1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

    Đò đêm trên sông Ngã Bảy
    11:47:00, 10/01/2006

    Dân xóm vạn đò: Ôm chèo chờ khách
    ?oĐi chơi hôn em? Lên chị chèo lòng vòng ra doi Chành, doi Cát hóng mát??. Nhìn hai mẹ con gầy gò trên chiếc xuồng ba lá mong manh tròng trành sóng nước giữa đêm đen đặc quánh, tôi thoáng ngần ngừ? Chừng đoán được suy nghĩ của tôi, chị bảo: ?oHổng sao đâu cưng. Nếu có bị gì thì chị với con Lý cũng chịu như mấy em thôi hà!?. Câu nói quê mùa, tội nghiệp theo kiểu ?othí mạng cùi? của chị không có cơ sở tạo sự an tâm nhưng làm người ta muốn rớt nước mắt. Khách vừa bước xuống, chị mừng rỡ đẩy chiếc xuồng ra sông Ngã Bảy. Kim đồng hồ chỉ đúng 21h tối.

    Chèo đò từ thuở mười hai

    - Má đi đâu vậy? - Tiếng đứa con gái ốm nhách đang đứng trên chiếc xuồng bên cạnh quýnh quáng hỏi theo.
    - Ở đó rước khách đi, má chèo vô trỏng một lát má dìa.
    Vừa nói với con, chị vừa chèo, vừa quay ra phân bua với khách: ?oCon gái tui đó, tên Kiều, năm nay 13 tuổi mà theo má đi chèo đò được 1 năm rồi. Nó cũng có đi học đó chớ, học lớp sáu. Ban ngày đi học, ban đêm đi chèo?.

    Đêm tối làm khúc sông Hậu từ cầu Phụng Hiệp ra Doi Cát như rộng thêm ra. Người cầm chèo, đồng thời là người nắm giữ sinh mạng của kẻ không biết bơi như tôi là một phụ nữ trạc 30 tuổi. Chị tên Thu, nhà ở ven Doi Cát. Nhà nghèo quá, đồng lương công nhân nhà máy đường của anh không đủ sức lo cho đàn con, vậy là chị đẩy chiếc xuồng cũ - tài sản đáng giá duy nhất trong nhà xuống sông chèo mướn 7 - 8 năm nay. Ngày con Kiều còn nhỏ, chị hay để nó trong xuồng, ban ngày chịu nắng, ban đêm chịu sương qua lại rước khách sang sông.

    Tới khi con nhỏ lớn hơn một tí, chị dạy nó biết cầm cái bơi, biết ngoay cột chèo, biết hướng mũi xuồng xuôi theo vòng sóng để xuồng khỏi bị lật úp mỗi khi gặp ghe tàu lớn. Con Kiều vừa thuộc mấy bài học chèo đò ở cấp độ vỡ lòng đó, chị đã cho nó ?ora nghề?. Lúc đầu, khi nghe con nhỏ nho nhe ý định theo nghề của má, chị đã mắng át đi. Nhưng lần hồi chị nhận ra nếu không để nó chèo đò phụ đồng ra đồng vô, chắc chị không lo nổi cho mấy đứa con ăn học.

    Cùng hoàn cảnh ?ora sông? sớm như bé Kiều là Lý. Cô gái với ?omột năm trường học, chín năm trường đò? năm nay vừa tròn 21 tuổi. Học chưa vỡ mặt chữ, Lý đã nghỉ học ở nhà phụ ba má làm mướn. Tới khi Lý chưa kịp bước qua cái mốc ?onữ thập tam?, chưa kịp thành thiếu nữ thì má em đã gom hết tiền bạc trong nhà sắm cho chiếc xuồng. Thế là Lý nghiễm nhiên trở thành cô lái đò trên sông Ngã Bảy, nghiễm nhiên cột đời mình vô chiếc xuồng mà lúc nào đứng trên đó em cũng có cảm giác tròng trành.

    Lý kể: ?oHồi mới ra chèo em run lắm, chỉ dám chèo cặp với mấy chị lớn. Tới khi rành đường, cứng tay, em mới dám tự mình rước khách?. Dấu ấn rõ nhất của gần 10 năm cầm chèo để lại trên thân thể Lý là đôi cánh tay vồng lên quá khổ, khiến người em như lệch hẳn đi. Biết làm sao! Đôi cánh tay ấy đã từng phải gồng lên hết sức mới thắng nổi sức nước đẩy trôi con đò lắm lúc chở tới 7 - 8 người.

    Cư dân xóm vạn? đò

    Nghề chèo đò mướn đã xuất hiện trên sông Ngã Bảy, Phụng Hiệp từ cái thời cầu Phụng Hiệp chưa xây, hưng thịnh nhất lúc xuồng máy chưa phổ biến, vỏ lãi chưa ken dày trên bến và phóng ào ào trên sông như bây giờ. Lần hồi, khi sự hiện đại, tiện nghi tràn cả xuống nước với tàu cao tốc, với ca nô thì việc mưu sinh bằng nghề chèo đò có phần thắt ngặt. Xóm chèo chỉ còn độ trên dưới hai mươi xuồng ?otrực chiến? trên bến gần chân cầu Phụng Hiệp.

    Theo tháng năm, giá tiền qua một lần đò tăng từ 10 đồng, 50 đồng, 100 đồng 200 đồng và hiện tại là 500 đồng/khách vào ban ngày và 1.000 đồng/khách vào ban đêm. Không chỉ đưa khách qua sông, họ còn nhận chở người tỏa đi khắp 7 ngã sông với lộ trình mấy chục cây số. Người cầm chèo đa phần là trẻ em và phụ nữ nghèo. Người giàu, nếu có ý muốn ăn nhờ sóng nước thường sắm xuồng máy chở khách, vừa an toàn, vừa nhanh chóng mà lại được giá cao.

