1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân
    Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên khi tôi gặp người bạn thân của tôi. Cô ấy vừa dọn đến ở cạnh nhà tôi. Bà cô ấy cũng sống gần đó đã dẫn cô ấy đến giới thiệu với gia đình tôi.
    Tôi núp sau lưng mẹ tôi còn cô ấy thì núp sau lưng bà, chúng tôi lấm lét nhìn nhau. Lát sau chúng tôi đã không còn e dè nữa mà bắt đầu đi chơi cùng nhau, cỡi xe đạp đến nhà nhau và còn ngủ lại nhà nhau nữa. Lên lớp 7, lần đầu tiên tôi mất liên lạc với cô ấy. Cô ấy đang gặp những rắc rối trong gia đình, và tôi đã để mặc cô ấy ở cùng với những người ngày càng trở nên lạnh lùng. Không ai trong số các bạn mới của tôi thích cô ấy như tôi cả vì họ biết cô ấy có "vấn đề".
    Hè năm nào chúng tôi cũng đến nhà của nhau, xem những vở opera trên truyền hình, ăn món Doritos (hay bất cứ món quà vặt nào mà mẹ cô ấy đã mua) và bàn về những chàng trai chúng tôi thích.
    Đó là vào năm ngoái, khi tôi nhận thức ra được mọi sự. Tôi nghĩ vào khoảng thời gian tôi vừa vào trung học cũng chính là lúc cô ấy cần một ai đó bên cạnh mình. Cô ấy có một người bạn thân mới và tôi cũng vậy. Sau đó không hiểu tại sao cô ấy lại tự tử!
    Cô ấy được bác sĩ chẩn đoán là bị suy nhược thần kinh, và phải đến bệnh viện cả ngày. Lúc đầu tôi rất buồn, nhưng cô ấy đã luôn gọi cho tôi lúc thật khuya, và chúng tôi đã gặp nhau ngoài đường lúc nửa đêm. Chúng tôi luôn giữ liên lạc. Tôi muốn ở đó với cô vì người bạn thân mới của cô ấy đã bỏ rơi cô khi người ta nói rằng cô bị điên, và tôi biết rằng mình vẫn quan tâm đến cô ấy như một người chị gái.
    Hôm qua cô ấy đã đến gặp tôi và nói rằng: ?oMình chưa bao giờ biết đến một người bạn thân là gì cho đến khi chính bạn là người ngăn mình tự tử; chính bạn làm mình cảm thấy tốt hơn khi nghĩ về bản thân và những vấn đề trong cuộc sống. Bạn đâu biết rằng mình đã định tự tử vào chính đêm bạn gọi cho mình và mình đã khóc. Mình đã nợ bạn rất nhiều, bạn có biết rằng bạn đã giúp đỡ mình rất nhiều không??.
    Cả hai chúng tôi đều bật khóc, và tôi đã có được một bài học trong cuộc sống của mình là đừng bao giờ bỏ rơi bạn bè, dù cho họ không dễ thương như những người khác, hay khi mọi người nghĩ rằng họ bị điên, họ luôn cần một người bên cạnh. Nếu bạn bỏ mặc họ, chính bạn cũng sẽ đau khổ. Vì vậy khi một người bạn đang cần đến bạn, đừng để họ một mình, hãy ở bên họ.
    ĐOÀN KHÁNH QUỲNH (Theo Internet)
    Trích Tuổi Trẻ Online

  2. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Những vòng tròn nước
    Hãy nâng niu , sống thật với khoảnh khắc này, rồi nguồn năng lượng từ giây phút ấy sẽ lan tỏa vượt mọi ranh giới.
    Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao rồi nói:
    - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra.
    Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp:
    - Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, chúng sẽ phá vỡ sự yên bình của tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu làm hôm nay đều có một ảnh hưởng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu và khi cháu buồn hay gặp chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy.
    Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần - mà mỗi người tạo ra hay gánh chịu - sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu thuẫn, căm hờn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ của riêng ta vẫn giao thoa với những "vòng tròn nước" của người khác, và chúng sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác về sự bình an, tin cậy.
    Theo Hoathuytinh.com

  3. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa "lờ"
    Trong cuộc sống, hẳn nhiều người trong số bạn đọc đã từng im lặng khi nghe một câu đùa vô duyên, hoặc phải nhìn đi chỗ khác trước một sự hớ hênh vô ý

    Ấy là tôi cũng học theo cách nói của nhiều người - có văn hóa ẩm thực, văn hóa tranh luận, văn hóa từ chức, văn hóa xếp hàng..., hàng trăm thứ được gắn với văn hóa như thế - thì cũng xin mạnh dạn góp thêm một thứ gọi là văn hóa lờ.
    Tảng lờ, lờ tít, lờ lớ lơ..., biết là có đấy, nhưng vẻ ngoài cứ làm như không biết không nghe không thấy. Lờ theo nghĩa đen hẳn hoi, chứ không bóng gió xiên xẹo sang chuyện khác.
    Bác vay tôi tiền, đến hẹn không thấy bác trả, tôi vẫn có thể làm ngơ vì nếu có hỏi, chưa chắc đã lấy được tiền mà không khéo còn chạm vào nỗi đau của bác...
    Những chuyện nho nhỏ vặt vãnh tương tự có thể kể ra rất nhiều. Lờ được coi như một thái độ, cung cách cư xử. Biết lờ trong những trường hợp ấy là lịch sự, tế nhị, và hơn thế, đôi khi còn là biểu hiện của tấm lòng độ lượng, bao dung.
    Nhưng cũng có những chuyện hoàn toàn ngược lại, tức là không nên lờ, không thể lờ. Nhất là trong thời buổi bây giờ, quyền dân chủ, quyền được thông tin được đề cao, và công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin cũng phát triển đến mức có cố bưng bít cũng không bưng bít nổi.
    Vì thế, nhiều trường hợp lờ gây ra sự khó hiểu, khó chịu, bị coi thường, thậm chí coi khinh. Lờ như thế thì không thể coi là có văn hóa. Gần đây ở tỉnh nọ, có một công trình xây dựng vừa khởi công đã bị dư luận phản đối quá trời.
    Không những dân ở địa phương, mà các nhà khoa học, các nhà văn hóa, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, các nhà bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên... cùng lúc lên tiếng.
    Mấy tờ báo lớn liên tục đăng những ý kiến phát biểu của họ. Phân tích điều hơn lẽ thiệt, đề nghị giải pháp, đưa ra những thắc mắc dành cho các nhà lãnh đạo ở địa phương - những người có quyền quyết định cho xây dựng công trình trên, tức là cũng có trách nhiệm phải giải đáp, trả lời những câu hỏi đó.
