1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đò đưa trở lại

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoclh

    hoclh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Anh Hoà thân mến,
    Mừng là anh đã về gần hơn để có thể "xuất hiện" ở VN khi nào cần thiết.
    Em sẽ theo dõi thường xuyên topic này để biết chương trình các bạn dự định tổ chức. Nếu có thể tham gia tổ chức được, em sẽ tham gia ngay.
    Ví dụ: nếu cần liên hệ với bác Nguyễn Thuỵ Kha, em có thể nhờ liên hệ được.
    Mong mọi việc tốt đẹp.
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Em vừa gửi private message qua TTVN cho anh đấy ạ..
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    goi Nguyet Ca
    Anh chua nhan duoc tin nhan
    Than
    TH
  4. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi các bạn,
    Trong tháng 5 vừa qua, có một bài viết về Nhạc Trịnh đăng trên báo Thẩ thao & Văn hóa của tác giả Nguyễn Minh gây dư luận với các bạn trẻ ở Sài Gòn.
    Tôi đọc được bài báo này trên trang Web. Hòai bảo trẻ - của mấy anh em sinh viên yêu nhạc Trịnh tại Việt Nam.
    Xin trích đăng lại toàn bộ bài viết và bài phản hồi của Thái Hòa - với tư cách một cá nhân yêu nhạc Trịnh...
    ..............................................................................
    Trích từ www.hoaibaotre.com :
    HBT:Từ cuồi tháng 3 đến tận hôm nay ( ngày 18-04-2006), có rất nhiều nơi tổ chức chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn. Chương trình dù lớn hay nhỏ cũng không đáp ứng đủ chổ ngồi cho người đến xem, từ đó thấy được nhu cầu đến để thưởng thức nhạc Trịnh là có thật. Và cũng ngay trong dịp này chúng tôi đọc được bài " Nhạc Trịnh dành cho ai?" đăng trên báo Văn Hóa Thể Thao của tác giả Nguyễn Minh phản ánh về độc giả đến thưởng thức nhạc Trịnh. Chúng tôi xin đăng lại bài này và mong nhận được phản hồi của quý bạn đọc để thấy được nhạc Trịnh " sống" như thế nào trong lòng mọi người.
    ............................................................
    NHẠC TRỊNH DÀNH CHO AI ?
    Cơn sốt vé mời cho đêm nhạc Trịnh ?otruyền thống ? tại khu du lịch Bình Quới (TPHCM), cuộc tranh luận rôm rả trên mặt báo về làm mới nhạc Trịnh hay để nguyên như cũ, ?olệnh cấm? Thanh Lam hát bài Một cõi đi về ở TPHCM, cho thấy âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có sức ảnh hưởng rất lớn đến ?otrật tự? đời sống âm nhạc. Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc nên đặt ra một câu hỏi, tưởng như rất thừa: Nhạc Trịnh dành cho ai?
    Trên ?olý thuyết?, câu trả lời sẽ là: Dành cho những người yêu nhạc Trịnh. Chẳng ai phản bác lại logic phổ thông ấy. Nhưng trong số những người đang tranh giành vị trí ?ongười yêu nhạc Trịnh?, có không ít người vì những lý do khác, ngoài âm nhạc; và trong cuộc tranh cãi bất tận về cũ - mới cho nhạc Trịnh, cũng có không ít điều? tức cười!
    Lo hơn chuyện ?olàm mới?
    Nếu đi xem một đêm nhạc Trịnh ở khu Bình Quới, có dạo còn tổ chức ở Văn Thánh, người tinh ý sẽ nhận ra ngay một điều, rằng sự háo hức của một bộ phận không nhỏ người xem chịu lặn lội đường sá xa xôi đến đây, có phần nào rất ? kịch. Và thường những ?odiễn viên? nghiệp dư đó chỉ có khả năng đóng kịch đến sau phần mở đầu mà thôi, rồi họ sẽ trở về là chính họ.
