1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đò đưa trở lại

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi dodua, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Chúc chuyến đi sắp tới của anh thành công tốt đẹp. Nhớ kể chuyện cho tụi em nhé!
  3. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chao cac ban,
    TH vua tro ve tu My sau may dem nhac lien tiep o San Jose, LA, San Francisco,.... nghiem lai mot dieu cho Gio nam nay cua Co NS Trinh Cong Son la nhac Trinh hat suong nhat va "phieu" nhat khong phai trong ca dai nhac hoi am i hang ngan nguoi, ma la trong cac nhom nho cua cac tri am tu 50 den 100 ngoi ma thoi...
    Than goi cac ban bai viet moi nhat cua anh Nguyen Huu Liem - mot nha van noi tieng o Bac Califonia tren tap san Talấ ve mot dem nhac hat voi nhau nhu the...
    Than men
    Dodua

    13.4.2007
    Nguyễn Hữu Liêm
    Sơn chộ mệ đầu đội trái bín chạy giặc

    "Chúng ta là con cháu, là thi sĩ, là tiên tri và nhạc sĩ của Khổ Đau. Chúng ta cùng đan áo cho thần đế từ những sợi len trong tim hồng. Và chúng ta chất đầy tay của Thiên thần bằng hạt giống của ngã tướng nội tâm". (Kahlil Gibran, trong Chúng tôi và Anh)
    Tối thứ Bảy tuần qua, 7/4, tại tư gia của một thân hữu vùng Milpitas, California, ca sĩ Nguyễn Hữu Thái Hoà, từ Canada đến, đã cống hiến cho thân hữu một đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn. Thái Hoà có một giọng ca thanh nhẹ và sang trọng. Đây là tiếng rung của một thế hệ mới, thừa hưởng gia tài tình cảm và ngôn ngữ thi ca của thế hệ trước - đồng lúc mang luôn gánh nặng đau buồn trong lịch sử đó. Làm thế nào để quá khứ u uất này không trở thành một di sản quá gần, quá quen, và nhận chìm tâm trí? Chúng ta có cần ca sĩ mới, âm nhạc mới, nghệ thuật mới để vượt qua quá khứ này?
    Giới nhạc sĩ Việt sẽ không thoát khỏi Sơn nếu họ không hiểu thấu ý nghĩa âm nhạc của anh. Cái khó của nghệ thuật là tự làm mới những ngôn từ vốn đã quá mòn. Và không có một dòng âm hưởng nào mà đã không quá mòn, quá quen, quá gần như nhạc của Sơn. Vậy mà, đêm đó Thái Hoà cũng đã làm tôi ngạc nhiên với một bài ca mà tôi chưa hề nghe. Đó là chuyện Sơn, vào ?omùa hè đỏ lửa" năm 1972, đến chợ Đông Ba Huế và chộ (thấy) một bà cụ chạy giặc từ Quảng Trị mang "côi trôốc" (hai chữ ô - "trên đầu") một trái bín (bí) còn xanh. Khi Sơn hỏi thăm cụ thì anh mới biết đó là tài sản duy nhất mà bà cụ có thể mang theo - ngoài căn nhà tranh và mảnh vườn nhỏ thêm vài ba con heo gà, mà ban ngày, không có thân nhân, một mình cụ đuổi bắt không được. Sơn sáng tác bản nhạc về chuyện bà cụ này. Tôi không nhớ tên và lời. Lúc đó, trời đã về khuya, cùng với Thái Hoà uống ****** Regal, giả đò như là cùng uống với Sơn - tôi say quá nên quên hết. Nhưng cái ấn tượng qua âm nhạc về câu chuyện bình dân và bi hài đó không xa lạ gì - vì tôi đã chạy trong đoàn người đó qua đoạn đại lộ Cầu Dài kinh hoàng năm 1972 cùng với nhiều bà mẹ Quảng Trị như thế, và đã chứng kiến nhiều vở bi kịch kinh hoàng lẫn buồn cười gấp trăm ngàn lần. Giữa tiếng ca Thái Hoà, quá khứ tôi trở về, trong cái xúc động đau như cắt từ một vết thương mà có vẻ như không bao giờ lành được. Làm mới lại quá khứ, cho dù bằng âm nhạc của một thiên tài như Sơn, cũng không vượt qua được vết thương lòng cho cá nhân trong cuộc.
    Nhưng khi chị Bùi Như Mai lên hát chen kẽ "Nó và Tôi", một bài ca mà Chế Linh hay hát về chuyện một anh lính chiến miền Nam, thì mọi người vừa nghe, vừa cười ngặt nghẽo, làm cho Như Mai đang hát phải bật cười theo. Cũng một câu chuyện, cũng thảm thương, và không có gì bi hài trong đó, nhưng mọi người không chia sẻ được. Còn chuyện bà cụ Quảng Trị với trái bí trên đầu chạy giặc đầy hài hước thì mọi người lại nghiêm túc thưởng ngoạn. Hai vết thương lòng cùng được khơi lại, cái thì được đón nhận như mật ong dịu ngọt đầy xúc động, cái kia thì buồn cười như câu hề của Hoài Linh.
    Bản sắc của khổ đau, nói theo nhà văn Mỹ Scott Turrow, thì cũng như tuyết mùa đông. Hàng triệu mảnh tuyết trắng rơi đầy trời, ngập mặt đất, tràn cả cành cây, nhưng không có mảnh tuyết nào giống mảnh tuyết nào. Sự xuất sắc của Trịnh Công Sơn là anh biến những kinh nghiệm đau khổ cá nhân, rất nhỏ nhoi, của riêng mình, thành ra một âm điệu phổ cập. Cái đặc thù không còn bị vướng bởi tính hạn hẹp và riêng rẽ của từng biến cố và sự việc. Ở Sơn, cái từ riêng ta rung lên với cảm thức về cuộc đời. Vượt qua điệu nghệ của nhạc và lời, và cả tên tuổi của Sơn, hay giọng hát của Thái Hoà, cái chất "hát thơ", nói theo Văn Cao, của nhạc Trịnh là năng lực giải hoá xót xa bằng sự phổ quát hoá kinh nghiệm của mình qua âm nhạc. Sơn mắc nợ cuộc đời từ những cảm hứng nghệ thuật mà anh được cảm nghiệm - và anh phải trả lại cuộc đời bằng những ca điệu "hát thơ" từ những chuyện rất nhỏ nhoi và riêng tư đó.
