1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Vụ Tỏ Tình "Đỉnh" nhất Việt nam
    TP - Các đường link tường thuật vụ tỏ tình được coi là ?olãng mạn đỉnh nhất Việt Nam? của 2 sinh viên Bách khoa gây sốc dư luận và được chuyển đến các cư dân mạng trong suốt ngày hôm qua, 13/9.
    [​IMG]
    Quan niệm của một số người rằng giới trẻ ngày nay yêu thực dụng, mất đi sự lãng mạn đã sai bét khi một chàng sinh viên ĐH Bách khoa kỳ công xếp hình một trái tim lớn với 3 nụ hôn nồng cháy, bên trong có dòng chữ ?oTr ơi! Mãi mãi yêu Tr. XXX? bằng hoa hồng trên sân trường giữa thanh thiên bạch nhật để gửi tới bạn gái mình cũng là sinh viên cùng trường.
    Các đường link tường thuật vụ tỏ tình được coi là ?olãng mạn đỉnh nhất Việt Nam? của dân Bách khoa gây sốc dư luận và được chuyển đến các cư dân mạng trong suốt ngày hôm qua.
    Hành trình của trái tim yêu
    [​IMG]
    Chàng đưa nàng về "dinh" trong ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè. (Ảnh: Heo Con''s blog)Đúng 4 giờ 30 chiều 12/9, trước sân giảng đường D9 náo loạn sau hồi chuông kết thúc tiết học. Khắp các giảng đường D9, D7 và những dãy nhà xung quanh dày đặc những cái đầu, tiếng bước chân dồn dập, sinh viên từ những khu nhà khác nhận được tin nhắn đổ về vây kín tác giả cùng trái tim lớn bằng hoa, theo ước tính ban đầu là được xếp từ 1.000 bông hoa hồng đỏ thắm.
    ...10 phút, rồi đến những giây của phút thứ 15, bất chợt nàng rẽ đám đông, chạy từ tầng 3 xuống. Họ đã nắm tay, ôm nhau trong làn sóng âm thanh cổ vũ vang dội ?oHôn đi, hôn đi...!?.
    Như sống trong cõi mộng du, chàng nắm tay nàng, ánh mắt dán vào nhau và chàng rước nàng ?ovề dinh? tầng 3- giảng đường 303 để nàng tiếp tục học tiết cuối. Cả tiết học ấy, chuyện của chàng và nàng trở thành tâm điểm để các bạn học ngợi ca, bàn tán xôn xao.
    Sinh viên các lớp học khác đứng vây quanh ngắm cô gái được coi là hạnh phúc nhất. Thầy giáo đang dạy quyết định gác lại môn học để dành thời gian tặng cô học trò đặc biệt những lời tán thưởng: ?oĐó là chàng trai có ý chí, bản lĩnh. Đó là người đặc biệt nhất mà tôi biết...?.
    Sau cả buổi chiều tìm kiếm cặp ?onam thanh, nữ tú? đó (bởi các lớp học của Bách khoa liên tục chuyển địa điểm, trường lại có số sinh viên đông nhất cả nước) đến cuối chiều qua (13/9) chúng tôi là người may mắn khi là phóng viên đầu tiên gặp được họ.
    Nàng là Lê Thị Thanh Bình, đang học K49 khoa Nhiệt luyện và xử lý bề mặt (chứ không phải tên ?oTrang? như dân bloger đồn thổi). 24 giờ trôi qua mà nàng vẫn giữ nguyên cảm xúc xốn xang và hồi hộp đến vỡ tim.
    Bình nhỏ nhắn, nước da trắng và hay cười. Nụ cười của Bình thật duyên, thật dễ thương. Đó là một cô gái trầm tính, nhút nhát nên mãi chúng tôi mới có thể bắt đầu câu chuyện.
    ?oTr mà bạn em viết trong trái tim là ?obiệt hiệu? anh ấy gọi em đấy- Bình kể lại giây phút đặc biệt- Lúc có tiếng ồn ào, em nghĩ có vụ xô xát, ẩu đả nào cơ. Em cũng ra lan can ngó xuống như các bạn, nhưng hình bóng người ấy đứng trước trái tim bằng hoa hồng mở toang ấy khiến em nghẹt thở. Em cứ đứng trơ ra. Chúng em cứ nhìn nhau. Em cứ định đứng như thế, nhưng không hiểu sao, chân em lại bước, lại chạy xuống với người ấy...?.
    Chàng tên Quyết, sinh năm 1984, hơn nàng 1 tuổi. Để có được ?otác phẩm? tỏ tình lãng mạn độc nhất vô nhị ấy, Quyết đã phải lặn lội đi chợ hoa đêm ở mãi Mai Dịch (Cầu Giấy- Hà Nội).
    ?oEm không nhớ có bao nhiêu bông hoa nữa, nhưng đó là những bông hồng đỏ thắm nhất, tươi nhất mà phải có sự trợ giúp của người bạn hàng xóm chơi thân với em từ nhỏ khuôn và xếp chữ cùng? ?" Tác giả của vụ tỏ tình gây sốc bộc bạch.
    Chờ đúng lúc chuông báo vào tiết học, dưới cái nắng cháy da, chàng lặng lẽ xếp tác phẩm tình yêu và ?olời tỏ tình? được thực hiện nhanh chóng trong đúng một tiết học (45 phút).
    Quyết và Bình quen nhau sau những lần cả hai vào ký túc của trường thăm các bạn cùng lớp. Họ quyết định trở thành ?omột nửa của nhau? cách đây đúng 3 tuần.
    ?oĐáng lẽ ra, ?olời tỏ tình? phải được thực hiện khi em có ý định với nàng chứ??.
    Đáp lại thắc mắc của chúng tôi, Quyết giải thích thật đơn giản: ?oTheo em, sự bày tỏ tình yêu với người mình yêu thì không bao giờ và không có tiêu chí cụ thể nào quy định cả. Không phải vì Bình đã nhận lời yêu em mà em sẽ không còn mang bất ngờ đến cho cô ấy. Đây là mối tình đầu của cả hai và chúng em sẽ luôn mang đến hạnh phúc cho nhau bằng những điều bất ngờ như thế?.
    Tình yêu mới nảy nở nhưng cả chàng và nàng đều bày tỏ quyết tâm đặt sự nghiệp học hành lên trên.