    Chính họ là như thế nào? Hình dung thế này: Nếu mê nhạc Trịnh thật sự, người ta sẽ không dắt theo trẻ con đi để chúng quấy khóc om xòm giữa lúc ca sĩ đang hát, nếu là người biết tôn trọng âm nhạc, họ đã không đến muộn và gọi nhau í ới chen chúc giành giật chổ ngồi như ngoài chợ trời rồi vừa ?oxem? vừa trò chuyện rôm rả những chuyện rất ? phi Trịnh hoặc, ?ocao cấp? hơn một chút thì bình phẩm ca sĩ, tỏ lòng lấy làm tiếc vì mãi không được xem và nghe Khánh Ly ?otrực tiếp?.
    Hiện trạng của những đêm nhạc Trịnh ?otruyền thống? là thế. Vé phát miễn phí nên ai cũng muốn lao vào cuộc giành giật, như hành động chứng tỏ sự hâm mộ và lòng trung thành của mình với một dòng nhạc đã từ lâu được coi là thước đo cho sự sang trọng. Nghe nhạc Trịnh đã không còn đơn thuần là thú giải trí hay tìm sự đồng cảm trong âm nhạc nữa, mà trở thành một cái mốt, một nhu cầu làm sang cho bản thân. Đó là một thực tế, đừng cãi! Điều có thể khiến những người yêu nhạc Trịnh cảm thấy được an ủi là số khán giả kỳ quặc trên chưa được nhiều lắm, sau này họ có tăng số lượng không thì ? chưa chắc!
    Và như thế, ngay cả trong những đêm nhạc Trịnh có vé cao ngất ngưỡng ?" Đêm thần thoại chẳng hạn - việc ?osàn lọc? khán giả cũng khó có thể thực hiện một cách suôn sẽ. Có thể những đối lượng khán giả thích ?ohọp chợ? hay giới sinh viên ưa làm dáng sẽ không có cửa ở những đêm nhạc ?ocao cấp? ấy, nhưng sẽ có ngay tầng lớp khác, khá giả và nhu cầu khẳng định sự ?okhá? ấy còn cao hơn nhiều tầng lớp bình dân. Và khán phòng của Đêm thần thoại (2 đêm) cho thấy rất rõ điều đó. Ở đó sự sang trọng bề ngoài không che được những thói thưởng thức nghệ thuật trọc phú. Chẳng biết nên vui (vì đông khán giả) hay nên buồn (vì ?oTrịnh? đã không được trân trọng đúng cách).
    Khi nhạc Trịnh đã gánh thêm những giá trị phi âm nhạc ấy, thì bản thân chất nghệ thuật trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn sẽ không đủ sức để làm nên những cuộc chinh phục ngoạn mục như trong quá khứ. Cứ đà ?olàm cảnh? thế này, việc nhạc Trịnh mất dần tính hấp dẫn thực sự để trở thành những công cụ cho một nhóm khán giả nào đó, là chuyện dễ thấy. Điều ấy đáng lo hơn nhiều chuyện ?olàm mới??
    Làm mới? Thử định nghĩa lại cái cũ!
    Chuyện làm mới nhạc Trịnh trở nên ồn ào một cách? rất không cần thiết, thậm chí thừa thải và ngớ ngẫn. Nếu đưa ra khái niệm ?olàm mới? nhạc Trịnh rồi tạo ra diễn đàn hỏi nhau rằng có nên ?olàm mới? không thì chính những người đã khơi ra chuyện ?omới? này đã trả lời được câu hỏi: Thế nào là nhạc Trịnh ?ocũ??
    Nếu không ủng hộ chuyện làm ?omới?, người ta cần phải đưa ra được một định nghĩa về cái ?ocũ? và chứng minh được rằng cái cũ ấy là ưu việt, là trung thành với cái gốc Trịnh. Theo những cách hiều ngầm từ trước tới nay thì Khánh Ly hẳn là đại diện cho cái cũ đáng được coi như khuôn vàng thước ngọc, và nếu ai không làm mới tức là phải hạt giống như Khánh Ly. Nhưng trước Khánh Ly, từng có Thanh Thuý hát nhạc Trịnh, và nếu không có sự xuất hiện của Khánh Ly thì ?ochuẩn? nhạc Trịnh có bị xoay theo kiểu Thanh Thuý không? Thực tế, bây giờ, Khánh ly cũng đã hát khác xưa rất nhiều, một phần vì tuổi tác, phần khác vì do tâm thế và do cả cách hoà âm nhạc Trịnh ở hải ngoại đã khác với ngày xưa nhiều lắm rồi. Nếu coi Khánh Ly là ?ochuẩn? thì chắc ở Việt Nam hiện nay chỉ có một ?ochân truyền? tương đối là Lô Thuỷ bởi cô này hát quá giống ?ochuẩn? mà thôi. Vậy những Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh, Lan Ngọc, Ánh Tuyết hay Khánh Hà, Ý Lan, Tuấn Ngọc sẽ ? ra sao, chỉ vì không giống ?ochuẩn??
