1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Những mảnh đời đêm

    Đêm ?" thành phố đi ngủ, là lúc những cô bé, chú nhỏ trên tay xấp vé số, giỏ hoa, hộp kẹo, túi thuốc lá... lang thang khắp các tụ điểm ăn chơi, phố nhậu ở Sài Gòn để kiếm sống.
    Ăn đêm, dạo đêm thành phố hay các quán vỉa hè đây đó khắp Sài Gòn, dễ quen hình ảnh những cô bé, cậu bé trạc 15 đổ lại, hằng đêm bán rong đủ nghề kiếm tiền. Có em tươm tất trong bộ đồng phục học sinh, em trong bộ cánh nhà nghèo sờn vai rách áo... Tất cả bám lấy một địa bàn, cùng mục đích chung kiếm thật nhiều tiền, hay đơn giản chỉ để bán hết số hàng cha mẹ, anh chị đã giao.
    Những số lời kiếm được ngay sau đó sẽ trôi sang túi người lớn trong gia đình. Còn số phận các em nhỏ vẫn mãi như thế, chẳng hề thay đổi, chẳng khấm khá hơn, càng không mơ chuyện học hành, cứ quanh năm ngày ngủ - đêm làm, kiếm tiền cho người lớn, trong khi bao cạm bẫy đô thị đang chực nuốt lấy chúng.
    Không có tuổi thơ
    Mặt hàng mưu sinh đêm của các cô em, chú nhỏ thiếu nhi quanh quẩn chỉ vài thứ thuốc lá, kẹo the, hoa hồng... mua đi bán lại kiếm vài ngàn, vài trăm đồng lời còm cõi. Ở con đường sinh tố Lê Văn Sỹ, Q.3 ngay dưới chân cầu Lê Văn Sỹ có cô bé Thanh Thuỷ, 7 tuổi đầu, chưa một ngày đến lớp, lang thang khắp đường sang tận ngã 5 Chuồng Chó (Gò Vấp) bán kẹo the. Tiền đếm còn lọng cọng, phân biệt bằng cách tiền cắc cho qua một túi, tiền giấy cho qua một túi. Hỏi quê ở đâu, chỉ biết là Huế, còn vùng nào thì... chịu.
    Thuỷ sống với thế giới đêm Sài Gòn hơn hai năm, đã pha lơ lớ giọng Sài Gòn. Nói chuyện bằng giọng Huế, Thuỷ mới mở miệng nói tiếng địa phương cho nghe. Thuỷ đi bán có anh trai đi kèm, ngồi ở xa xa, vào hết quán này quán khác anh đưa đi, khi nào đói bụng, khát nước, Thuỷ bảo thường xin khách ăn đêm, bằng không phải thông báo qua anh mới dám xài tiền lời từ việc bán kẹo để mua nước uống.
    Trong giới nhi đồng bán hàng đêm có Hường bán hoa, lúc nào trên người cũng diện bộ đồng phục học sinh, váy xanh đen, áo trắng, nhưng ăn nói rắn rỏi, biết chọc ghẹo chuyện trai gái, dụ mua hoa. Chỉ mới 11 tuổi, nhưng mời khách mua hoa đã biết đưa đẩy: ?oMuốn tán được gái chú phải mua hoa tặng người ta chứ??.
    Hường đi khắp từ Bàu Cát - Tân Bình, trước cổng những khu tổ chức đám cưới bên Hoàng Văn Thụ, ra khu Nguyễn Thái Học, Hải Triều, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương... Hỏi sao đi đâu cũng gặp? Thì ba đưa cháu đi. Mỗi điểm Hường đến, có một người đàn ông đi chiếc 82 mà Hường gọi là ba, mặt lăm lăm đứng ngoài chờ. Khi rời quán cô bé lại lên xe đến điểm mới.
    Thâm niên trong nghề nhất của giới đêm phải kể đến Thanh, dân quận 4 sống trong khu ven kênh Cầu Dừa, sớm bán thuốc lá, sau 11 giờ khuya chuyển sang bán hoa. Gặp Thanh về đêm từ khi cô nàng là con bé ?otrước sau như một?, nay đã phổng phao thành thiếu nữ, nhưng vẻ mặt chai sạn dày dạn cỡ tuổi của một người ngoài 30. Vừa bán hàng, Thanh vừa dùng các chiêu xoa đấm, giựt tai, bóp tay rất điệu nghệ chiều khách, phần xin thêm tiền bo, tô cháo, bát phở ăn dặm cho đỡ đói.
    Không có tương lai
    Nhóm đồng hương đến từ Thuận An ?" Huế có Diệu, cô nàng theo lời rủ rê của người cùng xóm vào Sài Gòn bán hoa dạo mỗi đêm trước sàn Gossip và khu phố Tây. Ở Thuận An, Diệu nhà nghèo, nghỉ học từ lớp 2 đi bán đậu phộng dạo. Diệu cho biết kiếm tiền ở đây khá hơn, 1 bông hồng bán 10 ngàn, lời hơn 3 lần, có khi hét giá đại 20 ngàn cũng có người mua, lại hay được mấy chú mua hoa tặng con gái đẹp bo luôn tiền dư, nhờ vậy kiếm cũng khá...
    Diệu và nhóm đồng hương mỗi tối đi bán chỉ mong sao bán hết hoa càng sớm càng tốt để về ngủ, hoặc lang thang phụ bán tiếp cho bạn, sáng hôm sau ngủ vùi, chiều đến lại chuẩn bị hành trang chờ khuya lặp lại chu kỳ đêm trước.
    Từ nhỏ đã phải lo làm, đâu biết học hành chi, khuya nào cũng 3 ?" 4 giờ sáng mới về. Những em nhỏ tự do như xóm đồng hương Thuận An còn tự chủ được, chứ những em nhí quá phải lệ thuộc giờ lao động vào... bề trên. Có bữa thấy Thuỷ ở bên ngã 5 Chuồng Chó gần 2 giờ sáng, hỏi khi nào nghỉ, Thuỷ bảo phải bán hết chỗ này mới nghỉ.
    Hết là còn bao nhiêu? 23 vỉ kẹo the nữa. Mỗi vỉ bán giá 5.000 đồng, lời nửa giá. Hỏi sao không về ngủ sớm, Thuỷ bảo anh chưa cho về, phải làm tiếp, bán hết mới được về. Hỏi dồn, không bán hết thì sao? Thuỷ im lặng lắc đầu không nói.
    Ở khu lẩu dê N.C.T, Q.1 có Quân ?" 14 tuổi, học đến lớp 6 nghỉ, theo mẹ bán thuốc lá, kẹo từ lớp 4, ngày học, đêm đi bán. Bẵng đi một dạo không thấy Quân đâu, cả tháng sau gặp lại cô nàng với cái đầu trọc lóc, mập thù lù lại tiếp tục đi bán hoa.
