1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đoàn tau tên lửa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi THPTQUOCHOC, 28/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. THPTQUOCHOC

    THPTQUOCHOC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Đoàn tau tên lửa

    Hôm nay cháu lang thang trên web bắt gặp đưuọc mấy cái ảnh êề đoàn tàu ten lửa chiến lược, nếu bị trùng rồi thi bác mod move dùm em
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Điếu xì gà trong ảnh chính là SS-18 Satan ,loại tên lửa hạt nhân cõng được đầu đạn nặng nhất thế giới ,có thể bắn đến bất cứ nơi nào trên quả đất ,sau này hết thời chuyển thành tên lửa cõng vệ tinh Tặng bác mấy cái hình :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Và đây là anh chàng Dnepr chân trong dài hơn chân ngoài ,bỏ nhà nước đi làm cho tư nhân .
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Nga vẫn giữ mấy con tàu này mà. Nó ngụy trang như tàu thường, vệ tinh Mẽo không phân biệt được
  5. SaoDoLienXo

    SaoDoLienXo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Cái này cách đấy mấy năm trên báo ANTG cũng đăng rồi
    Trong Chiến tranh lạnh, những đoàn tàu bọc thép mang tên lửa hạt nhân của Liên Xô từng là nỗi đau đầu thường xuyên của người Mỹ. Để theo dõi chúng, Lầu Năm Góc đã phải chi rất nhiều tiền, thậm chí hơn cả số tiền Liên Xô đã dùng để chế tạo ra những đoàn tàu này.
    Có tổng cộng 12 vệ tinh gián điệp của Mỹ thay nhau từng phút giám sát khắp nơi trên lãnh thổ Liên Xô, nhưng cho dù ngay cả từ trên vũ trụ, chúng vẫn không thể xác định sự khác biệt giữa những đoàn tàu chứa tên lửa và những toa làm lạnh thông thường.
    Tháng 10/1961, Liên Xô chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công bom khinh khí có công suất tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ. Sự kiện này cũng đồng nghĩa với việc Liên Xô hầu như đã loại bỏ được những lợi thế về vũ khí hạt nhân của Mỹ, cho dù vào thời điểm đó lượng đầu đạn hạt nhân của Washington vẫn nhiều hơn gấp cả chục lần. Thành công về việc chế tạo loại vũ khí này cũng đặt ra những yêu cầu bức thiết mới về các giải pháp kỹ thuật, trong đó việc chế tạo các bệ phóng tên lửa di động đã được đặt ra từ đầu.
    Đây được coi là một giải pháp đảm bảo an toàn và ngụy trang hữu hiệu cho các vũ khí chiến lược của Liên Xô. Năm 1979, Bộ trưởng Chế tạo máy Sergey Afanasev đã giao nhiệm vụ cho công trình sư Utkin và các đồng nghiệp bố trí tên lửa đạn đạo liên lục địa trên một toa xe đường sắt, có trọng lượng tổng cộng cùng bệ phóng hơn 150 tấn. Điều quan trọng là phải đảm bảo cho khả năng vận hành trơn tru của đoàn tàu trên hệ thống đường sắt quốc gia và có thể đạt tốc độ tối đa 120 km/giờ.
    Với những yêu cầu trên, động cơ của đầu tàu được quyết định chế tạo để có thể dùng được nhiên liệu dạng rắn, một thực tế chưa từng gặp trước đây trong lịch sử ngành chế tạo máy. Bất chấp những khó khăn chồng chất, một loại động cơ đặc biệt như trên dành cho đoàn tàu đã được hoàn tất. Nhưng vẫn còn đó không ít những thách thức đối với các nhà thiết kế.
    Vấn đề là cả tên lửa với bệ phóng đã có trọng lượng tổng cộng hơn 130 tấn, một con số vượt qua trọng tải của hệ thống đường sắt thông thường. Cần phải tìm ra những loại nguyên liệu chế tạo mới nhẹ hơn, trong khi kích thước của tên lửa cũng không được vượt quá chiều dài một toa xe lửa có buồng lạnh thông thường. Còn phải kể đến một loạt những bài toán phức tạp nữa mà Aleksey Utkin và các đồng nghiệp phải đương đầu: cách kết nối của các hệ thống điện, làm sao nâng tên lửa theo chiều thẳng đứng chỉ trong vài giây, làm sao để đảm bảo phóng tên lửa tối đa là 2 phút sau khi đoàn tàu dừng bánh.