    Một tuần, một tháng, vài tháng, rồi cả năm qua đi. Báo nói báo nghe, dân nói dân nghe, tịnh không có một hồi âm của những người có trách nhiệm. ấy thế nhưng ở địa phương người ta lại hùng hồn phát biểu trong các hội nghị (chỉ phát biểu miệng trong các hội nghị thôi), rằng đó vẫn là chủ trương đúng đắn của tỉnh nhà, rằng chỉ có cái chuyện cỏn con vậy mà sao báo chí cứ chọc ngoáy, làm hoắng huýt lên.
    Sự thật hai năm rõ mười: Người ta có đọc báo, có nghe, có biết, nhưng cứ coi như không nghe không biết, nhắm mắt bịt tai. Rồi chẳng mấy chốc công trình hết vốn đầu tư, đắp chiếu nằm... Báo độc thoại mãi cũng mỏi mồm, phải chuyển sang nhiều chuyện đáng quan tâm khác!
    Lờ trong xây dựng, trong sản xuất kinh doanh, người ta còn sẵn sàng lờ trong cả những việc có liên quan tới tình cảm, danh dự của con người. Nói đâu xa, ngay như chuyện khai trừ ông nhà văn ở tỉnh nọ mà vừa rồi một vài tờ báo đã lên tiếng mới đây.
    Vụ việc được đưa ra. Công chúng dỏng tai chờ nghe tiếng nói của những người, những tổ chức, cơ quan có trách nhiệm. Mấy tuần trôi qua rồi. Không khéo bạn đọc lại thêm một phen dài cổ vì chờ đợi.
    Thế mới biết ngày hôm nay vẫn còn không ít người có quyền có chức lại tự dành cho mình một cái quyền rất to nữa là quyền được lờ - được bất chấp công luận, hành xử mọi việc theo ý mình trong im lặng.
    Theo Tiền Phong

  4. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ: xử lý nhanh sự cố máy tính
    TT - Hôm qua 1-6, Trung tâm tin học Bưu điện (ITC) Cần Thơ đã chính thức khai trương dịch vụ xử lý nhanh sự cố máy tính (ITC Care). Đây là dịch vụ phản ứng nhanh giải quyết các sự cố: hư hỏng phần cứng, lỗi phần mềm, an ninh mạng, mất dữ liệu...
    Dịch vụ sẽ triển khai phục vụ khách hàng tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy, chủ nhật), chi phí cho mỗi lần xử lý là 50.000đ. Trước mắt dịch vụ chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong phạm vi các quận nội thành thuộc TP Cần Thơ. Trong thời gian tới ITC Care sẽ tiếp tục triển khai đến các quận, huyện khác. Liên hệ số điện thoại: 071.811911.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=141259&ChannelID=16
  5. hoattunhan88

    hoattunhan88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    "Chim chài mồi"
    "Chim chài mồi" - cụm từ bóng bẩy được dân chơi nói về những "dịch vụ" và "nghề" mới lạ trong xã hội. Sắc đẹp là công cụ cho việc "chài mồi". Từ sàn nhảy, quán karaoke, quán cà phê... "chim chài mồi" đều có mặt để "tiếp thị" rượu, cà phê, thuốc lá... Bản thân các cô thì được tiền "bo", hoa hồng, đôi khi may mắn còn vớ được đại gia. Những ông chủ đẻ ra hình thức kinh doanh này thì ngồi xoa tay hưởng lợi. Chỉ có điều, ranh giới giữa tiếp thị hàng hóa và mại dâm cao cấp là rất mong manh...
    "PR rượu ngoại"
    Tháp tùng mấy ông anh Việt kiều chuyên đi tìm "cảm giác mạnh", chúng tôi đến vũ trường thuộc W. ở trung tâm Q.3 (TP.HCM). "Dân trong nghề" hay "khách ruột" coi đây là một thế giới thần tiên thu nhỏ. Ông anh M. đi cùng nói nhỏ: "Em út ở đây đẹp lắm, đẹp từ "ngoài" vô "trong", thích nữa thì hết giờ O.K luôn!".
    Bước đến tiền sảnh, người tôi bỗng thấy lâng lâng, mắt không dám chớp khi ba cô gái cực đẹp mặc áo dài lộng lẫy cúi rạp đầu xuống chào: "Chào anh, anh khỏe không, anh đi mấy người ạ?". M. trả lời: "Năm người, sao hôm nay em đẹp thế". Một cô cười bẽn lẽn rồi vỗ vai M. một cái "bốp": "Anh này, ghẹo người ta hoài, tối nay em ngủ không được bây giờ!".
    Tiếp tục bước xuống tầng hầm, hai anh "kiến càng" to đùng, oai vệ, trông kiểu tóc và ăn mặc giống như dân "xã hội đen" trong phim Hồng Kông từ từ mở cửa. Vũ trường hiện ra với khoảng 30 cô gái trẻ, ăn mặc đủ thể loại màu sắc, hở hang, đang chen chúc quằn quại nhảy nhót với bạn trai dưới ánh đèn màu trong tiếng nhạc dữ dội.
    Vừa yên vị, một tốp "người mẫu" đẹp như mộng sà ngay vào bàn: "Anh! Nhớ anh quá, hôm nay ủng hộ em nha, vũ trường đang khuyến mãi uống một chai rượu xịn lớn tặng một chai nhỏ, giá triệu hai!". Ông anh Việt kiều giả bộ: "Anh muốn "uống" luôn em được không?" rồi kéo cổ một kiều nữ hôn cái "chụt". Cô nàng ẻo lả: "Anh này kỳ ghê, hôn có một bên hà, hổng chịu đâu, hôn bên này nữa nè... Để chút dễ tính tiền bo!".
    Theo lời M., những cô gái này là PR (public relations - nhân viên quan hệ... công chúng), tiếp viên "đặc biệt" của vũ trường: "Mấy ?oẻm? chỉ làm nhiệm vụ khi có khách vào là đến từng bàn tiếp khách vui vẻ và "thoải mái"! Để được tuyển làm PR, em nào cũng phải có thân hình như người mẫu và phải biết tí tiếng ngoại quốc". Theo M., PR còn có nhiệm vụ phải "chài" cả giới thương gia nước ngoài tới vũ trường.
    Một ông anh Việt kiều chỉ tay về phía bàn bên trái: "Tụi đại gia đang "chơi" loại rượu 30 triệu đồng một chai để "lấy le" với mấy em đó!". Ở bàn này, khách chỉ có mấy người nhưng tới hơn chục kiều nữ mặc áo hở lưng, hở ngực vây quanh. Người hơi thấp là "đào", các em "chân dài" là PR. Cả hai nhóm đang tranh nhau xin số điện thoại và bằng mọi giá lả lơi chiều chuộng để "chài mồi", mong đại gia "chiếu cố" tới đây nhiều lần nữa.