    ?oXăng lên giá thì xuồng máy còn có cớ tăng theo, chớ sức người chèo đò thì muôn đời vẫn vậy. Tuổi càng cao, cầm chèo càng không chắc, xuồng càng không vững, chèo cà rịch cà tang mới tới thì thiếu điều năn nỉ người ta mới chịu đi chớ tăng giá cái nỗi gì? - Nhí Em - một cư dân xóm chèo tâm sự.

    Bị cạnh tranh gay gắt bởi xuồng máy, vỏ lãi máy, dân xóm chèo phải chia ca ra mà chèo, chia khách ra mà sống. Tốp chèo ngày được phân làm 2 ca: một ca từ hừng đông tới trưa, một ca từ trưa tới chiều. Tốp chèo đêm thì có mặt trên bến lúc trời chạng vạng tối. Người nào sức yếu thì chèo tới tầm 21 - 22h tối, người dai sức thì cầm cự đến hết đêm. Một ngày, người chèo đò mướn phải nộp 5.000 đồng tiền bến bãi, bất luận chèo đêm hay chèo ngày. Thế nên người gặp cảnh khó thường tranh thủ đứng bến cả đêm.

    Bà Ba Phê, cư dân cố cựu nhất của xóm chèo đò năm nay đã gần 70 tuổi nhưng vẫn thường xuyên bám bến cho tới sáng. Một bình nước nhỏ, cái nón lá rách, đôi dép mủ sắp đứt, cái áo lạnh thâm kim bỏ chỏng chơ gần cột chèo là tất cả hành trang bà đem theo mỗi đêm. Bà cười: ?oCó khách thì vắt hết sức chèo, không dám mệt. Lúc khách lên bờ rồi, nằm ngửa ra lòng xuồng, nhắm mắt lại cũng chỉ thấy đầu lùng bùng toàn mái chèo thôi?.

    Xóm chèo mướn đã nghèo, khách hàng của họ cũng là những người nghèo. Người giàu quen ngồi đò cao tốc có thắt dây an toàn. Chỉ có người nghèo không tiền đi đò máy mới bước xuống đò chèo. Lý khoe, có lần em chèo chở hai vợ chồng nọ vào tận Bún Tàu cách bến đò gần 20 cây số trong đêm để nhìn mặt cha lần cuối. Chuyện gấp vậy mà họ không đủ tiền đi xuồng máy, phải nhờ đến chiếc xuồng của Lý. Chèo cả đêm như thế nhưng lâu lâu người xóm chèo mới dám ăn tô cháo khuya giá 3.000 đồng bán dạo trên sông. Ngán nhất là mấy ngày mưa bão, nước chảy cuộn xiết, dân chèo đò chỉ bận cái áo mưa ?omì ăn liền? giá hai ngàn lên mình rồi đẩy xuồng ra sông.

    ?Xuồng chị Thu đưa tôi cập bến lúc sắp nửa đêm. Vẫn còn dăm bảy chiếc xuồng ?onằm? chờ khách. Có người ngủ gục bên mái chèo. Vừa nhác thấy bóng mẹ, bé Kiều mừng rỡ sà đến nhưng chị đẩy con ra, hối nó rước mấy người khách vừa tấp xuống bến. Cái dáng nhỏ xíu, gầy gò của nó nhấp nhô, nhồi đập trên sóng, tiếng khua khoắng xa dần rồi mất hút trong đêm đen. Đêm phương Nam dập dềnh sóng nước, dẫu em có dạn dày sông nước đến mấy, tôi vẫn không sao quên được bé Kiều năm nay chỉ mới mười ba?