    Chính tâm thế của ca sĩ quy định cách họ tiếp nhận âm nhạc của nhạc sĩ, và họ sẽ hát nhạc ấy theo cảm nhận của họ, điều này giải thích cách hát thường của Thanh Lam hay lối gào thét của Đàm Vĩnh Hưng khi họ đụng đến nhạc Trịnh. Họ không bị ràng buộc bởi mối quan hệ cá nhân với nhạc sĩ và không có nghĩa vụ phải dựa vào những tâm niệm của người đã viết ra bài hát. Ca sĩ nào cũng bị buộc phải gắn mình với nhạc sĩ thì nền âm nhạc (nói chung) đã không tồn tại khái niệm bất hủ, bởi khi ca sĩ qua đời, dòng nhạc sẽ ? chết theo (và ngược lại).
    May thay, mọi chuyện không đi theo chiều hướng ? tiêu cực ấy. Và có thể cái quy định của cơ quan quản lý rằng cấm ca sĩ tự ý sáng tạo nên bài hát nếu không được sự đồng ý của nhạc sĩ, là một quy định rất ? thừa. Chuyện hát thế nào thực ra là chuyện riêng của ca sĩ với nhạc sĩ, cùng lắm có thêm khán giả tham gia, chứ không có sở hay ngành nào có thể can thiệp bằng biện pháp hành chính. Chuyện nghệ thuật hãy để nghệ thuật tự giải quyết.
    Quay trở lại với chuyện mới ?" cũ trong nhạc Trịnh. Khi không có một định nghĩa hay ?ochân dung? cụ thể về nhạc Trịnh kiểu cũ thì những tranh luận nhạc Trinh ?okiểu mới? sẽ trở thành những cuộc cải vã vô bổ. Không thể nói một cách chung chung rằng hát nhạc Trịnh phải ?ogiản dị? thực ra rất mênh mông, và phức tạp hoá nhạc Trịnh kiểu giao hưởng cũng là cách làm cho nhạc ấy sang trọng và đẹp hơn mà thôi. Việc một dòng âm nhạc hay những ca khúc nào đó được đưa vào những thử nghiệm, hay bị buộc va chạm với những không gian âm nhạc mới, chính là cách để nhạc ấy tự khẳng định tính bất tử của mình. Tính bất tử tự thân cộng với sự thích nghi được với những lớp công chúng mới, mới thực sự là giá trị âm nhạc và nhạc Trịnh không nằm ngoài tiêu chí ấy.
    Nguyễn Minh
    Báo Văn Hóa Thể Thao
  5. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Trích từ trang Web www.hoaibaotre.com :

    HBT: Nhạc Trịnh dành cho những tấm lòng ...
    (2006-04-21)
    Đây là ý kiến phản hồi đầu tiên về bài viết Nhạc Trinh dành cho ai? (tác giả Nguyễn Minh) của casĩ Thái Hòa. Anh đang là một chuyên gia cao cấp ở Hồng Kông, người lập thư viện Trịnh Công Sơn tại Ý.

    ................................................................................
    Nhạc Trịnh dành cho những tấm lòng ...
    Được cậu em ở Việt Nam gởi bài báo này qua mạng, tôi đọc qua một lần, cảm nhận ban đầu là không thích, nhưng sau đó lại thấy rất băn khoăn...
    Không hẳn vì bài báo này động chạm đến HQHN, một nơi chốn mà tôi đã cùng bao bạn bè góp công gầy dựng từ những ngày đầu tiên cho đến hôm nay bằng một tấm lòng vô vụ lợi. Mà băn khoăn là vì ngày nay sao có quá nhiều những kẻ nhân danh báo chí để nhìn nhận Trịnh Công Sơn qua lăng kính của một kẻ đứng ngoài, cười khẩy và lên giọng kẻ cả...