    Một PR chỉ tay phía bàn khác, nói nhỏ với tôi: "Đó, bàn kia đáng lẽ là của em. Suốt ngày nay đi chơi với mấy ổng, mệt chết được. Chiều mới về chưa kịp đặt bàn thì con nhỏ đó cướp bàn luôn". Cô kể: "Nó và em đều quen với mấy ổng, đời là vậy đó anh ơi, làm chung với nhau mà nó còn chơi vậy đó". Theo cô, PR sẽ được tính thêm tiền phần trăm của vũ trường trên mỗi chai rượu khi "chài" được khách. Đó là lý do để ngay bản thân các PR cũng cạnh tranh gay gắt với nhau. Ngoài ra, trong một tuần, mỗi PR buộc phải "chài" khách đặt bàn tại vũ trường với số lượng theo quy định, nếu không sẽ bị sa thải.
    "Tiếp thị" karaoke... ôm
    Khoảng 22h đêm, một phụ nữ lại nói khẽ với chúng tôi: "Kêu mấy em ra cho vui nha, em ở đây dễ thương lắm!". Không đợi trả lời, bả kêu luôn: "Ly Ly, Na Na, Mary... ra đây chào mấy anh nè!". Tôi ngạc nhiên: "Ủa, ở đây có "đào" ngoại sao?". Bả cười ré lên: "Ừ, hàng ngoại đấy, nhưng người Việt 100%!". Ông anh nói nhỏ: "Má mì đó, chút nữa "đào" ra "chọn hàng" thoải mái nha, tao "ba-tăng" (lo từ A - Z) hết cho!".
    Một dàn kiều nữ mỹ miều với làn da trắng nõn nà, quần áo mỏng tang gợi cảm từ cửa phòng trong bước ra và tiến đến bàn chúng tôi trước sự "ngưỡng mộ" của giới mày râu vũ trường.
    Ly Ly ghé tai nói khẽ: "Chút mấy anh vô đó chơi luôn nha! Trong đó là karaoke, anh không biết à, vui lắm, dễ "tâm sự" hơn!". Tôi nửa đùa nửa thật: "Tối anh về trễ vợ không mở cửa đâu! Thôi tối nay mình lên khách sạn này luôn đi!". Ly Ly làm bộ giãy nảy: "Í không được, quy định nhân viên làm ở đây không được ngủ khách sạn này, bị phát hiện là đuổi việc liền đó. Tối nay mình đi "vòng vòng" suốt đêm luôn!".
    Tôi bỗng giật mình khi nghe giọng nói của những "kiều nữ" bàn bên: "Mẹ nó, thằng cha đó "bo" tao có một "xị" (100.000 đồng) mà cà chớn nữa, quậy tao quá trời luôn. Mày vô kêu mấy đứa bị "lốc" (không có khách) ra đây đi, cho tụi nó được "bo" bàn này, mấy ổng chơi sộp lắm, mình chỉ cần ra trình diện và đứng lì tại đó là chút có tiền bo hai xị liền hà". Sự đoàn kết của các "kiều nữ" nghe đến mà phát lạnh!
    "Chài" cà phê, thuốc lá
    Ở khu vực cà phê hồ Con Rùa, việc "chài mồi" xem ra còn khác xa các tụ điểm vũ trường - cao cấp hơn, không lộ liễu. Tại đây, luôn có mặt một số người mẫu chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp "đóng đô" theo từng "ca" sáng - trưa - chiều. Hiện tượng "chài mồi" này nổi lên từ chục năm nay, tiếng thơm lan sang cả... hải ngoại. Cánh Việt kiều vẫn đồn thổi nhau: "Nói đến Sài Gòn, phải biết những quán M.S, W.S...".
    Ít ai biết rằng đây là loại dịch vụ "kinh doanh sắc đẹp" tinh vi, có tổ chức. Người mẫu K., một "trưởng nhóm" người mẫu chuyên đi "chài" cà phê cho biết, một số tay quản lý cà phê chuyên có nhiệm vụ... tìm đến lò đào tạo người mẫu để ký hợp đồng "uống cà phê miễn phí"! Người mẫu phải đạt chuẩn cao 1,65m trở lên; vòng một - hai - ba phải tương đối, ăn mặc phải hở hang và đẹp, một lần đi uống phải kéo theo nhóm, năm đến bảy người tùy yêu cầu của quán. Nhiệm vụ người mẫu chỉ là nói chuyện với nhau vui vẻ, thỉnh thoảng cố tình đi ra đi vào như trình diễn thời trang để mọi người chú ý. Theo K., nhiệm vụ của "trưởng nhóm" là... chia ca cho người mẫu "đi uống cà phê vào những lúc cao điểm".
    Một người mẫu hạng A than: "Nghề này chán lắm anh ơi, cứ phải ngồi lì một điểm, từ sáng đến trưa qua chiều. Vì kiếm tiền nên phải cố thôi, nhiều lúc đụng dân chơi thứ thiệt, nó tưởng mình là "gái bao". Người mẫu bị phát hiện làm "nghề" này còn ê mặt nữa!". Một người mẫu hạng B thì lý giải việc làm này hào hứng: "Thấy việc này cũng vui, mình đẹp mà! Lạng qua, lạng lại cho người ta ngắm mà "thèm" chơi, vừa làm đẹp vừa được tiền ai chả thích. Nếu vớ được đại gia nào là vô mánh luôn!". Cô kể: "Mấy hôm trước, con nhỏ làm chung hên ghê, có một đại gia đến đây uống cà phê "kết" nó xin liền số điện thoại, một ngày sau dẫn vào Diamond sắm đồ hết gần 7.000 USD".
    Hãng thuốc lá nọ còn đề nghị "quảng cáo" tại quán cà phê với cách thức rất đơn giản: Tại quán, một tuần chỉ cần năm, bảy người mẫu ngồi uống cà phê, "tiếp thị" thuốc lá. Chỉ yêu cầu các cô người mẫu đặt mấy gói thuốc trên bàn, cầm lên để xuống như dân sành điệu, người mẫu nào biết hút thuốc thì càng tốt, không hút cũng chẳng sao. Mỗi tuần, mỗi cô được trả lương 4 triệu đồng!
    Một số người mẫu cho biết, làm "nghề" này tuyệt đối không được để lộ ra ngoài vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín chung của quán và nghề người mẫu; mọi người biết được sẽ xem thường. Đó cũng là lý do, "nghề" này đã ra đời rất lâu nhưng đến bây giờ rất ít ai biết. Một số người mẫu có tư cách thì xem đây là một trò lừa các "thượng đế? nên từ chối.
  6. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Buồn ơi, chào mi!
    Sáng sáng thức dậy, ai cũng mong muốn được bắt đầu một ngày mới thật vui tươi và hữu ích. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy tràn đầy sức sống và vui vẻ. Trái lại, sẽ có những ngày bạn cảm thấy chán nản ghê gớm, có khi chẳng vì lý do gì đặc biệt.