    Đoàn Mai Hương/báo Sài Gòn Giải Phóng
  2. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Rượu cay, muỗi đói
    TTO - Ông cưới ngoại tôi khi bà đã bước qua một đời chồng và đang cõng trên lưng năm đứa con thơ.
    Bằng nghĩa tình và bằng tấm lòng của người cha, ông mở vòng tay bao bọc, che chở, nuôi nấng đàn con cho tới lúc trưởng thành và lần lượt dựng vợ gả chồng cho từng đứa, để rồi lại trao cho ông một đàn cháu. Tôi là một trong đám cháu lít nhít đó.
    Ông chưa bao giờ mặc nguyên bộ quần áo trừ khi ông đi dự cưới hỏi giỗ kỵ và những ngày cuối cùng trên giường bệnh. Ông thường mặc chiếc quần lỡ, màu đất, lưng để trần, dù ông đang đào hay đang cuốc, đang gieo trồng, đang thu hoạch dưới trời đẫm sương hay nắng như lửa đốt. Chiếc áo ông cuộn lại để trên bờ rẫy cạnh chai rượu đế uống dở. Chiếc áo ấy chỉ có hữu dụng duy nhất là chiều về, ông túm nó thành cái túi, bọc mớ nhãn ***g chín ửng, trái thù lù chín vàng, trái cơm áo chín đỏ? Đứa nào nhỏ được ông chia phần nhiều hơn. Đứa nào không ăn được trái chín thì được uống sữa đậu. Tối, ông lụi cụi bên chiếc cối đá, xay nhuyễn đậu xanh, đậu nành đã được bà ngoại rang vàng. Sữa bột thơm phức có đứa cũng chê, đòi sữa mẹ, khóc i ỉ thâu đêm.
    Đêm, thấy cháu quấy, bà thức ông cũng không ngủ được. Ông tiếp củi cho chiếc bếp un đều đều tỏa khói. Ông cầm chiếc quạt chầm bằng lá dừa phất khói bay về tứ phía. Khói cay lan tỏa. Nhiều con muỗi lờn khói bay vo ve đợi lúc bà lơ là một chút là sà xuống đớp vào thịt da trẻ nhỏ. Ông tức lắm. Bỏ thêm củi thì sợ tụi nhỏ không thở nổi. Vô mùng thì chúng không ưng. Chúng quen nhịp võng và tiếng ru. Thế là? ông duỗi đôi chân trần, mời mọc. Bầy mũi đánh hơi, lập tức xúm lại bâu vào da thịt khét nắng của ông?
    Ông trân mình, không nhúc nhích rồi chậm rãi, nhẹ nhàng, lấy ngón tay dí bẹp từng con một. Bà lo, cự nự. Ông gãi sồn sột chỗ muỗi cắn sưng đỏ, cười hề hề: ?oThây kệ tui, miễn sao bà với sấp nhỏ đỡ muỗi cắn !?.
    Dần dần, việc ?obẫy muỗi? lạ thường ấy thành quen, cũng quen như việc cái cơ thể tráng kiện tự đề kháng với rừng thiêng nước độc muỗi mòng của ông chưa từng đau bệnh bao giờ.
    Thế mà ông lại lâm bệnh đột ngột.
    Ba ngày sau, má tôi từ bệnh viện, nơi ông đang hấp hối với hai căn bệnh bộc phát cùng một lúc: Sốt rét ác tính và ung thư gan, trở về, hối hả đưa lũ cháu chúng tôi đến gặp ông lần cuối.
    Chỉ có mấy ngày mà ông không còn là ông nữa. Như một thân cây tróc gốc, ông nằm đó, bất động, da vàng ệch, mắt không mở nổi, nhắm nghiền?
    Nước mắt tôi chợt trào ra khi nhìn thấy trên mu bàn chân ông, một con muỗi đang mải mê hút máu?
    Trích báo Tuổi Trẻ
  3. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Tết này chị không về nhà...
    21:15:56, 27/12/2005 - Trí Quang
    Để thu mua ve chai mỗi ngày các chị phải cuốc bộ đến mấy chục cây số
    Cuối năm, Sài Gòn tràn ngập những cơn gió lạnh. Khoác những chiếc áo ấm dày khi bước ra đường, náo nức đón chờ không khí xuân sang, có khi nào bạn bắt gặp hay vô tình lướt qua những phụ nữ dáng dấp quê mùa ăn mặc phong phanh, đẩy xe mua bán ve chai hoặc gánh hàng rong hòa vào dòng người xe trên phố? Vì hoàn cảnh, rất nhiều người trong số họ năm nay đành chấp nhận ăn Tết xa nhà.
    Bán ve chai nuôi con vào đại học
    Mảnh đất miền Trung khắc khổ, hết bị bão lũ dày vò đến khô hạn kéo dài, vì vậy không ít phụ nữ phải chịu cảnh sống xa quê, lặn lội vào Sài Gòn làm đủ mọi thứ nghề để mưu sinh và tích góp gửi tiền về nuôi sống chồng con. Chị Thu là một trong số đó. Mỗi sáng sớm, khi không khí vẫn còn đậm hơi sương, chị đã cùng một vài "đồng nghiệp" trong "tập đoàn năm bị" bắt đầu hành trình một ngày mới mưu sinh. Chị Thu quê ở Quảng Nam, vào thành phố được hơn 6 năm nay, làm đủ thứ nghề để kiếm sống qua ngày: từ phụ hồ, bán hàng rong cho tới buôn cây kiểng dạo nhưng thấy chẳng có ăn nên đã chuyển qua công việc thu mua ve chai rồi bán lại cho vựa. Trời Sài Gòn cuối năm nay khá lạnh, nhưng sáng nào chị cũng phải trang bị năm bao ni-lông trên chiếc xe đạp cọc cạch rồi hì hục đánh xe đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để mua phế liệu. "Từ sáng đi tới tối mịt mới về nhà, mỗi ngày có khi đạp xe đến 5, 6 chục cây số là chuyện thường. Trung bình hằng ngày cũng kiếm được vài ba chục ngàn, ăn uống tiết kiệm lắm mới dành dụm gửi về cho gia đình vài trăm ngàn đồng mỗi tháng. Phải chấp nhận đi thôi chứ ở một chỗ thì... chết cả lũ !", chị Thu tâm sự một hơi dài.