    Hỏi sao trọc đầu, Quân không dám nói, nhưng mấy đồng nghiệp đi cùng bảo: Nó theo trai đó chú! Nó nghe lời thằng vé số, bỏ đi bị mẹ lôi cổ về cạo đầu. Quân thường tiếp xúc những cặp tay chơi vừa tan hàng ở vũ trường, quán bar ra ăn tối, cô nàng cũng học theo mấy câu người lớn, vừa đến mời mua hoa, vừa bỏ nhỏ, con biết lát nữa mấy cô chú đi đâu rồi... lát nữa mấy cô chú đi khách sạn chứ gì.
    Do không được giáo dục, lại tiếp xúc với thế giới đêm nên thường các cô bé chú nhỏ ăn nói toàn những câu chuyện người lớn, yêu đương. Các em nhỏ rồi sẽ về đâu, khi thế giới đêm đầy cạm bẫy rình rập.
    Cạm bẫy
    Đối chọi với gian manh tiểu xảo đường chợ, các em gái Thuận An sống nhờ vào đêm thường đi tụm lại với nhau để che chở, bao bọc cho nhau. Dân vé số ít khi bán về đêm, vì theo lời chú nhỏ tên Hiếu, quê Bình Thuận thì bán vé đêm ít khách, mà lại hay gặp lưu manh, nó coi vé số rồi lấy luôn, hoặc giựt tiền, trấn lột hết, tiền vốn mua vé số cao, giựt một lần cả vé lẫn tiền là coi như sạt nghiệp.
    Dân bán hoa và kẹo nhẹ vốn hơn, đi theo nhóm, anh em, bạn bè và chỉ bán ở những nơi đông người nên cũng không sợ bị bắt nạt, trấn lột, ăn hiếp. Nhưng mặt khác lại dễ rơi vào nghiện ngập, hút hít.
    Quốc T. và L., hai đồng hương đến từ Thái Bình hiện đang sống trong một nhà mở của một tổ chức từ thiện ở Bình Hưng Hoà. T. và L. trước kia cũng sống về đêm, làm đủ nghề, đánh giày, bán kẹo, thuốc lá ở cửa ra vào các sàn nhảy, quán bar. Dần quen mặt các tay chơi, được các tay chơi mua đồ, cho tiền, chuyền cho vài hơi thuốc trước Bar Nhà Đỏ (điểm ăn chơi khét tiếng một thời về nạn lắc nay đã đóng cửa), tối nào cũng thế, hai chú nhóc trở thành dân nghiện lúc nào không hay.
    Từ những cách kiếm tiền trong sạch, hai chú nhóc dần trở thành lưu manh hè phố, kiếm tiền bằng mọi giá cho nhu cầu chích choác, đến khi may mắn được các anh em trong câu lạc bộ đồng đẳng đưa về nhà mở mới thoát ra được.
    Thanh kể trên, trước kia còn dễ thương, ngoan ngoãn, nay dần đổi lốt, gần như làm cầu nối cho các ******* muốn tìm người qua đêm. Ở khu ăn đêm Hải Triều, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học... Thanh chạy đi chạy lại bán đồ, những **** hết thời không kiếm được ?okèo? trong sàn cũng ra đây ăn tối vớt cú chót.
    Những tay chơi lẻ bạn vào ăn, sẽ được các **** bật đèn xanh cho cô nàng làm giao liên, chạy đi chạy lại đưa thông tin, hoặc đơn thuần chỉ lấy số điện thoại, sau đó được mua một bông hoa, hay thưởng ít bạc lẻ tiền công cán, việc còn lại để hai bên tự giao dịch với nhau. Có vẻ, trò này dễ làm, kiếm tiền nhanh nên gần đây thấy cô nằng mỗi khuya có vẻ xăng xái chạy lui tới mời chào mua hoa thì ít mà rỉ tai nói nhỏ thì nhiều.
    Theo Sài Gòn Tiếp Thị
  2. hoattunhan88

    hoattunhan88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bi hài quanh cái tên ?oMai Phạt Sáu Nghìn Rưởi?
    Hữu Trà
    Ở tuổi 65, ông Mai Văn Cán, xã Đại Cường, Đại Lộc (Quảng Nam) vẫn nhớ như in cái ngày mà vợ chồng ông lặn lội lên UBND xã nộp phạt và khai sinh cho đứa con thứ năm Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi.
    Giận một phút
    Trong ngôi nhà nhỏ nằm cạnh cầu Quảng Huế, ông Mai Văn Cán đã già nhưng vẫn tỏ ra hoạt bát khi nghe chúng tôi hỏi chuyện cậu con trai thứ năm, có cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi. Ông Cán chậm rãi kể: "Năm 1976, rời quân ngũ tôi về quê, cưới vợ. Sáu năm, sinh liền tù tì 4 đứa con, hai trai, hai gái. Hồi đó, tui chuyên nghề lái đò, đưa dân làng Quảng Đại qua bên kia sông Quảng Huế làm đồng. Khổ cực lắm, nên hai vợ chồng muốn dừng lại để nuôi dạy con cái cho đàng hoàng. Tui nghĩ, nếu Nhà nước không ban hành lệnh "kế hoạch" thì mình đẻ ra nhiều cũng không nuôi được. Nên vợ chồng tui cũng xin dừng lại từ đây". Vợ ông, bà Đỗ Thị Vân xuống Trạm Y tế xã đặt vòng tránh thai. Còn ông cũng hăng hái "mặc áo mưa, áo gió" mỗi khi "xung trận". Chẳng biết do trục trặc ở đâu mà vợ ông tiếp tục mang bầu đứa con thứ năm. Năm 1987, bà Vân chuyển dạ sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh. Chưa kịp mừng, gia đình ông nhận một tờ giấy báo nộp phạt do UBND xã Đại Cường chuyển về, yêu cầu nộp phạt 6 ngàn rưỡi đồng vì lý do sinh con vượt kế hoạch.
    Ông Cán tiếp tục: "Hôm đó, thằng cu con mới hơn 1 tháng tuổi. Tui đưa bả lội bùn tới gối, lên UBND xã nộp phạt, làm giấy chứng sinh, rồi khai sinh cho nó. Vợ chồng năn nỉ hết lời. Tui chèo đò, khổ lắm. Còn chuyện sinh con là ngoài ý muốn, bởi cũng đã kế hoạch, nhưng mấy ông xã vẫn kiên quyết phạt tới. Khi làm giấy khai sinh, tui đặt tên con là Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi. Cả Chủ tịch và Trưởng công an xã đều ngần ngừ không muốn ký. Tui giận run nên nói cứng: "mấy ông không ký thì ghi vài chữ để tui mang lên huyện". Cuối cùng xã cũng ký khai sinh với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi".
    Ám ảnh... chuyện phạt !
