1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đố vui Hóa Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi kankuli, 25/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntahong

    ntahong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất là ion Mg không màu chứ không phải màu trắng.
    Thứ hai là trong diệp lục tố có mặt của ion Mg tạo phức với chất gì đó mình quên tên, sự tạo phức xảy ra do trên chất đó có mặt của N và phức có màu xanh. Chất này cũng là chất tạo phức với ion Fe tạo hợp chất có màu đỏ.
    Còn loài động vật ở sâu dưới đáy biển có máu mùa xanh là do sự tạo phức của chất này với ion V.
    Ở loài người và một số động vật khác có màu màu khác là do sự có mặt của ion Cu. Ngày xưa, ở Ai Cập, Hi Lạp,...những người đàn ông có máu xanh được coi là anh hùng. Lí do một phần là do sự có mặt ion Cu làm cho khi chém trúng ông ta thì vết thương màu lành, không chảy máu nhiều và do đó sống dai hơn ông còn lại. Hi...hi...hi...ngạc nhiên chưa. Ai có chứng cứ gì mới cứ tung ra đi.
  2. MuaHoaRoi

    MuaHoaRoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Hi, Tucurie,
    Mod đã học hoá rất giỏi rồi này, lại còn được học thực vật rất...nhiều nữa này. Mod cho mình hỏi tại sao cây họ đậu có khả năng cố định được N2 trong không khí chuyển thành chất đạm?
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Lâu không vào đây có nhiều điều thú vị phết. Nhân tiện trả lời bạn ntahong một vài câu cho vui.
    => Nó không phải là một chất thì nó là cái gì
    Chú Tucurie đang lang thang ở đâu, mau vào đây nhận quà này hihi
  4. nguoiduca

    nguoiduca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0

    Chu trình đạm là chu trình trong đó không khí là kho dự trữ đồng thờI là van bảo hiểm của hệ thống. Giữa chu trình và không khí có sự trao đổi thường xuyên: đạm phân tử chuyển thành đạm kết hợp qua các quá trình cố định đạm sinh học, do tác dụng của điện và cố định quang học.
    Phản Nitrate là quá trình ngược lại. Nguồn nitơ để tổng hợp các amino acid và protein được lấy từ đất và nước bởi cây ở dạng nitrate. Cơ thể thực vật được động vật ăn và chúng dùng các amino acid từ các protein của thực vật để tổng hợp nên amino acid, protein, nucleic acid và các hợp chất nitơ khác của riêng mình. Những vi khuẩn hoại sinh sẽ biến đổi những hợp chất nitơ đó thành amoniac khi các động vật hoặc thực vật chết. Các động vật cũng thải ra nhiều loại chất thải chứa ure, acid uric, creatinin và amoniac. Các vi khuẩn phân hủy biến đổi acid uric và ure thành amoniac. Những amoniac này được biến đổi bởi các vi khuẩn nitrite sang nitrite và tiếp tục biến đổi thành nitrate nhờ các vi khuẩn nitrate. Một số các amoniac được biến đổi sang Nitơ không khí bởi các thành phần vi khuẩn khử nitrate. Nitơ không khí đến lượt mình có thể được biến đổi sang amino acid và các hợp chất nitơ hữu cơ khác bởi một số tảo và vi khuẩn đất.