    Tác giả đã không hiểu được cái chất du ca của nhạc Trịnh vốn đã dẫn dắt mấy thế hệ người Việt Nam cùng tìm đến đây để thưởng thức cái không gian lãng mạn này. Cái tình cảm đáng trân trọng của những bậc cao niên tuổi ông bà, bố mẹ tôi cùng lững thững vào đây từ sớm để sống với không gian nhạc Trịnh mà họ dù có bỏ nhiều tiền cũng không tìm được ở các phòng trà, các show nhạc xập xình ngoài kia... Công chúng tinh ý và công bằng lắm, không phải tự dưng cả 10 ngàn con người cùng đổ về đây như một cuộc hành hương....
    Chỉ trích những khiếm khuyết của một chương trình tưởng niệm, bất vụ lợi thì quá dễ nhưng mục đích bài viết sẽ làm lợi được gì cho nhạc Trịnh, cho xã hội thì hình như chính người viết cũng hoàn toàn mất phương hướng... Bài viết từ đó như một lời thở than không hướng thiện.
    Là người trực tiếp tham gia chương trình diễn trong đêm nhạc vừa rồi, tôi cũng đã từng đi lang thang bên dưới khán giả và bắt gặp nhiều nhóm bạn bè bày biện đồ nhậu, ngồi quây quần như đi picnic, để vừa nghe nhạc Trịnh, vừa hưởng thụ cái không gian của một đêm hành hương với Đạo Trịnh như thế này... Có lẽ nhiều người sẽ phê phán là không nghiêm túc, là tập tành nhạc Trịnh theo mốt thời thượng,... Nhưng cũng thú vị lắm chứ ? Thật lòng tôi biết ơn những kiểu tập tành dể thương như vậy. Họ yêu nhạc Trịnh qua những lời ca thánh thiện đầy tính nhân văn cũng là điều may mắn cho gia đình và xã hội hơn nhiều so với ma túy, tệ nạn trong người trẻ, ... hay các kiểu ăn chơi trác tán, "sướng quá phát cuồng" như bè lũ mafia MPU18... Thiết nghĩ giữa một xã hội mà đời sống văn hóa, tinh thần đang gặp nhiều bế tắc như hiện nay, thì những cơ hội "giải thoát mình" bằng nhạc Trịnh dù với hình thức nào cũng thật là đáng quý...
    Vì thế, nếu từ những cái nhìn hời hợt qua một thiểu số nào đó để đánh đồng "cá mè một lứa" và "vơ đũa cả nắm" các giá trị nhân văn của cả chục ngàn con người trong những đêm tưởng niệm này là những suy nghĩ nông nỗi của kẻ hậu sinh...
    Việc tôn vinh Trịnh Công Sơn là một điều cần thiết và chưa hề đủ - nhất là khi những loạt Ca khúc da vàng vốn từng được ví như những viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa chống chiến tranh của nhân loại (đã từ lâu vượt khỏi giới hạn của biên giới một quốc gia) - lại vẫn còn bị hạn chế phổ biến vì những suy nghĩ thiển cận, đố kỵ tầm thường, thì việc tôn vinh, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Trịnh Công Sơn sẽ là tiếng nói chung của những tấm lòng...
    Riêng tôi, dù có bị chê là yêu nhạc Trịnh quá "cực đoan", nhưng từ khi đã tìm gặp và tin vào cái đẹp "chân thiện mỹ" của Trịnh Công Sơn, tôi rất hãnh diện để rất cực đoan với việc cấm đoán vô lý, những định kiến nhất thời và cả những hoài nghi thiếu cơ sở... Vì với tôi, cái cực đoan như một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống nhiều khi chính là những "cánh phao cứu sinh" thật sự giữa dòng đời.
    Hoài nghi mọi giá trị nhân văn là một thảm họa cho những người trẻ Việt Nam hôm nay và cũng là cái giá phải trả quá lớn của việc đánh mất niềm tin vào một thế hệ hôm qua ...