    "Có bao nhiêu tiền, rồi vay mượn nữa, vợ chồng mới gom đủ để nộp phạt nên tới giờ bả vẫn còn sợ sinh con" - ông Mai Văn Cán vừa nói vừa chỉ tay về phía vợ. Lúc này bà Vân mới thủng thẳng: "Sinh nó rồi, tui cấp tốc xuống nhà bác sĩ Th. ở thị trấn Ái Nghĩa xin... đặt vòng tránh thai cho an toàn. Bởi sợ đặt ở Trạm Y tế xã rồi xảy ra chuyện như thằng Sáu Nghìn Rưởi nữa thì chết !". Nghe vậy, ông Cán cũng góp chuyện: "Vợ chồng già rồi, đâu có "làm ăn" gì. Bả nay đã 58 tuổi rồi mà chưa dám tháo vòng vì sợ". Có năm, mẹ con Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi đau phải nằm tại Trung tâm Y tế huyện Đại Lộc. Cùng thời điểm đó, có một đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đến. Họ xem xét tình trạng đau ốm, tên tuổi, quê quán của Sáu Nghìn Rưởi và tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu vì sao đứa trẻ sinh thiếu tháng lại có thể khỏe mạnh như vậy. Ông Cán cười khà khà: "Chú biết không, họ hỏi bả sinh lúc thai nhi mới "sáu tháng rưởi" rồi đặt cho con tên "Sáu Rưởi" để làm kỷ niệm à". Khi nghe tui giải thích phải nộp phạt sáu ngàn rưởi đồng vì sinh con thứ năm, cả đoàn mới cười ồ?.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông L.V.N, nguyên Chủ tịch xã Đại Cường - người kiên quyết xử phạt ông Cán về tội sinh 5, bây giờ cũng có tới... 5 người con. Thế nhưng, ông này không bị xử phạt hay kỷ luật gì cả !
    Chịu học mới đổi tên
    "Được cái hắn là đứa ham học và nghe lời mẹ cha. Tui nói, nếu mi không chịu học thì tau không đổi tên. Còn chịu học thì tau mới đổi" - ông Cán, bà Vân khoe về tính tình hiền hậu, ham học của cậu con trai có cái tên không giống ai này. Nói vậy, song ông bà cũng thấy thương con, vì một phút nóng giận mà cả đời phải mang cái tên kỳ dị. Nhân tiện có cô con gái Mai Thị Nga đang theo học y sĩ tại Tam Kỳ, biết rành về chuyện "đổi họ thay tên" nên ông bà quyết định đổi tên cho Sáu Nghìn Rưởi. Ngày 1.9.2005, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định đổi tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi thành Mai Hoàng Long.
    Việc thay đổi này hết sức có ý nghĩa đối với Long, bởi năm nay cậu vào lớp 12. Trong mấy tháng hè này, Long đã tranh thủ xuống TP Đà Nẵng làm phụ hồ để kiếm tiền ăn học, đỡ đần bớt một phần gánh nặng cho gia đình. Trao đổi với chúng tôi, Long cho biết cậu không hề giận cha mẹ vì đã đặt cho mình cái tên không giống ai...
    Theo Thanh niên online
    http://www.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/7/10/155128.tno
  3. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đàn ông như thế mới là...
    Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, tôi vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ với danh phận của một thằng đàn ông.
    Trong mắt vợ tôi, tôi là một người đàn ông đích thực đáng để chăm sóc yêu chiều. Trong mắt tôi, tôi là thằng đàn ông hơn rất nhiều thằng đàn ông khác. Về chuyện này là cả một lĩnh vực triết lý sâu xa, một chủ đề mênh mông sâu sắc mà tiếc thay lâu nay ít ai bàn tới. Mặc kệ chuyện thiên hạ thờ ơ với thiên phận đàn ông, riêng tôi, tôi thầm tự đắc về cái chất đàn ông của mình. Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, tôi bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.
    Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, tôi ngồi uống rượu với một người bạn. Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng xuất sang Trung Quốc. Bàn bên cạnh có hai người đàn ông mặc quần áo chàm vừa nốc từng bát rượu đầy vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau. Ngồi né ra xa một chút là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.
    Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm. Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức. Cái bàn ọp ẹp chao ngiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn. Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống nhặt những chiếc bát đặt lên bàn rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát. Xong xuôi lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.
    Thấy cảnh lạ lùng, tôi thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra. Thì ra hai gã đàn ông này chính là ?otình địch? của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây. Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.
    Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau. Sáng hôm nay họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường để rồi sẽ lại ăn một bữa trước khi túc tắc dắt ngựa đi về. Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình mà dẫn theo anh người yêu cũ. Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.
    Anh bạn tôi ngồi xây mặt ra cửa nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho tôi nghe từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc. Anh bạn tôi còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn nằm đâu đó bên trong óc mình.
    Tôi vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng thì tôi hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông, một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà tôi không nhớ mà cũng không hiểu hết ý thì tóm tắt lại là như sau:
    - Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày.
    -...
    - Cái ngày ****** theo ông thầy cúng đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này.
    -...
    - Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui.
    - ....
    - Phiên chợ trước tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày.
    - ...
    - Mày phải biết. Khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà.
    - ...
    - Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài mà ngày xưa lần đầu tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó.
    - ...
    - Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm **** cũng bay theo.
    - ...
    - Giàng ơi. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá. Giàng ơi.
    - ...
    - Mày nói đi. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?
    - ...
    - Mày là thằng tốt số nhất đời. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày. Mày thật là có cái tội to. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá.
    - ...
    - Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho.
    - ...
    - Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu. Tao sẽ cho mày. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống là đổi được một con lợn giống to.
    - ...
    - Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ mày nhưng vợ mày thiếu thóc thiếu ngô là tao đánh mày đấy.
    - ...
    - Thằng Xín Thau kia, mày có phải là thằng đàn ông hay không?
    Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, tôi thấy thật là khó tả. Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta. Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô.
    Rất lâu về sau, một lần tôi đem câu chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Vợ tôi thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến đang lải nhải vô duyên và bâng quơ nói: ?oĐàn ông như thế mới là đàn ông?.
    PHẠM HOÀNG HẢI
    Trích Tuổi Trẻ Online
  4. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    ComputerElectronics World Expo 2006 - Vắng công nghệ, Khách vẫn đông
    [​IMG]
    Được onelightct sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 17/07/2006
  5. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    ComputerElectronics World Expo 2006 - Vắng công nghệ, Khách vẫn đông
    [​IMG]
    (nhìn mấy người mẫu này mà ....)