    Nhưng cuối cùng, các kỹ sư Xôviết đã hoàn tất nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đoàn tàu tên lửa đầu tiên được trang bị cho quân đội vào năm 1987. Đến năm 1992, đã có tổng cộng 12 đoàn tàu như trên được triển khai trên khắp đất nước.
    Về cơ bản, những toa tàu được lắp ráp hệ thống tên lửa PC-22 (phương Tây gọi là Skalpel) cùng một khoang điều khiển tác chiến. PC-22 có trọng lượng khoảng hơn 100 tấn và tầm bắn khoảng 10.000 km. Đây là loại tên lửa có ba tầng dùng nhiên liệu rắn có lắp các đầu đạn hạt nhân tự dẫn đường. Mỗi đoàn tàu đặc biệt này trung bình có 3 bệ phóng, kèm theo 12 tên lửa và khoảng 120 đầu đạn hạt nhân.
    Thông tin về sự xuất hiện của những đoàn tàu trên đã khiến người Mỹ hết sức lo lắng. Với nỗ lực theo dõi và phát hiện chúng, Lầu Năm Góc đã chi rất nhiều tiền đầu tư vào hệ thống vệ tinh do thám, tính ra còn vượt trội so với khoản kinh phí Liên Xô đã bỏ ra để chế tạo những đoàn tàu này. Có điều cả 12 vệ tinh của Mỹ dù lùng sục suốt ngày đêm trên từng mét đất của lãnh thổ Liên Xô cũng không thể phát hiện và phân biệt những bệ phóng di động này với các đoàn tàu có toa lạnh thông thường.
    Cần nói thêm là từ những năm 60 của thế kỷ XX, người Mỹ đã nghiên cứu chế tạo những đoàn tàu tên lửa tương tự, nhưng họ đã không thành công. Khi các vệ tinh do thám không giải quyết được vấn đề, người Mỹ lại bắt tay vào một nỗ lực mới. Dưới vỏ bọc là chuyến tàu hàng thương mại gửi sang Liên Xô, phía Mỹ đã bí mật lắp ráp vào một số côngtenơ những hệ thống theo dõi đặc biệt bao gồm cả máy thu tín hiệu vô tuyến, phân tích mức độ phóng xạ và camera có thể chụp xuyên qua lớp vỏ tàu.
    Tất cả chỉ để nhằm phát hiện ra những toa tàu chứa tên lửa hạt nhân của Liên Xô. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị cơ quan gián Xôviết chặn đứng, ngay khi con tàu vừa ra khỏi địa phận Vladivostok.
    Vào thời điểm hiện nay, trước những thay đổi về tình hình thế giới cũng như chi phí cao về vận hành, Chính phủ Nga đã quyết định loại bỏ khỏi trang bị những đoàn tàu mang tên lửa hạt nhân kiểu trên. Những toa tàu bọc thép bí mật - từng là mối đe dọa khó lường đối với người Mỹ - đã được gỡ bỏ và lưu giữ trong hệ thống kho cố định.
    (ANTG)
  6. SaoDoLienXo

    SaoDoLienXo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Cò cái ảnh lúc nó hoạt động
    [​IMG]
  7. Ko_Ta_Ro

    Ko_Ta_Ro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ Nga đã có hệ thống phòng không di động hiện đại rồi nên chắc không dùng đến cái món tầu tên lửa này nữa nhỉ
  8. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    Giờ Nga dùng Topol M (cái ảnh này mượn ở topic Ảnh lễ diễu binh kỉ niệm ngày chiến thắng)
    [​IMG]
    Cái này ở trên mạng, spam tí:
    Tên chính thức của đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga là ?oHệ thống tên lửa đạn đạo đường sắt quân dụng?; bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Ngày 20/10/1987, đoàn tàu tên lửa đạn đạo đầu tiên được chính thức biên chế vào phục vụ chiến đấu của Sư đoàn Tên lửa đạn đạo Kostoma thuộc Quân đoàn Tên lửa chiến lược Liên Xô (LX) cũ. Từ đó, trên vùng Sibêri bao la rộng lớn thỉnh thoảng có thể nhìn thấy đoàn tàu sơn màu xanh lá cây thần bí và đôi khi nghe thấy tiếng nổ xé trời phát ra từ đấy.