    Quyết và Bình tâm sự: ?oChúng em còn gặp những khó khăn trong cuộc sống, nhiều thử thách trong học tập và hàng núi công việc phải vượt qua nhưng sẽ luôn gìn giữ sự trong sáng, lãng mạn của tình yêu?.
    Có một điều chắc chắn rằng câu chuyện tình yêu của họ sẽ còn lưu truyền dài dài trong giới
    1."Tác Phẩm Tình yêu"
    [​IMG]
    2.Và ..Ngóng chờ nàng...dưới sân trường
    [​IMG]
    3.Và nàng Đã bị chinh phục
    [​IMG]
    4.Và Đây...Người được nhận lời tỏ tình ?olãng mạn đỉnh nhất Việt Nam?Trái tim hoa lãng mạn giữa vườn đời bon chen
    [​IMG]
  2. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    @dungsamtien: bài trên bác sưu tầm ở đâu??? Sao ko cung cấp cái link cho nó sống động???
    Tôi bổ sung cho bác cái link nhá
    http://www.khoahocphothong.net/forum/forumdisplay.php?s=4e049d88d63e711b59968f1e938a623d&f=119
  3. BlackWolf88

    BlackWolf88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự: Những đứa trẻ mưu sinh lúc 0 giờ
    Bóng học trò trong đêm
    ?oNó chăm chỉ lắm, mỗi đêm làm cho ba, bốn xe?. Câu nói có vẻ nhát gừng của mấy anh thanh niên ngồi cạnh xe cá khi thấy tôi có vẻ tò mò về đứa trẻ đang hì hục xúc từng mẻ cá từ trên xe xuống thùng. Chiếc áo thể dục in dòng chữ ?oTHPT Lương Văn Can?, hai bàn tay nhăn nheo vì ngâm nước quá lâu. Một mình em kham hết vựa cá trên xe 65K... rồi lại qua xe 54S...
    Nhiều người cho biết ở chợ đêm này khá nhiều học trò tham gia mưu sinh. Năm nay lên lớp 9 Trường Nguyễn Văn Linh (quận 7) nhưng Huỳnh Tấn Hứa đã tham gia ?ođội quân? chợ cá tại chợ Bình Điền từ lâu rồi. 18g Hứa đã có mặt tại chợ, làm quần quật đến 1g sáng thì trở về nhà. Ngủ. 6g ôm cặp đi học. Học xong về ngủ tiếp chờ đến giờ đi làm. Thân hình gầy gò, giơ từng cái xương sườn trong miếng nilông được cắt, cột khá cẩn thận. Chân mang ủng. ?oMẹ em trang bị cho để đỡ ngứa nhưng cũng chẳng đỡ hơn bao nhiêu?. Vừa nói Hứa vừa lấy tay gãi sột soạt và chỉ ?onhững đốm hoa? trên người rỉ máu. ?oNgại nhất là lúc vào lớp học, cả người em bốc lên mùi cá tanh nồng. Em thường xuống bàn cuối ngồi một mình để không ảnh hưởng tới các bạn. Đến em đôi lúc còn chịu không được huống gì các bạn?.
    Em mong một giấc ngủ ngon
    Càng về khuya, Trung tâm Thương mại Bình Điền - chợ đầu mối được xem là lớn nhất nước ta, rộng 46ha - càng huyên náo. Tiếng còi xe vào bãi, tiếng gọi giao hàng ơi ới làm huyên náo đêm khuya. Mưa càng về khuya càng nặng hạt. Gió thổi. Lạnh. Không để ý, bọn trẻ nói chuyện với tôi ban nãy vẫn cặm cụi làm việc như thể trên đời không còn chuyện nào ngoài xúc cá, lượm cá, phụ việc cho các hàng rau trái. Mặc trời mưa, Hứa, Hữu Trường, Lý Anh Tài... vẫn hò nhau xúc cho xong xe cá. Mấy đứa khác tranh thủ lúc xe cá của mình chưa vào thì tụ tập lượm cá văng ra để chủ vựa thưởng cho. Đứa trẻ nào cũng gầy gò, ở trần giơ bộ xương sườn. Miếng nilông vẫn không ngăn nước từ trong vựa cá dính ướt người. Cơ thể tím tái vì mưa lạnh, bàn tay đứa nào cũng rúm ró, nhăn nheo đến tội nghiệp.
    Hầu hết những đứa trẻ ?olấy đêm làm ngày? tại Trung tâm Bình Điền đều làm công việc như một người lớn. Mỗi xe khoảng 3,5 tấn cá, mỗi đêm chúng xúc khoảng 7 tấn cá. Cá biệt có em làm tới bốn xe, tức gần 14 tấn cá. Hứa, Kha, Trường... thì thường mang những con cá to được chủ thưởng về cho mẹ sáng hôm sau đem ra chợ bán kiếm vài chục ngàn. Tài, Trường... thì tự ?ogiải quyết? cho những người bán cá lẻ ngay lúc đó. Bán giấc ngủ đêm, mỗi đứa kiếm được vài chục ngàn đồng bằng cách như thế.
    ?oNhững ngày mới bắt đầu công việc, khắp người nổi mẩn ngứa. Tiền đi làm về toàn để mua thuốc, sau quen nên chẳng bôi gì cả. Về tới nhà sau 3-4g sáng, tắm xong lên giường ngủ? - Kha vừa nói vừa xoa hai bàn tay vào nhau cho bớt lạnh. ?oEm chẳng có ước mong gì cả, chỉ mong ngày nào chủ vựa cũng thuê để kiếm được vài chục ngàn phụ mẹ và mong được một đêm ngon giấc như mọi người? - nói xong Tài lấy mũ sùm sụp che lấy khuôn mặt hốc hác, tranh thủ ngồi ngủ bên vựa cá, đầu ngoẹo một bên thật tội nghiệp. Giấc ?ongủ ngồi? giữa lúc chờ mối xe thứ hai vào bến của Hứa có lẽ em đang mơ đến cái giường và tấm chăn ấm. Đồng hồ đã chỉ sang ngày mới hơn hai giờ đồng hồ từ lúc nào.
    VƯƠNG HẰNG SA
    Tuổi Trẻ Online
  4. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Tiếng mẹ cho con
    - Quả lúc lắc bằng nhôm trên tay bé Vy khẽ chạm vào thành nôi cách một cái. Tôi quay sang nhìn. Bé Vy đã ngủ.