    Tuần lễ Computer Electronic World Expo 2006 không có công nghệ mới! Không có nhiều hàng mới, hàng độc như những lần triển lãm trước đó. Vậy mà khách vẫn đông. Đông như những lần triển lãm trước. Mới hiểu người dân nước mình khao khát công nghệ mới như thế nào. Anh Nguyễn Hoàng Tùng ở Bình Chánh nói: "Với tôi, triển lãm Computer World Expo là ngày vui nhất. Mấy năm trước, tôi xem no mắt những công nghệ mới, sản phẩm mới. Còn năm nay thất vọng quá. Chẳng có công nghệ mới! Còn sản phẩm mới thì quá ít". Ngay cả những doanh nghiệp tham gia hội chợ cũng cùng chung nhận xét: chẳng có gì cả, chỉ có khách tham quan vẫn đông!
    Tuy không nhiều mặt hàng mới như những lần triển lãm trước nhưng nếu chịu khó săn lùng thì cũng có những mặt hàng mới mà lâu nay chưa xuất hiện trên thị trường, hoặc nếu có thì cũng chỉ xuất hiện ở các website nước ngoài. TGS săn lùng mãi mới tìm được những mặt hàng mới vừa xuất hiện tại triển lãm lần này...
    [​IMG]
    - DSLR - A100 là dòng máy mới Sony vừa xuất hiện trên thế giới với mật mã "Alpha". Dòng máy này có độ phân giải 10.2 megapixel, màn hình 2.5inch, độ nhạy sáng lên tới 1600, có công nghệ chống bám bụi trên CCD. Bộ xử lý ảnh Bionz có chức năng tăng cường tốc độ chụp và thời gian sử dụng pin. Giá dự kiến 19 triệu đồng.
    - Asus không chấp nhận cảnh các đồng nghiệp đang tất công mạnh vào thị trường máy tính xách tay nên tại tuần lễ Computer World Expo 2006 đã đồng loạt giới thiệu những sản phẩm máy tính xách tay mới. Ấn tượng nhất là dòng Asus S6 vì đây là dòng máy tính xách tay được thiết kế vỏ bọc bằng da. S6 có màn hình chỉ 11.1 inch, chạy con CPU Duo Core có tốc độ từ 1,5GHz - 1.66GHz với chíp 945GM, 3 cổng USB. S6 chỉ nặng 1,5kg.
    - FinePix V10 là dòng máy chụp ảnh kỹ thuật số thời trang mới được FujiFilm giới thiệu với người tiêu dùng. Dù độ phân giải của dòng máy này khá thấp, chỉ 5.1 megapixel nhưng bù lại có màn hình LCD khá lớn: 3inch và độ ISO từ 64 lên đến 1600. một ưu điểm của dòng máy này là có màu nâu nhạt, phù hợp với giới trẻ ưa chuộng thời trang.
    - LG vừa trình làng một model điện toại di động mới mà nhà sản xuất đã đặt cho nó một cái tên nghe thật ngọt ngào: "thanh sôcôla" KG 800. điểm nổi bật của dòng máy này là màu đen tuyền, ống kính chụp ảnh có độ phân giải 1.3 megapixel, bộ nhớ trogn 128MB. Đặc biệt, các phím nhấn của KG 800 được cấu tạo bằng sợi kim loại mềm, có chức năng cảm ứng, dễ dàng khi tìm kiếm thông tin trên máy. KG800 còn nghe được nhạc MP3. Giá 6,5 triệu đồng.
    - FujiFilm còn đưa ra một model mới: FinePix F30 có độ phân giải 6.3 megapixel nhưng chỉ số ISO của model này lên tới 3200. nhìn vẻ bên ngoài thỳi F30 không thật sự ấn tượng nhưng với những thông số trên thì F30 đáng được quan tâm. Giá công bố cho dòng máy này là 7.5 triệu đồng.
    - Bộ sưu tập máy nghe nhạc MP3 "Đồ - La - Sol - Mi - Fa" tương ứng với 5 màu: xanh lá, xanh dương, xám đen, tím và hồng có dung lượng từ 512MB cho đến 2GB. Bộ máy MP3 này có pin sử dụng lên đến 28 giờ. Dòng máy nghe nhạc này hỗ trợ các định dạng Atrac, MP3 và WMA.
    [​IMG]
    [​IMG]
    TGSố
    Được onelightct sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 17/07/2006
  6. longdinh

    longdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Motorola RAZR - sắc màu nhiệt đới
    Đây là chiếc điện thoại nhỏ nhất trong những chiếc nhỏ nhất. Motorola vừa cho ra đời phiên bản mới nhất của mẫu điện thoại Motorola RAZR.
    Phiên bản này có thêm các chức năng hỗ trợ nghe nhạc và một camera cải tiến nhưng có lẽ ấn tượng nhất lại là màu sắc mới của phiên bản này.
    Các mẫu mã trước đây của RAZR có mầu đen truyền thống, màu hồng đậm cho các bạn gái nhí nhảnh còn giờ đây là màu xanh lá mạ.
    [​IMG]
    Chiếc điện thoại tràn ngập sắc màu nhiệt đới này không có thêm chức năng gì hơn nhưng theo như ông Jung A. Lim ?" giám đốc Marketing của Motorola Hàn Quốc ?" cho rằng đây sẽ là một sự hoàn hảo cho mùa hè này.
    Phiên bản này sẽ sớm ra mắt vào cuối tháng.
    Được longdinh sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 18/07/2006
  7. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/cntt/2006/07/593781/
    "Nghệ sĩ" đóng giày qua... mạng
    00:44'' 22/07/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Ở Việt Nam có nhiều người đóng giày, sửa dép; nhưng người "làm đẹp cho sản phẩm của bàn chân" hoàn toàn theo cách thủ công nhưng lại thực hiện qua Internet thì có lẽ thật hiếm trường hợp như người đóng giày "nghệ sĩ" Nguyễn Đình Cương ở Hà Nội...
    Mối liên quan giữa đóng giày và Internet?

    Anh Cương tìm mẫu giày trên mạng. Ảnh: B.D
    Trước khi đến để "chat chit" trực tiếp với anh Cương, tôi vẫn nghĩ hẳn sẽ gặp anh ở một cửa hàng mặt phố Cầu Gỗ, ngờ đâu tìm đến đây, tôi phải đi qua một ngõ nhỏ hẹp, sâu hun hút. "Phòng làm việc" của anh Cương tách riêng với nhà ở, thuê 400.000 đồng/ tháng, cũng là chỗ nấu ăn của mẹ luôn và điều này khách hàng cũng dễ "thông cảm" với không gian sống "đặc quánh" của khu phố cổ.
    Căn phòng này là nơi diễn ra toàn bộ hoạt động giao dịch được kết nối từ mạng. Tại đây có một chiếc máy tính đời cũ có nối mạng, một chiếc máy in màu hiệu HP mới tậu, chiếc điện thoại bàn tậm tịt và tất nhiên là lổn nhổn dày dép cũ, mới.