    Cái đẹp chân thật của nghệ thụât và giá trị nhân văn của nhạc Trịnh vẫn mãi còn đó và để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Cho nên dù đối tượng tìm đến với Trịnh Công Sơn là ai, trong hoàn cảnh nào, có đua đòi theo thời thượng hay không, hoặc giả chỉ chạy hùa theo mốt,... thì với thời gian, tôi vẫn tin rằng những ca từ thánh thiện của Trịnh Công Sơn rồi sẽ cảm hóa họ.
    Tôi rất tin là như thế,
    Thái Hòa

  6. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Anh Thái Hòa thân,
    Buổi offline hôm nay rất thành công. Không gian ở cafe Đông Tây rất hợp với nhạc Trịnh, không khí đầm ấm, xúc động. Sau ngày hôm nay, mọi người nhất trí sẽ bàn bạc online về việc tổ chức một chương trình nhỏ mừng sinh nhật box 4 năm tuổi (11/6/06). Em, tigerlily, breaking_news và nguyencongtu712 hôm vừa rồi đã có một buổi họp nhỏ, dự kiến có thể mời đài truyền hình về làm một phóng sự hoặc một chương trình về ngày hôm đó.
    Nguyet-ca mấy hôm nay cũng bận quá, vì 10/6 em thi 2 môn cuối cùng ở trường, nên lần này cũng không có nhiều thời gian chuẩn bị, chắc mọi người phải xắn tay lên làm chung nhiều hơn. Có thông tin gì mới, em sẽ pm hoặc email cho anh ngay ạ.
    Thân ái,
    Em
    Nguyet-ca
  7. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Hi Nguyệt ca,
    Chúc sẽ thi tốt nhé....
    Ngày 11/6 anh tiếc là sẽ không kịp về dự Sinh nhật Box được...
    Nhưng hôm đó TH sẽ gởi ra tặng các bạn Mod. của box một số CD "Vườn xưa" mới vừa phát hành ngày 20/5. Chắc cũng cả tuần mới ra đến Hà nội.
    Rất vui sẽ được hợp tác cùng Nguyệt ca và các bạn trẻ yêu nhạc Trịnh trong một chương trình nào đó...
    Tháng 7 này anh sẽ nghỉ phép về VN cả tháng, có lẽ sẽ làm một đêm ra mắt Album mới tại HQHN, muốn mời Nguyệt ca và ban nhạc của Box Trịnh vào hát giao lưu một đêm với nhóm Đạo Trịnh của tụi anh, liệu các bạn có vào được không ? Có khi rủ cả cậu em Lê Hiếu Học cùng vào SG tham gia nhỉ ?
    Thân ái,
    Thái Hòa
  8. hoclh

    hoclh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hi anh Hoà,
    Em cũng đã đọc bài viết của Nguyễn Minh trên Thể Thao và Văn hoá, và cũng đọc kỹ lại bài của anh viết. Những điều anh nói về nhạc Trịnh em hoàn toàn đồng ý, dù với riêng em, tìm thấy trong nhạc Trịnh Công Sơn những điều có thể giúp mình tạo dựng một cách sống, cảm thấy tâm đắc khi nghe một ca từ triết lý, hoặc chỉ đơn giản, nghe để thư giãn.
    Nhưng theo em hiểu, ý của Nguyễn Minh trong phần đầu của bài viết trên là: khi đã đi xem những chương trình nhạc Trịnh Công Sơn, khán giả cần có một thái độ nghiêm túc để phù hợp với không gian âm nhạc của chương trình. Đành rằng nhạc Trịnh Công Sơn có thể nghe ở bất cứ đâu, trong nhà hát, quán cafe, thậm chí cả quán nhậu hoặc ở nhà nằm kềnh ra giường. Nhưng khi đã tham dự vào một chương trình thì cần nghiêm túc để tôn trọng nhạc sĩ, ca sĩ, những người làm chương trình, những khán giả xung quanh, và chính bản thân mình.
    Có lẽ em có sự đồng cảm với Nguyễn Minh như vậy vì bBản thân em đã một lần bị rơi vào hoàn cảnh như vậy hồi năm 98 khi xem chương trình Nối vong tay lớn của TCS ở Nhà hát Hoà Bình. Suốt cả chương trình, khán giả xung quanh cứ nói chuyện rào rào, cho dù chương trình đấy có cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngồi ở hàng ghế đầu. Em cũng không rõ nếu họ nói chuyện như vậy thì làm sao thấm được những ca từ, giai điệu của nhạc Trịnh.