    Có lẽ anh đến cho bé quà, bé vui và ngủ ngoan hơn mà không khóc như lúc chiều. Tôi nhìn thật lâu vào cái miệng chúm chím của bé, trông rất xinh và rất giống anh?
    Bé Vy về ở với tôi đến nay là năm tháng, lúc đầu tôi vẫn đếm từng ngày vì những bối rối đột ngột xảy ra với mình, nhưng càng về sau, tôi không còn đếm thời gian nữa. Mỗi lúc được chăm sóc bé Vy, tôi thấy lòng mình dậy lên niềm hạnh phúc, không có lý do gì phải luyến tiếc cả.
    Cách đây 5 tháng, vào một đêm rất khuya, anh gọi cho tôi, một cuộc gọi mà ngày trước tôi đợi chờ anh rất lâu, thế nhưng tôi đã không được nhận. Vậy mà trong đêm ấy, giọng ấm áp của anh vang lên trong điện thoại. Tôi tỉnh ngủ và lắng nghe. Linh cảm có điều gì đó không hay? và quả thật, chuyện đột ngột đã xảy ra.
    Anh nói bằng một giọng ấm áp như ngày xưa, nhưng giọng nói ấy run run và chứa trong ấy một lời thiết tha van xin. Tôi hiểu chuỵên gì đang xảy ra và tức tốc đến bệnh viện. Tôi chạy thật nhanh vào phòng. T đang nằm yếu ớt, đôi mắt lờ đờ như không thể mở được nữa. Tôi biết T sắp ra đi. Nó vẫn thường gọi kể cho tôi nghe, nếu đứa bé ra đời có thể nó không sống được. Và điều dự đoán này đã diễn ra. Anh như một người vô hồn vuốt mắt cho T.
    Anh không khóc, tôi cũng thế. Chúng tôi cùng mang trong mình những cảm xúc vô cùng bàng hoàng. Sự cô quạnh trống trải ùa về. Nỗi đau mất mát và cảm giác gì đó giữa tôi và anh đang có khiến chúng tôi không thể nói gì với nhau. Cho đến giờ tôi mới nghiệm ra, đó là cảm giác xót thương cho một đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời lại không được nằm trong vòng tay của mẹ, không được bú dòng sữa ngọt ngào của mẹ? và đau đớn nhất là không bao giờ nhìn thấy người mẹ ấy nữa?
    Với nghĩa vụ và trách nhiệm của một người bạn thân của T, với tình yêu mà tôi đã từng dành cho anh một thời, và với trái tim của một người phụ nữ, tôi đã nói với anh rằng tôi sẽ giúp anh nuôi bé một tháng để anh bình tâm lại? Thế là sau ba ngày nằm trong ***g kính, tôi đón bé Vy về...
    Nhờ dì vú, tôi đã biết cách chăm sóc bé thành thạo hơn. Sau đó dì không chăm sóc bé Vy vào ban đêm nữa, và thế là tôi làm nhiệm vụ của mẹ bé. Đêm nào anh cũng đến để chăm cho bé đến khuya, và sáng lại vào sớm. Anh cũng phải đi làm. Mỗi lần thấy anh hớt hải, nhễ nhãi mồ hôi, tôi rất hiểu và thông cảm cho anh. Nỗi đau làm anh ít nói, anh chỉ mỉm cười hiền hậu đầy vẻ mang ơn tôi. Tôi biết tình thương của anh giờ đây anh đang dành hết cho bé Vy.
    Bé Vy mỗi ngày một cứng cáp hơn. Càng nhìn bé, tôi càng thương. Có lẽ bé đang nhớ mẹ lắm, có lẽ bé đang thèm được ở trong vòng tay ấm áp của mẹ, thèm được nghe lời ru ngọt ngào mà T vẫn tập hát cho tôi nghe, và thèm được bú dòng sữa từ bầu vú mẹ? Mỗi lần bé khóc, lòng tôi lại đau như cắt. Cho bú sữa bình bé không chịu, tôi học dì vú lấy cành dâu để dưới gầm giường bé cũng vẫn khóc?
    Có những lần tôi phải gọi anh đến. Có những lần tôi và anh đưa bé đến bệnh viện, bác sĩ bảo không sao, chỉ do bé nhớ mẹ mà thôi. Có một lần, bé khóc quá, anh chạy đến chỉ đứng lặng thinh nhìn bé Vy. Tôi hiểu ý anh, lần này không cần phải đưa bé đến bệnh viện nữa. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến anh phải thét lên kêu trời. Tôi nắn vào vai anh an ủi. Chúng tôi lại cùng nhìn bé Vy? Tôi quyết định quay vào màn, cho bé bú? Bé Vy đang khóc, bỗng nín hẳn?
    Khoảng lặng lăn dài trong khoảnh khắc, anh nhìn tôi. Cái bối rối của một cô gái chưa chồng, chưa con đã không chiến thắng được nỗi đau và tình thương yêu dành cho bé Vy trong tôi, trong anh. Tôi bật khóc? bé Vy cũng nhả vú ra và lại khóc òa lên? Bé đã nhận ra tôi không phải là mẹ bé. Cứ như thế, có những nỗi đau âm ỉ trong tôi, trong anh diễn ra cho đến nay?
    Bé Vy vẫn ngủ yên trong nôi, đôi môi bé chép chép, quả lắc của anh để lại còn trong tay bé, hình ảnh cuối cùng mà T nói với tôi trong bệnh viện, đó là một lời trăn trối lại vang lên. Sự thông cảm và thấu hiểu cho một người chồng mất vợ, cảnh gà trống nuôi con. Tình yêu thiết tha của một thời tôi và anh dành cho nhau trước T lại thoang thoảng trở về. Hơn cả là tình yêu đối với một sinh linh bé bỏng đang nằm trong nôi đã đánh thức ước mơ của một thời khao khát làm mẹ trong tôi? Tất cả làm tôi bỗng nhiên thấy mình muốn được làm tròn trách nhiệm của người mẹ, và sâu xa hơn là một mái gia đình.
    Thời gian sẽ vơi đi nỗi đau, bé Vy cần có mẹ và tôi tin, T đã không hối hận khi trăn trối với tôi những lời nhắn gửi, anh cũng không hối tiếc khi đã gọi điện vào đêm đó cho tôi?