    Cũng giống như chị Thu, nhiều phụ nữ khác ở quê nhà chỉ có đôi ba khoảnh ruộng thu hoạch tạm đủ ăn, vậy mà hết hạn hán khô khốc kéo dài đến bão lũ hoành hành, cuốn phăng đi cả mồ hôi lẫn nước mắt của vô vàn những ngày tháng "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Vì vậy, ngày càng có nhiều chị em chấp nhận rời xa quê hương, chồng con để tha hương cầu thực. "Mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn sinh sống, tụi ni cứ nay ốm mai đau hoài, nhưng làm không dám nghỉ. Mình mà nghỉ 1 ngày là con nó đói 5 ngày cậu à. Có khi xui xẻo, gặp phải tụi trộm cướp chặn đường trấn lột hết tiền bạc lẫn đồ phế liệu trên xe, mỗi lần như rứa là khóc hoài!", chị Nguyễn Thị Diên, quê ở Quảng Ngãi vừa nói vừa đưa tay gạt những giọt mồ hôi dàn dụa trên trán. Bên cạnh là một người phụ nữ khác tên Xuân nằm bệt dưới đất với chiếc nón lá úp trên mặt. Chị Xuân đau sốt cả tuần nay, nhưng ngày nào cũng ráng đi làm để kiếm tiền nuôi cô con gái đang học ở một trường đại học trong thành phố. Để con trụ được ở nơi đô thị đắt đỏ như Sài Gòn mà nuôi nghiệp đèn sách, chị đã không ngại quanh năm suốt tháng dãi dầu nắng mưa, cuốc bộ đẩy xe ve chai đến nỗi gót chân nứt nẻ, rướm máu đau buốt...
    Tối đâu là nhà ngả đâu là giường...Tết xa nhà
    Cánh phụ nữ làm cửu vạn đi sớm về khuya nên cứ "tối đâu là nhà, ngả đâu là giường". Buổi trưa thì lót dạ hờ tô hủ tiếu, bánh canh rất đỗi bình dân bên lề đường cho qua bữa rồi trải ni-lông nằm nghỉ tạm ở góc con hẻm nào đó; cũng vì thế mà lắm lúc các chị bị chủ nhà xung quanh xua đuổi thậm tệ vì sợ... ăn trộm đồ ! Những phụ nữ mưu sinh bằng nghề nặng nhọc ở đất Sài Gòn nhiều khi phải ngã quỵ vì mải mê vắt sức làm lụng, nhưng cũng may hầu hết đều ở cùng xóm trọ nên thường đỡ đần chăm sóc, nương tựa lẫn nhau; "hằng ngày có rau ăn rau có cháo ăn cháo cốt sao kiếm được ít đồng gửi về cho ông xã nuôi con là mãn nguyện rồi", rất nhiều chị có cùng tâm sự như vậy.
    Năm hết Tết đến, nhiều chị ngậm ngùi chấp nhận hoàn cảnh xa nhà. Chị Trần Thanh Kim, quê tận Thanh Hóa vừa mới lên xe hoa được hơn một năm thì con trai đầu lòng đổ bệnh, không có tiền chạy chữa cho con, chị phải đánh xe ào vào đây để bán cây kiểng dạo cuối năm. "Ngày đi bán kiểng, tối bán vé số kiếm được đồng nào hay đồng nấy, gửi về cho con nó thuốc men. Năm nay chắc tui phải ở đây ăn Tết luôn chứ về quê là tốn bộn tiền. Nhớ con, nhớ chồng quá mà chẳng biết làm sao, nghèo quá mà anh !", chị Kim nói mà giọng chứa đầy nước mắt. Còn hai chị Cúc, Sang vốn người Bình Định, mỗi sáng cùng nhau thu xếp gánh hàng rong đón xe buýt từ ngã tư Hàng Xanh lên trung tâm thành phố để "hành nghề" bán đặc sản kẹo bánh miền Trung. Mỗi tháng cũng gửi về nhà được vài trăm ngàn đồng cho con ăn học. Không ít lần các chị bị lạc đường không ra được trạm xe buýt, đành lội bộ đến tối mịt mới về được nhà... Còn cực hơn hết là những cô gái làm phụ hồ ở các công trình xây dựng, khóc nức nở hay thét lên vì bị trật tay, bong gân vốn là "chuyện thường ngày". "Lúc trước tay em đâu đến nỗi nào, nhưng từ khi đụng đến xi măng, đất, đá là chai sạm lại. Rồi còn bị nước ăn chân tay nữa, mỗi khi bắt tay làm việc là đau rát không chịu được. Nhưng mãi rồi cũng quen, có điều mai mốt không biết có bị... ế chồng không nữa !", nghe câu bày tỏ thật lòng của một cô gái còn rất trẻ tên Giang, đang là thợ phụ xây dựng cho công trình nhà trên đường Lý Thường Kiệt, bất chợt người viết cảm thấy mắt cay cay. Trời cuối năm dường như càng thêm lạnh...
    Trích báo Thanh Niên Online
  4. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Phụ nữ trong mơ của người đàn ông thời nay
    11:38:10, 11/01/2006
    Trong cuộc đời, mỗi người đàn ông mong muốn tìm được một ?ohồng nhan tri kỷ?, nhưng không phải ai cũng may mắn được như ý nguyện.
    Thực tế cho thấy, tiêu chuẩn về người yêu lý tưởng của phái bên kia cũng khá giản dị chứ không quá xa vời đến độ khó với tới như chúng ta nghĩ.
    Về hình thức: Người đàn ông chín chắn muốn lập gia đình thường không sa vào những cuộc chinh phục mải miết đối với những cánh **** muôn màu sặc sỡ như khi còn trẻ. Người phụ nữ họ chọn có thể bình thường về nhan sắc, thậm chí có đôi chút khiếm khuyết, nhưng dung mạo phải toát lên vẻ khả ái, dễ gây cảm tình cho ngườI đối diện.
    Về tính tình: Người đàn ông tha thiết muốn tìm một người bạn gái đủ mềm dịu để khuất phục trong vòng tay của họ, nhưng cũng đủ cứng cỏi để có thể cùng chung lưng đấu cật với họ trong suốt cuộc đời. Chính vì vậy, họ không bao giờ chọn những nàng công chúa hay những cô búp bê nhõng nhẽo, lãng mạn và hay khóc.
    Điều duy nhất họ cần là một phụ nữ trưởng thành và độc lập. Ngoài ra, đàn ông còn đòi hỏi nhiều đức tính khác (họ vốn vẫn tham lam như thế) mà tựu trung lại là: Thủy chung, đứng đắn, hiền dịu, biết tề gia nội trợ. Dù bạn là nhân viên tạp vụ, là chủ tịch một công ty hay là gì đi nữa, thì trước hết bạn vẫn phải là một người phụ nữ đích thực, bởi đó mới là hạnh phúc cuối cùng của bạn.
    Về nghề nghiệp: Người phụ nữ có công việc ổn định, bảo đảm cuộc sống luôn là lựa chọn được ưu tiên số 1. Bởi vì người đàn ông cần một ngườI đồng hành với họ chứ không hề có ý định thêm gánh nặng vào mình. Chính vì vậy, bạn gái ngày nay cần có khả năng kinh tế vững vàng trước khi tính đến chuyện hôn nhân, vì đó là yếu tố quan trọng để bảo đảm cuộc sống gia đình và của chính bản thân bạn sau này.
    Về trình độ: Có một thực tế là người đàn ông rất ngưỡng mộ những người phụ nữ có học vấn cao, có vốn hiểu biết sâu rộng. Tuy nhiên, để lấy được những người phụ nữ như vậy làm vợ, họ phải có lòng can đảm không nhỏ, vì phái mạnh luôn muốn mình ?omạnh? hơn trong mọi lĩnh vực.