    Tất cả chúng ta đều có thể gặp cảm giác chán nản bất cứ lúc nào. Đôi khi chán nản là một phần tất yếu của cơ thể, khi các hóa chất của não mất cân bằng đã lấy đi những hormone làm bạn cảm thấy phấn chấn và thay vào đó, phủ một bóng dài trên tâm trạng và cảm xúc của bạn.
    Cảm giác chán nản của con người là một vấn đề hoàn toàn nghiêm túc và cần phải được điều trị. Tuy nhiên, 13 biện pháp dưới đây không đi sâu phân tích tình trạng này hay làm thay công việc chuyên môn của các bác sĩ. Đây đơn giản chỉ là những mẹo nhỏ dễ thực hiện nhằm giúp bạn phần nào có thể tự kiểm soát tốt hơn tâm trạng của mình.
    1. Dành ít nhất 1 giờ/tuần bên người bạn thân. Trong một nghiên cứu tại Anh, 65% trong số 86 phụ nữ bị chán nản kết thân với một người ******** nguyện đã cảm thấy tâm trạng tốt hơn. Giao tiếp thường xuyên với xã hội sẽ có hiệu quả tương tự như một liều thuốc ?ochống chán nản?. Gặp gỡ một người bạn thân có thể gia tăng sự tự tin và khuyến khích bạn có những thay đổi tích cực; giúp cất đi những muộn phiền.
    2. Ăn hải sản ít nhất hai lần/tuần. Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy người ăn thức ăn giàu axit béo omega 3 - có trong cá nước lạnh như cá hồi và cá thu - sẽ ít bị chán nản hơn. Một nghiên cứu khác của Anh cho thấy những phụ nữ mang thai không ăn cá có tỉ lệ chán nản gấp hai lần so với những ai ăn khoảng 300g cá/ngày. Một cách khác để có omega 3 là dự trữ sẵn một ít hạt lanh trong tủ lạnh vì hạt lanh là một nguồn omega 3 tuyệt vời. Hãy dùng hạt lanh với bất cứ thức ăn gì.
    3. Mỗi ngày, hãy dành vài phút chơi đùa với chó. Trong một nghiên cứu của Đại học Missouri, những người không nuôi thú cưng khi chơi với chó trong vài phút mỗi ngày, nồng độ máu của serotonin và oxytocin - hai hóa chất do não tiết ra có nhiệm vụ kiểm soát tâm trạng con người - sẽ tăng. Bạn không nhất thiết phải nuôi một chú khuyển mà có thể nựng ?oké? chó của hàng xóm hoặc dừng lại ở cửa hàng mua bán chó gần nhà chỉ để... vuốt ve chúng!
    4. Massage 3 lần/tuần, với 12 phút/lần. Massage đúng số lần và thời gian trên được chứng minh là có tác dụng tăng cường mức serotonin (lên tới 17% ở những phụ nữ được massage 2 lần/tuần) và giảm mức hormone cortisol gây căng thẳng. Bạn có thể đến một trung tâm massage chuyên nghiệp hoặc nhờ một người bạn xoa bóp lưng cho bạn. Một nghiên cứu đối với 84 phụ nữ mang thai cho thấy những người được chồng mình massage 20 phút/tuần sẽ giảm nguy cơ bị chán nản xuống 70%.
    5. Chỉ thức trắng một đêm thôi! Nghiên cứu cho thấy ?otước? đi giấc ngủ của cơ thể trong một đêm có thể giúp chống chán nản trong khoảng một tháng. Mặc dù vẫn chưa thể lý giải được điều này, các nhà khoa học nhận định rằng một đêm mất ngủ có thể khởi động lại đồng hồ cơ thể, cho phép người đang chán nản ngủ ngon hơn.
    6. Hãy đập vào một vật gì đó! Sau sáu tuần tham gia một lớp học đánh trống, những người nghỉ hưu cảm thấy tràn đầy sức sống và ít buồn chán hơn. Các nhà khoa học cho biết những âm thanh lộp độp có thể giúp thư giãn. Tham gia các lớp học như vậy còn giúp bạn có thêm bạn bè - điều này cũng giúp bạn hết chán nản.
    7. Đi bộ 10 phút mỗi ngày vào mùa thời tiết ảm đạm. Cảm giác buồn chán có thể đến vào những ngày lạnh giá, âm u. Khi đó, đi bộ ngoài trời và các bài tập thể dục sẽ giúp giải phóng các hormone và các hóa chất do hệ thần kinh tiết ra, giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
    8. Uống một hoặc hai tách cà phê hay trà mỗi sáng. Uống cà phê đều đặn, vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ gặp chán nản xuống 50%.
    9. Hãy nhìn vào gương và tự mỉm cười! Nụ cười sinh lý thật sự có thể làm bạn vui hơn. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học. Nếu cảm thấy quá khó để có một nụ cười, bạn hãy thử xem một bộ phim hài, đọc truyện tiếu lâm hoặc nhờ một người bạn thân kể cho bạn nghe một câu chuyện cười mỗi ngày.
    10. Thay đổi phòng ngủ. Khi buồn chán, nhiều người thường bị mất ngủ. Trong trường hợp này, hãy đổi phòng ngủ. Ngoài ra, để tránh mất ngủ bạn hãy tập thói quen thức dậy vào một giờ cố định trong ngày, không ngủ trưa quá 20 phút, không uống cà phê sau 3g chiều và thư giãn một tiếng trước khi đi ngủ.
    11. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Khi một việc gì đó không diễn ra theo đúng ý muốn, hãy chống lại suy nghĩ tự dằn vặt bản thân, ?otiêu diệt? những suy nghĩ tiêu cực vì bạn biết rằng mình đã làm hết sức và một ngày nào đó chắc chắn bạn sẽ tìm được giải pháp cho các vấn đề đang gặp phải.
    12. Đừng để mình bị kẹt trong những thói quen vốn có! Thử nghỉ làm một ngày và đi du lịch, khám phá một vùng quê lân cận; đi ăn ở ngoài không cần vào cuối tuần hay nhân dịp gì đặc biệt; chọn một con đường khác để đi làm; ?odiện? một bộ trang phục hoàn toàn khác với phong cách hằng ngày của bạn; cầm lấy máy ảnh và bắt đầu một chuyến săn ảnh...
    13. Dành một ngày cho các hoạt động giải trí ngoài trời. Sự kết hợp giữa thiên nhiên và các hoạt động như đi bộ, chèo xuồng, đi xe đạp... sẽ đem lại những thay đổi diệu kỳ cho tâm trạng.
