1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đố vui vật lí(hỏi nhau đó mà)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi King_of_god_new, 13/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái ăngten trong mạch bắt sóng radio đóng vai trò một bản tụ điện. Bản kia có thể là vỏ máy hoặc một nhánh ăng ten khác (đối với ăng ten 2 nhánh). Khi thành phần điện trường trong sóng radio truyền qua vùng không gian giữa 2 bản tụ điện này hiệu điện thế giữa 2 bản tụ sẽ biến đổi theo quy luật của sóng radio. Trong máy radio, hiệu điện thế này được khuyếch đại cao tần, lọc bỏ thành phần cao tần, khuyếch đại âm tần rồi chuyển thành âm thanh nghe được.
    Việc bắt rõ sóng radio phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ dài, chất liệu ăng ten, hướng đặt ăng ten và điều kiện ngoại cảnh, nhưng nói chung, ăng ten càng to thì càng bắt được nhiều năng lượng sóng điện từ, âm thanh nghe càng rõ. Khi bạn chạm tay vào ăng ten radio, cơ thể bạn đóng vai trò mộtt chiếc ăng ten to, máy radio của bạn bắt sóng qua "ăng ten" này nên cho ra tín hiệu rõ hơn.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều thú vị về chiếc radio
    Sóng radio có bản chất là sóng điện từ, mang tín hiệu âm thanh truyền đi xa. Về nguyên tắc, người ta có thể chuyển tín hiệu âm thành tín hiệu điện từ, truyền sóng diện từ này đến nơi khác rồi chuyển trở lại thành tín hiệu âm.
    Nhưng vì sóng điện từ tần số thấp (bước sóng dài) dễ bị hấp thụ gây ra mất mát năng lượng nên các sóng điện từ tần số thấp không thể truyền đi xa. Người ta giải quyết khó khăn này bằng cách "trộn" thành phần âm tần (thành phần mang tín hiệu âm) với thành phần cao tần trước khi phát đi. Quá trình này gọi là điều biến (Modify).