    Cho nên bạn gái cần nắm vững tâm lý này để dung hòa được giữa người phụ nữ của công việc và người phụ nữ của gia đình. Tuy nhiên, học vấn không phải là tất cả, bởi cho dù học vấn của bạn không cao, nhưng bạn biết cách sống, biết đối nhân xử thế đúng mực thì bạn vẫn là thiên thần trong mắt người đàn ông đấy.
    Thiết tưởng, những yêu cầu này của phái mày râu không phải là quá cao. Bạn hãy yên tâm rằng, người đàn ông không yêu cầu ?omột nửa? quá hoàn hảo (họ rất sợ những người phụ nữ quá hoàn hảo, nhìn đâu cũng ra khuyết điểm của người khác).
    Vì thế, nếu bạn biết tự trau dồi, rèn luyện, nuôi dưỡng những phẩm chất tốt và phấn đấu để hoàn thiện mình thì đến một lúc nào đó, chính bạn chứ không phải ai khác, sẽ khiến người đàn ông bạn yêu không thể không nói lời yêu thương với bạn.
    Theo 24H
  5. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Người lớn không phải ai cũng vậy !?
    TT - Thằng nhóc khoảng chừng chín, mười tuổi. Hằng ngày, trên đường đến cơ quan tôi vẫn thường gặp nó. Vai khoác bao bố, tay cầm móc sắt thọc vào bất cứ chỗ nào có thể để rồi moi lên khi thì cái chai nhựa bẹp, lúc là dăm miếng sắt gỉ...
    Hôm ấy trời mưa, tôi đi làm muộn. Thấy một đám đông xúm đen xúm đỏ trước cửa một căn nhà sang trọng hai mặt phố là đại lý bán vật liệu xây dựng, miệng không ngớt chửi rủa, bàn tán..., tôi tò mò dừng xe.
    - Nhặt rác gì nó! Có mà quân đầu trộm đuôi cướp đi rình mò xem nhà nào sơ hở để chôm đồ.
    - Liệu có đổ oan cho nó không?- giọng một người phụ nữ - Hôm nào nó chẳng tha thẩn nhặt rác ở khu vực này mà có ai mất cái gì bao giờ đâu?
    ?oCháu... cháu không lấy thật mà!...? - tiếng thằng bé vang lên yếu ớt. Thằng bé chắc bị ai đó đánh đau đang nằm co quắp tự vệ bên vũng nước, người bê bết bùn đất. Thấy tôi, thằng bé ngẩng lên nhìn, ánh mắt như cầu cứu. Tôi toan bước vào đỡ thằng bé dậy thì có tiếng con gái lanh lảnh trong ngôi nhà vọng ra: ?oMẹ ơi, đây rồi! Con tìm thấy ở gầm cầu thang; sáng cất vào mà quên mất...?.
    Đám đông lục tục giải tán. Người đàn bà vu cho thằng bé ăn cắp cái cân của mình không thèm đỡ nó dậy, trước khi quày quả quay vào nhà còn buông thõng một câu: ?oMay cho mày đấy!? (!).
    Tôi phủi quần áo cho thằng bé. Thằng bé nhìn tôi: ?oCháu không sao đâu cô ạ!?. Tôi móc túi đưa cho nó tờ mười nghìn đồng. Nó lắc đầu, cảm ơn rồi nhìn tôi và hỏi một cách nghiêm túc: ?oNgười lớn không phải ai cũng vậy đâu cô nhỉ??.
    Trích bóa Tuổi Trẻ
  6. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cái ăng ten râu
    TTO - Chị Hoa ở cạnh phòng chúng tôi, chị đã có gia đình nhưng không hiểu vì lý do gì hai người chia tay. Tôi là SV năm nhất, thường sang phòng chị xem ti vi. Trong mắt chúng tôi, chị Hoa là người khó tính và khép kín.
    Cuối tuần nào cũng thấy chị ở nhà dọn dẹp phòng và xem tivi. Rất hiếm khi thấy chị đi ra ngoài chơi. Lần nào sang phòng tôi cũng thấy chị ngồi trước tivi, tay cầm cái điều khiển để chọn chương trình. Là một người hiếu động, thích ra ngoài và thích họat động sôi nổi, tôi không hiểu sao chị lại có thể ngồi lì ở nhà hết tuần này sang tuần khác mà không thấy chán. Hỏi chị, chỉ thấy chị cười buồn buồn mà không nói lý do.
    Mấy hôm nay, cái ăng ten trời nhà chị bị hỏng nên ti vi xem không rõ. Mỗi lần chuyển kênh lại phải chạy tới xoay cái ăng ten râu. Tôi thường bắt gặp chị mỉm cười một mình mỗi khi xoay xoay cái ăng ten nhỏ. Sáng chủ nhật đến, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy chị sửa sang trang điểm chuẩn bị ra ngoài và miệng còn khe khẽ hát.
    Tối đó chị về nhà, nét mặt rất vui. Tò mò, tôi lân la hỏi chuyện. Chị cười nhỏ nhẹ bảo ?oNgộ thật, cái ăng ten râu nhỏ xíu thế mà hay ghê. Chỉ cần chạm nhẹ và xoay một chút xíu là nó đã làm cái màn hình tivi thay đổi từ chỗ không bắt được hình thành bắt rõ nét. Cuộc sống cũng thể, chỉ cần tính khác đi một chút là có thể làm thay đổi cả tương lai của một người.
    Mấy ngày rồi xoay cái ăng ten, chị mới ngộ ra rằng, mỗi kênh truyền hình có một điểm đặt ăng ten riêng biệt, chỉ cần xoay chưa tới hay xoay quá đi một chút thôi là màn hình thay đổi liền. Tuy nhiên, nếu chưa xoay tới hoặc đã lỡ trớn xoay quá đi rồi thì mình vẫn có thể xoay lại đúng điểm mình muốn. Chị đã lỡ tính sai cho cuộc hôn nhân của mình nên giờ chị sẽ bắt đầu lại từ đầu, vẫn còn kịp thời gian, phải không em??.
    Trích báo Tuổi Trẻ
  7. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ: 90% người nghiện ma túy dưới 30 tuổi​
    Từ năm 1991 đến nay tình hình ma túy, mại dâm, AIDS ở Cần Thơ ngày càng diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát cao. Đáng báo động là có đến 90% người nghiện ma túy dưới 30 tuổi.
    Trong năm năm qua, thành phố có 4.860 đối tượng tiêm chích ma túy được đưa đi cai nghiện, nhưng hầu hết các đối tượng sau khi cai nghiện đều bị tái nghiện.