    MAI CHI (Theo Readers''s Digest)
    Trích Tuổi Trẻ Online
  7. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Hội chứng yêu hờ trong giới trẻ


    ?oTình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc?? - Hội chứng yêu? để đấy chứ không tới bến tới bờ kiểu ?ocặp cho có đôi, đi chơi cho có bồ? đang khá phổ biến trong một bộ phận giới trẻ.
    Từ ?oyêu gối vụ??
    Những cuộc tình không đam mê, sau mỗi lần đến và đi không để lại trong tâm hồn họ niềm vui hay nỗi buồn mà kéo theo là sự coi thường, hờ hững với giá trị đích thực của tình yêu.
    Thực ra, Hữu Cường (Học viện Ngân hàng) cũng đã gắn bó với người bạn gái học cùng phổ thông tới 6 năm. Thế nhưng vì đỗ đại học sau bạn gái 1 năm mà Cường trở thành ?ođàn em? khi người yêu ra trường và ổn định công việc trước. Không biết có phải xa mặt mà cách lòng (người yêu Cường về Hải Dương, quê hương của 2 người để lập nghiệp) mà đúng những ngày ôn thi tốt nghiệp, anh chàng nhận được tin nàng quyết định chia tay tình đầu để rục rịch? xây tổ ấm với người khác.
    Có đau khổ, có buồn bã nhưng điều quan trọng hơn đối với Cường là dồn công, gắng sức cho cuộc thi quan trọng nhất trong cuộc đời. ?oThi xong, mình chẳng thấy buồn cũng không thấy vui. Cô ấy đi vào dĩ vãng nhanh hơn cả ?odự tính? và mình lại hứng thú khi tìm cách liên lạc với một nàng mới quen trong kỳ thực tập? - Cường cởi lòng khá tự nhiên khi kể về chuyện tình yêu của mình.
    Thế rồi một chiến dịch của hoa và những lời có cánh (nhưng phải chân tình một chút), chẳng khó khăn gì Cường lại có một người yêu mới, tay trong tay trước mặt bạn bè. Thử mức độ nông sâu mối tình mới của Cường, tôi hỏi: ?oNếu cô ấy lại chia tay bạn để đến với người khác???. Chưa kịp dứt lời, Cường trả lời ráo hoảnh: ?oViệc gì phải vấn vương, rồi tôi lại có người khác. Yêu nhiều, càng có nhiều cơ hội để lựa chọn?.
    Chẳng riêng Cường mà bạn bè của cậu cũng nhiều người liên tục refresh các cuộc tình. Sau mỗi lần chia tay, họ tụ tập để ?obáo cáo kết quả?, có người yêu mới cũng gặp mặt để ?othông báo tình hình?.
    Vì không đắm say, hết lòng với tình yêu mà những cuộc trò chuyện của họ thường không bàn tới việc cứu vãn sự đổ vỡ. Lưu Thành (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) nói: ?oChúng tôi chia tay nhau vì những lý do lãng nhách. Và sau những ?ovết cứa lòng? tôi chỉ thích học kinh nghiệm của những tay đi trước về cách cưa đổ các nàng trong thời gian nhanh nhất và ít tốn kém nhất thôi?.
    ? Tới ?oyêu xen canh?
    Sáng đưa người yêu đến trường, tối lại sẵn sàng cặp kè với người bạn gái khác. Ngọc Long (Học viện Tài chính) tự biến mình thành con thoi và kẻ có sự tỉnh táo cao độ để tránh sự nhầm lẫn khi đi chơi với các nàng. ?oKể cũng hơi quá đáng thật khi cứ phải nói mãi một điệp khúc ?oanh chỉ yêu mình em? rồi rỉ tai cho mấy ?onửa? của mình? - Long tâm sự. Thế nhưng cái sự đa mang ấy không làm cho những kẻ đa tình mệt mỏi. Trái lại, theo Long, kiểu ?oyêu xen canh? làm cho cuộc sống tẻ nhạt của cậu thêm đa sắc màu.
    Ngồi nghe mấy ?otrụ cột? tương lai của gia đình nói chuyện yêu mà chóng mặt, ù tai không biết họ có mấy người yêu cùng lúc nữa, tôi đành chen vào: ?oNày, cái Ngoan, Hạnh, Liên là người yêu của đứa nào vậy? Cánh đàn ông các cậu lăng nhăng quá!?. Hà Việt, bạn cùng lớp với Long nhìn tôi cười mỉa: ?oBà chị chậm tiến quá. Cái Liên bạn em cũng chẳng chịu thiệt đâu. Có hôm em đến đón, đã thấy nó ôm eo một chàng khác rồi?.
    Hiện tại, Việt yêu một em ra mắt chính thức với bạn bè, một nàng khác qua?điện thoại di động làm cậu nhấp nhổm tin tít nhắn tin suốt đêm. Ba tháng nay, Việt sút 2 ký lô chẳng phải vì việc học mà vì thêm người yêu mới.
    Hờ hững với tình yêu?
    Không giống như những thanh niên cứ lao vào ?oyêu cái đã?, mọi chuyện hậu xét, Nguyễn Bình (CĐ Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) lại dửng dưng với những cô gái dành tình cảm cho mình. Có thể cảm thông với Bình khi phải bù đầu vừa học vừa lao vào làm thêm như điên ngay từ năm thứ 2 mà không có thời gian tìm hiểu ?oai đấy? làm bạn. ?oThế nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Mặc dù có điều kiện thời gian, cũng thích vài cô nhưng có điều gì đó cứ lửng lơ trong trái tim làm tôi không muốn nói lời yêu? - Bình bộc bạch.
    Có một nhà tâm lý học đã từng nói, vì đời sống tinh thần quá nghèo nàn và không đủ trình độ làm mới tình yêu nên giới trẻ thường rơi vào tình trạng ?ocả thèm chóng chán?.
    Sau mỗi lần chia tay với người yêu, họ không buồn mà cũng chẳng vui bởi lẽ với những tâm hồn hời hợt và xem thường giá trị tình cảm, họ không cảm nhận được sự thi vị, đẹp đẽ và cao thượng của tình yêu chân chính.

    Theo Hà Thanh
    Tiền Phong

  8. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    24 giờ và một đời
    Chiếc xe tang lạnh lùng đưa xác T. ra khỏi trung tâm. Mọi người đứng nhìn theo, chết lặng? Khoảnh khắc này đây họ đang được sống nhưng có thể chỉ một giây sau họ sẽ phải trở về với cát bụi.