    HOÀNG THỊ THANH TÂM
    Trích Tuổi Trẻ Online
  5. tonghuynh

    tonghuynh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Bài báo dưới đây được đăng trên báo Người Lao Động ngày 19/09/2006. Ngày hôm đó tất cả các quầy báo trong tỉnh Vĩnh Long không tìm được 1 tờ nào cả, muốn đọc phải lên mạng. Đúng là câu nói " tốt khoe, xấu che" của ông bà ta ngày xưa rất đúng.

    Cồn...quan huyện

    Ao nuôi cá của một doanh nghiệp ở TPHCM trên phần đất đã thuê lại của các ?oquan huyện?
    Gần 20 lãnh đạo đầu ngành của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long thuê đất cồn Phú Thuận với giá rẻ như bèo, chỉ khoảng 40.000 đồng/1.000 m2/năm. Nhưng sau khi ký hợp đồng, các ?oquan? lập tức cho người khác thuê lại với giá cao gấp 3 lần
    Bức xúc trước việc quan chức chia nhau cồn Phú Thuận, dân địa phương đặt luôn cho cái tên cồn... ?oquan huyện?.
    Đất cồn là... đất nhà quan
    Sau hơn 10 năm bồi lắng, đoạn cù lao Minh tiếp giáp sông Tiền (xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) hình thành một cái cồn với diện tích trên 320 ha. Bà Trần Thị Bé ngụ ấp Phú Thuận 2, xã Đồng Phú, kể: Sau khi hình thành bãi bồi, người dân quanh vùng tiến hành trồng cây bần (một loại cây ngăn sóng gió, chống sạt lở) nhằm chắn dòng chảy, tạo phù sa.
    Năm 2003, Nhà nước có quyết định thu hồi đất cồn, hàng ngàn cây bần của người dân đang trồng phải đốn bỏ. Sau nhiều lần khiếu nại, người dân cù lao Minh mới được bồi hoàn từ 5.000-10.000 đồng/cây, gọi là ?otiền đền bù công lao chăm sóc rừng bần?. Đến khi cán bộ địa chính tiến hành đo đạc thì mọi người mới biết là Nhà nước đang quy hoạch khu bãi bồi này thành khu nuôi trồng thủy sản.
    Danh sách 25 người thuê đất cồn thuộc ấp Phú Thuận 2
    Lúc đầu người dân địa phương cứ tưởng bãi bồi được giao cho ngành chế biến thủy sản của tỉnh quản lý khai thác. Thế nhưng mọi người ?oté ngửa? khi biết những người được nhận đất trong khu đất cồn này đều là quan chức của huyện Long Hồ, lãnh đạo xã Đồng Phú và có cả... cán bộ tỉnh.
    Trong danh sách cho thuê đất do ông Nguyễn Minh Thành, Trưởng phòng Tài nguyên ?" Môi trường huyện Long Hồ ký, có tổng cộng 25 người được thuê đất cù lao, trong đó có gần 20 người là cán bộ lãnh đạo đầu ngành của huyện (Phó Bí thư Huyện ủy Long Hồ Nguyễn Văn Trí thuê 5.698 m2, Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Minh Quận thuê 5.698 m2, ông Cao Văn Tám, Trưởng ban Tổ chức huyện ủy, Đỗ Thanh Hồng, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy, Phạm Văn Ngân, Trưởng Công an huyện, Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy... ). Còn lại những người không phải là cán bộ thì đều là ?ocông dân thứ thiệt? như: Phạm Thị Thùy Trinh, con gái của ông chủ tịch tỉnh Phạm Văn Đấu thuê diện tích 20.000 m2 đất ở số thửa 598; bà Trần Thị Phụng, vợ của ông Huỳnh Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Long Hồ thuê diện tích 11.397 m2 (thửa 605).
    Phát canh thu tô!?
    Nếu những người được ?oưu ái? thuê đất để sản xuất, nuôi trồng thủy sản thì còn tạm chấp nhận. Đằng này các cán bộ lãnh đạo huyện Long Hồ lợi dụng danh nghĩa thuê đất sản xuất nông nghiệp để cho thuê lại theo kiểu phát canh thu tô kiếm lợi, nên đã gây bất bình trong dư luận Vĩnh Long.
    Một cán bộ lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long bức xúc: Chỉ duy nhất có ông Chủ tịch huyện Huỳnh Anh Tuấn là trực tiếp nuôi cá (!?), hầu hết số người còn lại đều lấy đất cho các đại gia hoặc doanh nghiệp ở TPHCM thuê lại, có hợp đồng hẳn hoi với thời gian từ 10 năm đến 20 năm.
    Một doanh nghiệp kinh doanh thủy sản ở TPHCM đang trực tiếp thuê đất của các ?oquan? để nuôi cá, cho chúng tôi biết: ?oĐã thuê lại đất các quan chức của huyện trên 10 ha tại khu cồn Phú Thuận để nuôi cá tra. Thời gian hợp đồng thuê là 10 năm với tổng số tiền trên 100 triệu đồng, tính ra hơn 100.000 đồng/công/năm, chênh lệch gấp 3 lần so với hợp đồng thuê đất gốc của các sếp.
    Việc những cán bộ của huyện Long Hồ lập danh sách cho nhau thuê đất với giá rẻ như bèo đang khiến dư luận đặt câu hỏi: Đây là cách làm để tránh tiếng, còn thực chất là các cán bộ này lợi dụng chức quyền để tư túi hưởng lợi?
    Loạn cấp đất từ... xã
    Theo điều tra của chúng tôi, huyện Long Hồ là một trong những địa phương của tỉnh Vĩnh Long có nhiều vi phạm về trình tự, thủ tục quản lý và sử dụng đất công. Những người trực tiếp làm sai chính là lực lượng cán bộ cơ sở.
    Theo số liệu chúng tôi thu thập được, tổng diện tích đất được giao không theo dõi của xã Thanh Đức, xã Phú Quới và thị trấn Long Hồ là 17.561 m2 (trong đó, thị trấn Long Hồ tới 15.637 m2).