    Được biết, đến nay Cần Thơ đã phát hiện gần 4.000 người bị nhiễm HIV, trong đó có 1.103 người chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 612 người đã bị tử vong. Riêng giai đoạn 2001-2005, HIV/ AIDS ở Cần Thơ gia tăng đột biến, các trường hợp lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy chiếm trên 55%; hầu hết đối tượng nghiện ma túy đều nhiễm HIV.
    Theo Tuổi Trẻ
  8. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Việc gì đã xảy ra ở Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ?
    UBND TP Cần Thơ vừa ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác 3 tháng đối với Giám đốc Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ (gọi tắt EFC) Nguyễn Thanh Sơn để làm rõ trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý điều hành công ty từ năm 2001 đến 2004 mà đợt thanh tra vừa qua đã làm rõ những sai phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vậy việc gì đã xảy ra ở Công ty Hội chợ Triển lãm quốc tế Cần Thơ?
    Xây rồi đập bỏ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng!
    Theo kết quả thanh tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở EFC của Thanh tra TP Cần Thơ (phối hợp với các ban, ngành liên quan) đã phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, gây lãng phí gần 690 triệu đồng. Theo đó, từ năm 2001 - 2004, EFC đã tiến hành xây dựng được 28 hạng mục công trình với giá trị quyết toán là 2.722.449.894 đồng, trong tổng số 28 hạng mục công trình thì Sở Tài chính phê duyệt quyết toán 18 hạng mục, EFC phê duyệt 10 hạng mục. Qua kiểm tra các hạng mục công trình nêu trên, Đoàn Thanh tra đã kết luận: ?oQuá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót như đầu tư chưa phù hợp dẫn tới phải tháo dỡ một số hạng mục công trình, quá trình xây dựng đa số chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục về đầu tư và xây dựng. Trong số 28 hạng mục công trình này thì EFC đã cho tháo dỡ 15 hạng mục công trình (từ năm 2001 đến năm 2003) và trong đó có 13 hang mục công trình không xin phép chủ trương của các cấp có thẩm quyền?. Trong vấn đề này ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc công ty giải thích: ?oTrong các trường hợp này, đơn vị sau khi cân đối số tiền thiệt hại khi phải tháo dỡ, sửa chữa hoặc đập phá giao mặt bằng cho khách hàng dàn dựng, so sánh số tiền thu được trong các kỳ hội chợ với số tiền thu ổn định hàng tháng, giảm bớt chi phí vận động mời gọi khách hàng để lấp kín diện tích mỗi kỳ hội chợ, nếu có lợi thì đơn vị chấp nhận đập phá cho khách hàng thuê theo yêu cầu?. Tuy nhiên, theo ý kiến của lãnh đạo UBND TP Cần Thơ thì: ?oViệc tháo dỡ các hạng mục công trình mà không xin chủ trương của UBND thành phố xem xét phê duyệt là sai qui định của Nhà nước?. Mặt khác, Sở Xây dựng, cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cũng có ý kiến: ?oViệc xây dựng các công trình đều có xin thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định, nhưng khi thao dỡ thì chủ đầu tư không xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền?.
    Hợp đồng cho thuê mặt bằng sai thẩm quyền
    Theo báo cáo Thanh tra, EFC đang cho 15 đơn vị, cơ sở thuê mặt bằng cố định trong khuôn viên công ty. Và có những hợp đồng cho thuê đất, mặt bằng để kinh doanh với thời gian từ 10 đến 20 năm mà không được cấp có thẩm quyền cho phép. Đoàn Thanh tra xác minh được: ?oTrong vấn đề cho thuê mặt bằng, lãnh đạo EFC không tìm hiểu kỹ năng lực tài chính, chuyên môn của DNTN Minh Thảo, dẫn đến các hợp đồng cho thuê đất đều không thực hiện được. Riêng hợp đồng khu ẩm thực ?oGánh hàng rong? không hiệu quả, phải ngưng kinh doanh, để lại khoản nợ mặt bằng, điện, nước, vệ sinh chưa thanh toán cho EFC trên 200 triệu đồng?. Trong việc ký kết hợp đồng số 82/HĐKT.2000 ngày 29/08/2000 với bà Trần Lam Phương Thảo (DNTN Minh Thảo) thuê đất để bán sản phẩm bia đối chứng bia Phong Dinh, nhưng quá trình thực hiện EFC lại để cho bà Thảo tự ý xây dựng khách sạn Khôi Nguyên, trái với nội dung hợp đồng đã ký. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc EFC, giải trình bằng văn bản rằng ?oViệc xây dựng khách sạn Khôi Nguyên, DNTN Minh Thảo có xin phép Sở Xây dựng (và đã được cấp phép)?. Nhưng theo Công văn số 741/SXD do Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trương Công Mỹ ký ngày 11-8-2005: ?oNgày 29-8-2000, Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ ký hợp đồng cho thuê đất và khi đã tiến hành xây dựng xong phần móng, ngày 10-9-2001 chủ đầu tư mới gởi hồ sơ đến Sở Xây dựng để xin phép xây dựng... Việc xây dựng nhà hàng - khách sạn Khôi Nguyên (thời điểm tháng 10-2001) thì hồ sơ quy hoạch chi tiết Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ đang được thiết lập để trình phê duyệt. Đến ngày 22-5-2002, UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) mới có Quyết định số 68/2002/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ?.