    Những cái chết được báo trước
    H. tỉ mỉ đưa từng mũi kim thêu trên chiếc gối trắng. Có lúc tay chị run run khiến kim đâm vào da chảy cả máu. Chị là người con gái đầu tiên có mặt ở trung tâm. Khi còn là sinh viên, H. nổi tiếng vì học giỏi và xinh đẹp. Vì bị lây bệnh từ anh chàng người yêu con nhà gia thế nên H. phải rời bỏ quê hương vào Trung tâm Mai Hòa (lô 6, xã An Thạnh Tây, H.Củ Chi). Giờ đang sống những ngày cuối đời ở trung tâm, H. lặng lẽ như một cái bóng. Cô không thích tiếp xúc với nhiều người, nhất là những cô gái trẻ. Trên bàn của cô, quyển Thánh Kinh lúc nào cũng mở sẵn. Không biết thần chết sẽ gõ cửa lúc nào nên H. rất lo sợ. Cứ nghĩ đến lúc nằm một mình trong phòng cách ly, tâm thần H. lại bấn loạn. Vì thế, cô phải đọc Thánh Kinh để được bình yên và thanh thản đón nhận cái chết.
    Hiện tại ở Trung tâm Mai Hòa có 31 bệnh nhân, gồm: 11 em nhỏ và 5 nữ, 15 nam. Trong số họ, không phải ai cũng đã làm quen được với môi trường sống mới. Trước kia họ sống trong thế giới nhộn nhịp có bia rượu, có nhảy nhót, có ma túy... Giờ suốt ngày chỉ quanh quẩn trong trung tâm, họ có thời gian để ngẫm nghĩ, để dưỡng bệnh nhưng cũng
    Tr. ở TP.HCM thì bất hạnh nối tiếp bất hạnh. Cha chết, mẹ đi lấy chồng khác. Bà ngoại còm cõi đẩy xe hủ tiếu đi khắp nơi để có tiền nuôi chị em Tr. ăn học. Khi Tr. lên lớp 7 bà ngoại chết, chị em Tr. sa vào con đường ma túy. Cách đây 1 năm, em trai Tr. chết vì bị sốc thuốc. Tr. được hàng xóm chở vào Trung tâm Mai Hòa. Giờ bên cạnh Tr. không có một người thân nào. Những ngày mới vào, Tr. không thể chịu nổi, lúc nào cô cũng có tư tưởng "trốn trại". Nhưng nghĩ đến lúc ra ngoài phải bơ vơ, sức khỏe thì không có, biết đi đâu, về đâu. Tr. đành dằn lòng trước những cơn thèm thuốc và chấp nhận một cuộc sống bình lặng trong trung tâm. Tr. ngậm ngùi tâm sự, bằng tuổi cô (24 tuổi), những người khác đang chuẩn bị bước vào đời còn cô thì ngồi... chờ chết. Cuộc sống mà không dám mơ ước cho ngày mai thì đó chỉ là sự "tồn tại". Tr. đã từng định chọn cho mình một cách chết êm ái bằng thuốc ngủ để chấm dứt một đời bệnh hoạn nhưng khi cầm nắm thuốc trên tay, Tr. lại run sợ. Mỗi ngày Tr. đều đặn khua từng nhát chổi quét đám lá rụng giữa sân, cô thường cười chua chát: "Không được nhìn thấy "chiếc lá cuối cùng" rơi xuống đâu".
    Còn cuộc đời của S. thì đầy biến động. Trước khi phải "chôn chân" ở Trung tâm Mai Hòa, anh là một người khét tiếng trong giới giang hồ. Đã có lúc anh đánh liều nằm ngang đường ray xe lửa để tự kết liễu đời mình nhưng bị thần chết từ chối. Anh bảo số anh chưa được chết. Anh đang sống trong những ngày yên bình của tên tướng cướp hoàn lương thì
    Theo Tạp chí AIDS và Cộng đồng, tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam tính đến ngày 17/3/2006: Số trường hợp chết vì AIDS là 10.347 người, trong đó TP.HCM là 1.362 gười. Đó chỉ là những con số thống kê được từ các trung tâm; trên thực tế, mỗi ngày có biết bao bệnh nhân chết vất vưởng khắp nơi mà không được phát hiện.
    cuộc đời lại chụp lên đầu anh một bức màn xám xịt khác: HIV, hậu quả của những ngày tháng ăn chơi không biết nghĩ. Năm nay S. đã 47 tuổi nhưng có đến 4 lần cận kề cái chết: uống thuốc độc, thắt cổ, lao đầu vào xe hơi và nằm cho xe lửa nghiến nát. Lần cuối cùng đối diện với thần chết anh bị tháo mất cả 2 chân lên tận khớp háng. S. bảo là đã làm nhiều điều ác nên trời bắt anh phải sống trong bệnh tật để đền tội. Chấp nhận số phận như vậy nên S. sống rất lạc quan. Anh hoạt động suốt ngày, hết thêu thùa rồi lại đàn hát. Giọng hát của anh ngọt và ấm như một ca sĩ thực thụ. Trong cuốn sổ nhạc cũ kỹ của S. có nhiều bản nhạc chép tay do chính những bệnh nhân sáng tác. Những ca khúc đó làm cho người nghe buồn đến xót xa. Bài thì nói về tâm trạng của một "đứa con hoang đàng" nay trở về xin sám hối, bài thì nói lên tình người đùm bọc nhau trong những ngày cuối đời, bài thì nói lên nỗi sợ hãi giờ hấp hối và cũng có những bài ta thán "than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!".
    Những ngày tháng ăn chơi ở ngoài không ai nghĩ tới hậu quả. Giờ đây... Họ chỉ mới mười tám đôi mươi nhưng luôn phải ở trong tư thế sẵn sàng... chết. Cuộc sống của họ không có ước mơ, không có tương lai. Họ sợ giấc ngủ, sợ bóng đêm, sợ ngày mai không bao giờ đến. Đ., một bệnh nhân, bảo rằng, còn gì đáng sợ hơn khi biết trước được cái chết của mình! Khi chúng tôi viết bài này thì Đ. đã ra đi...
    24 giờ cuối cùng
    Mai Hòa là trung tâm tiếp nhận những bệnh nhân chuyển sang AIDS ở vào giai đoạn cuối. Vì thế, những người vào đây là... để chết. Tháng nào trung tâm cũng phải ngậm ngùi tiễn 4 đến 5 người ra đi. Mỗi lần có người hấp hối, mọi người quây quần lại bên giường để tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua cơn sợ hãi. Có người thì thanh thản ra đi nhưng cũng có người không thể chấp nhận cái chết. Họ muốn sống, muốn làm việc, muốn có cơ hội để làm lại cuộc đời.