    Anh Cương "chú thích" luôn, riêng về máy tính thì anh đã dùng từ lâu, khoảng năm 2000 đã tiếp cận với Internet và thường xuyên truy cập web. Máy in màu để in mẫu giày lấy từ mạng. Anh Cương hiện phải tạm xa "mô-bai" vì đang trong tình trạng quá tải khách hàng, chứ trước đó, vừa đóng giày, điện thoại vừa kêu ra rả liên tục.
    Vì cuộc sống gắn liền với việc khâu giày, đóng giày và đây cũng là sự "đam mê" - anh Cương bảo vậy - nên thông tin anh đưa lên mạng cũng về chủ đề giày, dép. Lên Diễn đàn Trái Tim Việt Nam Online, vào box Thời trang - Mỹ phẩm - Trang sức sẽ thấy anh Cương có 2 topic thuộc loại "hot": "Bệnh viện giày, dép" và "Giày, dép mùa hè".
    Cái "bệnh viện" anh Cương đưa lên mạng là để giải đáp thắc mắc, tư vấn về giày, dép từ A đến Z. Anh Cương muốn truyền đi kiến thức mình có được về lĩnh vực này thông qua công cụ Internet. Topic còn lại cũng đặc biệt không kém khi đây là nơi khách hàng có thể đặt hàng đóng giày trực tuyến và để anh Cương đưa lên hình ảnh những mẫu giầy đẹp do anh sưu tầm trên mạng để khách hàng tham khảo, lựa chọn.
    Từ ngày ứng dụng hình thức "thương mại điện tử" này, đơn đặt hàng với anh Cương tăng vùn vụt khiến chàng "nghệ sĩ" đóng giày 36 tuổi này đối lúc phải "chạy trốn" khách hàng vì quá tải... Khi tôi đến tìm anh Cương và nói có nhu cầu đóng giày, anh đành thông báo tin buồn với tôi: "Em thông cảm cho anh, đợt này nhà đang có việc nên anh phải ngừng nhận hàng. Nếu có thể, sang tuần sau em quay lại...".
    Chị Mai Trang (ở đường Lê Duẩn) tìm đến "Cương Giày" cũng qua không gian mạng. Lựa chọn được mẫu giày từ địa chỉ Shoes.com, chị Trang liền đến hỏi gặp anh Cương số 5 Cầu Gỗ. Mới đầu chị đóng thử một đôi, sau đôi lần "lỡ hẹn" thì chị cũng nhận được một đôi giày thực sự ưng ý, thế là chị làm luôn đôi thứ hai. Gặp tôi chị Trang phân trần: "Mình chưa nhận được đôi thứ hai từ anh Cương như đã hẹn. Phải đi đi lại lại cũng hơi phiền đấy, nhưng khi ra sản phẩm mình hài lòng nên quên hết! Anh Cương có kiểu làm việc "nghệ sĩ" lắm, làm khách thì cũng phải quen thôi".
    Để đóng một đôi giày, anh Cương bảo, nếu khách hàng đăng ký qua mạng, chỉ cần chọn mẫu và ghi lại 2 thông số là chiều dài bàn chân và số đo vòng bàn chân nơi có chiều ngang lớn nhất. Riêng khách đến trực tiếp, anh Cương chỉ cần lấy thông số chiều dài chân. Anh khẳng định, giày, dép mình đóng luôn vừa vặn cho khách, phù hợp với bàn chân và vóc dáng. Kiểu dáng giống hoặc chỉ khác chút ít với mẫu giày lấy trên mạng.

    Giày một bên, Internet một bên. Ảnh: B.D
    Anh nói: "Tôi làm hoàn toàn thủ công, tỉ mỉ nên mỗi ngày chỉ đóng được 1 đôi giày thôi, còn dép thì được 3,4 đôi. Giá tiền công không phải điều tôi quan tâm hàng đầu, vì khách đên đây đều biết, một đôi giày chỉ có giá 200.000 đến 250.000 đồng. Tôi muốn được nhìn thấy sản phẩm thực tế do mình làm ra theo từng công đoạn...".
    Bằng sự cởi mở "rất Hà Nội", anh Cương vui vẻ kể, anh có hai sở thích là đi chơi đêm Hà Nội, ví dụ câu cá đêm (Phố Cầu Gỗ ngay cạnh Hồ Hoàn Kiếm - NV) hay đi lang thang một mình trên các con phố vắng có hương hoa. Ngoài ra, một sở thích hiện hữu không thể khác, đó là tự đưa ra mẫu giày và hình thành nên những sản phẩm này.
    "Nghệ sĩ" cũng cần "thương hiệu" riêng...
    Anh Cương có thể ngồi đóng giày liên tục suốt từ 9 giờ sáng đến 3,4 giờ đêm, nhưng cũng không hiếm ngày "quẳng giày dép đi mà... vui sống", rong chơi với bạn bè, làm việc một cách ngẫu hứng. Anh không ngại ngần khi nói về sự làm có vẻ "tài tử" này và khách hàng của anh có lẽ cũng chỉ kêu trời, phàn nàn duy nhất về việc này!
    Chị Thanh Hạnh, biên tập viên, người dẫn chương trình "Dành cho người hâm mộ" trên VTV3 là khách hàng ruột của anh Cương suốt 3,4 năm nay kể cho tôi nghe "giai thoại" về "đồng chí "Cương Giày" người loắt choắt, luôn tươi cười thân thiện và rất khéo tay, có tài. Chị Hạnh gọi vui anh là "Nghệ sĩ nhân dân". Tuy nhiên, mỗi khi "nghệ sĩ" đóng giày qua mạng này trễ hẹn khách sẽ bị chị "gọt" tụt xuống còn... "Nghệ sĩ ưu tú".
    Thực tế, cách anh Cương post thông tin về giày, dép lên mạng cũng mang chút ít tính "nghệ sĩ", nhưng sự việc anh tỉ mẩn, chăm chút mỗi khi cầm trên tay mỗi mẫu giày, mỗi khi bắt tay làm việc khiến nhiều người "tạm bỏ qua" việc anh trễ hẹn, nên có thể nói, may cho anh là chưa đến mức bị coi là... "Nghệ sĩ nghiệp dư".

    Một website giới thiệu giày, dép rất đa dạng trên mạng
    Chị Thanh Hạnh bảo: "Cách tôi gọi Cương cũng là muốn Cương đi vào chuyên nghiệp. Khi có tay nghề cao, đã đưa thông tin sửa, đóng giày lên mạng - điều mà không phải ai cũng đã nghĩ ra và biết tận dụng - thì không thể không tiến tới tác phong chuyên nghiệp hơn. Với kỹ thuật đóng giày và sự khéo tay, lại thêm hiểu biết về CNTT như Cương thì hoàn toàn có thể nghĩ đến việc tạo cho mình một "thương hiệu" có sức lan tỏa rộng hơn".