    Theo Thanh tra Nhà nước tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian tới tỉnh sẽ ra quyết định thu hồi đất công do UBND xã, thị trấn quản lý cấp cho cá nhân sử dụng không đúng trình tự thủ tục, không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
    Bài và ảnh: SƠN ĐÔNG
  6. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ: Các phó chủ tịch UBND TP đi làm bằng xe gắn máy
    [​IMG]
    Ông Võ Thanh Tòng
    Trao đổi với PV Thanh Niên sáng 28/9, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thanh Tòng đã khẳng định điều trên.
    Ông cho biết theo tiêu chuẩn do T.Ư quy định, thành phố chỉ có 4 chức danh được công xa đưa đón mỗi ngày là Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố. Vì vậy kể từ đầu tháng 10, 3 phó chủ tịch UBND thành phố đi làm hằng ngày bằng xe 2 bánh.
    * Những cán bộ không thuộc diện công xa đưa rước mỗi ngày nhưng vẫn vi phạm quy định thì sẽ bị xử lý ra sao?
    - Ông Võ Thanh Tòng: Ngày 26/9 vừa qua, tôi đã ký Công văn 3725/UBND-KT về chấn chỉnh việc sử dụng xe công, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi giám đốc các sở, thủ trưởng cơ quan ban ngành thành phố, chủ tịch UBND quận, huyện. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vì vậy nếu các đồng chí nào vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, cụ thể vi phạm lần đầu thì kiểm điểm rút kinh nghiệm, vi phạm lần thứ hai trở đi sẽ bị kỷ luật.
    * Vậy trường hợp cán bộ sử dụng công xa đúng theo tiêu chuẩn nhưng lại kết hợp đưa vợ con đi chợ, đưa con cháu đến trường thì có bị xem xét?
    - Xe công được trang bị dùng cho công vụ. Đồng chí đi công tác mà kết hợp đưa vợ con làm chuyện riêng là không thể chấp nhận được. Điều này dứt khoát phải tránh. Nếu phát hiện có chuyện thì chúng tôi cũng sẽ xử lý.
    * Riêng chủ tịch có đi xe gắn máy đến cơ quan để làm việc?
    - Hằng ngày tôi đến cơ quan và sau đó thường đi họp nhiều nơi nên phải dùng xe công cho đảm bảo giờ giấc. Tuy nhiên nếu vào ngày thứ bảy, chủ nhật mà cơ quan có chuyện cần giải quyết thì tôi từ nhà tự đi bằng xe máy đến. Sắp tới tôi sẽ phát động toàn cơ quan và nhất là khối chính quyền các cấp nên thực hiện nghiêm chỉnh việc sử dụng xe công, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cá nhân tôi sẽ tăng cường việc đi xe máy từ nhà đến cơ quan. Ngoài ra tôi đã giao Giám đốc Sở Tài chính kiểm tra, rà soát số xe hiện có của từng cơ quan hành chính sự nghiệp, nếu phát hiện trường hợp sử dụng xe ô tô trái quy định sẽ tiến hành thu hồi ngay. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, người đứng đầu các tổ chức thuộc thành phố phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc sử dụng xe ô tô, tiết kiệm xăng dầu theo quy định của Nhà nước trong phạm vi cơ quan mình.
    Q.M.N (thực hiện)

  7. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày nay cơn bão Số 6 đã tàn phá các tỉnh miền Trung, để lại hậu quả thật nặng nề. Sau đây là một số hình ảnh về sức tàn phá ghê gớm của nó. Bên cạnh đó là tình cảnh hết sức thương tâm của những gia đình nơi bão đi qua.
    [​IMG]
    Cung đường ven biển đẹp nhất miền Trung cũng tan hoang
    [​IMG]
    Thu dọn sau cơn bão (ảnh: Thành Trung)
    [​IMG]
    Cây gãy trên đường phố Huế (ảnh: Bùi Ngọc Long)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mặt tiền văn phòng báo Tuổi Trẻ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và đám cưới vẫn diễn ra sau khi cơn bão đi qua
  8. BlackWolf88

    BlackWolf88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi ?oChuyện đời tự kể?
    Những người nghèo của mẹ
    Mẹ tôi, một người phụ nữ bình dị như bao phụ nữ nơi làng quê bé nhỏ của tôi. Quanh năm chuyện ruộng vườn luôn tất bật nhưng mẹ tôi vẫn hết lòng lo lắng cho chồng con từ miếng ăn, giấc ngủ cho tới chuyện học hành.
    Có khác chăng chính là mẹ tôi có thói quen hay giúp đỡ những người khó khăn, thiếu thốn xung quanh.
    Mẹ thường nói: ?oNhà mình tuy không dư dả nhưng đủ ăn ngày ba bữa là quí lắm rồi nên mình phải biết chia sẻ cho những người khác nữa?. Và cứ vậy, sau mỗi mùa lúa, lúc nào mẹ cũng dành riêng vài giạ để giúp đỡ người khác. Mẹ tôi giúp đỡ những người xung quanh rất kín đáo và tế nhị bởi vì theo mẹ ?ocủa cho không bằng cách cho?.
    Tôi vẫn nhớ một lần trong tiệm thuốc tây gần chợ, trong lúc mẹ và tôi chờ đến lượt mua thuốc, bỗng một bà cụ xuất hiện với từng bước chân khó nhọc đến chỗ quầy thuốc thều thào: ?oCô làm phước cho xin vài viên thuốc tiêu chảy, bà cháu tui lỡ đường, tiền bạc cũng mất sạch hồi đêm qua...?.
    Cô gái bán thuốc nhanh nhảu xua tay cắt ngang: ?oĐi chỗ khác giùm đi bà ơi, có phải thuốc của tôi đâu mà xin?. Bà lão thất vọng trở ra ngoài, nơi đứa cháu với ánh mắt sợ sệt đang co ro ngồi đợi. Thấy vậy mẹ lặng lẽ mua thêm mấy liều thuốc tiêu chảy rồi bước ra mái hiên mời bà cùng đứa cháu về nhà tôi ăn cơm, tắm rửa, sau đó gửi một ít tiền để hai bà cháu về quê.
    Lần khác, mẹ kêu một ông lão đi mài dao dạo vào nhà để mài lại mấy con dao cũ. Ngồi ngoài sân, cứ mài được một lúc ông lại quay vào hỏi giờ. Thấy lạ, mẹ hỏi chuyện mới biết ông hỏi giờ để kịp ghé bệnh viện bán máu lo cho đứa cháu đang bệnh nặng.