    A., quê ở Tây Ninh, năm nay mới 21 tuổi nhưng có lẽ chỉ trong vài ngày nữa thôi, A. sẽ không được về quê để nhìn mặt con gái của mình. Chị em A. mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm A. 14 tuổi thì chị gái đi lấy chồng. A. đi kết cườm thuê rồi gặp và yêu một người. Khi A. có thai thì người con trai đó bỏ đi. 16 tuổi A. sinh con. Bị anh chị mắng nhiếc, A. để con lại ở quê, lên TP.HCM kiếm sống. 4 năm làm nghề bán bia ôm, A. bị nhiễm HIV. Bây giờ A. đang ở trong tình trạng nguy kịch, bụng phình lên khiến cô không thể ngồi được. Dù đã qua mấy lần phẫu thuật, nhưng sự sống của A. như ngàn cân treo sợi tóc. Nằm trong phòng cách ly, A. không nguôi nhớ về con. A. muốn gặp con một lần trước khi nhắm mắt, nhưng anh chị A. lại không cho phép. Hai người không cho đứa bé nhận A. là mẹ. Giờ A. không đủ sức để vật vã mỗi lần lên cơn đau. Trong hơi thở yếu ớt, A. bảo rằng, cô muốn chết một cách thanh thản và cô sẽ cầu nguyện để không ai phải rơi vào hoàn cảnh như cô.
    Còn giờ phút ra đi của T. lại làm cho những người ở đây khắc khoải mãi. Sinh ra và lớn lên ở Củ Chi nhưng anh lại không hề biết ở đó có một nơi dành cho những người bị AIDS giai đoạn cuối. Tuổi trẻ của anh chìm ngập trong ma túy. Anh phải vào tù vì tội mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy. Vì bị nhiễm HIV nên người ta chuyển anh đến bệnh viện. Bệnh viện lại trả anh về. Gia đình bỏ mặc anh và vợ anh cũng đã đi lấy chồng khác. Anh sống qua ngày nơi trạm xe buýt ở TP.HCM mà không dám về nhà. Nhưng khi thấy anh nằm liệt, một người chạy xe ôm đã chở anh tới Trung tâm Mai Hòa. Sau những năm chạy trốn, cuối cùng anh lại về ngay trên quê hương để chờ đợi phút lâm chung. Và cách đây một tuần, sau một cơn đau vật vã, anh đã ra đi. Khi biết mình sắp chết, T. ***g lên như một con thú bị sập bẫy. Anh sợ hãi, anh không muốn chết... Phút cuối cùng, anh không xin được gặp cha mẹ hay vợ con mà chỉ xin mọi người hãy nắm chặt tay anh. Anh xin cuộc đời và xã hội hãy tha thứ cho anh. Anh thấy mình chết như thế này vẫn chưa xứng đáng với những gì anh đã gây ra. Trong lời nói đứt quãng, anh hổn hển rằng, vì anh mà nhiều người hủy hoại bản thân, bao gia đình tan vỡ... Anh sẽ cầu nguyện cho những người đang sống trên trần gian biết tránh xa ma túy.
    Ghi chép của Bảo Thiên
    Trích Thanh Niên Online
  9. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    8 nghề bị cắt giảm trong tương lai

    Sau đây là 8 nghề có xu hướng ngày càng bị cắt giảm trên phạm vi toàn cầu trong thời gian từ nay tới năm 2012, theo tính toán và phân tích của Cục Thống kê lao động Mỹ.
    Làm vườn
    Đây được coi là nghề sẽ bị cắt giảm ồ ạt trong thời gian tới. Sự hỗ trợ đắc lực của máy móc hiện đại đang ngày càng tiết kiệm nhân công trong ngành này. Ngoài ra, cơ chế sản xuất tập trung hơn ở các nước đang phát triển, các nước nghèo ở châu Phi thay cho sản xuất cá thể, nhỏ lẻ cũng làm giảm số người hoạt động trong ngành này. Chưa kể, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đặc biệt ở vùng Đông Á, cũng làm giảm cơ học lượng nhân công theo đuổi nghề này trong tương lai.

    Thợ may Cũng như ở thời cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 16 với sự ra đời của các máy may công nghiệp, những người làm nghề may mặc phải chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ cuộc cách mạng công nghệ mới ngày nay. Công việc của họ đang bị đe doạ và rõ ràng, máy móc sẽ tranh dần chỗ đứng của họ tại các nhà xưởng trong tương lai. Xu thế đó đã bắt đầu từ nhiều năm qua và sẽ vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
    Thư ký
    Các máy móc và thiết bị văn phòng đã trang bị cho mỗi doanh nhân tới mức hoàn hảo nhất. Chúng chính là những thư ký, trợ lý đắc lực, làm nhiều và nói ít hơn bất kỳ một thư ký bình thường nào khác. Từ điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi cho tới các phần mềm thông minh đang làm cuộc sống mỗi doanh nhân tiện lợi hơn bao giờ hết. Họ đã có thể đặt niềm tin lớn lao cho những thiết bị mới đó thay cho những thư ký thông thường.
    Nhân viên đánh máy và nhập dữ liệu
    Việc số lượng người làm nghề này sẽ giảm đã được dự báo từ lâu và chắc chắn sẽ tiếp tục và có mức độ suy giảm nhanh chóng nhất. Nguyên nhân là sự ra đời của hàng loạt phương tiện hữu ích, các thế hệ máy tính cá nhân mới liên tiếp xuất hiện. Bên cạnh những cỗ máy có tốc độ xử lý ngày càng cao ấy là hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm phần mềm hỗ trợ đắc lực, mang lại công suất làm việc cao hơn quá nhiều lần so với trước đây, khi nhân công chiếm vai trò quan trọng.
    Thu ngân

    Nghề thu ngân sẽ được giao phó ngày càng nhiều cho những chiếc máy tính mới và những phần mềm thông minh
    Cũng như nghề đánh máy và nhập dữ liệu, nghề thu ngân sẽ được giao phó ngày càng nhiều cho những chiếc máy tính mới và những phần mềm thông minh. Các công ty hoạt động trong các ngành cần đến kỹ năng này đều đang ngày càng tin tưởng vào công nghệ mới.
    Những chiếc máy thu tiền tự động, những phần mềm lọc đơn hàng của khách... sẽ thay thế dần những cô gái xinh đẹp cặm cụi ngồi cạnh chiếc bàn với chiếc máy tính điện tử cổ điển. Thợ lắp ráp linh kiện điện tử
    Các nhà chế tạo muốn sản phẩm của mình ngày càng chính xác và đa dụng hơn. Và họ buộc phải sắm thêm các thiết bị tự động, các dây chuyền lắp ráp tối tân để đảm bảo chính xác và an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất. Nhân công bình thường dẫu quen tay tới đâu cũng phải chịu thua những công nghệ mới như vậy, nên họ mất việc dần cũng là điều dễ hiểu.Trực tổng đài
    Công nghệ viễn thông đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, chẳng kém gì công nghệ thông tin. Những chiếc máy biết nhận giọng nói, những bộ chuyển cuộc gọi tự động theo phần mềm lập trình sẵn... đang thay thế dần những nhân viên trực tổng đài. Ngoài ra, các phương tiện liên lạc tiện lợi khác như email hay điện thoại internet cũng đang làm cho những người làm nghề trực tổng đài ngày càng rỗi việc.

