bên ngoài vô gầy lên. Quán đơn sơ, nằm trước phòng ban đại diện cũ, để sinh viên có chỗ uống nước, tán dóc và để cho Khánh Ly, TCS hát với sinh viên. Sân khấu là các mặt bàn kê lại với nhau và đứng hát giữa trời.
    Khoảng năm 1967, Ban Văn nghệ Tổng hội Sinh viên Sài Gòn do anh Trương Thìn hướng dẫn có tổ chức một đêm hát cho sinh viên học sinh nghe ở trụ sở 4 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch). Sau phần trình bày sôi nổi của Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng và các bạn sinh viên trong phong trào tranh đấu Sài Gòn, Trịnh Công Sơn bước lên với chiếc ghi ta thùng, tự hát những bản nhạc sâu lắng nói lên thân phận con người và quê hương trong chiến tranh: Giọt nước mắt quê hương, Ca dao mẹ, Vết lăn trầm... Một dòng nhạc trăn trở, tra vấn lương tri con người mà một nhà báo đã viết lên một câu để đời về sự nghiệp âm nhạc TCS: ?...Và từ đó nhạc Việt Nam không còn như cũ nữa!?.
    Vậy mà hôm ấy khi Sơn vừa hát xong thì có một người lên góp ý phê bình Phạm Duy xong lại mỉa mai TCS là giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến, ở nông thôn người dân đội bom, đói khổ hàng ngày mà ở đây người ta cứ ngồi ?okhóc? để than thân trách phận thì vận nước này có hết điêu linh không?
    Sơn ngồi bên, lặng đi một lát rồi hỏi tôi: ?Sao bạn mời tôi đến đây cho người ta chửi vậy!? Tôi cũng ngạc nhiên và trả lời Sơn là mục này không có trong chương trình. Sao lạ vậy, tôi sẽ hỏi anh Thìn. Nhưng Sơn cũng bỏ ra về. Tôi phải hẹn Sơn và Thìn cùng đến Đại học Văn khoa chiều ngày hôm sau để thông cảm nhau. Từ đó, hai người lại trở thành bạn thân thiết cho đến bây giờ.
    ANH SINH VIÊN NHẬT EGOCHI
    Tôi không rõ nhạc của TCS có ma lực gì mà thu hút được người Nhật đến vậy. Trước Michico đã có Egochi sinh viên cao học Nhật đến Việt Nam làm luận án tiến sĩ về sử học và xã hội học năm 1966.
    Anh đến Văn khoa gặp tôi, nhờ giới thiệu với TCS vì anh rất thích bài Vết lăn trầm có câu: ? Đá lăn vết lăn buồn...? Sao đá mà cũng biết buồn? Tôi cười: ?Sao đúng ý tôi quá vậy? Tôi cũng thích nhất bài này trong số nhạc Sơn, nhưng câu đó không phải đá buồn mà vết lăn của đá nó buồn vì đá lăn đi để lại trên đất một vết xước cô đơn, trầm buồn! Mà trên đất nước Việt Nam đang chiến tranh này, Egochi thử đếm xem có bao nhiêu vết xước cô đơn như thế trên đất, trong lòng người? Cho nên TCS mới tha thiết kêu lên ?~Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau?T! Egochi thấy chưa?? Anh cười, nói đùa: ?Tư tưởng lớn gặp nhau!?
    Khi nghe Sơn ôm đàn nhắm mắt hát bài đó xong, Egochi ngây ngất nói: ?Hình như tôi đã gặp anh Sơn trước đây, gặp ở đâu đó trong tiền kiếp!? Rồi anh nói thao thao về thuyết luân hồi của Phật giáo. Tôi nói: ?Có lẽ hai người gặp nhau trong cùng một nỗi đau dân tộc. Egochi thì mang vết thương của hai quả bom nguyên tử không bao giờ lành trong lòng người Nhật. Còn TCS thì đang bị vết thương chiến tranh này hành hạ từng ngày. Có đúng không?? Cả ba chúng tôi đều đồng ý.
    Egochi nói muốn thử ra phố chợ xin ăn, thử sống một ngày lang thang của ?okiếp ăn mày? ở Việt Nam, một đất nước đang chiến tranh để hiểu hết ý nghĩa của ?onỗi đau cuộc sống?.
    Một tuần sau, Egochi đến nhà tôi, trông giống như một người ăn xin thật sự, áo quần xơ xác, mặt mày lem luốc bơ phờ... và đói thật. Egochi nói: ?Mệt nhưng mà thích vì cùng đói với các bạn ăn mày ở vỉa hè mà thương nhau lắm. Cùng chia xẻ nỗi đau và rất hạnh phúc!? Tôi đang chuẩn bị cho Egochi ăn, một người bạn tôi chơi ác, đi mua trứng vịt lộn về dấu, bảo nhắm mắt mới cho ăn. Mới ăn, anh nói: ?Ngon nhưng có cảm giác đang ăn một sinh vật!? Các bạn cười ầm lên, đưa ra con vịt con trong trứng lộn. Egochi òa lên khóc nức nở: ?Sao các bạn ác quá vậy! Tôi đã sát sanh rồi!?
    Sau đó tôi bị bắt ba tháng vì vụ tranh đấu Phật giáo miền Trung. Egochi đến trước cổng nhà giam khóc và xin bảo lãnh tôi về, nhưng ai mà cho. Ra tù nghe tin anh bị trục xuất khỏi Việt Nam, nhận được thư anh nói mình đang đi châu Phi để cùng sống và nghiên cứu về vùng đất còn lạc hậu nhất thế giới... Tôi kể hết chuyện cho Sơn nghe, Sơn bảo: ?Tay ni lạ thật, thánh thiện quá rồi cũng khó sống!? Tôi chỉ tiếc là chưa giới thiệu Egochi nghiên cứu về nhạc hòa bình của TCS. Nhưng sau này có cô Yochoii Michiko đã đến Việt Nam gặp Sơn và làm luận văn cao học về dòng nhạc phản chiến TCS tại đại học Paris vào năm 1985, được công bố rộng rãi, nổi tiếng khắp thế giới.

Chia sẻ trang này