    Có hai loại điều biến: điều biến biên độ (Amplitude Modify: AM) và điều biến tần số (Frequency Modify: FM). Trong điều biến biên độ, tín hiệu âm được chuyển thành sự thay đổi về biên độ trong thành phần cao tần. Tương tự, trong điều biến tần số, tín hiệu âm được chuyển thành sư thay đổi về tần số trong thành phần cao tần.
    Bộ phận bắt sóng của máy radio bao gồm ăng ten và bộ lọc sóng. Ăng ten có bản chất là một tụ điện (như trên đã nói). Tụ điện này bắt nhiều tín hiệu sóng điện từ với tần số khác nhau. Các tín hiệu này sau đó được đưa qua một bộ lọc sóng để cho chỉ có tín hiệu với một tần số xác định có thể đi qua. Bạn vặn nút chọn tần số trên máy radio để điều chỉnh bộ lọc này.
    Khi máy radio bắt được sóng điện từ, trước tiên nó phải khuyếch đại tính hiệu lên, quá trình này gọi là khuyếch đại cao tần. Tín hiệu chỉ được khuyếch đại vừa đủ để xử lý. Tính hiệu được khuyếch đại sau đó được lọc bỏ thành phần cao tần, chỉ giữ lại thành phần âm tần. Tín hiệu âm tần lúc này lại được khuyếch đại lên đến mức mà người nghe chỉ định (khi bạn chỉnh nút âm lượng trên máy radio chính là điều chỉnh quá trình này). Cuối cùng tín hiệu được chuyển ra loa đến tai người nghe.
    Nếu bạn bật radio trong xe lửa hoặc để radio trong giỏ xe đạp, radio sẽ không bắt sóng được. Đó là do hiệu ứng ***g Faraday mà bạn đã học ở phổ thông. Để radio có thể bắt sóng, bạn phải đưa ăng ten radio ra ngoài cửa sổ xe lửa hay ló ra khỏi giỏ xe đạp. Cũng vì hiệu ứng ***g Faraday mà tất cả ăng ten radio trên xe hơi đều được gắn ở bên ngoài xe.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Famer học điện tử à, giỏi thật đấy. Mấy cái này thì mình chịu thật. À quên bác học trường nào thế ???
    *******************************
    We Real Cool
    We Left School
    We Lurk Late
    We Strike Straight
    We Sing Sin
    We Thin Gin
    We Jazz June
    We Die Soon
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 20/10/2002
  4. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn nguyên nhân do ta chạm vào angten thì nó được nối dài ra và làm rõ sóng như farmer nói vì có khi ta chẳng cần chạm vào angten mà chỉ cần đặt tay sát vào nó là có thể thu được rõ .Cũng không hẳn angten càng dài thì càng bắt rõ mà nó còn phụ thuộc vào từng loại sóng .Nếu các bạn để ý thì thấy đôi khi đi lại trong phòng cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng thu sóng .
    Ở đây theo tôi là do điều kiện về sóng dừng (sóng tới và sóng phản xạ kết hợp nhau) dẫn đến hiện tượng nói trên.
    Nói chung với angten 2 râu như tivi thì các bạn đặt sao cho phương của angten // với phương của vectơ E là rõ nhất.
    For the good of the game
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, việc bắt rõ sóng radio còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ như khi đài Truyền hình Việt Nam chuyển sang phát sóng trên băng UHF (Ultra High Frequency - Tần số cực cao) thì toàn bộ ăng ten tivi phải chuyển sang loại có chiều dài chấn tử nhỏ hơn để thu được rõ. Chiều dài này thường là chiều dài để tạo sóng dừng trên ăng ten (hình như khoảng 1/4 bước sóng).
    Sóng Radio đưọc chia thành các dải tần: AM: Sóng trung (bước sóng hàng trăm mét), sóng ngắn (bước sóng hàng chục mét). Đối với các bước sóng dài này, việc làm một ăng ten đủ dài để tạo sóng dừng là rất khó, nên ta chĩ việc cho ăng ten dài hết cỡ là được rồi.
    Sóng FM thường chỉ được phát trong địa phương, có bước sóng ngắn hơn (khoảng vài mét). Đối với loại sóng này nên lưu ý đến chiều dài ăng ten sao cho tốt nhất.
    Tìm bắt sóng radio là một công việc thú vị, bạn không những lưu ý đến chiều dài, hướng thu sóng mà còn cả những điều kiện ngoại cánh khác nữa. Tôi đã thử nối một sợi dây thép dài vài mét vào cái radio ở nhà, kết quả là bắt được thêm rất nhiều đài FM của các tỉnh bạn, nhưng việc nối thêm ăng ten có vẻ không cải thiện được chất lượng sóng ngắn AM, ngược lại, đối với sóng ngắn AM thì hướng đặt ăng ten là rất quan trọng.
    Việc chất lượng sóng radio thay đổi khi có người đi lại trong phòng hay đến gần radio không có gì lạ, đó là do sóng radio cũng phản xạ, nhiễu xạ như các loại sóng điện từ khác. Nếu khéo tay, các bạn có thể tự làm cho mình một ăng ten parabol để cải thiện chất lượng sóng radio.
    :-) Tôi không học điện tử mà kiến thức điện tử cũng không có bao nhiêu. Những gì nói ở trên chẳng qua là góp nhặt được sau nhiều năm tìm bắt sóng radio của các đài "khỉ ho cò gáy" trên thế giới. Hiện nay tôi đang theo học kỹ sư ở Singapore, nhưng ngôi trường mà tôi yêu quý nhất và luôn tự hào rằng mình đã từng là sinh viên ở đấy chính là khoa Vật Lý trường ĐH KHTN Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù không có được tấm bằng cử nhân Vật Lý mơ ước, tôi vẫn luôn thiết tha với bộ môn này.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Theo một tài liệu tôi có thì với sóng FM thì tốt nhất ănnten nên có chiều dài bằng 1/2 chiều dài bước sóng . Định vote cho bác 5* nhưng em vote rồi không còn sao nữa làm thế nào bây giờ ? thôi để em vote cho bài của bác nhé !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ừ nhỉ, 1/2 bước sóng chắc là đúng đấy, vì 1/2 bước sóng là điều kiện để có sóng dừng mà. Lúc đầu tôi cũng định viết thế nhưng nghĩ lại nếu là 1/2 ước sóng thì ở hai đầu ăngten là nút sóng (không có dao động điện từ) nên phân vân.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  8. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Thực ra điện tích ta đưa vào gần chỉ có tác dụng trong một phạm vi khá nhỏ nên chuyện làm cho nước đẩy đầu kim ra xa là không thể được, với lại điểm đặt và phương của lực cũng không thể ổn định được. Lời giải: đưa điện tích lại gần một đầu của kim sẽ làm cho đầu đó tập trung nhiều điện tích hơn -> bị hút nên sẽ nâng lên chút xíu. Đồng thời các phân tử nước ở đầu đó cũng bị hút lên-> tạo thành mặt phẳng nghiêng -> cây kim sẽ trượt trên mặt phẳng nghiêng đó-> chạy ra xa điện tích
    Một chiếc lá rơi đâu phải mùa thu tới
    Một cái nhìn âu yếm đâu gọi là tình yêu!

  9. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Giải thích thế này có mà quá bằng bảo đặt hai quả bóng gần nhau thì nó sẽ hút nhau bằng lực hấp dẫn và sẽ chuyển động đến gần nhau
    *******************************
    We Real Cool
    We Left School
    We Lurk Late
    We Strike Straight
    We Sing Sin
    We Thin Gin
    We Jazz June
    We Die Soon
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi đố các bác, vì sao ngọn khói ở đầu điếu thuốc là thì có màu xanh còn từ miệng của tay ghiền thuốc thở ra lại có màu trắng
    F./
    Thế giới thật rộng lớn

Chia sẻ trang này