    Rudolf Steiner, một nhà huyền bí học của Đức ở đầu thế kỷ 20, trong cuốn sách, Man as a Symphony of the Creative World (Con người như là một giàn nhạc giao hưởng của thế giới sáng tạo) (1923), viết rằng, "Cho những ai cưu mang cuộc sống bằng viễn kiến tinh thần đều phải cảm nhận, không những chỉ là khổ đau, mà cả hạnh phúc và hoan hỷ, vốn được cống hiến từ cuộc đời." Trong viễn cảnh tinh thần, với học thuyết Steiner thì, người nghệ sĩ linh cảm được tình khúc của vũ trụ mà trong đó, nói như đức Phật đã, khổ đau là vô biên giới. Mỗi kinh nghiệm cảm thức được với nhân gian bằng sự khổ đau của họ, chàng nghệ sĩ trở nên con nợ tinh thần, như thân xác của anh mắc nợ vật thể từ trái đất. Nợ nào cũng phải trả. Khi chết, thân thể trở về lại cát bụi để giải hoá nợ nhục thân; khi "uống được nước mắt" của nhân loại từ trong tiếng bi thương của họ, ta phải chuyển hoá lên cao thành nghệ thuật giao hưởng, để trả lại món nợ trần gian - cho dù có "hai mươi năm xin trả nợ người" của Sơn cũng không dừng lại một chuyện tình cảm riêng, mà là món nợ tinh thần của người nhạc sĩ đối với thế gian vốn đã cho anh một cảm xúc như vậy.
    Mỗi chúng ta mắc quá nhiều nợ với thế gian này - kể cả chính mình. Và Sơn vô tình là một chủ nợ tinh thần mới cho cả hai ba thế hệ âm nhạc Việt. Mỗi lần tôi nghe nhạc của Sơn, tôi cảm thấy mình - như "thiên thu gọi" để - đang ngắm chăm một con chim phượng hoàng thả cánh giữa bầu trời trưa. Hơi nóng phản dội từ mặt đất tạo nên một áp xuất không khí nâng thân chim cân bằng giữa trời mà nó không cần vỗ cánh. Chim phượng hoàng khi thả cánh giữa trưa, nói theo Steiner, thì nó không còn thuộc về thế gian, nhưng tất cả cái gì của nó đều là từ trái đất. Chim phượng hoàng nằm nơi tầng cung bậc trong giai tầng âm thanh vũ trụ giữa quả đất, con người và mặt trăng. Khi chim này chết, lông cánh trở nên chất liệu tinh thần và xác thịt trở về trái đất. Khi phượng hoàng bay, tinh thần vươn theo gió nắng của trời, nhưng thân xác và nỗi thèm ăn cấu xé thân mình làm chim phải dành hết đôi mắt tìm mồi trên bụi cỏ. Phượng hoàng biểu hiện cho sự quân bình giữa ái dục và tinh thần giải thoát. Và khi con người, như tôi, nghe nhạc của Sơn, tôi thấy linh cảm mình bị lôi theo sức hút của mặt trăng, qua chim phượng hoàng (và thần thoại vươn lên theo ngọn thuỷ triều của biển như nguyệt kinh của giới nữ nhân loại).
    Trên phiếm đàn âm thanh chín nút của vũ trụ đầy đẳng cấp thì nhạc của Sơn chắc là đang trụ ở octave thứ Bốn. Nơi đây, chữ "Tình" đang được đánh thức, trong sự kinh động nhẹ nhàng của luân xa thứ Tư nằm trong trái tim con người. Thời đại nhiễu nhương và thoái hoá tâm thức đòi hỏi một nốt nhạc khuấy động yêu thương mà không nhận chìm nhân gian trong bi hãi đầy nước mắt. Nhạc của Sơn đã đi qua khỏi nốt thứ Ba của sáng tạo để trăn trở trong cõi "luyện hồn" (purgatory) đầy nhức nhối. Trong truyền thuyết của Rosicrucian Order thì nốt chuyển nhạc của Sơn luôn được cộng thành tổng số chẵn, như là nốt major, vì thế mà cảm thức âm thanh người nghe được nâng lên ít nhiều, như chim phượng hoàng, dù hau háu nhìn mặt đất tìm mồi ăn, nhưng vẫn vươn cao được lên với Trời.
    Trong khi đó, những bản nhạc bolero, như "Nó và Tôi", mà Chế Linh đã làm nhiều người Việt như tôi say mê một thời, cũng theo Steiner, là của thế giới bò. Con bò là hiện thân của trọng lượng cho trái đất [1] . Cho nên, nó là con vật yên ổn nhất trên phương diện tình cảm trong một chỗ của vòng quay 12 con giáp. Khi thần linh đứng bên con bò, họ cảm được điều này để bảo chúng rằng "Các ngươi là những bồ tát đoạ đày xuống trần để mang gánh nặng thế gian. Không có các ngươi, trái đất này sẽ hết ân huệ và sẽ khô cháy". Theo đó thì chỉ có thú vật như bò thì nhân loại mới còn thanh lịch nội tâm và sỏi cát sẽ được chuyển hoá. Vì thế mà dân Ấn giáo tôn thờ con bò, một thú vật nuôi dưỡng tinh thần cho trái đất bằng sự nặng nề, chân chất của chúng. Khi tôi nghe và hát "Nó và Tôi" thì mình có cảm tưởng như đang cỡi bò giữa ruộng bùn. Ở đó, hai chúng tôi không có cảm nhận khổ đau hay gian nan. Cả bò lẫn người cũng chẳng hồn nhiên đâu. Trong cõi nhạc vô tình giữa gian lao đó, chúng tôi hoà với thiên nhiên và đánh mất chính mình vào đất cỏ. Và đó là lý do - sự ngây ngô giữa ruộng - mà khán giả đã cười ngặt nghẽo trong cảm nhận của họ về tính hồn nhiên trong lời ca của chị Như Mai. Đó là lúc mà cảm thức âm nhạc bị chuyển ngoặt từ chim phượng hoàng bay cao đột nhiên đáp xuống lưng bò quá nhanh và không được chuẩn bị. Nhưng không ai trong tiếng cười còn nhớ rằng những anh lính chiến vô danh (hồi đó) đã mang gánh nặng nghiệt ngã của chiến tranh nhiều nhất.
    Tháng này là năm giỗ thứ Sáu của Sơn. Một năm nữa thì anh sẽ hoàn tất vòng thứ Bảy trong chu kỳ vũ trụ để mà hoàn toàn siêu thoát. Có lẽ lúc này chim phượng hoàng đã mỏi mệt với thế gian, và anh sẽ không còn hỏi "tôi là ai mà yêu quá đời này" mà bay về cuối chân trời. Khi đó, tôi muốn nói sấm theo Hegel:
    "Sơn ạ. Khi âm nhạc đã nhuốm mùi xám bằng sơn cọ của mình, thuở mà hình thái đó nay cũng đã già, và không thể được hồi sinh bằng âm hưởng, ngoại trừ chỉ để hoài vọng tới mà thôi, và chỉ khi ấy thì cánh chim cao vọng cũ mới có thể được tung bay lên vút trong bóng chiều tàn."
    "Người đã đến và người sẽ về. Bên kia núi". Đa tạ Trịnh Công Sơn và Nguyễn Hữu Thái Hoà.
    © 2007 talawas
    [​IMG][​IMG]
  4. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0


