1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đố vui tí nhé

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ufo2003, 07/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ufo2003

    ufo2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Đố vui tí nhé

    Cho một sợi dây dẫn đồng chất tiết diện thẳng.
    Dùng một lực kéo cả hai đầu ra cho đến khi nào đứt thì thôi.

    Vậy sợi dây sẽ đứt ở đâu? Vì Sao?

    _________/[UFO]\___________________

    Thành công nào mà không phải bỏ ra ít nhiều đau khổCuộc sống

    này có ý nghĩa gì khi mà không có nguời yêu mình

    ____________________
  2. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu bác làm thế nào mà có thể kéo cả hai đầu dây mà chỉ dùng một lực. Ít ra thì bác cũng phải buộc một đầu vào đâu đấy. Còn nếu chập hai đầu lại một rồi kéo thì chả bao giờ sợi dây nó giãn ra được
    Nếu nắm hai đầu và kéo ra với hai lực bằng nhau. Gọi 1 đầu là A, đầu kia là C, trung điểm AC là B. Nếu dây đứt ở D thuộc AB thì vì đoạn dây là đồng chất, tiết diện đều (tiết diện phẳng nghe hơi lạ) nên nó cũng có thể đứt ở E thuộc BC đối xứng với D qua B => đứt ở trung điểm.
    [​IMG]

    Diệt cường địch báo hoàng ân
  3. ufo2003

    ufo2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Nếu như bị đứt ở trung điểm => tại đó sức chịu đựng là kém nhất nhưng mà UFO đã nói là đồng chất mà
    Mà đã đồng chất thì mọi nơi đều có sức chịu đựng như nhau
    Vì văn em hơi kem nên câu trước nói hơi thiếu: ĐÚng ra là kéo ở hai đầu hì hì Thông cảm nha
    _________/[UFO]\___________________
    Thành công nào mà không phải bỏ ra ít nhiều đau khổCuộc sống
    này có ý nghĩa gì khi mà không có nguời yêu mình
    ____________________
  4. Field

    Field Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì nếu dây dẫn đồng chất lý tưởng thì dây sẽ không bị đứt. Có thể giả sử mô hình bài toán của ta : các nguyên tử dao động mạng tuân theo định luật Hooke, tức là lực chỉ phụ thuộc bậc nhất vào li độ x , khi đó phương trình tổng hợp lực tính cho một điểm bất kì trên dây không thể tồn tại cực trị . Và do đó không tồn tại điểm chụi lực maximum.
    Trên thực tế vì dây không bao giờ đồng chất hoàn toàn nên mới tồn tại điểm cực trị.
    Các bác thử giải bài toán do em tổng quát hoá lên từ bài của bác UFO2003.
    Cho một dây dẫn có khối lượng riêng phân bố theo phương trình ro=ro(x). Giả sử dây chụi tác dụng của hai lực tại hai đầu với phương trình lực phụ thuộc vào toạ độ là f(x) và g(x). Tìm điểm dễ bị đứt nhất trên dây.
    Hi hi, chúc các bác thành công, Và nhớ cho em lời giải nhé.
    **********************************************************************
    Field- Người đến từ hôm qua
  5. ufo2003

    ufo2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bạn nhầm thế nào chứ? Nếu như hai đầu chịu hai lực khác nhau thì có một điều vô lí đấy và chúng sẽ chuyển động về bên mà có lực lớn hơn và hai đầu sẽ cùng chịu một lực và sẽ ko có sự khác biệt về lực ở hai đầu
    Tôi tạm hiểu cái hàm ro=ro(x) là một hàm số đồng biến hoặc nghịch biến vậy thì sẽ có một đầu có khả năng chịu lực kém nhất và chúng sẽ đứt tạo đó
    Còn nếu như đó ko phải là hàm DB hay NB thì tuỳ theo loại hàm thì ta sẽ tòm được vị trí chịu lực kém nhất
    Tui chỉ có vậy thôi và không có ý kiến gì thêm, nếu sai thì mọi người cho ý kiến nhé
    My Website: WWW.TUTC4.COM
    Gửi Mail Tiếng Việt có dấu WWW.TUTC.VZE.COM
  6. ufo2003

    ufo2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Chắc bạn biết rằng khoa học ngày nay có độ chính xác rất cao mà đã cao thì chuyện làm cho đồng chất rất đơn giản vậy tại sao họ vẫn phải dùng các loại dây cáp to đùng????
    Nếu họ chế tạo loại dây đồng chất thì rẻ hơn nhiều đó
    My Website: WWW.TUTC4.COM
    Gửi Mail Tiếng Việt có dấu WWW.TUTC.VZE.COM
  7. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Vì đây là dây dẫn nên Trajan đoán đó là kim loại hoặc hợp kim của kim loại.
    - Vấn đề thứ nhất được đặt ra: sơi dây sẽ đứt? Sợi dây sẽ dãn và cuối cùng đứt nếu như lực đủ lớn. Chẳng phải kim loại và hợp kim đều có yield strength và ultimate tensile strength?
    - Vấn đề thứ hai: sợi dây sẽ đứt ở đâu? Đối với một sợi dây "đồng chất" và có tiết diện đều thì việc dây đứt ở đâu chỉ có trời mới biết! Nếu bạn làm tensile test thì bạn sẽ biết liền. Bạn có break 10 cái samples thì chưa chắc đã có hai cái gãy ở cùng một vị trí. Ngoài ra, điều này còn tùy thuộc nguyên liệu là một single crystal hay thuộc dạng polycrystalline. Đối với polycrystalline thì hướng trượt và gãy thường tạo nên một góc 45'' độ so với phương của lực kéo bởi vì đây là phương có maximum shear và kim loại biến dạng bằng cách slip.
    - Vấn đề thứ ba: có bạn nào đã học qua lớp Mechanical Behavior of Materials chưa?
  8. ufo2003

    ufo2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Là lớp gì vậy mình ko biết, bạn có thể nói rõ hơn được ko



    My Website: WWW.TUTC4.COM
    Gửi Mail Tiếng Việt có dấu WWW.TUTC.V
  9. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Khi kéo với 2 lực ở hai đầu dây thì sợi dây sẽ dãn ra(Đúng quá rồi).Đến 1 lúc nào đó sợi dây sẽ đạt đến trạng thái dẻo,lúc đó không cần kéo gì nữa nhưng sợi dây vẫn dãn.Trên lý thuyết là khả năng bị đứt ở mọi nơi như nhau nhưng trên thực tế thì sợi dây thường bị đứt ở giữa trước vì do trọng lực bản thân ,mô men tại giữa sẽ là lớn nhất => ứng suất kéo cũng sẽ là lớn nhất =>thằng ở giữa thường hay đứt trước.
  10. Field

    Field Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hê hê cám ơn các bác. Bây giờ thì em hiểu rồi. Căn bản em học toán nên chỉ thích mô hình hoá nó dưới dạng các phương trình nên có nhiều điều kiện trên thực tế không xảy ra được. Em đồng ý với cách giải thích của bác trajan

Chia sẻ trang này