    Báo cáo thanh tra đã kết luận EFC ?oký hợp đồng cho thuê đất xây dựng Nhà hàng Lam Kiều ảnh hưởng đến việc qui hoạch nhà hát tại Khu trung tâm Hội chợ, quá trình xây dựng Nhà hàng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép?. Còn ông Nguyễn Thanh Sơn lại cho rằng: ?oDo hội chợ chưa có Hội trường, không có phòng họp khách hàng, nơi Hội thảo, chỗ hội nghị trong lúc diễn ra hội chợ... Do yêu cầu, dần dần Hội chợ sẽ xóa quán cóc, quán rải rác phục vụ ăn uống vỉa hè... để có chỗ nơi cho các doanh nghiệp và Ban tổ chức Hội chợ chiêu đãi ở các hội nghị khách hàng trong Hội chợ (trước đây Hội chợ cũng có nhà hàng phục vụ, nhưng đã thôi hợp đồng), cho nên Hội chợ quyết định : Nếu có Nhà hàng Lam Kiều xây dựng hiện đại sẽ tăng thêm giá trị hiện đại của Hội chợ?. Nhưng căn cứ vào Quyết định số 68/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) ban hành ngày 22-5-2002 về việc phê duyệt chi tiết TL1/500 Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ thì vị trí xây dựng Nhà hàng Lam Kiều chính là nơi được quy hoạch xây dựng nhà hát. Nhà hàng Lam Kiều xây dựng xong và đi vào khai thác kinh doanh thì mới gởi hồ sơ xin phép xây dựng đến Sở Xây dựng (ngày nhận hồ sơ 5-7-2004), nhưng Sở Xây dựng từ chối không cấp giấy phép vì xây dựng không đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Chính lãnh đạo Sở Xây dựng nhận khuyết điểm về sự việc này vì đã không nắm được việc xây dựng trái phép để có biện pháp ngăn chặn.
    Tổ chức Hội chợ tại Rạch Giá, Phú Quốc: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
    Trước thời điểm Đoàn Thanh tra toàn diện của TP vào cuộc, tháng 7-2004, Đoàn Thanh tra Sở Tài chính kiến nghị EFC chấm dứt việc cho tư nhân cùng tổ chức hội chợ liên tỉnh. Nhưng hai kỳ hội chợ tại Rạch Giá và Phú Quốc vào tháng 10-2004 vẫn có mặt tư nhân ?onhúng tay? vào cùng làm hội chợ và 2 kỳ hội chợ này không có hiệu quả, để lỗ: 241.145.383 đồng. Tại 2 kỳ hội chợ liên tỉnh nói trên đã để xảy ra những sai phạm về tài chính, kế toán: không có sổ sách theo dõi thu chi, vé còn tồn (trị giá trên 51.000.000 đồng) bị mất. Số tiền thu chi không có chứng từ, hóa đơn của 2 kỳ hội chợ trên là 48.226.635 đồng, nhưng Ban Giám đốc vẫn ký duyệt cho thanh toán. Theo ý kiến của Đoàn thanh tra, các sai phạm trong 2 kỳ tổ chức hội chợ tại Rạch Giá và Phú Quốc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trách nhiệm chính thuộc về Ban Giám đốc Cty, Trưởng phòng xúc tiến thương mại và Kế toán trưởng. Trong vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn giải trình: ?oĐã lỡ mời các doanh nghiệp khách hàng, Đảng ủy và Ban giám đốc tiếp tục thảo luận, cuối cùng tôi đề nghị biểu quyết, 4/5 đồng chí chấp nhận tiếp tục tổ chức 02 hội chợ trên... Khi quyết toán- do Giám đốc phải chịu trách nhiệm cuối cùng, và để kịp với hồ sơ quyết toán, tôi đã ký văn bản, chứng từ sau khi có sự thẩm định của Phòng kế toán - Tài vụ?. Trong bản kết luận của lãnh đạo UBND TP Cần Thơ do Phó Chủ tịch Thường trực Phạm Phước Như ký ngày 5-10-2005, đã chỉ rõ lãnh đạo EFC phải thực hiện đúng phần kiến nghị của Thanh tra về Hội chợ ở Rạch Giá và Phú Quốc. Và tại Công văn số 493 CV/HCTLQT do Giám đốc Nguyễn Thanh Sơn ký ngày 8-12-2005 về việc Báo cáo thực hiện kết luận thanh tra có đoạn: ?oSố tiền phải thu 48.226.635 đồng của hội chợ Rạch Giá và Phú Quốc, do chưa có cuộc họp kiểm điểm trách nhiệm các đồng chí trưởng phòng có liên quan đến kết luận thanh tra nên chưa thực hiện được?.
    Ra phiếu thu khống 24.000 USD !
    Bên cạnh những sai phạm về xây dựng cơ bản, cho thuê mặt bằng, tổ chức hội chợ ở các địa phương khác bị thua lỗ, cho tư nhân nhúng tay vào làm hội chợ, Đoàn Thanh tra còn phát hiện vụ việc EFC đã xuất phiếu thu khống 24.000 USD tiền thuê mặt bằng tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế 2003 cho Hiệp hội máy nông nghiệp Trung Quốc, trong khi hợp đồng thực tế chỉ có 11.000 USD. Căn cứ vào kết quả thanh tra, người đề nghị xuất phiếu thu khống này là ông Kim Thế-Trưởng phòng kinh doanh của EFC, sau đó được Giám đốc Nguyễn Thanh Sơn ký duyệt. Theo giải thích bằng văn bản của ông Nguyễn Thanh Sơn thì việc xuất khống phiếu thu khống do ?oĐây là một khách hàng nước ngoài mới có nhiều tiềm năng, ổn định trong chiến lược kinh doanh của đơn vị, để giữ mối làm ăn lâu dài, tạo thuận lợi và không muốn mất lòng đối tác?. Nhưng căn cứ vào các điều khoản quy định tại Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ban hành ngày 10-5-1988, thì đây là vi phạm nguyên tắc tài chính nghiêm trọng. Vụ việc xuất phiếu thu khống 24.000 USD hiện đang được cơ quan chức năng pháp luật Cần Thơ điều tra làm rõ.
    ***
    Đối với những sai phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại kinh tế nặng nề tại EFC mà Đoàn Thanh tra đã báo cáo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ Phạm Phước Như khẳng định: ?oĐã giao cho cơ quan chức năng làm rõ, để xử lý vụ việc tới nơi tới chốn?. Dư luận mong chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng pháp luật để quy trách nhiệm cá nhân sai phạm, khắc phục thiệt hại cho Nhà nước, góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương trên lĩnh vực quản lý kinh tế, phòng chống lãng phí và tham nhũng đạt hiệu quả...
    Theo báo Cần Thơ
  9. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bức xúc mà vẫn phải chờ !