    Than goi cac ban,
    Xin thong bao ve tap sach moi "Vuon xua va Hanh trinh am nhac Trinh Cong Son" cua Thai Hoa & nhung nguoi ban (the he 7X,8X) da duoc phat hanh o Vietnam trong tuan nay:
    Tap sach phan I - la mot hanh trinh dai cung tat ca cac ban huu yeu nhac Trinh trong suot 6 nam qua cua Thai Hoa. Xin tran trong tri an tat ca nhung tam long da cung Thai Hoa di qua mot chang duong qua nhieu ky niem voi dong nhac Trinh than yeu nay...
    Than ai
    Thai Hoa[​IMG]
  5. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thai Hoa xin goi them mot so link internet de cac ban o xa co the dat mua sach tu Vietnam:
    http://nxbtre.com.vn/search.php
    http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2007/5/35309.laodong
    http://www.vinabook.com/product/product_detail.php?product_id=22301
    Giới thiệu sách
    Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn
    Lao Động số 104 Ngày 09/05/2007 Cập nhật: 10:26 PM, 08/05/2007
    (LĐ) - "Vườn xưa - hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn" (tập 1) là tập sách của Nguyễn Hữu Thái Hoà và những người bạn - những người thuộc thế hệ 7X, 8X đã, đang và sẽ đưa tài sản âm nhạc Trịnh đến với công chúng yêu nhạc Trịnh trong và ngoài nước.
    Đây là tập sách gồm những tư liệu, hình ảnh và bài viết lần đầu được công bố tập trung về Trịnh Công Sơn và hành trình âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này. Sách được NXB Trẻ ấn hành tháng 5.2007, dày 350 trang, giá bán 132.000đ/cuốn. Tập 2 sẽ được phát hành trong thời gian tới.
    P.Long