    Hy vọng em viết rõ những gì mình muốn nói :)
    Nguyệt - Ca: Vẫn chưa gặp được em. Anh đã nhờ liên lạc với ông Nguyễn Thuỵ Kha rồi. Xem chương trình của bọn em thế nào nhé :)
  9. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Anh Thái Hoà hát bài Biết bao giờ trở lại rất hay.
    Chúc anh có nhiều bài hát cảm xúc như vậy .
  10. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Than goi cac ban,
    Dodua da lau khong quay tro lai trang viet nay... sau khi met nhoai thuc hien xong Album tuong niem 5 nam: Vuon xua - gop phan vao khu vuon am nhac day tinh nhan van cua Trinh Cong Son.
    Xin gioi thieu voi cac ban bai phong van tren bao VHTT va VTV1 ve cac chuong trinh nay. Xin tran trong su dong vien cua cac ban, do la nguon cam hung vo tan de chung toi tiep tuc cac album tiep theo trong dong nhac Trinh.
    [size=3]Giám Đốc hát nhạc Trịnh[/size=3]
    --- Bao VHTT ---
    Giờ đây khi ?oliệt kê? những giọng ca gắn với âm nhạc được nhiều người hát nhất, nhưng cũng khá kén người ?" nhạc Trịnh Công Sơn ?" bên cạnh Khánh Ly, Lan Ngọc, Cẩm Vân, Hồng Nhung, Quang Dũng?, người ta phải nhắc tới một cái tên lạ & quen khác: Nguyễn Hữu Thái Hòa. Tự gọi mình là ?omột kẻ ngoại đạo thứ thiệt của thị trường âm nhạc trong nước, nhưng cũng là thứ thiệt khi đầu tư tất cả tâm huyết mình có được vào âm nhạc Trịnh Công Sơn?. ?oCa sĩ ? Thái Hòa ?ođương kim? giám đốc chất lượng (Quality Manager) toàn Châu Á và Australia của tập đoàn điện tử Pháp Schnieder Electric, vừa cùng Phương Nam phim cho ra mắt album nhạc Trịnh thứ 4 của anh. Ngay cả một ca sĩ ?othứ thiệt? ở trong nước cũng ít có được một ?obộ sưu tập? album nhạc Trịnh đáng nể như vậy.
    Cuộc trò chuyện giữa TT& VH với Thái Hòa khá đặc biệt : câu hỏi từ TP.HCM , còn Thái Hòa thì trả lời từ New Deli (Ấn Độ), nơi đặt 1 trong số hơn 40 nhà máy của tập đoàn anh đang quản lý chất lượng.
    * Từ đâu ra một ?oca sĩ Thái Hòa? chuyên hát nhạc Trịnh như vậy ?
    Thái Hòa hát nhạc Trịnh ? từ trong bụng mẹ, mẹ tôi vốn là bạn thân của nhạc sĩ. Tôi bị ép theo học piano cổ điển từ nhỏ ở TP. HCM, theo học thanh nhạc ở Nhạc viện TP.HCM vào đầu những năm 1985-1990 cùng với các thầy Tuấn Phong, Cao Minh? tham gia ca hát phong trào với NVH Thanh Niên trong các đội hợp xướng. Sau khi xuất cảnh cùng gia đình qua Canada, tôi đã đoạt giải nhất giọng hát Montreal. Từng dạy piano ở Đại học Toronto và đi hát các phòng trà ở Canada trong lúc là sinh viên kiến trúc. Khi về làm việc tại VN những năm 1997-2001, tôi & nhóm bạn ở Nhạc viện TP.HCM thường xuyên gần gũi, ca hát với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vài lần hát cùng Jennifer Thomas (ca sĩ người Mỹ) ở quán Nhạc sĩ của nhóm Những người bạn của ông.
    * Anh chỉ hát nhạc Trịnh ? Hay còn mê nhạc của ai khác ?
    Tôi từng hát nhạc Phạm Duy, rất mê Bên cầu biên giới, Tiếng dân tôi, Cây đàn bỏ quên.. Đến khi thực sự gặp Phạm Duy trong một đêm diễn ở Montreal (Canada) thì bỏ hẳn. Từ đó có lẽ chỉ còn hát Trịnh Công Sơn & hát cho chính mình mà thôi.