    Ngồi trò chuyện với tôi, anh Cương cũng bộc lộ ý định tiến tới việc lập một xưởng sản xuất nhỏ, thuê thêm người làm và chia thành nhiều công đoạn, chứ "làm một mình thế này thì đúng là không xuể". Làm được điều này cũng không phải dễ, vì như anh Cương nói, khó nhất là việc tìm người chí thú với công việc này, không bỏ dở giữa chừng như anh đã nhiều lần gặp phải.
    Tuy vậy, nếu làm được thì chắc chắn anh Cương không bỏ qua những ứng dụng rất hiệu quả từ Internet. "Ngày xưa, tôi đã lên mạng tìm mỏi mắt cũng không kiếm được trang thông tin nào trên mạng chuyên về giày, dép, vật liệu cho ngành sản xuất này. Giờ thì đỡ hơn, nhưng vẫn là những trang của nước ngoài chứ Việt Nam không hề có...", anh Cương nói.
    Thực tế, sản phẩm thủ công Việt Nam lên mạng chưa nhiều và cũng chưa hiệu quả, trong khi đây được đánh giá là một thế mạnh về xuất khẩu của Việt Nam. Đã có số liệu đưa ra và có tiến sĩ so sánh, giá trị xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam theo thống kế còn lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu của ngành phầm mềm.
    Làm giày, dép có thể theo cách thủ công, tuy nhiên, sản xuất theo dây chuyền với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại vẫn tạo ra giá trị sản xuất mạnh mẽ hơn nhiều... Nhưng đến nay, cả với hai cách thì Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của mình - một điều đã được nhiều nhà kinh tế phân tích. Và nguyên nhân đưa ra là sự thiếu chuyên nghiệp, bài bàn, chưa tận dụng tốt các kênh quảng bá, chưa được ứng dụng công nghệ hiện đại và người làm nghề chưa có tác phong công nghiệp...
    Từ câu chuyện "đưa giày, dép lên mạng" của anh Cương, dù mới chỉ là hình thức đơn giản, mới dừng lại ở việc "làm đến đâu cung đến đó" nhưng hiệu ứng tích cực từ nó thì đã thấy rõ dù. Tất nhiên, anh Cương sẽ còn tiếp tục thực hiện ý định lớn hơn của mình trong tương lai như anh đã bày tỏ...
    Cũng bàn rộng thêm một chút, ở Hà Nội, anh Cương là trường hợp đóng giày ngoại lệ, nhưng chuyện những người có tay nghề cao mà vẫn ngồi ở "góc khuất" thì không hề khó kiếm ở mỗi "ngõ nhỏ, phố nhỏ" nới đây. Bao giờ những người làm nghề chân chính như vậy đưa thông tin quảng bá cho mình lên Trái Tim Việt Nam Online như anh Cương, và bao giờ anh Cương đưa được "thương hiệu" của mình lớn hơn Việt Nam là ra ngoài thế giới?
    (anh Cương đi tìm dĩ vãng đó, có phục không pà kon ? )

  8. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/07/3B9EC45B/
    Gốc khoai mì khổng lồ
    [​IMG]
    Ông Tiến bên gốc khoai mì khổng lồ. Ảnh: NLĐ
    Chiều 22/7, ông Trần Văn Tiền ở ấp An Thành Tây, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) nhổ khoai mì (sắn) cho cá ăn bỗng phát hiện túm gốc mang chùm củ to chưa từng thấy.
    Sau hơn 2 giờ đồng hồ đào bới, ông Tiền và con trai mới lấy được bụi khoai ra khỏi lòng đất. Túm khoai nặng gần 80 kg với bề ngang gần 1 mét và chiều dài trên 1,5 mét.
    Ông Tiền kể: ?oCách đây khoảng 18 tháng tôi làm ruộng cho vụ mùa mới, thấy đất bỏ không cũng uổng nên tôi ghim vài chục hom khoai mì để lấy củ cho cá ăn, không ngờ bây giờ có một bụi mì khổng lồ".
    (Theo Người Lao Động)
    [nick]
    Được mrhugolina sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 24/07/2006
  9. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Vấp ngã
    Ngay từ nhỏ tôi đã theo gia đình lên miền núi theo diện kinh tế mới. Sau khi tôi tốt nghiệp tiểu học, ba mẹ tôi đã gửi tôi về thành phố học tập. Từ một cậu bé miền núi còn bỡ ngỡ, rụt rè trước mọi điều mới lạ, tôi đã nỗ lực hết mình để có được kết quả học tập tốt nhất.
    Thời gian lặng lẽ trôi đi, anh em chúng tôi ngày một lớn và trưởng thành, ba mẹ tôi cũng chuyển về thành phố sống. Tôi thi đậu vào trường đại học sư phạm với một tương lai sáng ngời của nghề nhà giáo. Ba mẹ tôi rất tự hào.
    Ở trường mới, tôi được thầy cô tín nhiệm giao các trọng trách trong công tác Đoàn, Hội của trường. Nhờ vào các mối quan hệ có được trong công việc, tôi đã nhận nhiều việc làm thêm và cũng nhờ đó mà tôi kiếm được tiền. Những thành công đến một cách dồn dập và bất ngờ, tôi trở thành một người "nổi tiếng" trong công việc và cũng nổi tiếng trong cách tiêu tiền hào phóng...
    Từ một sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành và đầy hoài bão, tôi trở thành một ?ocông tử Bạc Liêu? trong giới sinh viên. Thời gian đến lớp của tôi ngày càng ít đi, sách vở và tài liệu học tập cũng dần trở nên xa lạ. Bấy giờ, tôi chỉ biết nhiều đến các quán cà phê nổi tiếng, những quán ăn với những buổi say bí tỉ...
    Tiền kiếm ra ngày càng ít đi trong khi nhu cầu ăn tiêu thì cứ phình ra mãi, tôi bắt đầu làm quen với tỉ số, với đề lô. Trúng thì vui chơi với nhau để ăn mừng, thua cũng nhậu để xả xui, túng thiếu thì mượn tạm bạn bè đợi ?olúc trúng? sẽ trả. Sau một vài lần may mắn, những ngày xui xẻo cứ kéo dài. Những chủ nợ của tôi ngày càng tăng dần.
    Tôi không còn là "công tử" mà đã trở thành chúa - ?ochúa chổm?. Đến khi rà soát lại các khoản tiền nợ, tôi mới giật mình vì khi đó số tiền đã lên tới con số trên hai chục triệu. Sợ các chủ nợ đến đòi, tôi càng lúc càng vắng nhà với nhiều lý do khác nhau, lúc thì ở nhà bạn, lúc thì học ôn thi... Chỉ tội cho ba mẹ tôi, thấy con càng ngày càng gầy ốm, tiều tụy cứ lo lắng: ?oTội nghiệp con tôi, lo học nhiều quá...?.
