1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độ tán sắc của ánh sáng!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nobitaandchaien, 08/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nobitaandchaien

    nobitaandchaien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Độ tán sắc của ánh sáng!

    Tôi có một câu hỏi định tính như thế này:
    Độ tán sắc của ánh sáng phụ thuộc vào chiết suất của môi trường mà nó đi qua, vậy tại sao khi ánh sáng trắng đi từ môi trường chân không có chiết suất bằng 1 vào môi trường không khí có chiết suất lớn hơn 1 mà không bị tán sắc?
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo em thì ánh sáng vẫn bị tán sắc khi đi vào không khí. Nhưng do chiết suất của kk quá nhỏ hình như có 1,0003 nên ta không phát hiện được. Của nước là 1,33 nên ta thấy rõ. Mới cả là ánh sáng chiếu xuống đất không theo tia hẹp nên nếu có cũng tổ hợp ngược lại thành trắng(?).
  3. wertyreturn2

    wertyreturn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Nhìn lên xem bầu trời màu gì là biết ngay ấy mà
  4. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Vào lúc sáng sớm khi mặt trời ở đường chân trời, tia đỏ bị khúc xạ ít nhất nên tới mắt ta, tia tím bị khúc xạ mạnh nên "cắm đầu xuống đất" nên không thấy được. Vì vậy buổi sáng sớm bầu trời đỏ rực.
  5. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    vì chiết suất của chân không và không khí chênh lẹch nhau rất nhỏ onên mắt ngươpì rất khó phát hiện chỉ khi mặt trời ở chân trời thì mới phát hiện được thôi
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ hình như các bạn hiểu nhầm câu hỏi qua ý tán sắc -->: tán xạ và khúc xạ.
    to KTY : hiện tượng mặt trời đỏ vào buổi sáng và buổi chiều là do hiện tượng tán xạ, không liên quan gì tới chiết suất của không khí mà là do bụi lơ lửng trong không khí làm ánh sáng bị tán xạ mà thành. Hiện tượng tán xạ xảy ra mạnh với tia xanh-tím nên ta thấy còn lại nhiều mầu đỏ.
    Bầu trời mấu xanh cũng là do tán xạ, nếu không có bụi trong không khí thì bầu trời của trái đất sẽ có mầu đen (giống như mấy bức ảnh chụp trên mặt trăng).
    Câu hỏi của bạn chủ topic : hiện tượng tán sắc, tôi nghĩ chắc liên quan tới khúc xạ, mà chiết quang của kk là 1.00029.. quá nhỏ để mắt người phát hiện được.
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ không thể kết luận 100% là do tán xạ mà phủ nhận tác động của khúc xạ được.
    Bầu trời mầu xanh đó là mầu của oxi.
    Kể cả khi không có bụi thì bầu trời vẫn không thay đổi bởi tính chất loe ra của ánh sáng trong môi trường có chiết xuất lớn hơn 1: 1 chùm sáng song song sẽ bị loe ra khi truyền trong môi trường có chiết xuất khác 1.
  8. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này trong các sách vật lý đều nói cả rồi, không có gì là bí mật nữa. Trong không khí của chúng ta không khi nào mà không có bụi cả bởi luôn có những hạt nước lơ lửng. Hiện tượng tán xạ bị khống chế bởi chính kích thước của các hạt bụi. Tôi không nhớ rõ lắm, hình như bụi phải nhỏ hơn 2 micron mới gây ra hiện tượng tán xạ. Chính vì vậy mà khói nhẹ hay có mầu xanh giống bầu trời. Nếu bạn cần, khi nào có thời gian tôi sẽ tìm nguồn tài liệu để chứng minh.
    Còn khúc xạ, trong diễn đàn này đã có lần thảo luận về chuyện nhìn mặt trời to hơn vào buổi sáng và chiều tối. Lúc đầu tôi cũng cho là do khúc xạ và sau đó mọi người đều thống nhất chỉ là ảo giác, không có hiện tượng phóng to do khúc xạ.
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Theo mình nghĩ mầu sắc của khói không phải do tán sắc mà bởi thành phần của nó. Mầu xanh trong khói củi... do thành hợp chất hữu cơ chứa nitơ khi bị đốt sinh ra. Ví dụ chứng minh: khói do đốt phân động vật ăn thịt có mầu đậm hơn nhiều lần khói do đốt phân động vật ăn cỏ. Vì vậy phân chó sói đã được dùng để tạo khói trong liên lạc bằng khói. Còn khói do đốt dầu nhớt, nhựa đường thì đen xì vì có nhiều muội than.
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Bạn có hút thuốc lá không? khói thuốc bay từ điếu thuốc ra có mầu xanh đúng không, nếu bạn cho khói đó đi qua một cái giấy thấm, giấy sẽ thành mầu nâu sẫm chứ không phải mầu xanh nữa. Đó chính là phương pháp phân tích khói thuốc. Thực chất khói thuốc là các hạt li ti muội, tar (nhựa hydrocarbon nặng), nhưng khi nó có kích thước nhỏ như vậy thì lại chở thành mầu xanh da trời.
    Tôi có kiểm tra lại tài liệu thì hiện tượng tán xạ có 2 loại : Reyleigh và Mie. Loại Reyleigh thì phụ thuộc vào bước sóng và mạnh hơn ở bước sóng ngắn. Còn tán xạ Mie thì không phụ thuộc bước sóng. Với tán xạ Reyleigh thì các hạt phải nhỏ: từ cỡ phân tử tới vài chục nm. Còn Mie thì các hạt lớn hơn (ở phần pot trên, tôi nhầm là 2 micromet với tán xạ Reyleigh).
    Quay lại ví dụ khói thuốc ở trên. Nếu khói chưa được hút qua miệng thì có mầu xanh, còn nếu đã hút qua miệng, vào phổi, rồi phả ra, các hạt sẽ kết hợp với hơi nước nên kích thước lớn hơn, do vậy khói có mầu trắng nhiều hơn do tán xạ Mie. Để thử, bạn có thể nhờ ai đó hút thuốc( nếu bạn ko hút thuốc).

Chia sẻ trang này