    Nhìn từ bên ngoài, các đầu xe lửa kéo đoàn tàu tên lửa đạn đạo (mỗi đoàn có 6 đến 8 toa), không khác gì các toa xe chở hàng hóa bình thường; có toa còn in rõ chữ: ?oVận chuyển hàng hóa nhẹ?, ?ochứa 135 tấn?... Điều duy nhất không giống là: mỗi đầu tàu còn kéo sau vài ?otoa xe lạnh? kiểu bịt kín; chiều dài của các toa này dài hơn các toa bình thường.
    Bên trong các toa tàu mà nhìn ngoài giống như toa bình thường này lại ẩn chứa một trong những loại vũ khí uy lực lớn nhất thế giới mà phương Tây gọi là tên lửa đạn đạo vượt đại châu SS-24 (LX còn gọi là ?odao phẫu thuật?). Đây là loại tên lửa đạn đạo vượt đại châu (đối đất, bắn mục tiêu cứng) thế hệ 5 của LX cũ bắn xa được 1,3 vạn km, có thể mang theo 10 đầu đạn tương đương lượng nổ khoảng 10 đến 35 vạn tấn có sức hủy diệt lớn. Bắt đầu từ năm 1987, tất cả được bố trí thành 3 sư đoàn tên lửa cơ động trên đường sắt, tổng số gồm 12 đoàn tàu, trên mỗi đoàn tàu lắp 3 tên lửa đạn đạo SS-24, đây được coi là một kho vũ khí hạt nhân nổi tiếng, vận hành trên đường sắt.
    Sau khi đoàn tàu tên lửa đạn đạo được trang bị cho quân đội LX, hệ thống vũ khí độc nhất vô nhị này trên thế giới đã khiến phương Tây kinh sợ; Mỹ cho rằng, đoàn tàu tên lửa đạn đạo thần bí này có uy lực răn đe rất mạnh.
    Cùng với hình dáng bên ngoài, lại thêm ngụy trang khiến đoàn tàu tên lửa đạn đạo rất giống các đoàn tàu dân dụng và tàu chở hàng hóa bình thường.
    Cơ quan Tình báo Mỹ cho rằng, một khi xuất hiện nguy cơ hạt nhân, trên đất nước Nga hàng ngày có tới hàng vài nghìn đoàn tàu hỏa dân dụng và tàu chở hàng hóa bình thường, để phán đoán ra đoàn tàu nào chứa hệ thống tên lửa đạn đạo vượt đại châu và kịp thời bắn trúng, về cơ bản là ?okhông thực hiện được nhiệm vụ này?.
    Điều càng khiến Mỹ đau đầu là, trên đất nước Nga, mạng lưới đường sắt chằng chịt khắp nơi khiến không gian cơ động của đoàn tàu tên lửa đạn đạo rất rộng lớn. Trong tình hình bình thường, một đoàn tàu tên lửa đạn đạo, cự ly cơ động một ngày đêm có thể tới hơn 1.000 km; muốn bám sát theo dõi đoàn tàu này từ đầu đến cuối, cần đồng thời phải điều động khoảng 300 vệ tinh trinh sát, đây là điều hoàn toàn không thực hiện được.