    Lúc mài xong dao, ngoài tiền công, mẹ biếu thêm một số tiền đủ để ông khỏi phải đi bán máu. Có lẽ hơi bất ngờ, nên khuôn mặt đen sạm, khắc khổ của ông như bất động, chỉ có đôi môi mấp máy mấy lời cảm ơn, rồi ông nhờ mẹ tôi trong nhà còn bao nhiêu dao kéo cứ mang ra, sẵn dịp ông mài hết cho. Mẹ tôi một mực từ chối và giục ông mau ghé bệnh viện thăm đứa cháu...
    Khi dáng ông đi khuất, tôi hỏi mẹ lý do sao không đem hết dao để ông mài, mẹ mỉm cười nói: ?oMình không nên lạm dụng lòng tốt của họ như vậy con à!?. Rồi chuyện mẹ âm thầm giúp đỡ bà Sáu bán sương sa cạnh nhà trong lúc cả xóm ai cũng tránh xa, sợ phải liên lụy đến cái gia đình mà người cha nghiện ngập, còn đám con lêu lổng chỉ kiếm sống bằng nghề chôm chỉa cũng là một câu chuyện khó quên đối với tôi.
    Bởi khi biết chuyện, trong xóm nhiều người xì xầm: ?oGiúp đỡ chi cái quân đó!?. Mẹ chỉ nhẹ nhàng giải thích: ?oCó lẽ vì túng quẫn quá nên mới vậy, mình cứ đối xử tốt dần dần người ta cũng suy nghĩ lại!?.
    Có lần, chị em tôi hỏi mẹ: ?oCó khi nào mẹ bị người ta dựng chuyện để lợi dụng lòng tốt của mình không? Mỗi lúc như vậy chắc hụt hẫng lắm hả mẹ??. Mẹ mỉm cười với ánh mắt xa xăm: ?oĐôi khi cũng gặp, nhưng mẹ không vì thế mà buồn, mà giận. Dẫu sao họ cũng là những người thiếu thốn, chứ khá giả, dư dật thì ai lại làm chuyện đó hả con?.
    Theo thời gian, những việc làm nho nhỏ ấy của mẹ trở thành những bài học về sự chia sẻ, yêu thương con người đối với chúng tôi. Những bài học tuy giản dị nhưng lại rất thực tế và gần gũi theo mãi chúng tôi đến hôm nay. Chúng tôi luôn chi tiêu, muốn mua sắm những gì thật sự cần thiết và biết nghĩ đến những người kém may mắn hơn mình, và nhất là không bao giờ đánh mất niềm tin nơi con người cho dù họ là ai.
    CHUNG THANH HUY (Bình Thạnh, TP.HCM)
    Trích Tuổi Trẻ Online
  9. henryvo

    henryvo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    "Trích từ nguồn Ngoisao.net"
    Về phía những hạt mưa
    Khuê Việt Trường
    Mẫu người đàn bà đẹp đối với tôi là dì Hiên. Có thể cả thời thơ ấu của tôi được sống ở bên ngoại, gần gũi với dì, nên dì đã ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi không nhỏ.
    Mặc dù sống ở quê, công việc chăm sóc vườn tược khiến cho dì Hiên liên tục phải dầm mưa, nhưng lạ kỳ là nước da của dì "trắng như gà bóc", dù dì không hề biết tên và chẳng hề dùng một loại mỹ phẩm nào. Tôi còn nhỏ, dưới ánh mắt của tôi thì dì là một tiên nữ. Bởi vào những đêm trăng, dì vẫn thường rủ tôi ra cầu gỗ bờ sông để ?ongắm trăng?. Dì mặc nguyên bộ quần áo mỏnh manh, nhảy xuống dòng sông mà giỡn với những ánh trăng vàng cứ ?otrôi? trên sóng nước. Dì ôm tôi vào lòng, gội đầu cho tôi bằng thứ xà bông Cô Ba có mùi thơm là lạ. Bộ ngực no tròn con gái của dì tì trên lưng tôi khiến cho tôi có cảm giác đó là bộ ngực đẹp nhất thế gian. Cũng trong đêm trăng mờ ảo đó, dưới mắt một đứa ?ocon nít? như tôi, dì Hiên đã hồn nhiên thay quần áo. Trăng đêm phả lên thân hình thiếu nữ của dì - đó là cảnh đẹp theo tôi cho đến khi tôi khôn lớn.
    Dì Hiên của tôi rất thích tắm mưa, khi những cơn mưa ùa về rửa sạch những đám bụi đường bám trên cây lá, là dì gọi tôi : ?oDuy, đi tắm mưa với dì?. Thế là hai dì cháu chạy ra ngoài cơn mưa vùi đất trời kia mà đùa giỡn. Bà ngoại cũng đã có lần la dì: ?oCon gái tới tuổi lấy chồng rồi mà cứ đùa giỡn như con nít. Lọng ngọng ế bây giờ?. Lúc đó dì Hiên chỉ cười : ?oCon chỉ lấy một ông tiến sĩ?.
    Thật ra thì vào thời điểm đó, tôi chỉ hình dung ra ông tiến sĩ là một vị quan. Khi ông tiến sĩ về làng thì có lính cầm cờ đuôi nheo, có lính thổi kèn, có võng khiêng ông. Đó là chuyện cổ tích tôi đọc trong truyện sách. Tôi nói với dì Hiên một cách ngây thơ : ?oLớn lên cháu sẽ thi đậu tiến sĩ để đem võng về làng rước dì?. Lúc tôi nói, dì Hiên nắm tay tôi xoay vòng quanh dì, dì cười lộ ra cả hàm răng trắng, mùi thơm từ thân thể dì tỏa ra êm ái. Dì nói trong tiếng cười: ?oỜ, cháu đi học đậu tiến sĩ đi, dì đợi.?.