    * Nếu chỉ là hát tài tử, hát cho chính mình, tại sao anh ra album đều đặn như một ca sĩ chuyên nghiệp ? Làm như thế đĩa có bán được không ?
    Có hay không cái biên giới của ?otài tử?và chuyên nghiệp? Tôi cũng từng ngạc nhiên khi thấy những ca sĩ chuyên nghiệp chẳng biết đọc nốt nhạc. Tôi cũng từng rất ngạc nhiên thấy mình làm nhạc Trịnh tài tử mà quá cực nhọc và tâm huyết như vậy. Vườn xưa là CD thứ 4 tôi phát hành với Phương Nam phim, trước đó là Lặng lẽ nơi này (2005), Cõi tình - Phúc âm buồn (2004), Chiếc lá thu phai (2003), đĩa đầu tay tôi thực hiện với nhóm bạn bè là Về nơi cuối trời lưu hành nội bộ ở quán Hội ngộ (Bình Quới) năm 2001. CD với Phương Nam bán được khá tốt, ước tính sẽ đạt 10,000 đĩa/ chương trình trong vòng 5 năm, không lời không lỗ, không đến mức bán nhà cửa đi làm nhạc Trịnh?., chỉ có điều là cần ứng trước vốn đầu tư trong 5 năm (1 cách làm kinh tế rất bất hợp lý đối với 1 nhà quản lý và kinh doanh). Nhóm thực hiện hầu như không kể công sức và tâm huyết, 50% tiền lãi thu được gửi trực tiếp đến gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo các hợp đồng thỏa thuận rất rõ ràng mỗi chương trình.
    * Đã có nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh theo nhiều phong cách, kể cả những phá cách, làm mới nhạc Trịnh. Phải chăng anh vẫn tìm thấy ?ochỗ riêng? của mình khi hát nhạc Trịnh nên mới quyết tâm thế?
    Khi đã là tình yêu và đam mê thì Thái Hòa rất dũng cảm, thậm chí hơi bị cực đoan và ?ođiên điên? như nhiều người nhận xét. Phong cách của chúng tôi chỉ là mộc mạc, bán cổ điển xoanh quanh 1 chữ tình của Trịnh Công Sơn.
    * Sau Vườn xưa anh còn những dự định gì sẽ làm với nhạc Trịnh?
    Điều cuối cùng trong mong ước của tôi cho nhạc Trịnh và cũng là tâm nguyện của cố nhạc sĩ là tái bản ca khúc Da vàng và dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, đây là 1 viên ngọc quý trong kho tàng văn hoá Việt Nam gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc. Hiện tôi đang viết 1 tập sách về hành trình của mình và bạn bè với âm nhạc Trịnh Công Sơn trong 5 năm vắng bóng ông vừa qua.
    * Còn câu hỏi cuối cùng của tôi trong cuộc trò chuyện này: sẽ gọi anh là kiến trúc sư, giám đốc hay 1 ca sĩ?
    - Tôi đã từng tự hỏi mình nhiều lần, thật ra mình là ai, nghề nghiệp chính là gí? Có lẽ thật khó trả lời chi tiết câu hỏi của bạn vì cuộc sống và nghề nghiệp tôi có nhiều cơ duyên hơi đặc biệt. Tôi học mỹ thuật công nghiệp ngành nội thất ở Việt nam (5 năm), sang Canada và về Việt nam trong các dự án phát triển về châu Á. Từ năm 1997 chuyển sang làm chuyên gia công nghiệp hóa xây dựng các hệ thống nhà máy, chất lượng ISO của tập đoàn Pháp Schneider Electric tại VN. Gần 8 năm nay tôi là chuyên gia quốc tế về tiêu chuẩn ISO & quản lý của tập đoàn này. Gia đình tôi hiện sống tại Hongkong (từ 2 năm nay) nơi đặt văn phòng chính. Vì công việc tôi cứ đi suốt & thường làm việc 15 giờ/ngày nhưng trong đó có ít nhất 3 giờ dành cho nhạc Trịnh.
    PV - Bao VHTT so ngay 10/6/2006

Chia sẻ trang này