    Đại lý du lịch lữ hành
    Khách du lịch ngày càng dựa vào internet để chuẩn bị cho mình trước mỗi chuyến đi. Họ có thể xem trước phong cảnh, in bản đồ, đăng ký khách sạn, đặt vé máy bay và mua các trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi chỉ bằng những cái nhắp chuột giản đơn thay vì phó mặc cho các đại lý du lịch.
    Ngoài ra, du khách ngày nay thích khám phá hơn, có đủ điều kiện và trang thiết bị để tự đi một mình thay vì phải bó mình trong các tour cố định theo ý các đại lý. Do vậy, nghề này chắc chắn sẽ sút giảm nghiêm trọng trong tương lai, bất chấp những nỗ lực tự đổi mới mình của những người làm nghề này.
  10. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi ?ochuyện đời tự kể?
    Danh giá gia đình
    Tôi được sinh ra trong một gia đình danh giá, đó là một điều may mắn. Tôi đã từng rất tự hào vì có ba là một bác sĩ giỏi, mẹ là một luật sư tài ba, các anh chị đều là những kỹ sư có tiếng. Ba mẹ tôi đã luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi ăn học thành tài, nối tiếp truyền thống vẻ vang của gia đình.
    Tôi còn nhớ từ năm cấp I đến giờ lúc nào tôi cũng được học ở những trường chuyên, lớp chọn với những thầy giáo giỏi nhất. Ba mẹ tôi không ngần ngại thức khuya dậy sớm đưa đón tôi đến nhà những thầy giáo nổi tiếng để tôi học thêm. Để bồi dưỡng cho tôi, ba mẹ tôi không sợ tốn công tốn của, sẵn sàng chạy từ Q.3 nơi có thầy dạy hóa thu hút học sinh đông nhất thành phố để đón tôi, rồi đưa về Q.10 nơi có cô dạy văn nổi tiếng ?okhông đậu không lấy tiền?...
    Mỗi ngày, tôi mệt lả với chu trình đi đi về về chạy tới chạy lui, rồi còn phải học bài, làm bài đến mụ cả người. Ba mẹ tôi không phải là không biết tôi khổ, tôi mệt. Nhưng ?ongọc bất trác bất thành khí?, ba mẹ tôi cho rằng tôi được thừa hưởng gen di truyền của ba mẹ tôi nên dĩ nhiên đã là một đứa thông minh vốn sẵn tính trời, như một hạt ngọc còn ẩn trong cát đá, chỉ cần mài giũa trui rèn thì viên ngọc ấy sẽ sáng ngời.
    Do đó mà tôi được rèn đến khờ người, lại còn được tẩm bổ cho đủ chất dinh dưỡng đến phát ớn mỗi khi ngồi vào bàn ăn. Thể trạng tôi yếu ớt, tay chân lóng ngóng vụng về, thân hình phì nhiêu màu mỡ... nhưng sao đầu óc tôi vẫn mụ mị ngu ngơ.
    Ba mẹ tôi nào biết tôi đã làm nhiều chuyện có lỗi để đạt học sinh giỏi cho ba mẹ vui lòng, nào là copy, quay phim, xin điểm... Với sự ưu ái của thầy cô cộng với căn bệnh thành tích vốn trầm kha của ngành giáo dục, tôi đã vô tư làm học sinh giỏi nhiều năm liền để cha mẹ hãnh diện khoe với mọi người: ?oCon nhà tông không giống lông cũng giống cánh?.
    Nhưng rồi mùa thi đã đến, tôi chỉ muốn thi vào khoa văn một trường cao đẳng sư phạm cho hợp với sở trường và nguyện vọng của tôi, thế mà ba mẹ lại nhìn tôi như một quái vật. Anh hai thì cười ngất cho rằng tôi nói đùa. Chị ba nghiêm chỉnh hỏi tại sao tôi muốn đi ?obán cháo phổi?. Nói chung mọi người đều phản đối gay gắt và bắt tôi phải chọn cả ba nguyện vọng đều là những trường đại học danh tiếng.
    Tôi không biết làm cách nào để đậu trường y, nhưng nếu đậu rồi thì làm thế nào để trở thành một bác sĩ khi tâm hồn tôi lúc nào cũng ở trên mây. Tôi lại càng không thể trở thành một kỹ sư xây dựng bởi thể chất yếu đuối của tôi làm sao có thể theo đuổi những công trình nay đây mai đó. Làm luật sư ư? Nghe thì có vẻ khá hợp với người giỏi văn, nhưng tôi vốn không quen sự cạnh tranh, đấu chọi thì làm sao mà ?ocãi? với người ta.
    Tại sao ba mẹ tôi và các anh chị không chịu hiểu rằng tôi chỉ là một đứa bé sống nội tâm, hay mơ mộng. Tôi thích trở thành một thầy giáo dạy trẻ thơ vì môi trường ấy hợp với tôi, mà cũng vì tôi yêu tiếng cười trẻ thơ. Mơ ước ấy bình dị nhưng cũng trong sáng và đáng tự hào, đáng để tôi phải cố gắng để đạt được lắm chứ. Nhưng tại sao ba mẹ tôi lại cho rằng sẽ xấu hổ đến chết khi bạn bè biết rằng tôi chỉ là một sinh viên cao đẳng?
    Các anh chị tôi lại cho rằng lương một giáo viên sẽ không đủ nuôi thân! Và tại sao mọi người lại nghĩ là một giáo viên cấp I thì sẽ không được trọng vọng? Chính những giáo viên cấp I ấy đã dạy cho tôi những con chữ, những bài toán đầu tiên. Và chính ba mẹ tôi, anh chị tôi cũng đã trải qua lần đầu tiên đi học với những giáo viên cấp I ấy. Vả lại như bao nhiêu người đã nói, chẳng có nghề gì là không cao quí mà chỉ có người không cao thượng mà thôi.
    Cuối cùng tôi đã quyết định. Truyền thống gia đình là đáng tự hào nhưng nó không thể là chiếc nơm chôn chặt tương lai, hạnh phúc của tôi trong ấy. Tôi không muốn ba mẹ tôi chạy vạy, gửi gắm làm gì nữa. Tôi chọn con đường trở thành người lính. Có thể tôi sẽ không giàu có, danh giá bằng các anh chị của tôi nhưng chưa chắc là tôi không được hạnh phúc như họ. Nhất là khi nhìn những đôi mắt trẻ thơ trong veo, nghĩ mình là người đem lại an bình cho mọi người, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ...
    HUỲNH CAO SƠN (P.21, Bình Thạnh, TP.HCM)
    Trích Tuổi Trẻ Online

Chia sẻ trang này