    Đó là thời thơ ấu của tôi. Thời thơ ấu của bến sông trộn ánh trăng và bóng dáng dì Hiên, dì Hiên đẹp như tiên nữ khi dì khỏa thân trong ánh mờ. Thời thơ ấu của tôi còn là những cơn mưa mù đất mù trời cùng dì đùa giỡn. Thời thơ ấu của tôi còn trộn cả hơi ấm khi được dì Hiên ôm vào lòng và cả mùi hương con gái của dì ở lại trong ký ức trẻ thơ. Rồi tôi cũng phải kết thúc những ngày trẻ con của mình. Ba mẹ tôi đã về quê dắt tôi lên thành phố. Ký ức về dì Hiên cứ thế lạt phai lần theo tuổi lớn của tôi. Tôi vào trường có bạn bè, những trò chơi mới cứ thế cuốn vào. Thỉnh thoảng tôi theo ba mẹ về quê, khi đó ngoại đã già, còn dì Hiên thì đã khác xưa. Tình cảm còn dì cháu vẫn chẳng có gì thay đổi, nhưng tôi và dì chẳng còn thời gian để đùa vui như ngày xưa. Còn ông tiến sĩ của dì Hiên đang ở đâu thì tôi cũng chẳng tiện hỏi.
    Cuối cùng thì dì Hiên cũng lấy chồng. Dì lấy chồng ở tuổi 29. Tuổi 29 đối với con gái nhà quê đã bị liệt là già. Tuy nhiên, tuổi 29 của dì Hiên vẫn nõn nà giống như những chiếc lá chuối non óng ả màu xanh lạ trong vườn trong nắng sớm. Dì Hiên lấy một ông tiến sĩ thật, nhưng tiến sĩ bây giờ nhìn chẳng khác người thường bao nhiêu. Anh Nguyên, chồng dì chỉ khác hơn những người đàn ông khác ở miền quê tôi là nước da trắng và đôi kính cận gọng vàng luôn đeo trên gương mặt. Nhưng bằng tiến sĩ của anh Nguyên lại là bằng tiến sĩ sử học. Đề tài khảo cứu để bảo vệ luận án tiến sĩ của anh lại nằm ngay trên bờ ruộng nhà tôi: khai quật khu mộ chum đã có cách đây cả ngàn năm trước.
    Tôi ở thành phố về thì công việc khai quật dù chỉ ở khu ruộng nhà tôi cũng đã xong. Trong suốt thời gian đoàn khảo cổ làm việc, che một lán nhỏ sau vườn nhà tôi để tiện việc hoạt, dì Hiên trở thành bà nội trợ đảm đang. Có thể tình yêu của dì Hiên và anh Nguyên đã nảy nở và kết trái từ những mộ chum rạn vỡ chôn sâu dưới lòng đất cả ngàn năm kia. Trong tình yêu dường như chẳng hề có khái niệm không gian, thời gian và cả sự chênh lệch vị trí trong xã hội. Nó tự đến giống như cơn mưa bất chợt từ một đám mây trôi bởi những cơn gió đẩy về. Mưa, thế là những hạt mầm vùi sâu trong lớp đất khô ran ngoi lên, đâm chồi. Dì Hiên là hạt mầm chôn vùi trong đất. Hạt mầm ấy âm thầm nghe những cơn gió thổi qua lớp võ cứng cáp của mình, đợi một cơn mưa đến để đâm chồi. Anh Nguyên là cơn mưa đó, đến tình cờ như định mệnh. Dì Hiên vẫn đỏ mặt khi kể cho tôi nghe chuyện dì và anh Nguyên quen như thế nào? Không một đoá hoa hồng, chẳng có ánh trăng nghiêng chênh chếch dưới những tàn cây. Đó là cú trợt ngã của anh Nguyên khi nhảy qua một mô đá. Dì Hiên học được nghề xoa nắn, trị bệnh thấp khớp từ ông ngoại tôi. Ông ngoại nói: ?oĐó là nghề làm phước chứ không phải nghề để kiếm tiền?. Cả xóm tôi ở ai lại không biết đến ông ngoại, mọi bất trắc dường như có thể xảy ra với tất cả mọi người. Bị trặc chân, trặc tay là mọi người tìm đến ông ngoại. Ông ngoại chết, dì Hiên đã trở thành người kế thừa. Điều cũng lạ là đôi bàn tay mềm, nõn nà nhỏ của dì lại có thể dùng một động tác đơn giản để kéo những khớp xương sai lệch của mọi người trở về đúng vị trí của nó.
    Hôm đó chắc anh Nguyên đau đớn lắm. Một người bạn đồng nghiệp của anh cõng anh thẳng vào nhà tôi. Để anh nằm trên chiếc phản gỗ hương đã lên nước bóng. Dì Hiên vừa đi chợ về, đã vội vàng bỏ chiếc giỏ rau cá ở trước cửa nhà, rửa vội đôi bàn tay, vào nhà sửa lại những khớp xương bị trật cho anh Nguyên. Tình yêu của họ đã đến từ sự va chạm đầu tiên của một ?oBà thầy mằn? và ông tiến sĩ khảo cổ học.
    Đám cưới xong là dì Hiên theo anh Nguyên về thành phố. Đó là lẽ tất yếu của cuộc đời, tình yêu hơn hết thảy mọi điều là một tiếng gọi lạ lùng. Ông tiến sĩ của dì Hiên dĩ nhiên vẫn miệt mài với những chuyến đi, với những cuộc khai quật. Tôi ghé thăm dì Hiên, thấy gương mặt của dì ngời ngời hạnh phúc. Căn nhà của hai người khá xinh, ẩn khuất trong một cư xá. Để giết thời giờ và cũng để có việc làm. Dì Hiên mở một hàng bán cà phê ngay trong vườn nhà, không biết dì học pha cà phê ở đâu? Nhưng những ly cà phê rất ngon. Khi tôi tới thăm dì vào buổi sáng, tôi vẫn được dì pha cho một ly cà phê ngon như thế.
    Quan sát ngôi nhà và sân vườn, có thể thấy rõ là anh Nguyên yêu dì Hiên đến dường nào. Một góc vườn có một hồ nước rộng, trong hồ anh Nguyên thả hoa súng và bèo hoa dâu, ở một góc hồ là những cây thủy trúc mướt xanh. Điều thú vị hơn nữa chính là một không gian mưa nhân tạo được tạo ra. Nước được hệ thống phun phun lên mái ngói bám rêu, rơi nhẹ nhàng xuống hồ. Ngay ngoài hồ là một lu nước bằng đất nung, gắn lên trên là chiếc gáo dừa. Dì Hiên thích những giọt mưa rơi, dì cũng thích rửa chân tay, mặt mũi bằng nước gáo dừa.