    TẬP I

    Tưởng niệm 5 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    (1/4/2001 ?" 1/4/2006)
    Nhà xuất bản TRẺ
    CÔNG TY VĂN HÓA PHƯƠNG NAM
    Muc luc

    LỜI NHÀ XUẤT BẢN

    THƯ NGỎ

    THAY CHO LỜI TỰA
    1- Trịnh Công Sơn, Thái Hòa và tôi

    I Đò đưa
    2- Để bắt đầu một hồi ức
    3- Nhật ký tuổi 30
    4- Đò đưa (1998-2000)

    II Hành trình tìm Chân-Thiện-Mỹ trong nhạc Trịnh
    5- Cậu Sơn
    6- Về nơi cuối trời
    7- Hội Quán Hội Ngộ và 49 ngày tưởng nhớ
    8- Lê Hưng, một tấm ảnh một cuộc đời
    9- Frank Gerke-Trịnh Công Long, trái tim với ?ođạo Trịnh?
    10- Đêm Hòa bình và Tình Yêu ở Paris
    11- Thư viện Trịnh Công Sơn và nhóm Vienamiti
    12- Nhạc Trịnh về Huế - Nối vòng tay lớn
    13- Chiếc lá thu phai giao thoa cùng Jazz Ý
    14- Jennifer hát Đồng dao hòa bình
    15- Nhân vật Đỗ Trung Quân
    16- Nhạc Trịnh xuyên Việt & Hoa vàng một thưở
    17- Cõi tình Trịnh Công Sơn ?" Phúc âm buồn
    18- Sinh nhật lần thứ 66 - Lặng lẽ nơi này
    19- Giổ muộn Toulouse với Vòng tay lớn
    20- Hội ngộ cô Mai tại Laussane, Thụy sĩ
    21- Vườn xưa ?" Trịnh Công Sơn siêu thực và thanh thoát
    22- Nhạc Trịnh Công Sơn đến với Úc châu

    III Đề án nghiên cứu về Trịnh Công Sơn
    23- Trịnh Công Sơn: giữa trùng vây ?" thập diện mai phục
    24- ?oTrịnh Công Sơn - Chấn thương trong chiến tranh Việt Nam
    và quá trình tồn tại, hóa giải hận thù?