    Một số loài vi khuẩn khác thuộc giống rhizobium mặc dù tự mình không cố định được nitơ không khí, nhưng lại có khả năng làm được việc này nhờ hợp tác với tế bào của rễ cây họ đậu hay một vài loại rau củ khác. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây và kích thích cây họ đậu hình thành các nốt sần ở rễ. Sự hợp tác của tế bào cây họ đậu và tế bào vi khuẩn để có khả năng cố định đạm là một quá trình không thể thực hiện được một mình. Vì vậy các cây họ đậu thường được trồng để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau khi loài cây khác được trồng ở đó nhiều vụ. Những nốt sần vi khuẩn đó có khả năng cố định được trên 150kg N/ha/năm, gấp nhiều lần sự cố định N của vi khuẩn đất (18kg/ha/năm).
    Nitơ khí quyển cũng còn được cố định nhờ năng lượng điện hoặc sấm sét tự nhiên. Mặc dù nitơ chiếm 4/5 khí của khí quyển, nhưng chỉ có một vài loại thực vật có khả năng dùng được nitơ phân tử. Khi các cơ thể của vi khuẩn cố định nitơ chết, các amino acid được đồng hóa thành amoniac và sau đó được biến đổi sang nitrite và nitrate nhờ các vi khuẩn nitrite và nitrate hóa.
    Được nguoiduca sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 13/08/2005
  5. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Hẹ hẹ bác nguoiduca nhanh tay nhỉ
    To MuaHoaRoi: Em nghĩ câu này phải là câu hỏi về sinh học/vi sinh mới đúng chứ. Aniwei theo em với lại em tham khảo ý kiến của bác Gúc gồ thì câu trả lời nó thế này (tất nhiên là bác Google không ngon lành và chi tiết như câu trả lời của bác nguoiduca)
    VI. VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN
    1. Lợi ích của vi khuẩn:
    Trong thiên nhiên, vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng, chúng phân hủy các chất hữu cơ do xác động vật, thực vật chết hoặc các chất thãi bả thành các chất vô cơ trong đất, cung cấp trở lại cho cây xanh, đảm bảo chu trình vật chất trong tự nhiên, nhờ vậy mà nguồn chất vô cơ không bị mất đi. Ðối với chất nitơ, vi khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng: ở trong đất, nitơ được giải phóng qua quá trình thối rữa dưới dạng amoniac (NH3), khi tạo ra muối amôn (NH4) thì được vi khuẩn nitrozomonas chuyển sang dạng muối nitrat là dạng muối cây dễ hấp thụ nhất.
    Một số vi khuẩn có khả năng cố định nitơ tự do, tạo thành dạng hợp chất cung cấp cho đất và cây sử dụng được, như vi khuẩn Azotobacter, vi khuẩn rễ đậu Rhizobium.

    Một số vi khuẩn khác phân hủy nitrat để lấy oxy cần thiết cho chúng (vi khuẩn phản nitrat hóa). Trong quá trình đó, nitơ tự do được giải phóng và hoàn lại cho khí quyển.
    Vi khuẩn còn có vai trò trong việc hình thành than đá và dầu lửa, trong chế biến thực phẩm (làm rượi, làm dấm, sữa chua, phô ma...), hay trong ngành dược (chiết các chất kháng sinh từ Actinomyces (như biomyxin, terramyxin, tetracyclin, streptomyxin...). Nhiều loài vi khuẩn còn cho vitamin.
    Một số vi khuẩn có thể phân hủy các váng dầu lửa trên mặt biển (do các tàu chở dầu bị rò rỉ hay bị chìm), người ta cũng dùng vi khuẩn để xử lý các nguồn nước công nghiệp để làm trong sạch môi trường.
    Source: http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/phanloaitv/ch2.htm
    He he, MuaHoaRoi còn câu nào khó một tí không em suy nghĩ với
    -------------------------------
    Nhân tiện ba mặt một nhời ở đây bác TNT tự liên hệ với ban giám khảo để nhận giải nhá. Hôm trước em gửi messages cho bác nhưng mà không có nhận được reply
  6. Hoang_Yen_new

    Hoang_Yen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Đố các bạn biết nguyên tố nào tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hi lạp có nghĩa là Mặt trăng, ở hàm lượng nhỏ thì rất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ cần cao hơn mức đó 5-10 lần là đã trở nên độc hại với cơ thể?
    Chúc vui!
  7. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Selen
  8. Hoang_Yen_new

    Hoang_Yen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi thưa bạn zeroOOO
    Thêm nữa đây, đố bạn giải thích được tại sao Selen lại là nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể ?
  9. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nó là thành phần chính trong mắt (đồng tử) của con người. Như ta đã biết, mắt của các loại chim săn mồi như chim ưng, đại bàng có thể nhìn xa được do trong mắt của chúng có hàm lượng selen cao hơn mắt của chúng ta. Nói vậy chứ ta không thể thêm selen vào mắt để có thể nhìn xa như chúng được. Lý do theo mình thì có thể là do hàm lượng selen cao qúa mức cần thiết thì chúng sẽ kết hợp với các phần tử khác .hình thành loại hợp chất độc hại đối với cơ thể.
  10. Hoang_Yen_new

    Hoang_Yen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Thực ra là thế này bạn ạ:
    Selenium is an essential trace element for human and animal health because it is an important component of glutathion peroxidase (GSHPx). GSHPx is believed to be a critical enzyme in the body which combats oxidative damage at a cellular level. The enzyme in conjunction with Vitamin E catalyses the reduction of hydrogen peroxide and a range of lipid hydroperoxides. The reduction of these compounds helps to protect biological membranes from oxidative degradation

Chia sẻ trang này