1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đố vui ! Mời các cao thủ ttvnol ra tay giúp em

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi Jacobi, 28/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fym

    fym Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    9.317
    Đã được thích:
    6
    Thi` anh cũng biết là bác ý nhờ giải.Nhưng anh nghĩ tính từ lúc đưa ra câu đố đến giờ này thi` bác kia cũng có đáp án rồi chứ.
    Mà em đã treo nick rồi mà vẫn bon chen vào diễn đàn à
    Thôi, spam tí thôi. Em có câu đố đây.Các bác vào đối câu này cái nhỉ, em cũng chưa có đáp án, nhưng mình cùng vào bình luận cho vui cái nào :
    Đối lại câu
    " Học sinh học sinh học "
  2. canhnang

    canhnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    DÊ CON DÊ CON DÊ

    hê hê
  3. tungthanden

    tungthanden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    1.743
    Đã được thích:
    1
    có câu này dễ hơn nè
    Vừa bằng cục ***, vừa dứt vừa ăn
    là cái giề?
    Được tungthanden sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 04/01/2006
  4. bigbiglove

    bigbiglove Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    đố các bác tìm được 5 bộ fận trong cơ thể con người bắt đầu bằng chữ X,hôm nọ có chú đố em nhưng đến h em vẫn chưa tìm ra được, mới tìm ra được 1 đó là : Xương. hê hê
  5. canhnang

    canhnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    câu này thì trúng mánh của em rùi, đó là 5 bộ phận
    Xương , Xoang mũi, xoáy tóc, xác(tất cả cơ thể người và cuối cùng là xỉ răng
  6. Jacobi

    Jacobi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Em đa tạ bác nguyencongtu nhé, thằng cu công ty em nó chiu thua bác luôn rồi đấy.
  7. fym

    fym Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    9.317
    Đã được thích:
    6
    Bác canhnang ơi, he he, cám ơn bác nhiều lắm
  8. em_yeu_thay1

    em_yeu_thay1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Anh fym à, đối sai trắng ra rùi còn j... Đấy, làm em dù lock nick rùi vẫn phải lấy nick của ng wen để vào "chỉnh sửa"
    HỌC SINH HỌC SINH HỌC
    DÊ CON DÊ CON DÊ
    Mời anh xem lại luật = trắc đi nhá! Đáp án của câu này khác cơ.
  9. canhnang

    canhnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Hi đã nói đến đối thì em xin trích 1 bài viết về chủ đề này nhé
    Trích từ trang 139 - 141 quyển Việt Nam văn học sử yếu của tác giả Dương Quảng Hàm.
    A -- Phép đối
    1 -- Phép đối trong văn Tàu và văn ta: Một cái đặc tính của văn chương Tàu và ta là phép đối (chữ Nho là đối ngẫu, đối: sóng nhau; ngẫu: chẵn, đôi); không những là văn vần (thơ, phú) theo phép ấy mà các biền văn (câu đối, tứ lục, kinh nghĩa) và đến cả văn xuôi nghiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau hay hai đoạn trong một câu đối nhau.
    2 -- Thế nào là đối: Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối vừa phải đối ý, vừa phải đối chữ.
    --- Đối ý: là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
    --- Đối chữ: thì phải xét về hai phương diện: thanh và loại chữ.
    ++++ Thanh: bằng đối với trắc, trắc đối với bằng. Tùy thê văn có khi cả các chữ trong câu đều phải đối thanh (thơ), có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định (phú).
    ++++ Loại: Hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được. Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng (trời, đất, cây, cỏ...) và hư tự hay chữ nhẹ (thế, mà, vậy, ru...). Khi đối thì thực tự phải đối thực tự, hư tự phải đối hư tự. Nay nếu theo văn phạm Âu-Tây mà chia các chữ trong tiếng Việt ra thành từ loại rõ ràng thì có thể nói hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về mộtt ừ loại: Cùng là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ... Nếu có đặt chữ Nho thì phải chữ Nho đối với chữ Nho. Khi đối nếu chọn được hai chữ cùng một từ loại đặt sóng nhau thì gọi là chỉnh đối hay đối cân. Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ý nghĩa trái nhau (đen - trắng, béo - gầy...) thì gọi là đối chọi.
    B -- Câu đối
    Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối. Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn có dùng đến phép ấy.
    1 -- Định nghĩa: Câu đối (chữ Nho là doanh thiếp hay doanh liên; doanh: cột; thiếp: mảnh giấy có viết chữ; liên: đối nhau) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ, và luật bằng trắc cân xứng với nhau.
    2 -- Cách làm câu đối: Một đối câu đối có hai câu đi sóng nhau, mỗi câu là hai vế: Vế trên, vế dưới.
    Trong cách làm câu đối phải xét số chữ, cách đặt câu và luật bằng trắc. Theo số chữ và cách đặt câ có thể chia câu đối ra mấy thể sau:
    a) -- Câu tiểu đối: là những câu có từ bốn chữ trở xuống. Những câu này nếu đặt được bằng đối trắc thì rất hay.
    Ví dụ: Tôi tôi vôi ------------ Bác bác trứng.
    Bằng không đối được thé thì chữ cuối vế trên phải hợp luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới.
    Ví dụ: Ô! Quạ tha gà (b)! ------ Xà! Rắn bắt ngoé (t)!.
    b) -- Câu đối thơ: là những câu làm theo thể thơ ngũ ngôn hay thất ngôn. Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực hay hai câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hay thất ngôn.
    Ví dụ:
    Áo đỏ lấm phân trâu
    Dù xanh che đái ngựa
    Ba vạn anh hùng đè xuống dưới
    Chín lần thiên tử đội lên đầu.
    c) -- Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú.
    --- Lối câu song quan: (hai cữa) là những câu có từ năm tới chín chữ đặt thành một đoạn liền.
    --- Lối câu cách cú: (cách: ngăn ra; cú: câu) mỗi vế có hai câu: một câu ngắn một câu dài thành ra giữa hai câu đối nhau có một câu xen vào giữa làm cách nhau ra.
    --- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có từ ba đoạn trở lên, đoạn giữa thường ngắn xen vào hai đoạn kia như cái đầu gối giữa hai ống chân con hạc.
    Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế và chữ cuối đoạn (gọi là chữ đậu câu). Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hay trắc đối với bằng. Nếu mỗi câu có từ hai đoạn trở lên (cách cú, gối hạc), hễ chữ cuối vế là bằng thì các chữ đậu câu phải là trắc và ngược lại.
    Ví dụ:
    Song quan:
    Con ruồi đậu mâm xôi đậu (t).
    Cái kiến bò dĩa thịt bò (b).
    Cách cú:
    Ngói đỏ lợp nghè (b), / lớp trên đè lớp dưới (t).
    Đá xanh xây cống (t), / hòn dưới nống hòn trên (b).
    Gối hạc:
    Quan chẳng quan thì dân (b), / chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b), / nào lình, nào cả, nào bàn ba (b), / xôi làm sao, thịt làm sao, đóng góp làm sao (b); thủ lợn nhìn lâu trơ cả mắt (t).
    Già chẳng già thì trẻ (t), / đàn tiêu tử nhấp nhô đứng trước (t), / này phú, này thơ, này đoạn một (t), / bằng là thế, trắc là thế (t); mắt gà đeo mãi mỏi bên tai (b).
    Bác Fym trước khi đưa ra câu đố này đã từng nói là bác ấy chưa có câu trả lời, và em cũng vậy ngay từ khi biết đến câu này thi em vẫn chưa đọc được một tài liệu nào có câu đối hoàn chỉnh với " Học sinh học sinh học ". đây là câu đối có thể nói là gồm 5 từ nhưng cũng có thể hiểu là 3 từ, với quy luật đối xứng đặc biệt của nó đã làm cho nó trở thành một câu đối rất khó mà đến nay chỉ có những câu mà đối được luật thì lại ý nghĩa không thông, còn những câu đối được ý thì lại sai luật.
    chính vì thế em đã trả lời bác Fum "Dê con dê con dê đấy là câu trả lời đối vui ở dạng giải trí
  10. lovelycinderella

    lovelycinderella Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    5.309
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chưa đọc nhìu sách về đối nhưng lun nghĩ đã đối thì câu đối lại trắc vẫn phải là trắc còn = thì vẫn là =, vào đọc các topic về đối cũng thấy nói thế... nên chuyện này thì... tớ cũng ko dám nói là đúng hay sai nhưng câu đối lại của câu này là :
    LỪA CON LỪA CON LỪA

Chia sẻ trang này