    PHỤ LỤC
    25- Liên mạng và các Diễn đàn Nhạc Trịnh
    26- Danh mục Tập nhạc của Trịnh Công Sơn

    VỀ TÁC GIẢ
    Nguyễn Hữu Thái Hòa
    27- Tiếng hát lạ

    Loi gio Thieu
    .....
    Tập sách xin dành riêng tặng cho Mẹ tôi, và biết bao bà mẹ Việt Nam đã ru chúng tôi vào giấc ngũ tuổi thơ trong bom đạn bằng những khúc ca đầy yêu thương của Trịnh Công Sơn.

    Xin dành tặng cho gia đình và những người thân yêu của tôi, những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong việc giữ gìn gia tài văn hóa nhân văn của nhạc Trịnh.

    Chân thành tri ân gia đình và bạn bè của cố NS Trịnh Công Sơn, Hội quán Hội ngộ Trịnh Công Sơn, Diễn đàn văn hóa Trịnh Công Sơn ở Pháp, Thư viện Trịnh Công Sơn và Nhóm Việtnamiti ở Ý, Website Sưu tập-Trịnh Công Sơn, Diễn đàn Nhạc Trịnh trên mạnh TTVNOL, đã hổ trợ cho chúng tôi rất nhiều để thực hiện tập sách này.

    Chân thành cám ơn sự hợp tác của Công ty Văn hóa Phương Nam, Họa sĩ Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Quốc Phạm ?" Evok Communication, Canada, biên tập viên Nguyễn Trường Uy và tất cả các anh chị bạn bè thân hữu đã đóng góp bài viết, hình ảnh trong tập sách này.
    ...

    Cuối cùng là lòng tri ân chân thành đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa vĩ đại trong lòng tôi, người đã kết nối tình yêu của tôi đến những nhân duyên trong cuộc sống?