    Sau nhiều lần trốn tránh, bưng bít, mọi chuyện cũng đến tai ba tôi. Mẹ tôi bị bệnh tim nên ba tôi không để mẹ phải lo lắng. Ba lặng lẽ gặp riêng tôi hỏi chuyện... Bao lời khuyên răn, trách móc đã quá muộn màng, ba tôi lại âm thầm lo vay mượn để trả nợ nhằm giữ uy tín cho tôi trước xóm làng và cũng để tránh làm phiền lòng mẹ tôi. Từ đó ba tôi làm việc nhiều hơn, ngoài công việc hằng ngày, ba còn kiêm thêm nghề xe ôm.
    Nhiều lần nói chuyện với tôi, ba tâm sự: ?oMọi chuyện đã qua rồi con ạ! Cả cuộc đời của ba hi sinh vì mấy đứa con. Thương ba, con phải học thật tốt nghe con!?. Đáp lời ba mà lòng tôi đau xót. Chưa bao giờ trong những bữa nhậu mấy trăm nghìn đồng, trong những lần đi uống cà phê hai ba chục nghìn một ly tôi nghĩ đến ba tôi! Giờ đây việc duy nhất tôi phải làm là dùng hành động để chứng minh sự hối cải của mình.
    Tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm việc tại một cơ quan nhà nước. Bà con lối xóm tất bật đến chúc mừng. Thế nhưng không một ai ngoài tôi biết được rằng những thành quả đó đã được đổi bằng mồ hôi, bằng máu, bằng những đêm trằn trọc, lo lắng của ba tôi... Hằng ngày ba vẫn lao động một cách còm cõi, kiên nhẫn đến héo úa để lo miếng cơm manh áo cho gia đình, lo nuôi hai đứa em tôi đang học đại học và lo... trả nợ cho tôi.
    Nhìn bóng ba khấp khểnh khuất sau hoàng hôn để đi làm thêm buổi tối, hai mắt tôi nhòe ướt... Tay run run cầm lấy tiền tháng lương đầu tiên, tai tôi vang lên lời dạy ấm áp và đôn hậu của ba: ?oCon hãy nhớ rằng chỉ có những đồng tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính mới là những đồng tiền có giá trị thật sự!?.
    PHẠM NGỘ
    Trích Tuổi Trẻ Online
  10. xhcross

    xhcross Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2006
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    KHI TÔI KHÔNG VƯỢT QUA ĐƯỢC CHÍNH MÌNH
    Vì sao tôi bị AIDS ư? Vì nhiều lý do lắm. Mà đến giờ tôi cũng không hiểu tại sao và vào thời điểm nào nữa. Tôi chỉ biết được sự thật phũ phàng này vào đúng cái ngày mà tôi hạnh phúc nhất, ngày tôi cưới người con gái thân yêu của đời tôi.
    Tôi sinh ra ở một gia đình nông thôn, không nghèo nhưng cũng không giàu. Ba tôi mất sớm. Mẹ tôi là một giáo viên cấp I dạy ở trường xã. Và tôi luôn tự hào về cái gia đình ấy. Tôi học giỏi. Nhất là những môn xã hội. Năm lớp chín tôi đạt giải khuyến khích văn quốc gia. Mà tôi lại thi khối D. Đỗ những ba trường liền. Cả xã có một mình tôi, cả huyện thì có đúng hai người. Mẹ và dòng tộc nội ngoại của tôi vui mừng lắm.
    Khi nhập học, tôi được xếp ở trong ký túc xá. Hà Nội, cái gì cũng làm tôi bỡ ngỡ. Tuy không được học bổng song điểm số khá cao. Nhưng đời sinh viên của tôi không hề yên bình như thế. Nó bắt đầu từ khi tôi đem lòng thích một bạn gái học cùng lớp người Hà Nội. Bạn ấy học rất giỏi.
    Nhưng cũng vì cái tình cảm đó mà tôi mới nhận ra tôi và một số bạn trong ký túc xá có những điểm không giống những bạn người Hà Nội hoặc những bạn ở các thành phố lớn. Đó là sự khác biệt từ những bộ quần áo chúng tôi mặc. Tôi chỉ mặc những chiếc áo mỏng, sợi vải cứng và luôn bị xù lông lên sau những lần giặt. Còn các bạn khác thì mặc những chiếc áo sờ vào thấy mát lạnh, sợi vải đều nhau và không bao giờ bị xù lên cả. Tôi biết rằng tôi phải bỏ ra một số tiền gấp năm lần thế nữa mới có những chiếc áo như vậy.
    Rồi tôi thấy để được đi lên hồ Tây hoặc ra hồ Gươm thì chúng tôi phải chạy đôn đáo để mượn được những chiếc xe đạp Trung Quốc cũ kĩ, trong khi, một số bạn cùng lớp tôi không những đi học bằng xe máy, mà thậm chí có bạn còn mang điện thoại di động đến lớp. Tôi còn biết thêm rằng, một bông hồng để tặng bạn gái mà tôi thích cũng đáng giá một ngày ăn của chúng tôi, chứ chưa nói có thể có tiền mời bạn ấy một ly cafe ở một cái quán nào đó, thậm chí là ở một cái quán rất nhỏ.
    Từ năm thứ hai trở đi tôi liên tục bị thiếu tiền. Mỗi lần gửi tiền cho tôi, mẹ tôi phải bán, khi thì một chuồng gà, khi thì hai con lợn. Ở nông thôn, đấy là cả một cơ nghiệp. Tôi càng ngày càng thấy thiếu. Và một lần, tôi để ý ở cổng trường người ta thường lúi húi túm năm tụm ba mỗi khi có kết quả xổ số. Khi ấy tôi biết rằng chỉ cần bỏ ra hơn chục ngàn để mua một nửa điểm lô thì tối sẽ có cơ hội sở hữu cả mấy chục ngàn bạc. Tôi đã thử. Thật trớ trêu thay, cờ bạc đãi tay mới, ngay lần đầu tiên ấy, tôi đã trúng lô. Được mấy chục ngàn bạc, tôi kéo cả phòng đi ăn ốc và uống rượu. Từ ấy tiền mẹ gửi cho, tôi nướng hết vào những con số.
    Và cũng từ ấy, tôi bắt đầu nếm trải thế nào là cấm thi, là thi lại, là học lại. Phòng tôi ở trong kí túc xá, cũng có những đứa như tôi. Thậm chí, trong phòng bắt đầu có người bị mất cắp đồ đạc, vật dụng. Phòng bên cạnh còn có đứa bị trường đuổi học vì tội ăn trộm xe trong bãi gửi. Ơn trời, tôi không hề ăn cắp của ai khi ấy, mặc dù có những lần hết tiền buổi trưa phải đắp chăn nhịn đói để buổi tối ăn gói mì tôm.