    Thời kỳ LX cũ, nhiều nhất đối với Mỹ cũng chỉ có thể cùng một lúc điều động được 18 vệ tinh trinh sát quân sự để giám sát theo dõi mấy "ga căn cứ" của đoàn tàu tên lửa đạn đạo trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết. Nhưng một khi các đoàn tàu này đã rời căn cứ đi vào các tuyến đường sắt, thì chỉ sau vài phút là chúng liền ra khỏi phạm vi giám sát của vệ tinh Mỹ. Cho nên, mỗi khi đoàn tàu tên lửa đạn đạo của LX ra khỏi căn cứ, thì Bộ chỉ huy trung ương lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ tại Potomak và Grank Forks lại vô cùng lo lắng và bận rộn hẳn lên, các nhân viên theo dõi thường hỏi nhau: ?oNó đi đâu? Làm gì? Hiện nay đang ở đâu?...?.
    Mỹ tìm mọi cách trừ bỏ ?ocái đinh trong mắt?. Ngày 3/1/1993, tại Moskva, tổng thống Mỹ - Nga đã thương lượng ?oĐiều ước giai đoạn 2, cắt giảm vũ khí chiến lược?. Trong điều ước này, Chính phủ Mỹ đặc biệt yêu cầu Chính phủ Nga tiêu hủy tất cả các đoàn tàu tên lửa đạn đạo.
    Năm 1991, sau khi LX giải thể, tình hình kinh tế Nga khó khăn, kinh phí quân sự của Nga giảm đi nhiều, kinh phí để giữ gìn bảo dưỡng trang bị quân sự rất thiếu hụt, nhân tài và kỹ thuật bị thất thoát nghiêm trọng; lực lượng hạt nhân Nga, đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược, đứng trước khó khăn chưa từng có, hàng loạt vũ khí trang bị xuất hiện vấn đề lỗi thời cũ kỹ, đoàn tàu tên lửa đạn đạo cũng trong tình trạng như vậy. Mặc khác, thời LX cũ, tất cả hệ thống tên lửa đạn đạo chiến đấu kiểu cơ động đường sắt đều chế tạo ở Ucraina. Sau khi LX giải thể, Ucraina tuyên bố sẽ trở thành quốc gia không hạt nhân, không sử dụng, không sản xuất vũ khí hạt nhân, tiêu hủy toàn bộ thiết bị sản xuất tên lửa đạn đạo từ thời LX để lại. Điều này khiến cho các đoàn tàu tên lửa đạn đạo của Nga ở vào hoàn cảnh lúng túng không có linh kiện cung ứng, thiếu điều kiện thực hiện duy tu kỹ thuật...
    Đứng trước tình hình này, quân đội Nga không thể không đưa ra quyết định, sẽ bỏ đoàn tàu tên lửa đạn đạo. Đêm ngày 26/11/2001, đoàn tàu chở trang bị phóng và tên lửa đạn đạo cơ động đường sắt đến xưởng sửa chữa trung ương tại Bryamsk phía tây nước Nga. Tại đây, đoàn tàu đã tháo bỏ tên lửa đạn đạo và trang bị phóng, trở thành đoàn tàu với các toa xe hỏa bình thường.
    Ngày 15/8/2005, nhân dịp 60 năm kỷ niệm thắng lợi của chiến tranh chống phát xít, tại căn cứ cuối cùng đoàn tàu tên lửa đạn đạo, bộ đội tên lửa chiến lược Nga đã hoàn thành phiên trực gác cuối cùng, chính thức rời khỏi phục vụ chiến đấu
    Được berkut sửa chữa / chuyển vào 19:12 ngày 28/09/2008
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Trái TL trên Nga phát triển hy vọng chọc thủng hàng rào phòng thủ của Mỹ. Trong hoàn cảnh hiện nay nó có thể làm được. Ta biết KV là chìa khóa của tên lửa ABM. tuy nhiên 1 tl chỉ vác 1 KV. hiện nay Mỹ nghiên cứu KV mini chỉ nặng dưới 10kg. người ta hy vọng 1TL sẽ vác 1 bầy mini KV. khi đó Topol dù bắn từng loạt muốn lọt lưới cũng khó vì bầu trời đã được giăng thảm mini KV.
  10. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    chờ đến lúc đó hẵng hay, cứ ngồi mà giả định những thứ còn đang thử nghiệm nghiên cứu thì ai chả làm được

Chia sẻ trang này