    THƯ NGỎ

    Thân gởi bạn đọc yêu nhạc Trịnh,
    Năm năm là một khoảng thời gian không nhiều trong một đời người, nhưng cũng đủ cho ta cảm nhận được một khoảng trống văn hóa quá lớn và những mất mát tinh thần không gì bù đắp được.
    Điều lạ lùng là không chỉ riêng tôi, mà với mỗi người bạn, người quen dù chỉ một lần được hội ngộ với ông, đều không muốn tin rằng Trịnh Công Sơn đã mất... Ông dường như vẫn ẩn hiện đâu đó trong tim của mọi người. Có lẽ vì chữ Tình quá lớn từ trong ca khúc của ông vẫn luôn tìm đến vỗ về, ru dỗ. Hay vì chính chúng ta trong cuộc sống bon chen, vất vả hằng ngày đang quá thiếu thốn tình thương.
    Không chỉ riêng tôi, mà cả những người thân thiết nhất quanh cuộc đời sáng tác của Trịnh Công Sơn mà tôi được gặp, có người luôn muốn sống ẩn mình và đã sống ẩn mình rất lâu trong bóng tối của im lặng suốt nhiều năm qua, mới đây cũng phải thừa nhận rằng: Có những kỷ niệm rất riêng với Trịnh Công Sơn đến bây giờ có lẽ cần phải thuộc về mọi người. Vì gia tài âm nhạc của ông đã là một phần của văn hóa Việt. Để cho thế hệ sau có dịp học hỏi, chiêm nghiệm và kế thừa ?ovăn hóa Trịnh Công Sơn?.
    Tháng 12 vừa qua, lúc trò chuyện cùng một người trong số đó, tôi muốn rơi nước mắt khi nghe chị trãi lòng: "...Làm sao chị có thể ích kỷ để giữ mãi những kỷ niệm của anh cho riêng mình? Nhỡ có điều gì không may xảy ra với chị, chị sẽ cảm thấy thật có lỗi với anh Sơn khi đã không chia sẻ với mọi người."
    Vâng, có lẽ vì thế mà âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ khó lòng mai một trong tấm lòng của chị và trong nỗi lo sợ chân thành ấy ...
    Trước khi viết tập sách tưởng niệm này, tôi đã từng tham gia vào rất nhiều hội, nhóm, diễn đàn, thư viện văn hóa và nhiều lần tổ chức tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mới đây tôi vừa tham gia mở một chủ đề với cái tên cũ ?oĐò đưa? trên một diễn đàn của các bạn trẻ yêu nhạc Trịnh. Thật sự tôi đã rất lo lắng và không biết liệu có làm được điều gì hữu ích hay không?...Sẽ hỏi và trả lời những gì với nhau trên diễn đàn này? ...Ai có đủ tư cách làm một người đưa đò để chuyên chở những tấm lòng của công chúng đến với tinh thần Trịnh Công Sơn?
    ...Biết phải làm sao để đò đưa trở lại ?
    Tôi đã thắp một nén hương cho ông và tìm đọc lại những bài viết Đò đưa năm cũ ... Bỗng nhiên chợt thấy lòng thanh thản và nhẹ nhõm... Cuộc sống và những trăn trở hằng ngày chung quanh ta thật ra sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi chúng ta đến với nhau bằng tấm lòng chân thật, như cái cách mà Trịnh Công Sơn đã làm hết sức đơn giản là qua báo Sóng Nhạc trả lời những lá thư để trãi lòng mình cùng bao trăn trở của nhân gian...
    Trong tập sách này tôi muốn viết lại hành trình của một người yêu nhạc Trịnh. Từ mong ước tìm lại vẻ đẹp Chân-Thiện-Mỹ của âm nhạc Việt Nam đến những trăn trở, ngở ngàng khi nhận ra rằng: âm nhạc Trịnh Công Sơn giống như thân phận của một nàng Kiều trong nghệ thuật, vẫn sẽ phải ẩn mình bao lâu nữa (?) sau bao thăng trầm, ngổn ngang của lịch sử, của lòng thù hận và những đố kỵ đời thường.
    Tôi cũng sẽ kể cho ông nghe về những gì mình và bạn bè cùng thế hệ mình đã nghĩ, đã làm theo chỉ dẫn của trái tim dạt dào yêu thương đồng loại và một tấm lòng biết trân trọng những giá trị nhân văn. Tôi tin rằng sau khi đọc lại những dòng thư cũ và hát những ca khúc của ông, bạn sẽ tự tin hơn để cùng tôi tự vấn những câu tương tự về hành trình của thế hệ mình.
    Bằng niềm tin và những trăn trở như thế mong rằng tập sách sẽ được đọc giả yêu nhạc Trịnh chấp nhận.

    Nguyễn Hữu Thái Hòa
    1-2006,
  6. dungnv02

    dungnv02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng anh và những người bạn đã cho ra đời tâm huyết của mình đối với nhạc Trịnh, box Trịnh sẽ bổ sung cuốn sách này vào bộ sưu tập của mình
  7. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Đi mua sách thôi.
  8. ifindu

    ifindu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Em cũng mua về đọc xong rồi tặng cho Ba Mẹ. :D
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đa số bài viết trong cuốn này đã đăng lên mạng rồi anh nhỉ? Sau khi tra, em thấy vậy. Hiii.
    Với lại cuốn sách nhiều bài viết thuộc kiểu Tin Tức anh nhỉ?
  10. dodua

    dodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Ban Home than men,
    Cau tra loi cho nhan xet cua ban tu tac gia la: Yes & No.
    Yes: vi dung la mot so bai da dang tren nhieu trang Web khac nhau (nhung khong phai ai cung co access va doc duoc)
    No: vi tat ca deu nam trong mot hanh trinh va nha~n quan cua mot nguoi...
    Dau sao cung con rat nhieu chu quan & khiem khuyet can duoc gop y de lam tot hon.
    Mong uoc: Tap II se dang duoc tat ca cac bai viet that hay ve nhung cam nhan voi nhac Trinh cua cac nguoi viet tre tren Box Trinh qua su chon lua cua chung ta..
    Than men,
    Dodua

Chia sẻ trang này