    Nhưng tôi cũng phải đi đến hiệu cầm đồ để cầm những thứ mà mẹ mua cho tôi, xe đạp, đồng hồ. Tất nhiên, tôi đã tìm mọi cách xin thêm tiền gửi từ nhà. Đó là những khoản tiền bịa ra cho việc học thêm, làm bài luận, thậm chí, tiền mua sách giáo khoa cũng bị khai thêm. Không biết có ai hiểu được tôi cảm thấy day dứt như thế nào mỗi khi về quê xin tiền. Nhìn mẹ càng ngày càng già đi thì lòng quặn lại. Tôi không dám về nhà nữa. Tôi sợ khi phải đối diện với mẹ. Vậy là tôi chỉ viết thư về nhà xin tiền mỗi khi hết tháng.

    Điều tồi tệ đã xảy ra, cô bạn gái tôi thích chẳng hề thích tôi. Vậy là buồn, là chán, tôi lại kết thân với những đứa bạn có hoàn cảnh như tôi. Trong đó có một thằng quê ở Thanh Hoá. Chính nó là người đã rủ tôi đến một sai lầm đầu đời.
    Tôi với nó mỗi thằng quyên vào hơn tám mươi ngàn, sang Cầu Giấy thuê một chiếc xe máy tàu, nhãn Loncin gì đó, phóng bạt mạng lên đường Giải Phóng. Khá dễ dàng, chúng tôi thấy lố nhố ở đường tàu một toán các cô gái đứng đường. Không cần nhiều câu qua lại, tôi và nó chọn ngay hai cô cao ráo nhất hội. Họ chỉ cho chúng tôi vào một nhà nghỉ ngay cách đấy khoảng nửa cây số. Hôm ấy say rượu, mặc dù vẫn biết là phải dùng bao cao su, nhưng tôi không nhớ nổi là có dùng đúng cách không. Sau lần ấy tôi ân hận ghê gớm về chuyện này.
    Tôi quyết định phải kiếm thêm tiền. Vì tôi lờ mờ hiểu rằng mình cần phải dừng lại ngay mọi chuyện. Ban đầu tôi đi dạy gia sư và đi phát tờ rơi quảng cáo nữa. Tiền không được nhiều, chỉ thấy sức học ngày càng kém đi do mất nhiều thời gian quá. Đi làm thêm, đó cũng là lý do tôi ra ngoài trọ học.
    Ngay khi đó thì internet bắt đầu tràn vào Hà Nội, những cụm từ như ?oTrang web?, ?oNick name? thu hút tôi ghê gớm lắm. Vậy là có hôm bỏ cả học đi chat. Chat thâu đêm. Tôi thì không ham bóng đá hay trò chơi điện tử nhưng lại ham chat. Tôi viện cớ là tôi lên mạng tìm kiếm thông tin. Kỳ thực, chỉ toàn những chuyện tán gẫu lung tung. Tôi không còn đủ sức đi làm thêm nữa. Tôi lại quay vào đánh lô và nhịn đói như trước đó mấy tháng.
    Từ những lần chat đêm, tôi quen một cô nàng. Nàng cũng là sinh viên. Chúng tôi qua lại với nhau. Nhà trọ, bạn biết đấy, đó là nơi bạn có thể làm bất cứ thứ gì bạn muốn. Và chúng tôi đã dọn hẳn về ở cùng với nhau. Hai con ốc, và vô số mảnh rêu. Chẳng thể biết chúng tôi gắn bó với nhau vì cái gì. Đó là những tháng ngày sống trong căng thẳng. Phần lo học hành cho năm cuối, phần sợ bị gia đình phát hiện chúng tôi sống chui lủi ở một khu trọ gần Mai Dịch.
    Thế mà tôi cũng tìm được lý do để xin mẹ tôi một cái xe máy, dù chỉ là cái xe máy Trung Quốc. Tôi nói rằng tôi cần phải có phương tiện đi lại thì tôi sẽ xin được làm cho một công ty TNHH.
    Nàng có thai, tôi mới cuống cuồng. Tôi lúc ấy vừa hoảng sợ, vừa tuyệt vọng, tôi đành cầu cứu gia đình. Mẹ tôi ngất lên ngất xuống khi nghe con như thế. Tôi thú nhận tất cả. Mẹ tôi phải xuống Hà Nội. Và một giải pháp được đưa ra, phải bỏ đi cái thai ấy. Nàng đồng ý, vì chúng tôi sắp thi tốt nghiệp. Sau đó, được vài tháng, khi chúng tôi sắp ra trường thì nàng cũng nói chia tay tôi. Lý do thật đơn giản, tôi không phải là người nàng cần.
    Cũng may, tôi vẫn ra được trường, mặc dù bị treo bằng vì còn nợ môn mất bốn tháng. Mẹ tôi phải ăn chực nằm chờ để lôi tôi về nhà. Rồi cũng lại mẹ đi lo cho tôi được vào một cơ quan, đúng chuyên ngành của tôi. Bà phải cầm cố cả căn nhà chúng tôi ở để có tiền chạy việc cho tôi. Cũng may, nơi tôi làm việc lương không cao nhưng tầm ảnh hưởng của vị trí việc làm của tôi lớn. Tôi kiếm được khá nhiều tiền, những đồng tiền không phải đến từ bảng lương của một cử nhân như tôi.
    Không phải tôi không có người để tôi trân trọng, đó là một cô gái, mà tôi đã định cưới làm vợ. Một cô gái nết na, biết sẻ chia và tha thứ. Nhưng vốn là một con người không có nghị lực, tôi lại lừa dối cố ấy, lao vào những cuộc ăn chơi mới. Tôi luôn sống bằng hai con người, một bên là một con người biết hối cải với quá khứ, ngoan ngoãn trong vòng tay của mẹ tôi và cô ấy. Một con người thi thoảng lại lừa dối tất cả bằng những cuộc đi công tác dài ngày nhưng thực chất đang tay trong tay với một người đàn bà trẻ. Cho đến khi tôi tự nhiên bị sút cân. Đó là vào khoảng thời gian hơn năm năm từ khi tôi rời trường đại học.
    Rồi như tôi nói ban đầu, tôi biết tin tôi bị AIDS đúng vào ngày cưới. Chính xác hơn là ngày hôm trước của lễ thành hôn. Tôi phải trả giá cho nỗi đau ấy bằng cái chết của mẹ tôi. Mẹ bị nhồi máu cơ tim vì sốc. Lúc ấy, tôi vừa xây xong một ngôi nhà cho mẹ tôi, tôi treo ở đó bức ?ophướn? về những lời răn to tướng: ?oBi ai lớn nhất của đời người là không vượt qua được chính mình?.
    Ngày mai thôi, vâng, từ giờ cho tới khi tôi chết, tôi sẽ mỗi ngày mua một bức răn để treo trong ngôi nhà tôi xây cho mẹ tôi đó. Như thế, biết đâu mẹ tôi bớt đau hơn.
    Tuổi Trẻ, 20/04/2006

Chia sẻ trang này