    Những ngày cuối năm, trên địa bàn thành phố liên tục diễn ra các sự kiện khởi công các công trình lớn trị giá hàng trăm tỉ đồng như cầu Bình Thủy, cầu Hưng Lợi (nguồn vốn của Trung ương)... Một số công trình khác đang trong giai đoạn nước rút như cầu Ninh Kiều, cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh, cầu Rạch Ngỗng 2 (nguồn vốn của thành phố)... Các công trình này có cùng mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển đô thị, kinh tế - xã hội của thành phố.
    Tuy nhiên, trong ba cây cầu được xây dựng từ nguồn vốn thành phố (Ninh Kiều, cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh, cầu Rạch Ngỗng 2), theo nhiều người dân, chỉ có cầu Rạch Ngỗng 2 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là thật sự cần thiết vì đáp ứng nhu cầu giao thông hiện tại của thành phố. Cầu Rạch Ngỗng 2 nối tuyến giao thông huyết mạch trên đường Nguyễn Văn Cừ. Cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh góp phần giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Nguyễn Trãi, một trong những tuyến đường chính vào khu vực trung tâm của thành phố. Riêng cầu Ninh Kiều, kể từ lúc khởi công đã có nhiều ý kiến của người dân, cho rằng việc xây dựng vào thời điểm này là chưa cần thiết.
    Trong khi đó, ở trung tâm thành phố hiện nay còn nhiều công trình cầu, đường đã xuống cấp trầm trọng, dư luận rất bức xúc nhưng chưa được bố trí vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa. Một trong những công trình đó là cầu Rạch Ngỗng (trên tuyến đường Mậu Thân, nối phường An Hòa và phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều). Trước đây, tuyến đường này chỉ có một cây cầu bề rộng khoảng 2,5 mét. Do áp lực giao thông, ngành chức năng cho xây thêm một cây cầu sắt song song với cây cầu cũ. Đến nay, cả hai cây cầu này đều đã quá tải, vào giờ cao điểm việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Do cầu hẹp, lại nằm gần với điểm giao với đường Huỳnh Thúc Kháng, nơi mật độ xe cộ rất đông ngay phía dốc cầu đã từng xảy ra những tai nạn giao thông gây chết người.
    Đã ba bốn năm nay, vào những tháng mùa mưa, một số tuyến đường ở trung tâm thành phố, như: đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, đường Trần Hoàng Na, đường Lê Lợi, đường Trần Việt Châu, Nguyễn Du... trở thành ?osông? với bao nhiêu là nguy hiểm ở phía dưới; còn mùa nắng dân phải chịu cảnh bụi, mặt đường nhấp nhô. Không những việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn mà môi trường, mỹ quan đô thị của thành phố bị xâm hại.
    Đây là những công trình thật sự bức xúc, nếu không kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp sẽ còn nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, trong năm 2006, những công trình này không được ngành chức năng ghi vốn đầu tư. Tại kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân khóa VII, đại biểu Bùi Hữu Nhơn, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, cho biết: Năm 2006, sau khi bố trí vốn cho các công trình đã thi công, các công trình chuyển tiếp từ năm 2005, vốn xây dựng cơ bản cả năm của quận Ninh Kiều chỉ còn khoảng 5 tỉ đồng để bố trí cho các công trình xây dựng mới. Đó là chưa kể hiện nay trên địa bàn quận Ninh Kiều còn cần một khoản kinh phí lớn để đầu tư cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông trên một số tuyến đường...
    Như vậy, dù là những công trình bức xúc nhưng nhiều khả năng trong năm 2006, những công trình kể trên vẫn chưa được làm mới, tu sửa và mức độ hư hỏng ngày sẽ trầm trọng hơn cần phải có kinh phí lớn hơn để đầu tư.
    Theo Báo Cần Thơ
  10. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thiên thần hương
    TT - Trời cuối năm khá lạnh. Một hôm, đứa con gái nhỏ của tôi đi học về nhất định đòi mẹ phải tìm cho bằng được chiếc áo len màu hồng. Đó là chiếc áo cô út cho cháu nhưng vì cùng cỡ và màu áo đã mua nên tôi cất trong tủ.
    Cầm áo trên tay, con gái đi đi lại lại vẻ suy nghĩ. Tôi thầm nghĩ: ?oNếu giặt, ngâm nước xả thơm e sáng mai không khô kịp... Làm sao đây??. Rồi vợ chồng tôi nhìn nhau cười: con gái bắt đầu biết ?ođiệu?.
    Bỗng cháu hỏi mượn chai dầu thơm của mẹ, lặng lẽ xịt nhẹ vào áo. Sáng hôm sau, con gái tôi bỗng dậy thật sớm, nhờ mẹ đưa đi học sớm hơn thường ngày.
    Trên đường đi, con gái mới thủ thỉ: ?oMẹ cho con tặng bạn Thủy áo lạnh mới nha. Bạn ấy nhà nghèo, mấy hôm nay con thấy bạn ấy mặc áo cũ mà còn bị chuột cắn mấy lỗ nữa; có bạn thọc tay vào mấy chỗ rách ấy để phá...?.
    Vừa tới cổng trường thì bất ngờ bạn Thủy của con gái tôi với duy nhất một chiếc áo đồng phục, co ro vì lạnh cũng đang đi tới. Dường như sợ các bạn khác thấy nên con gái bảo tôi ngừng xe, choàng vội áo mới cho bạn. Tôi lặng lẽ hết nhìn bé Thủy lại nhìn con gái; hai đứa chăm chút cho nhau: đứa vuốt ve áo, đứa đưa áo lên mũi ngửi. Con gái tôi lùi ra một chút ngắm bạn, trầm trồ: ?oBạn dễ thương quá!?.
    ...Trong lòng tôi, một ngày mới đã ấm áp hẳn và dường như thiên thần hương cũng đang lan tỏa quanh đây.
    Trích báo Tuổi Trẻ

Chia sẻ trang này