    *****
    Dạo sau này tôi ít gặp dì Hiên. Công việc cứ cuốn hút tôi đến độ không có thì giờ ghé qua nhà dì, dẫu đôi khi tôi có tạt qua thành phố dự một cuộc hội nghị nào đó. Tôi gọi điện, vẫn là giọng nói se sẽ, dịu dàng như sợ làm đau cả không gian: ?oCháu ghé nhà dì ăn bữa cơm rau không được sao? Công việc gì mà bận rộn đến thế?". Rồi tôi ghé, vẫn vườn cây tươi tốt, vẫn những giọt nước mưa nhân tạo chảy từ mái ngói rêu bám rơi xuống hồ đầy hoa súng nở. Dì nấu một bữa cơm rau, rồi dì cháu nhìn nhau cười. Theo dì thì anh Nguyên đã được đề bạt lên làm giám đốc bảo tàng, do đó anh ít đi khai quật hơn. Tôi hỏi trong bữa cơm: "Lâu quá rồi sao dì và anh Nguyên không sinh một em bé cho vui nhà?". Dì Hiên giằng lấy chén của tôi, bới vun đầy những hạt trắng, không trả lời câu hỏi, mà nói: ?oNồi canh tập tàng nấu cua này dì nấu có ngon như ở quê không?". Tôi ăn bát canh cua dì Hiên nấu cho dì vui. Hình như tôi thấy trên gương mặt dì có một nỗi buồn rất lạ. Tôi không tiện hỏi gì, và tôi càng không thể lý giải được nỗi buồn đó nói lên điều gì. Bởi đơn giản là dì đang sống trong một gia đình hạnh phúc có người chồng yêu dì hết mực, lại lo lắng cho dì từng sở thích như tạo cho dì cả một hồ hoa súng, tạo những giọt mưa cho dì đỡ nhớ những cơn mưa ở quê. Cũng có thể là hàng đêm dì Hiên sẽ tắm dưới những giọt mưa do anh Nguyên tạo ra kia, giống như ngày nào dì từng rủ tôi tắm mưa. Nhưng tôi không biết là dì có khoả thân hay khong.
    *****
    Tôi đang ngồi trên chiếc thuyền trôi trên dòng sông Cổ Chiên trôi đầy những dè lục bình. Hoa lục bình nở tím ngắt cả một dòng sông thì tiếng chuông điện thoại di động bỏ trong túi áo tôi rung lên. Gió thổi ***g lộng khiến cho tôi không nghe rõ tiếng chuông reo. Hảo, chàng sinh viên thực tập đang theo tôi để vào tận Bình Hưng Hòa để khảo sát giống cây trồng tại đây, kêu: ?oAnh Duy, hình như có điện thoại?. Tiếng chuông điện thoại như réo giục. Tiếng anh Nguyên bên kia đầu máy, giọng nói hình như ở một nơi nào xa xôi: ?oDì Hiên đang nằm ở bệnh viện, dì muốn gặp em?.
    Con đường từ Vĩnh Long về thành phố khá tốt, nhưng có một đoạn đường đang sửa chữa, xe phải bọc qua con đường phụ, băng qua một vườn dừa nước. Con đường xấu, nhỏ mà xe lưu thông lại nhiều, liên tục đợi tránh nhau khiến cho lòng tôi như có lửa cháy. Mắt trái của tôi cứ giựt lia lịa. Dì Hiên đã từng nói với tôi ngay từ thuở nhỏ là khi mắt trái bị giật là dì đang nhắc đến tôi. Tôi sực nhớ tới Đông Nghi, cô bạn học cũ của tôi hiện đã là bác sĩ ở bệnh viện dì Hiên đang nằm. Tôi lật cuốn sổ nhỏ ghi chép số điện thoại nhàu nát của mình, gọi cho Đông Nghi. Tiếng Đông Nghi rõ ràng : ?oEm sẽ lo cho dì, anh yên tâm đi mà?.
    Nhưng dù cho chuyến xe của tôi từ Vĩnh Long về thành phố có sớm hơn chăng nữa thì tôi không thể nào giữ dì Hiên ở lại được ở cõi nhân gian này. Điều may mắn là dì vẫn còn kịp nói với tôi đôi câu trước khi dì ra đi vĩnh viễn: ?oRáng mà sống tốt Duy nhé! Dì thèm tắm mưa, tắm mưa thật sự chứ không phải là mưa bởi nước phun lên những mái tôn đâu. Có dịp Duy đưa dì về nhà tắm mưa, Duy nhé!". Tôi bóp chặt bàn tay xanh xao của dì. Anh Nguyên đã bước ra khỏi phòng bệnh. Anh khóc ngon.
    Trời đổ mưa khi chúng tôi đưa dì ra nghĩa trang, mưa như để thỏa lòng mong muốn có một lần trở về quê, tắm trong những giọt mưa đồng nội của dì.
    Có thể tôi tưởng dì Hiên đã sống trọn vẹn một cuộc đời hạnh phúc, nếu Đông Nghi không kéo tôi ra quán cà phê. Em đưa cho tôi bệnh án của dì Hiên. Tôi không là bác sĩ nên tôi không rành rẽ đó là bệnh nào. Tôi chỉ biết dì Hiên bị ung thư ở thời kỳ cuối. Đông Nhi nói: ?oBất ngờ lắm anh Duy à! Đến khi chết dì Hiên của anh vẫn còn là con gái!?. Tôi nhìn mưa nhòa về phía biển. ?oĐến khi chết dì Hiên vẫn còn là con gái!?.
  10. bocautrang116

    bocautrang116 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay khi ngồi trên xe về quê, nghe trên radio phát tin Năm du lịch Quốc gia 2008 sẽ được diễn ra tại Cần Thơ, trong năm đó sẽ diễn ra những lễ hội về miền sông nước miệt vườn nhưng sẽ linh đình và quy mô hơn mọi năm, thêm nữa là năm 2008 cũng là năm Cần Thơ kỷ niệm 5 năm được là TP trực thuộc trung ương, năm đó cũng là năm khánh thành cầu Cần Thơ và Sân Bay Cần Thơ, zui wé
    Nghe tin này xong một đứa ham zui như tui lại muốn "bay" lên và "xây tổ" định cư ở Ct luôn để sẽ cùng hoà nhịp chung vui trong sự kiện đặc biệt này

Chia sẻ trang này